1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam

98 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

TÓM TẮT ĐỀ TÀIoLý do chọn đề tàiTrong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất, và tỷ giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để em nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.oMục tiêu nghiên cứu-Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước như: Mỹ, Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.-Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông dân, doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế.-Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả.-Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro.oPhương pháp nghiên cứuĐề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế.oNội dung nghiên cứuChương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó. Trong đó tìm hiểu về rủi ro tài chính đối với mặt hàng nông sản, các chính sách bảo hộ hàng nông sản, kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam.Phân tích vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta và những ảnhhưởng của rủi ro tài chính đối với nông sản.Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua.Đề cập đến thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp và Chính phủ trong thời gian vừa qua.Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam.Đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro hàng nông sản ở Việt Nam.oĐóng góp của đề tàiTìm ra thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản và Chính phủ. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.oHướng phát triển của đề tài-Tiếp tục mở rộng kích cỡ mẫu khảo sát để tăng độ tin cậy.-Xây dựng cơ chế giám sát việc sử dụng công cụ phái sinh.MỤC LỤCA – Lời mở đầu ...................................................................................................... 1B – Nội dungChương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản vàcác phương pháp ứng phó ....................................................................................... 31.1.Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản...................................... 31.2.Các chính sách bảo hộ hàng nông sản ................................................................ 41.3.Các thị trường sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro.................................... 51.4.Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước vàbài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................ 6Chương 2: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đếnhàng nông sản Việt Nam....................................................................................... 112.1.Nông nghiệp – nền kinh tế chủ lực của Việt Nam ........................................... 112.2.Giới thiệu sơ lược về cuộc điều tra khảo sát thực tế ........................................ 142.3.Phân tích các yếu tố rủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp ..................... 15Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua............ 273.1.Cách đối phó của người sản xuất .................................................................... 273.2.Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp .......................................................... 313.3.Các chính sách của chính phủ ......................................................................... 41Chương 4: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam ................... 454.1.Phòng ngừa rủi ro tự nhiên – xây dựng mối quan hệ giữanông dân và doanh nghiệp ...................................................................................... 454.2.Thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn ............................................... 464.3.Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh ......................................................... 474.4.Các chính sách của chính phủ ......................................................................... 484.5.Phát triển và nâng cao hoạt động dự báo chuyên nghiệp ................................. 49C – Kết luận . ....................................................................................................... 50D – Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 51E – Phụ lục ............................................................................................................ 52 1/ Lý do chọn đề tài: LỜI MỞ ĐẦUa ee a Sau những thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ 21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên. Có thể kể đến những nguyên nhân sau:Thứ nhất, dân số toàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng như nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản của hai nước đông dân nhất thế giới này.Thứ hai, trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nông sản.Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol.Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản.Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá. Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ gây sức ép lên sản xuất lương thực.Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất, và tỷ giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để em nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:-Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước như: Mỹ, Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trang 1

o Lý do chọn đề tài

Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh khó khăn, điêu đứng Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất, và tỷ giá Người nông dân được mùa thì giá rớt Những khó khăn của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để em nghiên cứu đề tài:

“Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”

o Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước như: Mỹ, Brazil, Tanzania Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông dân, doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế

- Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp

và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua Tìm hiểu nguyên nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả

- Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro

o Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế

o Nội dung nghiên cứu

Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó

Trong đó tìm hiểu về rủi ro tài chính đối với mặt hàng nông sản, các chính sách bảo hộ hàng nông sản, kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam

Trang 2

hưởng của rủi ro tài chính đối với nông sản

Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua

Đề cập đến thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp và Chính phủ trong thời gian vừa qua

Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam

Đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro hàng nông sản ở Việt Nam

o Đóng góp của đề tài

Tìm ra thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản và Chính phủ Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn

o Hướng phát triển của đề tài

- Tiếp tục mở rộng kích cỡ mẫu khảo sát để tăng độ tin cậy

- Xây dựng cơ chế giám sát việc sử dụng công cụ phái sinh

Trang 3

A – Lời mở đầu 1

B – Nội dung Chương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó 3

1.1 Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản 3

1.2 Các chính sách bảo hộ hàng nông sản 4

1.3 Các thị trường sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro 5

1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 6

Chương 2: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam 11

2.1 Nông nghiệp – nền kinh tế chủ lực của Việt Nam 11

2.2 Giới thiệu sơ lược về cuộc điều tra khảo sát thực tế 14

2.3 Phân tích các yếu tố rủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp 15

Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua 27

3.1 Cách đối phó của người sản xuất 27

3.2 Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp 31

3.3 Các chính sách của chính phủ 41

Chương 4: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam 45

4.1 Phòng ngừa rủi ro tự nhiên – xây dựng mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp 45

4.2 Thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn 46

4.3 Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh 47

4.4 Các chính sách của chính phủ 48

4.5 Phát triển và nâng cao hoạt động dự báo chuyên nghiệp 49

C – Kết luận 50

D – Tài liệu tham khảo 51

E – Phụ lục 52

Trang 4

1/ Lý do chọn đề tài:

LỜI MỞ ĐẦU

a ee a

Sau những thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ

21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên Có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, dân số toàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng như nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản của hai nước đông dân nhất thế giới này

Thứ hai, trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong

đó có nông sản

Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol

Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản

Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ gây sức ép lên sản xuất lương thực

Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá

và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh khó khăn, điêu đứng Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất, và tỷ giá Người nông dân được mùa thì giá rớt Những khó khăn của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để

em nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”

2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước như: Mỹ, Brazil, Tanzania Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 5

- Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông dân, doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế

- Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp

và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua Tìm hiểu nguyên nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả

- Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro

3/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài chỉ nghiên cứu về lĩnh vực nông sản cụ thể là 3 mặt hàng: gạo, cao su,

cà phê Do đây là 3 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều và sự biến động giá cả của 3 mặt hàng nông sản này được cả thế giới và Việt Nam quan tâm hơn cả

- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là ở Việt Nam và sơ lược 1 số nước như Mỹ, Brazil, Tanzania

4/ Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế

5/ Nội dung và kết cấu đề tài: Đề tài gồm 4 chương lớn:

Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó

Chương II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua

Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam

6/ Điểm mới của đề tài:

Kế thừa và học hỏi từ những tài liệu cũng như những đề tài đi trước, đề tài này

có những điểm mới sau:

- Cập nhật những số liệu về biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất trong thời gian qua cũng như nêu ra một số nhân tố mới tác động mới đến giá cả nông sản ngoài những nhân tố cơ bản trước kia Qua đó, thấy được rủi ro đối với mặt hàng nông sản là ngày càng lớn và phức tạp hơn

- Phát phiếu điều tra thực tế và dùng phần mềm SPSS xử lý dữ liệu để cập nhật tình hình đối phó với rủi ro của nông dân và doanh nghiệp hiện nay Qua đó, tìm ra những bức xúc của họ và đưa ra những giải pháp phù hợp

- Việt Nam đã là thành viên của WTO, đã tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu do đó những giải pháp và chính sách cũng phải thay đổi để thích ứng linh hoạt với luật chơi chung

Trang 6

CHƯƠNG 1: RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN

VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ỨNG PHÓ

Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn nữa lại là nước xuất khẩu nông sản có hạng trên thế giới Tuy nhiên vấn đề sản xuất ra các loại nông sản lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (mưa, bão, lũ lụt…) Vì thế ảnh hưởng không ít đến chất lượng cũng nhưng giá cả của các mặt hàng nông sản Và đó cũng là điều mà những nhà sản xuất, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp lo ngại trong suốt quá trình trồng trọt, kinh doanh của mình

1.1 CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNG NÔNG SẢN 1.1.1 Rủi ro giá cả hàng hóa

Rủi ro giá cả hàng hóa xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, giống…) tăng sau khi người sản xuất đã quyết định đầu tư Rủi ro về giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh, vì giá cả do cung cầu quyết định Tuy nhiên, khác với những loại hàng hóa khác, trong hoạt động xuất khẩu nông sản, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết của quốc gia xuất khẩu nông sản lớn

Đối với người sản xuất, rủi ro giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng không có hàng để bán Ở trường hợp nào đi chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất Giá đầu vào có xu hướng ngày càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất thường Rủi ro giá thường được đo lường bằng biến động giá nông sản và có thể được giảm nhẹ bằng các biện pháp trợ giá

1.1.2 Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó ngân hàng hoặc công ty có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Nếu đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi nào chúng ta có khoản vay hoặc đầu tư tài chính khá lớn theo lãi suất thả nổi trên thị trường

Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định Thông thường khi đi vay, doanh nghiệp muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hóa hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn Mặc dù ý muốn

Trang 7

của doanh nghiệp là vậy, nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng tiền nào

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, vốn luôn là yếu tố hết sức quan trọng trong kinh doanh Doanh nghiệp vay tiền đồng để thu mua nông sản từ nông dân Nếu lãi suất tiền đồng không ổn định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp biến động dẫn tới làm sai lệch các kế hoạch kinh doanh, giảm lợi nhuận thậm chí đối với 1 số doanh nghiệp có doanh thu thấp sẽ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính

1.1.3 Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá xuất hiện do biến động tỷ giá hối đoái khi chi phí đầu vào và nguồn thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau Rủi ro này xảy ra với người xuất khẩu hoặc có nguồn thu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hoạch hoặc bán sản phẩm Hay có thể hiểu rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay tương lai so với tỷ giá kỳ vọng

Trong các loại rủi ro, rủi ro tỷ giá là rủi ro thường gặp và đáng lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nó làm thay đổi giá trị kì vọng của các khoản phải thu chi ngoại tệ trong tương lai, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Ngoài ra, thay đổi trong tỷ giá còn tạo ra những đối thủ mạnh mới

1.2 CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HÀNG NÔNG SẢN

Bảo hộ nông nghiệp là những biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong nước và đối phó với hàng hóa nhập khẩu có thể gây “thiệt hại” cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm nông nghiệp của quốc gia nhập khẩu Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bởi hai cách: một là, các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi thuế quan; hai là, các biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu mua

và bán hàng, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,… nhằm tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm

Bản chất của bảo hộ không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào trong nước, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho sản xuất nông nghiệp mà quan trọng hơn là phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế Điều này cũng có nghĩa là không nên bảo hộ cho những ngành sản xuất không có tiền

đồ phát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường (Xem Phụ lục 1)

Tóm lại, các chính sách can thiệp vào thị trường nông sản của Chính phủ nhằm điều chỉnh giá nông sản đều dựa trên nguyên tắc căn bản là làm cho đường cầu, đường

Trang 8

cung hoặc cả hai dịch chuyển Trong thực tế, tùy vào đặc điểm của mỗi nước ở từng giai đoạn phát triển, Chính phủ các nước sẽ áp dụng phối hợp đồng thời một số chính sách để đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chính sách

1.3 CÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO 1.3.1 Các thị trường sản phẩm phái sinh

Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn (Xem Phụ lục 2)

b) Hợp đồng giao sau (future)

Là hợp đồng mua bán hàng hóa hay chứng khoán mà tại ngày giao dịch 2 bên thỏa thuận với nhau các điều khoản như: loại hàng hóa, số lượng, giá cả, ngày thực hiện hợp đồng

