Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
696 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU I. Đánh giá tiềm năng và nhu cầu năng lượng của Việt Nam: Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có điện năng hiện rất lớn. Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, nhu cầu điện năng của nước ta vào năm 2020, 2030 lần lượt là 200.000 GWH và 327.000 GWH trong khi khả năng sản xuất điện trong những năm nói trên chỉ đạt 165.000 GWH (2020) và 208.000 GWH (2030). Như vậy, ta có thể thấy rõ lượng thiếu hụt lên tới 20 % đến 30% mỗi năm. Điện năng ở nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ hai nguồn: nhiệt điện và thủy điện. Trong đó, nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện thường là than. Theo như tính toán của các nhà khoa học, với sản lượng khai thác than dự báo là 35 đến 40 triệu tấn/năm thì trữ lượng than còn lại chỉ đủ dùng trong 60 năm nữa sau đó sẽ cạn dần. Mặt khác, hậu quả của việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, không có khả năng tái tạo, như than, dầu khí,… là rất nghiêm trọng. Đó là hiện tượng nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu mà kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu và lâu dài khác. Một câu hỏi đặt ra là liệu có nguồn năng lượng mới nào có thể đồng thời giải quyết được các vấn đề trên hay không. Để trả lời câu hỏi này, đã từ nhiều năm nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức cho việc tìm kiếm các dạng năng lượng khác, thân thiện với môi trường hơn và có thể tái sử dụng được. Các dạng năng lượng này được gọi chung là năng lượng tái tạo với các ưu điểm nổi trội sau: - Ổn định, bền vững và tạo điều kiện độc lập về năng lượng: các dạng năng lượng này tuy không hoàn toàn được phân bố như nhau trên các quốc gia nhưng rõ ràng ở quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có và cũng đều có khả năng khai thác dưới các dạng khác nhau. Mặt khác, các dạng năng lượng này là vô tận nên đảm bảo về vấn đề an ninh năng lượng. - Sạch, không gây ô nhiễm môi trường: năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng sạch, trong quá trình sử dụng không làm gia tăng lượng CO 2 và các chất khí thải độc hại khác trong môi trường, gây ô nhiễm. Sau đây ta sẽ điểm qua một vài dạng năng lượng tái tạo, có thể sử dụng để phát điện, và khả năng áp dụng tại Việt Nam. 1. Thủy năng: Bao gồm: năng lượng của sông và năng lượng của đại dương. Năng lượng của sông: dựa vào chênh lệch thế năng của nước trong các hồ chứa với vùng hạ lưu để chuyển hóa thành điện năng thông qua turbin và máy phát. Năng lượng của đại dương: dựa vào động năng của sóng biển, thủy triều, chuyển hóa thành điện năng bằng hệ thống thu và chuyển hóa năng lượng. Khả năng áp dụng ở Việt Nam: với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trung bình năm lớn và điều kiện địa hình núi cao dốc, có nhiều thung lũng hẹp, nước ta có tiềm năng rất lớn khai thác thủy điện. Thực tế tại Việt Nam, các trạm thủy điện có quy mô từ nhỏ đến rất lớn đều đã và đang được xây dựng nhằm khai thác triệt để tiềm năng to lớn này. Về năng lượng thủy triều, do đặc điểm thủy triều bờ biển nước ta thấp nên khả năng khai thác là không lớn. 2 2. Năng lượng mặt trời: Năng lượng mặt trời chuyển hóa thành điện năng dựa trên đặc tính quang điện của những vật liệu bán dẫn: chiếu một tia sáng lên diện tích một vật bán dẫn để tạo ra một hiệu số điện thế. Thiết bị hiện nay được sử dụng là pin mặt trời. Khả năng áp dụng ở Việt Nam: là một nước nhiệt đới có số ngày nắng trung bình năm tươngđối cao, đặc biệt ở các vùng từ Thừa Thiên – Huế trở vào Nam Bộ, Việt Nam có tiềm năng không nhỏ trong việc khai thác năng lượng mặt trời. Nước ta đã xây dựng trên 100 trạm quan trắc để theo dõi các số liệu về năng lượng mặt trời trên khắp lãnh thổ. Dựa trên các số liệu, năng lượng bức xạ trung bình trên cả nước là 4 – 6 kWh/m 2 /ngày. Tuy nhiên do vẫn hạn chế về mặt công nghệ và giá thành nên hiện tại, năng lượng mặt trời ở Việt Nam mới chủ yếu dừng lại ở những dự án nhỏ lẻ có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. 