Dựa vào bảng số liệu cho thấy: Kết quả sản xuất lúa ở nhóm hộ Trung Bình có cao hơn. Bình quân một sào lúa đem lại GO là 1.667,36 nghìn đồng, VA là 1.087,28 nghìn đồng. GO giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch đáng kể, GO của nhóm hộ nghèo là 1.591,76 nghìn đồng, trong khi đó hộ Khá là 1.601,84 nghìn đồng.
Giá trị gia tăng VA của nhóm hộ Nghèo là 969,96 nghìn đồng, hộ Khá là 988.91 nghìn đồng, trong khi đó thì hộ Trung Bình đạt cao nhất là 1.087,28 nghìn đồng. Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thì nhóm hộ Trung Bình đều cao hơn hai nhóm còn lại. Cụ thể, khi đầu tư giống nhau về một đồng chi phí trung gian nhóm hộ Nghèo tạo ra được 2.56 đồng giá trị sản xuất, và 1.56 đồng giá trị gia tăng, nhóm hộ Trung Bình tạo ra được 2.87 đồng giá trị
sản xuất và 1.87 đồng giá trị gia tăng, chỉ số này của nhóm hộ Khá lần lượt là 2.61 và 1.61 . Như vậy trong một đồng giá trị sản xuất mà hộ Nghèo sản xuất ra có 0,6 đồng giá trị gia tăng, ở nhóm hộ Trung Bình là 0.65 đồng và nhóm hộ Khá là 0.62 đồng.
Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra. (Tính bình quân/một sào ở các nhóm hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Hộ Nghèo Hộ TB Hộ Khá BQC
1.Năng suất TB Kg/sào 198.97 208.42 200.23 202.54
2.GO 1000đ 1.591,76 1.667,36 1.601,84 1.620,32 3.IC 1000đ 621,80 580,08 612,93 604,93 4.VA 1000đ 969,96 1.087,28 988,91 1.015,39 5.VA/GO Lần 0.60 0.65 0.62 0.63 6.VA/IC Lần 1.56 1.87 1.61 1.67 7.GO/IC Lần 2.56 2.87 2.61 2.67 (Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
Biểu đồ 1: Kết quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra.
Chú thích: GO: Tổng giá trị sản xuất IC : Tổng chi phí trung gian VA: Giá trị gia tăng
Tóm lại, hoạt động sản xuất lúa phụ thuộc tương đối lớn vào sự đầu tư của các hộ. Nếu được đầu tư hợp lý và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thì hiệu quả sản xuất lúa sẽ đạt ở mức cao hơn.