Đặc điểm và mục tiêu của hợp đồng giao sau (Xem Phụ lục 3)

c) Hợp đồng quyền chọn (option)

Một công cụ khác để giảm rủi ro là quyền chọn Quyền chọn là những hợp đồng đưa cho người mua quyền, quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa nào đó tại giá cả chỉ định gọi là giá thực hiện trong một khoảng thời gian đến ngày đáo hạn

Có hai loại hợp đồng quyền chọn: quyền chọn theo kiểu Mỹ có thể thực hiện tại bất kỳ thời gian nào cho tới ngày đáo hạn của hợp đồng; quyền chọn theo kiểu châu Âu chỉ thực hiện hợp đồng tại ngày đáo hạn

Đặc điểm và các dạng hợp đồng quyền chọn (Xem Phụ lục 4)

d) Hợp đồng hoán đổi (swap)

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hoán đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B

và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ hạn,…

Chức năng và các loại hợp đồng hoán đổi (Xem Phụ lục 6)

1.3.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh (Xem Phụ lục 7)

a) Quản trị rủi ro

Trang 9

b) Thông tin hiệu quả hình thành giá

c) Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả

Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh tế nào Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.1 Nguyên nhân Việt Nam phòng ngừa rủi ro kém hiệu quả

- Thiếu tầm nhìn chiến lược: ít có những biện pháp chuẩn bị trước để phòng ngừa rủi ro mà đối phó bằng những biện pháp hành chính khắc phục hậu quả của rủi ro giá

- Quan điểm, nhận thức lạc hậu và thiếu năng động: không dám đi tiên phong trong việc áp dụng những công cụ tài chính mới để giải quyết vấn đề Nếu có áp dụng thì cũng với tâm lý ngập ngừng, e ngại

- Hiệp hội ngành nghề hoạt động kém hiệu quả và vai trò của họ trong cuộc chiến chống rủi ro giá quá mờ nhạt

- Chưa có thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro giá mà cụ thể là thị trường chứng khoán phái sinh

1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước

a) Mỹ

Mỹ là nước tiên phong trong phòng ngừa rủi ro giá cả Sự bất ổn giá cả làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá cả trước Như vậy, rủi ro về giá của cả hai bên đã được giải quyết

Năm 1848, trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) đã được thành lập Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt

và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới là các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai Nhờ

đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến Hai bên ký kết với nhau một hợp

Trang 10

đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm” Quan hệ mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract) Nhưng không dừng lại ở đó, quan

hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý Giá cả hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì Các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau lúa mì Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc tham gia vào thị trường giao sau (futures)

Năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở thành thị trường giao sau lớn nhất Hoa Kỳ

Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) để thực hiện các loại giao dịch hợp đồng giao sau về ngoại tệ Sau đó, xuất hiện thêm các loại hợp đồng giao sau tài chính khác như hợp đồng giao sau tỉ lệ lãi suất (Interest rates), hợp đồng giao sau về chỉ số chứng khoán…

Từ đó đến nay, Mỹ không ngừng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và

nó là công cụ quản lý rủi ro nông sản và các sản phẩm khác rất hiệu quả Và tháng 7/2007, CBOT được sát nhập với Sàn Chicago Mercantile Exchange (CME), được thành lập vào năm 1874, để trở thành CME group, một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ nông sản (bắp, đậu, lúa mì, ), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của chính phủ Mỹ

b) Brazil

Nông dân mất các khoản tín dụng khi chính phủ Brazil ngừng tài trợ cho khu vực nông nghiệp từ những năm 80 Khu vực sản xuất nông nghiệp không thể tìm được những khoản tài trợ khác để bù đắp thiệt hại Khi đó các ngân hàng tìm cách bù đắp lỗ thủng khi Chính phủ ngưng tài trợ Tuy nhiên công việc này không phải dễ dàng mà có thể thực hiện được vì khả năng hoàn trả của các nông dân không phải lúc nào cũng tốt

cả Chính vì vậy trong năm 1994 Chính phủ Brazil thông qua State – Owned Banco do Brazil (đây là một ngân hàng nông nghiệp lớn nhất trên thế giới) đi đến quyết định khắc phục những ảnh hưởng do chương trình tín dụng của Chính phủ gây ra bằng cách giới thiệu các cơ chế mua bán mới trên thị trường Cedula De Product Rural (CPR) ra đời từ đây

Trang 11

Việc Brazil đã có thị trường quyền chọn và hợp đồng giao sau cho hàng hóa nông sản của họ, cụ thể là sàn giao dịch The Bolsa De Mercadorias E Futuros (BMEF)

đã giúp CPR thực hiện tốt chức năng trả tiền trước cho các hợp đồng kỳ hạn, mục đích chính là giới thiệu những công cụ tài chính cho các nông dân và hợp tác xã có thể bán sản phẩm kỳ hạn cho Banco do Brazil thông qua CPR và nhận những khoản tiền mặt tương đương CPR có thể chuyển và giao dịch các hàng hóa trên ở thị trường thứ cấp tại các sở giao dịch hàng hóa ở các nước khác trên thế giới

Đến 2000, các nông dân đã bán hầu hết các hàng hóa của mình cho State – Owned Banco do Brazil (mà cụ thể là CPR ), cách thức bán hàng được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá bằng điện tử hoặc thông qua thị trường phi chính thức State – Owned Banco do Brazil trả cho các nông dân khoản doanh thu bán hàng trừ phí giao dịch khoảng 6% - 8% Tại mức giá này người nông dân có thể hoàn trả các chi phí đầu

ra, dựa vào mức giá trong tương lai để sản xuất Điều này có thể đưa đến kết quả là hoặc là mức giá được cố định hoặc là mức giá chiết khấu dựa trên mức giá chắc chắn trong tương lai CPR có thể đưa ra các lời khuyên cho các nông dân quyết định có trữ hàng hóa trong thời gian tới hay không Thời gian tồn trữ mà CPR quyết định tối thiểu

là 3 tháng và tối đa là 8 tháng CPR có thể chỉ đưa ra các lời khuyên về việc tồn trữ dựa trên số hàng hóa tồn kho hay khả năng thu hoạch được mong đợi ở mùa vụ tới

Đối với nhiều loại hàng hóa chưa đến vụ mùa thu hoạch thì có nhiều hình thức tài trợ sẵn sàng cung cấp khi vụ thu hoạch Nhiều khi lượng tồn trữ chiếm tới 70% giá trị của hàng hóa có sẵn CPR có thể sử dụng thị trường sơ cấp đối với cà phê, gạo, lúa

mì, bắp, đỗ tương, …Nông dân có thể không thực hiện hợp đồng tại mức giá mà họ phải hoàn trả lại cho CPR và thông thường thì CPR cho phép thiết lập mức giá vào một vài thời điểm sau khi họ đã có những lời khuyên về tương lai của mùa vụ tới Họ cũng thông báo về số lượng của hợp đồng giao sau mà không gặp phải rắc rối nào từ việc sử dụng thị trường giao sau Ví dụ đối với cà phê người sử dụng CPR có thể mua quyền chọn thông qua State – Owned Banco do Brazil và ngày nay các nông dân Brazil đã tăng việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro Trong cuộc điều tra về những nông dân trồng cà phê năm 1990, thì có thể đến 48% nông dân tiếp cận đến với CPR đạt được các mục tiêu về bảo đảm rủi ro mùa vụ, 28% đạt được mục tiêu chính của họ là bảo đảm giá, 22% CPR sử dụng đã đạt được hai mục tiêu Cũng theo cuộc điều tra trên CPR đã cho thấy mối quan hệ rất có hiệu quả của việc tài trợ bằng các công cụ này trong giai đoạn vừa qua (đặc biệt là trong những năm 1996 – 1998), những năm chịu tác động rất lớn của biến động lãi suất

Từ đây, nông dân và các thương gia gắn chặt chẽ vào CPR thông qua các hoạt động tài chính Bằng cách làm này, rủi ro của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang các hàng

Trang 12

hóa, qua đó thiết lập mối quan hệ ngày càng chặt chẽ của các thương gia và nông dân Vấn đề tiền mặt của các nông dân sẽ được CPR giúp đỡ và được ghi rõ ràng dựa trên mức giá mà CPR sẽ mua để các nông dân có thể thanh toán lại cho CPR Đến lúc này những nhà đầu tư xét thấy rằng CPR ngày càng hấp dẫn lớn đối với họ, và họ đã tham gia vào CPR bằng nhiều cách như mua trái phiếu CPR, phát hành hay thiết lập các hiệp hội vận tải để cùng với CPR thu mua các sản phẩm nông sản của nông dân Cuối cùng, CPR chịu trách nhiệm chính trong việc ký các hợp đồng xuất khẩu cà phê thông qua các hợp đồng giao sau đối ứng tại các sàn giao dịch như LIFFE ở London hay New York Do tập hợp được một khối lượng lớn cà phê nên ngày nay CPR đã có những ảnh hưởng nhất định trong việc điều phối thị trường cà phê thế giới

Nhờ những cải cách năng động đầy quyết đoán của Chính phủ Brazil mà ngành

cà phê của Brazil đã có những bước phát triển nhất định, loại trừ được phần lớn các tác động của rủi ro giá cả nhằm ổn định đời sống của các nông dân trồng cà phê tại đất nước này

c) Tanzania

❖ Bối cảnh ngành cà phê ở Tanzania (Xem Phụ lục 8)

❖ Nguyên tắc tránh rủi ro của Tanzania:

• Duy trì hệ thống định giá theo nhiều cấp để trả cho nông dân mức giá đầu tiên vào đầu vụ, giúp ổn định giá để nông dân có cơ sở lên kế hoạch sản xuất và ngân sách cho hộ

• Bảo vệ lợi nhuận chung tránh những tác động tiêu cực do mức giá ban đầu quá cao so với giá thị trường thực tế bán được trong vụ

• Tăng cường hệ thống giám sát thực hiện hợp đồng để liên minh hợp tác xã thu hút đủ nguồn hàng đáp ứng yêu cầu thị trường, không để tư thương mua mất hàng

• Đưa ra các mức giá ban đầu linh hoạt khuyến khích nông dân sản xuất sản phẩm chất lượng cao để tối đa lượng tiền thưởng nhờ bán cà phê tốt

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

➢ Với những thành tựu đạt được của Mỹ thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh trong phòng ngừa rủi ro hàng nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung Việt Nam cần tiếp tục phát triển việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro mà việc thực hiện đang còn quá mờ nhạt như hiện nay Vấn đề quan trọng là cải thiện được quan điểm và nhận thức lạc hậu, các chính sách quy định của chính phủ trong việc sử dụng công cụ ngừa rủi ro

➢ Thấy được những bước phát triển nhất định của Brazil trong ngành cà phê, loại trừ được phần lớn các tác động của rủi ro giá cả nhằm ổn định đời sống của các nông dân Việt Nam cần tiếp tục củng cố, học hỏi, cũng như mở rộng sàn giao dịch cà phê ở Buôn Ma Thuột Vì đây là bước đệm để doanh nghiệp và nông dân trong nước

Trang 13

tiến tới làm quen với phương thức buôn bán trên mạng, điều mà thế giới đã làm từ rất lâu Đắk Lắk là trung tâm sản xuất cà phê lớn nhất của cả nước nên việc xây dựng sàn giao dịch ở đây là hợp lý Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta sẽ phải mở sàn giao dịch cà phê tại những trung tâm có lợi thế buôn bán trao đổi lớn hơn

➢ Các công ty cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro (có thể là các nhà đầu cơ quốc tế, công ty buôn bán, ngân hàng, bảo hiểm…) cần có cái nhìn tích cực và cam kết thực hiện sáng kiến này

➢ Ngân hàng có thể cung cấp bảo hiểm rủi ro giá vì có động cơ cho người sản xuất vay nếu có thể bảo hộ được rủi ro hoặc nếu biết rằng khách hàng vay tiền được bảo vệ Có mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý rủi ro giá và tài chính Ở Tanzania, các hiệp hội và ngân hàng cho vay phải chịu rủi ro giá Các tổ chức tài chính cần tăng cường khả năng quản lý rủi ro vì sợ thua lỗ nếu cho các đối tượng không được bảo hiểm vay

➢ Cần xây dựng chương trình tăng cường năng lực cơ quan điều phối và những người tham gia vào chương trình

➢ Cần duy trì hệ thống trả giá cho nông hộ thành nhiều lần để tránh trường hợp giá biến động lớn Nên đặt ra các mức giá sàn khác nhau để khuyến khích nông dân sản xuất cà phê chất lượng cao

➢ Cần thiết lập một tổ chức như Liên minh hợp tác xã mạnh, có khả năng điều phối và tổ chức các thành viên, kêu gọi tài trợ, duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống bảo hiểm Cần thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa liên minh hợp tác xã với hệ thống tài chính Các đối tượng tham gia cần có hệ thống theo dõi thường xuyên, cung cấp thông tin công khai về sở hữu, cơ cấu, tình trạng tài chính, tình hình buôn bán trước đây và chiến lược trong tương lai

➢ Cần thiết kế chương trình cẩn thận, có thể sửa đổi phù hợp với các đánh giá thường kỳ về hệ thống, và phù hợp với điều kiện của Việt Nam Quan trọng nhất là hệ thống này phải được hình thành từ nhu cầu của nông dân Cần có hệ thống thông tin thị trường chính xác, công khai, có phân tích và dự báo

Kết luận chương 1:

Tuy chịu nhiều tác động của rủi ro (rủi ro giá cả, lãi suất, tỷ giá…) nhưng nếu

có phương pháp phòng ngừa tốt bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, bên cạnh đó còn có các chính sách bảo hộ của Chính phủ, nông dân và các doanh nghiệp sản xuất nông sản vẫn có thể sống chung với rủi ro và tạo ra lợi nhuận Việt Nam vẫn còn quá

xa lạ với việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro Quá trình học hỏi kinh nghiệm trong việc sử dụng sử dụng chúng vẫn đang dần được đúc kết để rủi ro có thể giảm thiểu đến mức đáng kể nhất

Trang 14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH

TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Tuy nhiên việc sản xuất hàng nông sản lại gánh chịu nhiều rủi ro tài chính như giá cả, lãi suất, tỷ giá Vậy những yếu tố rủi ro tài chính tác động như thế nào đến người nông dân, các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam?

2.1 NÔNG NGHIỆP – NỀN KINH TẾ CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một đất nước đang tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngành nông nghiệp đang gánh vác sứ mệnh cao cả: đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội Trong cuộc suy thoái kinh tế hiện nay, ngành này còn đóng vai trò hỗ trợ ngành công nghiệp và dịch vụ để kìm chế đà suy giảm

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, bức tranh kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến đáng

kể với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%/năm về giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,7% năm 2007 Sản xuất nông nghiệp từ tự cung,

tự cấp sang đa dạng hàng hóa, hướng mạnh ra xuất khẩu Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi danh trên thương trường thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản hàng năm tăng bình quân 15%, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Bên cạnh đó, những chính sách tích cực về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, đào tạo nhân lực đã thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, đóng góp trên 20% GDP của cả nước, tạo việc làm cho khoảng 1,2 – 1,5 triệu người/ năm Bộ mặt nông thôn Việt Nam đã thay đổi một cách

rõ rệt Kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ đời sống phát triển, mức sống của nông dân tăng đáng kể, các chỉ tiêu về phát triển con người, xóa đói giảm nghèo đứng vào hạng khá trên thế giới

Diện tích và sản lượng các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng Những tác động của chính sách đổi mới đã kích thích người nông dân tăng sản lượng thông qua

mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới Giai đoạn 1995 – 2004, diện tích lúa tăng khoảng 10%, diện tích mía đường tăng trên 25% Bên cạnh đó, do giá và thu nhập của một số cây trồng tăng khá đã thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa cây trồng Giai đoạn

1995 – 2004, diện tích một số cây công nghiệp tăng mạnh như cà phê khoảng 200%,

Trang 15

hồ tiêu gần 400%, cao su 50%, chè 40% Tuy nhiên, giai đoạn 2000 – 2007, diện tích lúa giảm từ 7666,3 nghìn ha còn 7201 nghìn ha, diện tích cà phê giảm từ 561,9 nghìn

ha còn 506,4 nghìn ha

Nhờ tăng diện tích và năng suất cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt Giai đoạn 2000 – 2007, tổng sản lượng lúa tăng từ 32,5 triệu tấn lên gần 36 triệu tấn, tăng khoảng 10,7% Cũng trong giai đoạn trên, các cây công nghiệp tăng với tốc độ nhanh như cao su tăng 106,9%, hồ tiêu tăng 130,3%,

hạt điều tăng 346,6% (Xem bảng 2.1 phần Phụ lục)

Cà phê Chè Lúa

Nguồn: Tổng cục thống kê

Gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều đã trở thành những mặt hàng nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam hiện đang là một trong hai, ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Xuất khẩu gạo tăng từ khoảng 3,5 triệu tấn năm 2000 lên mức hơn 4,6 triệu tấn năm 2008 Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tăng nhanh như cà phê xuất khẩu năm 2000 đạt gần 734 ngàn tấn, năm 2008 đạt hơn 1 triệu tấn, cao su năm 2000 xuất 273,4 ngàn tấn đã tăng lên mức 645 ngàn tấn vào năm 2008

(Xem bảng 2.2 phần Phụ lục)

Trang 16

Cà phê Gạo

khẩu cà phê năm 2000 đạt 501 triệu USD và đạt hơn 2,1 tỷ USD vào năm 2008 (Xem bảng 2.3 phần Phụ lục)

C ao su

C à phê Gạo

1000

0

2 00 0 20 04 2 00 6 2 00 7 2008

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT

Nông sản của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 100 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới Một số nông sản đã có bạn hàng dài hạn và nhiều thị trường lớn Thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam là châu Á, tuy nhiên tỷ trọng của thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi cũng tăng đáng kể

Trang 17

Việc tham gia ngày càng sâu rộng kinh tế khu vực và quốc tế sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh hưởng sâu rộng dến đời sống kinh tế của toàn xã hội Một mặt, gia nhập các tổ chức kinh tế và tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, giải quyết được trở ngại lớn nhất đang cản trở sức phát triển của sản xuất nông nghiệp là sự hạn chế về thị trường xuất khẩu, mặt khác hội nhập đồng nghĩa với mở cửa, trong hoàn cảnh trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, công nghiệp chế biến còn non trẻ, phải chấp nhận cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực chưa

đủ mạnh là một thách thức to lớn cho nông nghiệp Việt Nam

Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 20,25% năm 2007 Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79% Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007 và 2006 Điều này do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn

so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây Tỷ trọng khu

vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP (Xem hình 2.4 phần Phụ lục)

2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Cùng với việc thu thập dữ liệu và các bài phân tích

trên các báo, đề tài nghiên cứu, website, em đã thực hiện 1 cuộc khảo sát thực tế ở một

số tỉnh nhằm cập nhật mới những tác động của các loại rủi ro trên đối với nông dân, doanh nghiệp kinh doanh nông sản và các biện pháp ứng phó của họ trước rủi ro đó Bảng câu hỏi khảo sát gồm 14 câu dành cho nông dân và 12 câu dành cho doanh nghiệp kinh doanh nông sản

Xác định các biến đo lường:

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất Nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định các nhân tố, các thuộc tính đo lường, các nhân tố ảnh hưởng quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ…

100 người sản xuất và 31 doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản ở các tỉnh miền Tây (trồng lúa, cao su…), và vùng cao như Đắk Lắk, Gia Lai (cà phê…) đã được lấy ý kiến thăm dò trong khoảng thời gian qua, sơ bộ hình thành thang đo ban đầu

Thu thập và phân tích dữ liệu:

Kỹ thuật phân tích dữ liệu được thực hiện dựa trên phần mềm SPSS Việc tiến hành kiểm định thông qua các bước:

• Đánh giá sơ bộ thang đo

• Đo độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha

Trang 18

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: sẽ được sử dụng trong những phần tiếp theo của đề tài

này nhằm mục đích phân tích và đánh giá (Xem chi tiết trong phần Phụ lục)

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

2.3.1 Tác động đến người nông dân

Hình 2.5: Diễn biến giá gạo thô kỳ hạn tại Chicago, Mỹ năm 2008

Giá gạo thô kỳ hạn tại Chicago, Mỹ năm 2008

Thứ nhất, thị trường nông sản bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân cung cầu cơ

bản như sản lượng, tiêu dùng, tồn kho hoặc các yếu tố liên quan như tỷ giá hối đoái, giá dầu mỏ, nhu cầu tiêu thụ ethanol… Các phân tích trước đây thường chỉ quan tâm đến các yếu tố cung cầu cơ bản này Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Thông tin

“Biến động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu” thì trong vòng 10 năm trở lại đây kết cấu thị trường nông sản đã có những sự chuyển mình mạnh mẽ Trong giao dịch nông sản quốc tế đã xuất hiện các quỹ đầu tư tham gia thị trường ngày càng sâu rộng Luồng tài chính từ các quỹ này đã dần đến mức chi phối cung cầu nhất thời trên thị trường

Thứ hai, đối với các mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu,

điều do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường hàng nông sản thế giới

Trang 19

Thứ ba, nguyên nhân giá cà phê, cao su giảm một phần là do ảnh hưởng cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giảm lượng tiêu thụ, nhưng không loại trừ khả năng những nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng khó khăn để ép giá bán cà phê, cao su của Việt Nam

Kinh tế suy thoái cũng làm cho giá dầu thô thế giới giảm mạnh khiến xu hướng

sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) tăng trở lại, đã làm giảm một phần nhu cầu cao su thiên nhiên Cuối năm 2008, giá dầu thô đã giảm 2/3, chỉ còn 46 USD/thùng so với mức cao kỷ lục 142 USD/thùng vào tháng 5

Thứ tư, đồng USD gần đây lại mạnh, gây áp lực giảm giá xuất khẩu các mặt

hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, dầu ăn, lúa gạo… Trong khi đó, đồng Euro giảm mạnh so với USD làm cho nhu cầu tiêu thụ các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nông sản Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đô la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong đó có nông sản gây áp lực giảm giá

➢ Nhiều trường hợp rủi ro về giá, chi phí đẩy cao thì sản xuất nông nghiệp

không có lãi, rủi ro thua lỗ theo quy mô sản xuất

Nguyên nhân:

Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào cao Giá nông sản lên xuống bấp bênh trong

khi giá các nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu không giảm mà còn có xu hướng tăng lên đã làm cho thu nhập của người nông dân không ổn định, thậm chí thua

lỗ

▪ Sản xuất nông nghiệp của chúng ta có khả năng tăng sản lượng do tăng vụ

và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở mang thị trường tiêu thụ nhưng giá trị tăng thêm của một số sản phẩm không mang lại nhiều lợi nhuận bởi chi phí sản xuất tăng đồng hành

và tăng nhanh hơn sản lượng Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng (Xem Hình 2.6 và Hình 2.7 phần Phụ lục)

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng đầu năm 2008, nước ta đã nhập khẩu tới 2,23 triệu tấn phân bón với kim ngạch 1,14 tỷ USD cộng với 40 triệu USD tiền thuốc bảo vệ thực vật, tương đương với kim ngạch xuất khẩu gạo là 1,7 tỷ USD, như vậy chứng tỏ hiệu quả sản xuất nông sản của chúng

ta quá thấp

Từ tháng 11/2007 đến nay, giá phân bón đã biến động liên tiếp với giá tăng gấp 2-3 lần, thậm chí như phân urê tăng từ 440 lên 1.200 USD/tấn Điều này đã làm tăng chi phí đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp của người nông dân Giá phân bón tăng, trong khi sử dụng không hiệu quả càng khiến phân bón bị lãng phí ghê gớm Và tình hình này có thể sẽ ngày càng trầm trọng khi đến năm 2020, nước ta vẫn phải nhập khẩu lượng lớn phân bón

Trang 20

Hình 2.8: Diễn biến giá gạo tẻ thường và phân NPK Đầu trâu từ 1/2008 đến

3/2009

Nguồn: agro.gov.vn

▪ Từ tháng 9 năm 2008, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là

sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo,

cà phê đến cao su, điều… đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng

o Cao su: Tháng 9/2008 giá mủ cao su còn ở mức 15.000 – 16.000

đồng/kg, nay giá mủ cao su tại vườn tụt thảm hại, chỉ còn khoảng 6.000 – 7.000 đồng/kg Hiện nay, ở Bình Dương cũng như Bình Phước nhiều chủ vườn cao su lớn

đã chủ động ngưng cạo mủ để trữ chờ tăng giá

Hình 2.9: Diễn biến giá cao su năm 2008

Nguồn: agro.gov.vn

Theo các chuyên gia kinh tế thì sự “tuột dốc” theo chiều thẳng đứng của giá cao

su và cả cà phê chưa có dấu hiệu dừng Điều đáng lo hơn, thời gian qua do được giá nên phong trào trồng cao su lan tỏa khắp nơi, thậm chí có nhiều địa phương đưa cả cao

su xuống trồng ở ruộng lúa Dịp này cũng là cơ hội “thẩm định” lại thời của cao su,

mở rộng diện tích ngoài quy hoạch, kế hoạch

o Cà phê: Giá cà phê từ ở mức cao kỷ lục trong lịch sử trồng cà phê của

nông dân, 40.000 – 42.000 đồng/kg vào ngày 4/3/2008 nhưng chỉ một ngày sau, giá đột ngột giảm mạnh 4.000 – 5.000 đồng/kg khiến nông dân, đại lý và doanh nghiệp điêu đứng vì trở tay không kịp

Trang 21

Theo tính toán của các nhà vườn, năm nay 1 ha cà phê “ngốn” hết 30 triệu đồng tiền phân bón, chiếm 60% chi phí sản xuất Còn đầu ra đang tiếp tục bị đe dọa, không loại trừ khả năng giá sẽ tiếp tục rớt xuống, còn khoảng 20.000 đồng/kg Vì thị trường xuất khẩu đang trở nên khó khăn Tháng 2/2008, giá cà phê xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn Đến tháng 10, giá chỉ còn 1.625 USD/tấn Trước xu hướng giảm giá, nhiều điểm thu mua ở khu vực Bình Dương, Bình Phước đã ép giá thu mua khiến nhiều hộ nông dân phải chấp nhận bán giá thấp do đang là cao điểm thu hoạch cao su

o Lúa gạo: Giữa tháng 10/2008, người dân đồng bằng sông Cửu Long bán

lúa không được nên khó khăn đủ điều, từ kho chứa, tiền ngân hàng, tiền vật tư phân bón, tiền công thu hoạch lúa…

Hình 2.10: Diễn biến giá gạo thô nguyên liệu tẻ thường tại Cần Thơ năm 2008

Giá gạo thô nguyên liệu tẻ thường tại Cần Thơ năm 2008

Nguồn: Agroviet

14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000

0

Nguồn: agroviet.gov.vn

Ngày

Tại một số địa phương, nông dân còn lúa ế, chưa bán được nhiều Nhiều người

bị "nghẹn" không bán được lúa đông xuân lên đến 5 – 10 tấn Khó nhất là lúa cũ không

ai mua, trong khi đó ngay cả lúa mới giá cũng rớt thê thảm Mưa lũ về, nợ ngân hàng,

nợ vật tư nông nghiệp không trả được, lại chuẩn bị vốn, phân bón, giống cho vụ lúa sắp tới… Tất cả những khó khăn đang dồn lên vai của nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Thứ hai, việc hình thành giá đầu vào còn có thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế

thu nhập doanh nghiệp, nông dân còn chịu những chênh lệch giá do đầu cơ và hình thức cho vay nặng lãi (vay tiền và vay vật tư)

Trang 22

Thứ ba, diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ còn trên dưới 360 m2, bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, quy mô đất canh tác của hộ thấp, vẫn còn phân tán làm cho chi phí sản xuất cao Sản xuất phân tán đã hạn chế việc tập trung để sản xuất những sản phẩm có đơn đặt hàng có giá trị lớn của nhà chế biến xuất khẩu

Thứ tư, cơ chế cạnh tranh cùng với các biện pháp thị trường đã có xu hướng

dồn bất lợi về cho người trực tiếp sản xuất sản phẩm nông nghiệp cả khi mua và khi bán

Thứ năm, sự cạnh tranh từ nông sản nhập khẩu

▪ Sức ép của giá sản phẩm nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản cùng loại và mặt hàng thay thế làm giá nông sản trong nước không thể tăng (Các siêu thị, chợ lớn

đã và đang bán nông sản chế biến, nông sản tươi sống nhập khẩu với giá cạnh tranh, giành khách có thu nhập trung bình và cao) Mặc dù nước ta là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới nhưng trên thực tế vẫn nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Trung Quốc do chất lượng gạo ngon hơn và giá thành cũng cạnh tranh

▪ Sản xuất nông nghiệp rủi ro trước thị trường thế giới và diễn biến dịch bệnh, gây nhiều tổn thất và tạo khoảng trống để nông sản nhập khẩu chiếm chỗ

Thứ sáu, quy mô sản xuất nhỏ, chưa đúng quy trình làm cho năng suất, chất

lượng sản phẩm chưa cao, giảm giá trên thị trường Quy mô sản xuất mở rộng nhưng thị trường lại không mở rộng và ổn định cũng là thiệt hại khiến nông dân đã phá bỏ một số cây trồng lâu năm

Thứ bảy, hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế về quy mô, phương thức nên hiệu

quả không cao Chưa có nghiên cứu sâu sắc về tác động của ngân sách hỗ trợ, đôi khi

hỗ trợ đó chuyển vào những đơn vị thực hiện nhiều hơn đối tượng thụ hưởng phát huy thành quả của hỗ trợ Nông dân chưa hẳn đã được tham gia thảo luận và giám sát đầu

tư phát triển nông thôn Thiếu cơ chế quản lý, bảo dưỡng, duy tu làm giảm tác dụng của công trình hạ tầng ở nông thôn

➢ Theo kết quả khảo sát, rủi ro giá cả ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân nhiều nhất so với các loại rủi ro tài chính khác (rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất) và là mối quan tâm hàng đầu của nông dân Với rủi ro giá cả thì rủi ro giá nông sản xuống thấp cũng như rủi ro giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (phân bón, thuốc trừ sâu ) ảnh hưởng tương đương nhau ở mức điểm 4,29 – 4,56 ( tác động nhiều) so với mức tối đa

là 5 điểm

Trang 23

Hình 2.11:Biểu đồ đo lường mức độ tác động của các rủi ro ảnh hưởng quá trình

sản xuất của nhà sản xuất

5 4.5

4 3.5

3 2.5

2 1.5

1 0.5

giá nông sản lãi suất tỷ giá

Rủi ro

Mặc dù được hỗ trợ lãi suất song hầu hết nông dân vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn cho vay của Nhà nước do thủ tục hành chính còn khắt khe Khi cần vốn, nông dân thường vay mượn đại lý trước sau đó đến vụ thu hoạch thì trả bằng hàng nông sản Do đó, lãi suất lên xuống không phải là mối quan tâm lớn của người nông dân Kết quả khảo sát cho thấy, người nông dân đánh giá rủi ro lãi suất tác động đến thu nhập của họ ở mức điểm 3,06 (tác động vừa phải)

c) Rủi ro tỷ giá

Trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường ngoại tệ chứng kiến nhiều cú sốc Những cú sốc ấy thực ra đã âm ỉ hình thành trên thị trường từ lâu nhưng không được thể hiện đầy đủ trên giá niêm yết tại các ngân hàng Khi Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc nới biên độ tỷ giá, giá niêm yết của các ngân hàng mới được cởi trói và phản ánh đúng giá thị trường Qua đây, cũng có thể thấy các quyết định của Ngân hàng Nhà nước luôn theo sau thị trường, hầu hết các phản ứng chỉ mang tính chất ứng phó ngắn hạn, điều này đang dẫn đến nhiều nguy cơ cho nền kinh tế

Với người nông dân, biến động tỷ giá hầu như không có tác động lớn đến giá cả nông sản của họ, chỉ ở mức tác động ít (2,36 điểm) Tức là ảnh hưởng của nó thấp hơn

so với ảnh hưởng lãi suất Do nông sản làm ra thường được bán ngay cho đại lý và doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, chi phí nguyên liệu đầu vào cũng bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá do Việt Nam vẫn còn phải nhập một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu…

d) Rủi ro từ các nhân tố khác

Ngoài những rủi ro trên, còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến tình hình sản xuất và thu nhập của người nông dân như:

Trang 24

- Khí hậu, đất đai

- Giống cây trồng

- Kĩ thuật chăm sóc, chất lượng nông sản

- Năng suất, giá nhân công

- Giá dầu (dùng cho máy tưới)

2.3.2 Tác động đến doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản

a) Rủi ro giá cả

➢ Giá giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm

▪ Cao su: Giá cao su người dân bán cho các công ty giảm khoảng 50% so với

tháng 7/2008 Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm từ tháng 8, giảm liên tục trong tháng 9 và giá “tuột dốc không phanh” từ đầu tháng 10/2008 đến nay

Cụ thể, vào thời điểm tháng 7/2008 giá mủ cao su xuất khẩu đang đứng ở đỉnh (khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì đến trung tuần tháng 10 chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn Chỉ hơn 2 tháng, giá cao su đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp xuất khẩu 28 triệu đồng/tấn Nhiều doanh nghiệp bị “choáng”

▪ Cà phê: Năm 2008, giá cà phê thế giới (tại sàn London) lên cao đến mức lý

tưởng (trên 2.800 USD/tấn) nhưng trong 3 tháng đầu năm 2009 giá đã sụt giảm mạnh, chỉ còn dao động trên dưới 1.500 USD/tấn

Tại Tây Nguyên, giá cà phê nhân xô cũng tuột dốc, từ 34.000 – 35.000 đồng/kg xuống còn 25.000 đồng, thậm chí có thời điểm xuống 22.000 đồng/kg Mức giá này không chỉ khiến nông dân thua lỗ mà còn làm cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gặp không ít khó khăn

Ông Trương Công Quý, Trưởng ban kiểm soát Công ty cổ phần Đầu tư – Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên cho biết: Giá cả xuống thấp cùng với sức tiêu thụ kém nên việc xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng khá lớn Trong quý 1-2009, công ty chỉ xuất được 50.000 tấn cà phê, đạt 80% chỉ tiêu Còn Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 (Đắk Lắk), trong quý 1, dù sản lượng xuất khẩu tăng 20% so với năm ngoái (34.300 tấn cà phê nhân) nhưng kim ngạch lại chỉ đạt 53 triệu USD, giảm 20%

Riêng tại Lâm Đồng, tình hình khả quan hơn khi có sự tham gia xuất khẩu mạnh của một số công ty như Thái Hòa, Công Chính… Trong quý 1, các công ty trên địa bàn xuất được 28.651 tấn, tăng 41,44% so cùng kỳ, nhờ vậy, dù giá giảm mạnh nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 46 triệu USD, tăng 25,5%

▪ Lúa gạo: Nhiều người cho rằng, giá lúa quá thấp, trong khi đó giá gạo quá

cao, đây là dịp để giới kinh doanh lúa gạo hốt bạc, thương lái năm 2008 giàu to vì giá lúa quá thấp Tuy nhiên, đi vào thực tế mới thấy tình hình không phải như thế, nhiều người kinh doanh lúa gạo năm 2008 điêu đứng, thua lỗ và có người còn đứng trước

Trang 25

nguy cơ phá sản do giá gạo diễn biến phức tạp Từ người buôn bán gạo lẻ, đến thương lái và doanh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu đều gặp khó khăn

Tại đại lý gạo anh Ba Tự ở thị trấn Cái Tắc – Huyện Châu Thành – Hậu Giang, anh ba Tự cho biết: Giá lúa dao động từ 3.800 – 4.000 đồng/kg Tuy nhiên, do xuất khẩu không nhiều nên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu không “ăn hàng”, kéo theo các thương lái thu mua lúa gạo cung ứng cho đầu mối xuất khẩu cũng nghỉ hết Anh là người cung ứng gạo cho những đại lý bán lẻ, thế nhưng mức cung thấp Điều khó khăn nhất cho anh là lúc lúa giá cao 5.500 – 6.000 đồng/kg anh mua vài chục tấn để ở vựa Giá cứ tuột dần nên tính sơ, anh lỗ cũng vài chục triệu đồng

➢ Một thách thức của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá

➢ Thị trường nhập khẩu điều lớn của Việt Nam như Mỹ, EU đang cơn suy thoái, khiến việc giữ uy tín kinh doanh – kể cả của đối tác truyền thống, bắt đầu có vấn đề Nguy cơ bị quỵt hàng, xù nợ, ép giá rất lớn

➢ Theo kết quả khảo sát và phân tích SPSS, giá nguyên liệu (giá hàng hóa…) được đa số các doanh nghiệp khảo sát đánh giá là có mức tác động tương đối nhiều và nghiêm trọng (với điểm trung bình bằng 4,2581)

Hình 2.12: Biểu đồ các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Mean

4.5

4 3.5

3 2.5

2 1.5

1 0.5

b) Rủi ro lãi suất

giá nguyên liệu, giá hàng hóa

lãi suất tỷ giá

Nhân tố

➢ Khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là vấn đề vốn Doanh nghiệp Việt Nam không thiếu kinh nghiệm thương trường nhưng lại khó cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài vì thiếu vốn

Đợt lãi suất huy động và cho vay tăng cao và nóng vào cuối năm 2008 đã làm cho không ít doanh nghiệp phải điêu đứng Lãi suất cho vay có lúc tăng lên đến

Trang 26

21%/năm trong khi diễn biến tỷ giá và giá cả đầu ra phức tạp đã làm cho doanh nghiệp không dám vay vốn để thu mua nông sản do chi phí trả lãi quá cao

Hình 2.13: Diễn biến lãi suất năm 2008

Nguồn: “Những con số nỗ lực và thách thức” – tác giả Cẩm Văn Kình tổng hợp, đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30/1/2009

Hiện ở Tây Nguyên có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có 100% vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, do có vốn lớn nên họ có thể tung tiền trữ hàng để chờ giá, trong khi doanh nghiệp trong nước khó thực hiện điều này Chính vì vậy, việc triển khai hỗ trợ lãi suất của Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp trong nước có thêm vốn nhằm tăng sức cạnh tranh

➢ Việc được tiếp cận với vốn vay lãi suất thấp sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí đầu vào (tức là phí trả lãi ngân hàng) để cân đối sản xuất nhằm nâng giá thu mua cà phê cho dân Như vậy, không chỉ doanh nghiệp có lợi mà nông dân cũng được hưởng lợi Không những thế, nguồn vốn vay lãi suất thấp đến tay nông dân sẽ giúp họ có tiền tiếp tục đầu tư phân bón, nước tưới, công lao động mà không phải bán tống bán tháo cà phê dẫn đến bị ép giá như trước đây

➢ Khác với người sản xuất, biến động lãi suất có ảnh hưởng nhiều (3,4516 điểm) đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp do phần lớn vốn lưu động của doanh nghiệp là từ vốn vay ngân hàng Doanh nghiệp sử dụng vốn vay để mua nông sản từ nông dân, rồi

sử dụng tiền thu được từ việc bán hàng để chi trả các chi phí

c) Rủi ro tỷ giá

➢ Đối với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản nội địa thì biến động tỷ giá hầu như tác động không đáng kể đến thu nhập của họ do giao dịch bằng VND Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, tỷ giá tăng giảm tác động nhiều đến thu nhập của công ty (theo kết quả khảo sát là ở mức 4,1935 điểm)

Với những diễn biến phức tạp của tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sự rơi vào khó khăn Các doanh nghiệp Việt Nam liên tục gặp những tác động từ độ nhạy cảm giao dịch (VND lên giá nên các

Trang 27

doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ khi chuyển đổi USD sang VND, hoặc tại thời điểm này, khi VND mất giá nhiều so với các loại ngoại tệ thì các doanh nghiệp lại phải tốn chi phí quá lớn khi phải nhập khẩu từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh) mặt khác lại gánh chịu độ nhạy cảm kinh tế cao do giá cả hàng Việt Nam khi VND lên giá trở nên kém tính cạnh tranh hơn

Giờ đây tỷ giá đã trở thành một nguồn rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa Đấy là chúng ta còn chưa tính đến khả năng nhiều đồng tiền như EUR và CNY sẽ còn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hệ thống đồng tiền thanh toán chính của các doanh nghiệp Việt Nam, khi ấy, độ nhạy cảm của các doanh nghiệp với biến động tỷ giá giữa các đồng tiền chính với nhau cũng sẽ trở thành một vấn đề phải quan tâm (mà biến động giữa các đồng tiền mạnh như EUR so với USD thì lớn hơn rất nhiều so với cặp USD/VND)

➢ Đợt lên giá của tiền đồng so với đô la Mỹ từ cuối năm 2007 đã dần thay đổi thói quen ứng phó rủi ro về tỷ giá của các nhà xuất khẩu

Các nhà xuất khẩu nông sản bị thiêt hại khi tiền VND lên giá so với đô la Mỹ doanh nghiệp xuất khẩu khi vay vốn phải vay VND, nhưng nguồn trả nợ là tiền hàng thu được từ nước ngoài lại là USD Doanh nghiệp khi cần nhập khẩu phải mua USD với giá cao, nhưng khi ngoại tệ về tài khoản lại phải bán cho ngân hàng với giá thấp hơn Vì vậy, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2008 do mức chênh lệch

tỷ giá giữa mua và bán ngoại tệ đã bị ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất, kinh doanh Với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở Việt Nam, tổn thất do tiền đồng lên giá là “tổn thất vô hình” mà ít có giám đốc điều hành doanh nghiệp hay bộ phận kinh doanh xuất khẩu “nhìn” thấy được, mà nếu có, chỉ là bộ phận kế toán

Nhưng sự “bảo hộ” tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong tương lai sẽ dần nới lỏng Cụ thể là ngày 23/3/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định nới rộng thêm biên độ tỷ giá giữa VND với USD lên +/-5% Khi biên độ tỷ giá USD/VND càng nới rộng, rủi ro càng lớn

Mặt khác, rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sự góp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD

Gần gũi là đồng Euro với sự tăng giá khá mạnh so với VND kể từ đầu năm Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi buộc thanh toán bằng đồng tiền này theo yêu cầu của bạn hàng phải đối mặt với những rủi ro lớn Đáng chú ý là trong những rủi ro trên doanh nghiệp hầu hết đều không lường trước được mức độ của nó Ở đây cần vai trò của những sản phẩm phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại cho doanh nghiệp

Trang 28

Hình 2.14: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2005-2009

Nguồn: finance.yahoo.com

7 tháng đầu năm 2008, tỷ giá có những biến động (nguồn cung ngoại tệ từ ngân hàng lúc rất thiếu, lúc thừa, lúc doanh nghiệp cần bán nhiều ngân hàng không mua, lúc doanh nghiệp cần mua ngân hàng lại bán rất ít, tỷ giá trên thị trường tự do biến động quá mạnh ) Các doanh nghiệp vay để nhập khẩu là người phải đắn đo nhất hiện nay Nếu vay ngoại tệ để nhập hàng, thì khi đến hạn trả nợ, khả năng mua USD bằng giá niêm yết tại các ngân hàng nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp; không ai có thể biết

tỷ giá lúc đó biến động thế nào cũng như cung cầu ngoại tệ khi ấy ra sao Giữa năm

2008, các doanh nghiệp đã từng vay USD vì nghĩ rằng tỷ giá không biến động nhiều

đã điêu đứng khi đến hạn trả nợ; họ đã phải mua đô la tại ngân hàng - có khi giá đến 19.200 đồng/đô la để trả nợ cho chính ngân hàng

Từ đầu năm 2009 đến nay, cung cầu ngoại tệ cũng đang mất cân đối khiến việc thu mua USD của các ngân hàng trở nên khó khăn, phải niêm yết giá mua và giá bán bằng nhau Điều này càng làm doanh nghiệp nhập khẩu rất băn khoăn khi vay ngoại tệ

Hình 2.15: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 5/2008 đến 13/3/2009

Nguồn: finance.yahoo.com

2.3.3 Tác động đến nền kinh tế

Nông nghiệp và xuất khẩu nông sản luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Xuất khẩu nông sản chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất

Trang 29

khẩu và đóng góp đáng kể vào GDP chung của cả nước Trong 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao năm 2008 thì có 2 mặt hàng là nông sản đó là cà phê và gạo

Hình 2.16: Biểu đồ 8 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao năm 2008

Nguồn: vietnamnet.vn

a) Về rủi ro tỷ giá, khi VND lên giá so với USD vào cuối năm 2007 đầu năm

2008, với từng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cụ thể thì “tổn thất vô hình” có vẻ không lớn nhưng nếu tính cả nước, mỗi tháng xuất khẩu nông lâm sản hơn 1 tỷ đô la

Nông dân bán lúa không được, người bán phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm cũng bị vạ lây Không thu hồi được vốn nên không có tiền nhập phân mới bán trong vụ đông xuân 2008 – 2009 Vay ngân hàng thì phải chịu lãi suất cao Nông dân gặp khó người bán phân, thuốc trừ sâu cũng bị khó kiểu dây chuyền

c) Lãi suất vay ngân hàng nửa đầu năm 2008 có lúc lên đến 21%, doanh nghiệp thiếu vốn để thu mua nông sản nhưng không dám vay vì lãi suất quá cao làm đội chi phí trong khi giá cả đầu ra và tỷ giá thì không ổn định Tình trạng hàng ế thừa của nông dân càng trầm trọng, kéo giá xuống sâu Từ đó gây tâm lý hoang mang trong nông dân, nhiều nông dân nghèo do cần vốn để trang trải bị ép giá bán dẫn đến thua lỗ trầm trọng, đời sống càng thêm khó khăn

Kết luận chương 2:

Đối với Việt Nam, nông nghiệp là nền kinh tế chủ lực, các mặt hàng nông sản xuất khẩu với kim ngạch cao, đóng góp một phần quan trọng trong GDP Do đó các

Trang 30

yếu tố rủi ro tài chính như biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản Mỗi một yếu tố rủi ro có mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng đều có tác động qua lại, liên quan với nhau Những rủi ro này tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, người nông dân, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần có những hành động để đối phó với các yếu tố rủi ro tài chính Chương tiếp theo sẽ đề cập đến thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua như thế nào

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO TÀI

CHÍNH TRONG THỜI GIAN QUA

Giữa tháng 10/2008, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân có lúa đang điêu đứng vì giá lúa thấp, bán không được, thương lái thì nằm chờ thời, còn các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo thì than lỗ vì giá lúa ngày một rớt giá Không chỉ riêng gạo

mà các mặt hàng nông sản khác cũng thường rơi vào tình trạng tương tự Trước những rủi ro và khó khăn như vậy, người nông dân, các doanh nghiệp và cả Chính phủ đã có những hành động gì để đối phó?

3.1 CÁCH ĐỐI PHÓ RỦI RO CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT

3.1.1 Tình hình giá cả biến động thất thường trong năm 2008 đã làm cho người

nông dân điêu đứng Lúc giá tăng thì nhiều người chần chứ không bán với hi vọng giá

sẽ tăng nữa Khi giá giảm thì nhiều người không có khả năng tài chính phải vội vàng bán để tránh thua lỗ nặng, làm cho giá nông sản đang giảm cộng thêm lực bán từ nguồn cung tăng làm giá càng rớt thê thảm

Tính đến tháng 12/2008, giá gạo đã giảm khoảng 58%, giá cà phê giảm khoảng 37%, giá hạt tiêu giảm khoảng 20%, giá cao su giảm 60% so với mức giá đỉnh điểm

Hình 3.1: Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực theo tháng năm 2008

Nguồn: agro.gov.vn

Thời điểm tháng 3/2009, giá cà phê có lúc leo lên mức đỉnh là 40.000 – 42.000 đồng/kg tuy nhiên lúc đó vì tâm lý muốn chờ giá lên nữa, nhiều người dân cũng như

Trang 31

doanh nghiệp đã ghìm hàng không bán Đến lúc giá giảm thì phải vội vàng bán đẫn đến bị ép giá, thua lỗ

Ngày 5/3/2008 được gọi là “Đêm định mệnh của đại lý cà phê” Nhiều nông dân, chủ trang trại, đại lý hay công ty xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam

bộ sẽ nhớ mãi cái đêm ngày 5/3 Những chủ đại lý thu gom cà phê hay công ty xuất khẩu cà phê đang méo mặt vì thua lỗ do giá cà phê giảm hơn tuần qua cho tới bây giờ vẫn không hiểu được

Ngày 18/3/2009, tại Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô robusta đạt 23.300 đồng/kg; giá ở Lâm Đồng là 23.400 đồng/kg, Gia Lai 23.200 đồng/kg và tại Đắk Nông chỉ còn 23.200 đồng/kg Đây là mức giá thấp nhất khiến người trồng cà phê tại Tây Nguyên lo lắng Vào vụ sản xuất năm nay, chi phí đầu tư vào khoảng 25-28 triệu đồng/ha Hiện

cà phê đang bước vào giai đoạn bón phân nhưng trong điều kiện giá cả xuống dốc như hiện nay không chỉ khiến lợi nhuận của người trồng cà phê không đủ điều kiện tài chính tích trữ hàng, bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn phát sinh tâm lý lo ngại giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế cũng như tại thị trường nội địa sẽ tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới

Nhiều nông dân tại Tây Nguyên gặp khó khăn về tài chính không còn ý nghĩ giữ hàng chờ giá do tâm lý lo ngại giá cả sẽ tiếp tục biến động, đã bán non cà phê cho tiểu thương Tuy nhiên, trong tình thế giá đang xuống, nếu nông dân tiếp tục bán ra ồ

ạt khi giá cả xuống thấp sẽ gây tác động xấu đến thị trường và có thể càng làm cho giá

cà phê thấp hơn gây thiệt hại lớn cho chính người trồng cà phê

3.1.2 Trong thực tiễn ở các vùng nông thôn nước ta, việc người nông dân “bán lúa

non”, “bán cà phê non” hoặc “bán nhãn đang hoa” (hình thức này tương tự hợp đồng

kỳ hạn) cho thương nhân đã xuất hiện hàng thế kỷ qua Tuy nhiên hoạt động mua, bán này mới chỉ dừng lại trong quan hệ dân sự và chỉ rất ít người sản xuất sử dụng biện pháp này (xem Hình 3.2)

Hình 3.2: Mức độ đối phó của người sản xuất trước rủi ro giá bán nông sản

Biện pháp khác

Sử dụng công cụ phái sinh

Ký gửi đại lý chờ được giá thì bán

Thườ ng xuyên theo dõi thông tin báo đài

Tham gia c hợ trung tâm nông sản

Bán cho nhà máy Không có hành động đối phó

1.14

1.77

2.05 2.66

Trang 32

Hầu hết người nông dân khi được hỏi về mức độ hài lòng về việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn (bán non nông sản) đều tỏ ra rất hài lòng vì việc mua, bán nông sản đang trong thời kỳ sinh trưởng của người nông dân chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu chi tiêu tức thời và phòng trường hợp nông sản rớt giá khi đến vụ thu hoạch

Cách đây hơn 2 năm việc người trồng cà phê các tỉnh Tây Nguyên sử dụng các hợp đồng giấy (hợp đồng tương lai/giao sau) rất phổ biến Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết

rõ ràng về loại hợp đồng này nên đa số người dân đã bị thua lỗ nặng nề Cho tới gần đây, qua khảo sát mức độ hiểu biết đối với hợp đồng kỳ hạn chỉ ở mức hiểu biết sơ, còn đối với hợp đồng tương lai/giao sau thì hầu như là hoàn toàn không biết Quyền chọn và hoán đổi thì mức độ hiểu biết còn ít hơn giao sau (xem Hình 3.3)

Hình 3.3: Mức độ hiểu biết của nông dân về các sản phẩm phái sinh

Kỳ hạn Giao sau Quyền chọn Hoán đổi

1.3 1.26 1.11

2.32

Nguồn: Khảo sát thực tế

M e an

Việc thiếu hiểu biết về các sản phẩm phái sinh là nguyên nhân đẫn đến mức độ

sử dụng chúng của người nông dân Cụ thể, với hợp đồng kỳ hạn, mức hiểu biết nhiều hơn so với các loại hợp đồng khác nên mức độ sử dụng cũng nhiều nhất Giao sau, quyền chọn và hoán đổi hầu như không sử dụng.(xem Hình 3.4)

Hình 3.4: Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của người sản xuất

Kỳ hạn Giao sau

Q uyền chọn Hoán đổi

1.11 1.04 1.01

2.01

Nguồn: Khảo sát thực tế

M ean

3.1.3 Đối với rủi ro giá nguyên liệu đầu vào, nếu người nông dân có dự đoán giá

nguyên liệu (phân bón, thuốc trừ sâu…) tăng thì mua tích trữ trước không phải là cách hay làm do thuốc trừ sâu, phân bón là sản phẩm độc hại Chỉ đến khi cần thì mới mua

Trang 33

là cách làm thường xuyên nhất của người nông dân, tức là họ hoàn toàn bị động vào sự biến động bất thường của giá nguyên liệu đầu vào

Sử dụng các sản phẩm phái sinh cũng như liên kết với nhà máy để mua với giá

ổn định hầu như còn rất lạ lẫm với người nông dân (xem Hình 3.5)

Hình 3.5: Những biện pháp của người nông dân trước rủi ro giá nguyên liệu đầu

vào

3.1.4 Đối với một số nông dân, tuy có khó khăn nhưng vì có khả năng tài chính

tương đối khá nên cũng giữ hàng chờ giá có tăng chút ít để giảm lỗ Dự trữ tại nhà hay

kí gửi đại lý chờ được giá thì bán là cách làm khá thông dụng của người nông dân

Trong những ngày nước lũ tràn về, nhiều nông dân ở Vĩnh Long phải che lều trên sân xi măng để phơi lúa Trời nắng thì tháo lều ra, khi mưa thì kéo lều che lại Trong buồng nhà, lúa vụ đông xuân đã chứa đầy, gian nhà trên cũng đầy ắp lúa mới thu hoạch Nhà trở thành kho chứa lúa, lúa cũ và lúa mới Bán lúa không được nên khó khăn đủ điều, từ kho chứa, tiền ngân hàng, tiền vật tư phân bón, tiền công thu hoạch lúa… Giá lúa có khi xuống rất thấp Giá này cũng chỉ huề vì giá vật tư, phân bón, công thu hoạch rất cao

Nước lũ dâng cao, mùa nước lên cũng là lúc mưa nhiều Nông dân đồng bằng sông Cửu Long rất sợ lũ làm thiệt hại lúa Giá xuống thấp, lời rất ít, nhưng không ai mua nên cứ ngồi đợi thương lái Khi Chính phủ kêu gọi mua hết lúa hàng hóa trong dân, lúc đó, có một số doanh nghiệp thu mua nên hàng có chạy và giá có nhích lên 1 chút Tuy nhiên vì ngân sách của Nhà nước có giới hạn nên không thể thu mua trong 1 thời gian dài được, sau đó lúa không bán được mà giá càng ngày càng rớt, nhiều nông dân có lúa bán không được

Ngoài việc bán chậm, một số nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long còn khổ vì thương lái không mua mà từ chối thẳng loại lúa chất lượng thấp như: 504, 404, những loại lúa bạc bụng, đục hạt gạo, vì xuất khẩu không được

Trang 34

3.1.5 Việc thiếu các nguồn thông tin chính thống đã làm cho nông dân không thể

chủ động trước tình hình biến động phức tạp của giá cả

Trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp cho thương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩm bán trực tiếp tại các chợ địa phương Lý

do là nông dân sản xuất tin tưởng vào thương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo… mặc dù họ cũng thường xuyên theo dõi báo đài tuy nhiên do hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ Đây là kết quả

dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP), do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Canada vừa công bố, sau một năm nghiên cứu Qua thực tế cho thấy sau khi nhận được thông tin từ thương lái thì họ truyền miệng nhau, nên việc “tam sao thất bản” là có thể xảy ra

Theo VAMIP, Các chủ trang trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường, chưa nắm bắt rõ quy luật cung cầu Sản phẩm nông sản làm ra thị trường tiêu thụ không ổn định, thường bị ép cấp, ép giá Nếu có thông tin dự báo tốt, nông dân Việt Nam đỡ thiệt hại nếu có xảy ra các biến động xấu trên thị trường nông sản thế giới

3.1.6 Nhiều trang trại phát triển còn thụ động, không có chiến lược, định hướng

lâu dài Đặc biệt là các trang trại trồng trọt ,ví dụ lúc thấy cà phê lên giá thì tập trung trồng ào ạt, rớt giá thì thi nhau chặt phá, hay cây cao su trước đây giá thấp chặt phá, không đầu tư, nay thị trường đang có lợi, nhiều chủ hộ lại phá các loại cây trồng khác

để trồng cao su

3.1.7 Nhìn chung các trang trại đã lựa chọn mô hình sản xuất, kinh doanh đúng

hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng đất đai và tạo ra khối lượng nông sản phẩm lớn, đa dạng Kinh tế trang trại đã mở ra hướng làm ăn mới, được hộ nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm Ở mỗi địa phương ngày càng nhiều điển hình đơn vị và hộ sản xuất, kinh doanh giỏi Tinh thần hợp tác, tương trợ giữa các chủ trang trại được phát huy tốt Tuy nhiên, khó khăn gặp phải đó là cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay còn rất hạn chế, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc (thế chấp, tín chấp, kỳ hạn…)

3.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ Ở CÁC DOANH NGHIỆP

Phòng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty (enterprise risk management approach) trong chiến lược kinh doanh Trong tất cả các doanh nghiệp được khảo sát, thì có đến 48,4% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro Nếu có quan tâm đến rủi ro, thì sẽ là do 1 bộ phận trong công ty đảm nhiệm như

Trang 35

phòng kinh doanh hay phòng kế toán (41,9%) Chỉ 9,7% doanh nghiệp được hỏi có 1

bộ phận chuyên quản trị rủi ro Một số doanh nghiệp mua thông tin về dự báo giá cả từ các tổ chức nước ngoài

Hình 3.6: Mức độ quan tâm tới việc quản trị rủi ro của doanh nghiệp

9.7

có riêng một bộ phận chuyên trách

Nguồn: Khảo sát thực tế

3.2.1 Đối với rủi ro giá cả hàng hóa

Theo kết quả khảo sát, để giảm tác động về giá cả hàng hóa đầu vào, việc dự báo giá tăng giảm để mua trước được đa số các doanh nghiệp sử dụng, thứ hai là việc liên kết với nông dân để bao tiêu nông sản, thứ ba là sử dụng công cụ phái sinh, thứ tư

là tự đầu tư vùng trồng nguyên liệu

Hình 3.7: Các biện pháp để giảm tác động giá cả hàng hóa đầu vào

3.5

3 2.5

1 0.5

trồng nguyên liệu

phái sinh

Các biện pháp

Nguồn: Khảo sát thực tế

Trang 36

Đối với việc dự báo giá tăng giảm để mua trước, mức độ thành công rất ít chiếm 29,6%, thành công nhiều chiếm 14,8% và tương đối thành công chiếm 55,6% trong các doanh nghiệp được khảo sát Điều này cho thấy khả năng dự báo của các doanh nghiệp hiện nay có độ tin cậy chưa cao, chưa có khả năng phân tích kinh tế sâu

Sau hơn 6 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, rất nhiều doanh nghiệp và nông dân đã gặp nhau giữa “cung và cầu” Các doanh nghiệp

đã ký kết hợp đồng bao tiêu trên nhiều mặt hàng nông sản Tuy nhiên, do việc hướng dẫn và thực thi quyết định chưa cụ thể, thiếu các chính sách ưu đãi và biện pháp chế tài cần thiết khi ký hợp đồng bao tiêu…việc thực hiện quyết định này chỉ mang tính

“tượng trưng” Cả nông dân và doanh nghiệp đều phá vỡ hợp đồng nhưng không ai làm gì được Tại đồng bằng sông Cửu Long sản xuất vẫn còn manh mún, thiếu vùng chuyên canh; hàng hóa từng lúc chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng nên khâu tiêu thụ qua hợp đồng bao tiêu gặp nhiều khó khăn Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh giá đầu vào (xăng dầu, thức ăn, thuốc cho nuôi trồng…) tăng vùn vụt, doanh nghiệp sẽ không dám ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản với nông dân Điều này hoàn toàn có

cơ sở, rất khó để xác định giá thành sản xuất của các mặt hàng như lúa, cá tra… hiện nay; doanh nghiệp cũng không đủ cơ sở để định ra giá sàn Song, nếu doanh nghiệp và nông dân quyết tâm và đặt niềm tin vẫn có thể thực hiện khá tốt hợp đồng bao tiêu

Trong kết quả khảo sát những doanh nghiệp liên kết với nông dân để bao tiêu nông sản, có 18,5% doanh nghiệp cho rằng việc bao tiêu nông sản thành công rất ít, 14,8% thành công nhiều và chiếm đa số là mức độ tương đối thành công với 66,7% Khi liên kết với nông dân, đa số doanh nghiệp đều gặp rủi ro là hàng không đủ số lượng, chất lượng như đã cam kết, kế đến là khi giá tăng thì họ không bán cho doanh nghiệp, không có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp khi sản xuất gặp khó khăn và cuối cùng là ý thức tôn trọng hợp đồng kém

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20 các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu

ở Đắk Lắk đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có cà phê nhân; nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán trồng và chăm sóc cà phê Từ đó, Đắk Lắk hình thành nhiều vùng chuyên canh cây cà phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty cà phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng cà phê với nước ngoài, cụ thể là Liên doanh Việt Xô, Việt Đức Vùng chuyên canh cà phê chiếm 86% diện tích sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà phê trong toàn tỉnh Theo khảo sát, việc

Trang 37

Hình 3.8: Mức độ thành công của doanh nghiệp khi áp dụngcác biện pháp giảm

tác động giá hàng hóa đầu vào

Sử dụng c ông c ụ phái sinh

Tự đầu tư vùng trồng

nguyên liệu

Dự báo giá tăng giảm

để mua trước Liên kết với nông dân

để bao tiêu nông sản

Hoàn toàn không thành công Thành công rất ít

Hoàn toàn thành công

Nguồn: Khảo sát thực tế

3.2.2 Đối với rủi ro lãi suất

➢ Vay VND theo lãi suất USD

Hầu hết doanh nghiệp đều dội khi phải chịu lãi suất vay vốn 20 – 21%/năm Càng khó hơn khi theo quy định mới, các doanh nghiệp không còn được vay vốn bằng ngoại tệ nếu không có nhập khẩu hàng hóa Vào thời điểm tháng 9/2008, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex cho biết lãi suất cho vay hiện tại là trên 20%/năm, tiền lãi hằng năm công ty phải trả đã tăng gần bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái Chủ trương không cho doanh nghiệp xuất khẩu vay USD đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty và thu mua nông sản của nông dân Do phải vay VND với lãi suất cao, doanh nghiệp buộc mua nông sản của nông dân với giá

rẻ hơn hoặc chậm trả tiền Mua được hàng, doanh nghiệp phải tìm cách bán ngay chứ không dám trữ hàng trong kho chờ giá lên như trước

▪ Vì vậy, các ngân hàng đã suy nghĩ để tìm một mức lãi suất thấp nhất cho doanh nghiệp Lối ra đã có, đang thực hiện đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thực hiện chương trình cho vay tiền đồng có lãi suất USD Mức lãi suất cho vay mà Eximbank đưa ra là 8,4%/năm, chỉ bằng 60% lãi suất cho vay VND hiện hành

Trang 38

Doanh nghiệp khi có hợp đồng hoặc L/C xuất khẩu, ngân hàng sẽ giải ngân vốn VND theo lãi suất USD để thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu Khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng, ngân hàng sẽ mua lại số ngoại tệ đó theo tỷ giá được hai bên thỏa thuận tại ngày ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp Để có được mức lãi suất cho vay thấp, Eximbank phải kết hợp nhiều nghiệp vụ về ngoại hối, thanh toán Với chương trình 2.000 tỷ đồng với lãi suất 8,4%/năm, chỉ sau hơn một tháng triển khai, các doanh nghiệp đã được vay khoảng 1.000 tỷ đồng với thời hạn 3-4 tháng, phù hợp với thời hạn làm hàng xuất khẩu

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, câu chuyện cá tra, lúa gạo tồn đọng và giảm giá trong những tháng trước đây không hẳn do thiếu vốn mà chính là do lãi suất quá cao Doanh nghiệp mua hàng để dự trữ chỉ là “rước nợ vào thân” Mua hàng sớm ngày nào phải trả lãi ngày đó, mỗi tháng khoảng 1,7% tiền lãi

Mà vốn vay để thu mua lên đến vài tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng Vì vậy, dù ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo, một số ngân hàng có bơm vốn ra nhưng doanh nghiệp chào thua vì lãi suất quá cao Nay trở ngại lãi suất đang dần được giải quyết nhưng nếu có thể được, ngân hàng nên giảm thêm vẫn tốt hơn

▪ Mới đây, ngân hàng Á Châu (ACB) đã dành ra 20 triệu USD cho chương trình tài trợ xuất khẩu VND với lãi suất đặc biệt Theo ACB, lãi suất cho vay ngang với lãi suất USD và chỉ bằng khoảng 70% lãi suất cho vay VND ACB sẽ tập trung cho vay vào bốn nhóm hàng xuất khẩu chính là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su

Theo ghi nhận, một số ngân hàng cũng đang tìm hiểu để có thể áp dụng cho các khách hàng của mình Cuộc chạy đua cho vay lãi suất rẻ sẽ còn tiếp diễn và tất cả đều

có lợi Các ngân hàng được lợi khi có thể bán thêm được nhiều dịch vụ khác cho khách

hàng, đặc biệt là về ngoại hối Doanh nghiệp thì tiết giảm chi phí, qua đó duy trì hoạt

động sản xuất kinh doanh bình thường, giảm bớt tình trạng “đóng băng” trong thu mua, kinh doanh mà hậu quả là hàng nông sản bị ứ đọng, giá giảm

▪ Rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với các hợp đồng giao dịch bằng ngoại tệ là rủi ro tỷ giá Với sự biến động tỷ giá trong năm 2008

và đầu năm 2009, tỷ giá ngoại tệ (USD) có thể biến động đến 3% trong ngắn hạn và 5% trong dài hạn (1 năm) Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là việc thực hiện các sản phẩm phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá như: hoán đổi tiền tệ chéo, mua – bán ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn tiền tệ

Hiện tại, BIDV có dịch vụ kết hợp giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể vay vốn VND với lãi suất USD, đồng thời bảo hiểm được rủi ro tỷ giá Trong thời gian qua, với gói sản phẩm này, BIDV đã giúp

Trang 39

cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều và xuất khẩu nông sản tổng hợp, giảm được chi phí vay vốn rất lớn

➢ Tuy nhiên, trong năm 2008, trước tình hình lãi suất tăng cao và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để được vay, nhiều doanh nghiệp cần vốn nhưng để tránh chi phí cao đã huy động vốn từ nhiều nguồn như: vốn tự có, phát hành

3.2.3 Đối với rủi ro tỷ giá

➢ Thiếu kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro cộng với tâm lý chủ quan, không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hiện nay biết cách phòng ngừa rủi ro phần nào

do biến động của tỷ giá vẫn luôn được Nhà nước “bảo hộ”

- Hơn 1 năm trước, Ngân hàng Thế giới (WB) hợp tác với một nhà nhập khẩu

cà phê, tổ chức lớp quản trị rủi ro trong kinh doanh cà phê dành cho giám đốc các công ty xuất khẩu cà phê Tại lớp học này, kết quả khảo sát của WB cho thấy, gần như toàn bộ các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều xếp rủi ro do biến động tỷ giá vào loại không đáng kể Thậm chí có doanh nghiệp còn cho rằng đó là điều không thể xảy ra bởi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu và Nhà nước luôn có chính sách làm yếu tiền đồng

để thuận lợi cho xuất khẩu, nếu có chỉ là ngắn hạn, không tác động tới xuất khẩu của từng doanh nghiệp

Tuy nhiên, tình hình tỷ giá biến động phức tạp trong năm 2008 đã làm thay đổi cách nhìn của các doanh nghiệp đối với rủi ro tỷ giá Cụ thể là qua khảo sát các doanh nghiệp, hầu hết cho rằng rủi ro tỷ giá tác động nhiều đến rủi ro tài chính của họ với 4,1935 điểm (xem Hình 2.12)

- Thực ra, vài năm gần đây, một số ngân hàng lớn ở Việt Nam đã có nghiệp

vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn Nghiệp vụ này không có gì mới lạ ở Việt Nam nhưng phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản một phần không quan tâm tới nghiệp

vụ này, một phần là do thiếu kỹ năng Với các ngân hàng có nghiệp vụ kỳ hạn thì doanh nghiệp có quan hệ tốt, làm ăn đàng hoàng và có kỹ năng mua bán kỳ hạn là có thể làm được để phòng chống rủi ro

- Trong thực tế, cái mà các doanh nghiệp quan tâm chính là giá nông sản trên thị trường cao hay thấp, nếu giá tăng cao thì rủi ro về tỷ giá không phải là mối bận tâm lớn Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, bây giờ

Trang 40

doanh nghiệp cũng phải học cách phòng chống rủi ro dù là nhỏ nhất, chứ không thể trông chờ vào chính sách điều tiết tiền tệ vĩ mô của Chính phủ

➢ Do đặc thù của xuất khẩu nông sản là mua nguyên liệu dồn dập trong một thời gian ngắn vào mùa thu hoạch, như lúa thì mua rầm rộ trong 2-3 tháng thu hoạch lúa đông xuân hay hè thu, cà phê thì mua nhiều vào tháng 10 năm trước tới tháng 2 năm sau, hạt điều thì thì mua từ tháng 2 tới tháng 5, nên những lúc tới mùa vụ thu hoạch, bất chấp đồng Việt nam dù có lên giá so với đô la Mỹ và việc bán đô la Mỹ sẽ

bị thiệt nhưng doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận

Giá nông sản trên thị trường thế giới lúc đang ở mức cao, bán kiểu nào doanh nghiệp cũng có lãi nên chẳng mấy doanh nghiệp quan tâm tới tỷ giá và sau khi bán nông sản, doanh nghiệp thường bán ngay đô la Mỹ để lấy tiền đồng chi trả lương cho công nhân, thu lại nguyên liệu nên cũng chẳng mấy giám đốc để mắt tới tỷ giá ngoại tệ

có tác động nhiều hay ít

➢ Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có trụ sở và nhà máy ở các tỉnh, quan hệ với ngân hàng thương mại cũng ở tỉnh, nên ít có điều kiện để lựa chọn nghiệp vụ kỳ hạn sao cho có lợi nhất so với các doanh nghiệp ở TPHCM, đây cũng là một hạn chế mang tính đặc thù của nông sản Tuy nhiên, hiện đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang quan tâm nhiều hơn tới bài toán tỷ giá, tính toán thiệt hơn chứ không như trước đây

Các doanh nghiệp hay điện thoại hỏi thăm nhau tỷ giá ở các ngân hàng, như ngân hàng nào mua đô la Mỹ giá cao, ngân hàng nào mua thấp, chứng tỏ họ đã quan tâm tới rủi ro do tỷ giá Trong thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quy mô lớn đều lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

➢ Một số nguyên nhân khác sẽ được trình bày trong phần tiếp theo

3.2.4 Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh

Hầu hết, các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều có mức giá thấp hơn từ vài chục đến cả trăm USD/tấn so với các nước trong khu vực và trên thế giới Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), trong tổng số lượng cà phê khi xuất khẩu bị thải loại có tới 88% là của Việt Nam Đồng thời, theo báo cáo tại hội thảo, mặc

dù có sản lượng xuất khẩu cao nhưng giá cà phê Việt Nam luôn thấp hơn giá cà phê các nước khác, do chất lượng sản phẩm thấp hơn; do kỹ thuật bán hàng và sự phối hợp chưa có hiệu quả giữa các nhà xuất khẩu cà phê

Đầu tháng 4/2008, một công ty luật của Anh đã gửi báo cáo tới Chính phủ Việt Nam về việc 28 doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam không giao hàng đúng hạn hợp đồng Khi giá điều thế giới cao, các doanh nghiệp này đã bán sản phẩm ra nước ngoài để thu lời và “hy vọng” giá điều thế giới sẽ giảm rồi mua để giao hàng cho

Ngày đăng: 01/05/2014, 18:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1:Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.1 Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (Trang 15)
Bảng 2.3 phần Phụ lục) - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Bảng 2.3 phần Phụ lục) (Trang 16)
Hình 2.5: Diễn biến giá gạo thô kỳ hạn tại Chicago, Mỹ năm 2008 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.5 Diễn biến giá gạo thô kỳ hạn tại Chicago, Mỹ năm 2008 (Trang 18)
Hình 2.8: Diễn biến giá gạo tẻ thường và phân NPK Đầu trâu từ 1/2008 đến - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.8 Diễn biến giá gạo tẻ thường và phân NPK Đầu trâu từ 1/2008 đến (Trang 20)
Hình 2.9: Diễn biến giá cao su năm 2008 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.9 Diễn biến giá cao su năm 2008 (Trang 20)
Hình 2.10: Diễn biến giá gạo thô nguyên liệu tẻ thường tại Cần Thơ năm 2008 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.10 Diễn biến giá gạo thô nguyên liệu tẻ thường tại Cần Thơ năm 2008 (Trang 21)
Hình 2.11:Biểu đồ đo lường mức độ tác động của các rủi ro ảnh hưởng quá trình - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.11 Biểu đồ đo lường mức độ tác động của các rủi ro ảnh hưởng quá trình (Trang 23)
Hình 2.12: Biểu đồ các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.12 Biểu đồ các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp (Trang 25)
Hình 2.13: Diễn biến lãi suất năm 2008 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.13 Diễn biến lãi suất năm 2008 (Trang 26)
Hình 2.14: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2005-2009 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.14 Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2005-2009 (Trang 28)
Hình 2.15: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 5/2008 đến 13/3/2009 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.15 Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 5/2008 đến 13/3/2009 (Trang 28)
Hình 3.1: Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực theo tháng năm 2008 - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.1 Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực theo tháng năm 2008 (Trang 30)
Hình 3.2: Mức độ đối phó của người sản xuất trước rủi ro giá bán nông sản - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.2 Mức độ đối phó của người sản xuất trước rủi ro giá bán nông sản (Trang 31)
Hình 3.4: Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của người sản xuất - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.4 Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của người sản xuất (Trang 32)
Hình 3.3: Mức độ hiểu biết của nông dân về các sản phẩm phái sinh - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.3 Mức độ hiểu biết của nông dân về các sản phẩm phái sinh (Trang 32)
Hình 3.5: Những biện pháp của người nông dân trước rủi ro giá nguyên liệu đầu - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.5 Những biện pháp của người nông dân trước rủi ro giá nguyên liệu đầu (Trang 33)
Hình 3.7: Các biện pháp để giảm tác động giá cả hàng hóa đầu vào - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.7 Các biện pháp để giảm tác động giá cả hàng hóa đầu vào (Trang 35)
Hình 3.6: Mức độ quan tâm tới việc quản trị rủi ro của doanh nghiệp. - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.6 Mức độ quan tâm tới việc quản trị rủi ro của doanh nghiệp (Trang 35)
Hình 3.8: Mức độ thành công của doanh nghiệp khi áp dụngcác biện pháp giảm - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.8 Mức độ thành công của doanh nghiệp khi áp dụngcác biện pháp giảm (Trang 37)
Hình 3.10: Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.10 Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp (Trang 42)
Hình 3.9: Mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.9 Mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh (Trang 42)
Hình 3.12: Nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.12 Nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh (Trang 43)
Hình 3.11: Mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.11 Mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm (Trang 43)
Hình 3.13: Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong tương lai của doanh - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 3.13 Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong tương lai của doanh (Trang 44)
Bảng 2.1: Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (1000 tấn) - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Bảng 2.1 Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (1000 tấn) (Trang 86)
Bảng 2.2: Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (nghìn tấn) - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Bảng 2.2 Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (nghìn tấn) (Trang 87)
Bảng 3.1: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hàng nông sản - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Bảng 3.1 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hàng nông sản (Trang 88)
Hình 2.4:Tỷ  trọng  trong  GDP  của ngành  nông  nghiệp - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.4 Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp (Trang 88)
Hình 2.6: Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Hình 2.6 Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông (Trang 89)
Phụ lục 5: Bảng so sánh tổng quát 3 dạng hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn. - Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam
h ụ lục 5: Bảng so sánh tổng quát 3 dạng hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w