3. Năng lượng gió: Bằng việc chuyển hóa động năng của gió thành cơ năng quay turbin, nối turbin này với máy phát ta sẽ chuyển được năng lượng gió thành điện năng. Khả năng áp dụng ở Việt Nam: tuy không có được tiềm năng lớn như ở các nước Châu Âu, song theo khảo sát của “Chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á” của Ngân hàng Thế giới WB, Việt Nam có tiềm năng về gió lớn nhất ở Đông Nam Á, ước đạt 513.360 MW, cao hơn công suất dự báo của EVN năm 2020. Mặt khác, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km, lại nằm giữa chí tuyến Bắc và xích đạo, là nơi có gió thổi điều hòa nhất. Với sự quan tâm của chính phủ cùng với sự giúp đỡ của các nước có công nghệ tiên tiến, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển năng lượng gió để giải bài toán năng lượng trong tương lai. 4. Năng lượng sinh khổi: Đây là nguồn năng lượng từ cây cỏ thiên nhiên và rác thải. Năng lượng sinh khối có nhiều tác dụng và một trong số đó là sản xuất điện, bằng công nghệ sản xuất điện và nhiệt kết hợp (Combine heat and power – CHP) Khả năng áp dụng ở Việt Nam: Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng năng lượng này. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tiềm năng sinh khối từ bã mía trong sản xuất điện là 200 – 250 MW, trấu là 100 MW. Tuy nhiên, việc phát triển dạng năng lượng này để sản xuất điện còn ở giai đoạn thử nghiệm nhỏ, chủ yếu nghiên cứu để sản xuất nhiên liệu mới, đồng thời chính phủ cũng chưa ban hành khung pháp lý về đầu tư phát triển năng lượng sinh học. Đây chính là những khó khăn nhất định trong việc áp dụng năng lượng này ở Việt Nam. 5. Năng lượng địa nhiêt: Nguyên lý: lợi dụng sức nóng của nguồn nước có nhiệt đọ cao từ 150 o C trở lên để sản xuất điện. Nghĩa là chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng. Khả năng áp dụng ở Việt Nam: tuy không nằm đúng trên vành đai lửa Thái Bình Dương nhưng do ở gần đó nên nước ta cũng có nhiều nguồn nước nóng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Địa chất và Khoáng sản, hiện Việt Nam có 264 nguồn nước nóng, trong đó 64 nguồn từ 30 – 40 o C, 72 nguồn 41 – 60 o C, 36 nguồn 61 – 3 100 o C, trên 100 o C chỉ có 4 nguồn. Do nhiệt độ không thực sự cao nên khả năng sản xuất điện từ dạng năng lượng này là có giới hạn. Trong số những nguồn năng lượng mới nêu trên, thủy điện có tiềm năng nhất (xét cả về mặt kinh tế và kỹ thuật). Tuy nhiên, như đã nêu, thủy điện đã và đang được tận dụng triệt để. Ở đất nước ta Nnăng lượng gió là , một nguồn năng lượng tiềm tàng vẫn chưa được khai thác nhiều và , với những ưu điểm của mình chúng, hoàn toàn có thể đưa vào khai thác thương mại, phục vụ phát triển sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Vì Với những lí do nàynói trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học làtập trung nghiên cứu vào năng lượng gió. Cụ thể là tính toán khả năng sử dụng gió để cung cấp điện độc lập cho những khu vực vùng núi, hải đảo. Đề tài đề cập giới thiệu nguyên lý tập trung gió bằng tường chắn và so sánh, phân tích ưu nhược điểm so với các trạmphongđiện thông thường. Bài toán được áp dụng cụ thể cho trạmphongđiện tại đảo Phú Quý, Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở về phương pháp luận cho việc lựa chọn loại hình nhà máy phongđiện nói chung. 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. Một số khái niệm cơ bản Gió bắt nguồn từ sự nóng lên không đều của khí quyển trên bề mặt trái đất dưới tác động của bức xạ mặt trời. Trái đất của chúng ta gồm có: lục địa, đại dương, núi, rừng… Chính sự không đồng nhất của bề mặt đã quy định sự nóng lên khác nhau cùa từng khu vực trên cùng một vĩ độ. Bên cạnh đó chuyển động quay của trái đất cũng làm thay đổi hướng của các luồng không khí. Trên quy mô toàn cầu các hiệu ứng nhiệt này kết hợp với các hiệu ứng động do sự quay của trái đất sẽ hình thành kiểu gió thịnh hành (hinh 1-1). - Vùng lặng gió: nằm trên xích đạo - Vùng gió mùa: nằm từ xích đạo đến 30 O vĩ độ Bắc và 30 O vĩ độ Nam + Ở bán cầu bắc: hướng gió di chuyển từ phía Đông Bắc. + Ở bán cầu nam: hướng gió di chuyển từ phía Đông Nam. + Vận tốc gió mùa trung bình khoảng 6 – 8 m/s + Chiều cao hoạt động của gió mùa tính từ bề mặt trái đất từ 1 – 4 km - Vùng lặng gió có áp suất cao: nằm từ ở độ 30 O bán cầu Bắc và bán cầu Nam. - Vùng từ vĩ độ 30 O đến vĩ độ 60 O : + Ở bán cầu bắc: hướng gió di chuyển từ phía Tây – Tây Nam + Ở bán cầu nam: hướng gió di chuyển từ phía Tây – Tây Bắc - Vùng từ vĩ độ 60 O đến Bắc và cực Nam : + Ở bán cầu bắc: hướng gió di chuyển từ phía Bắc Đông Bắc + Ở bán cầu nam: hướng gió di chuyển từ phía Nam – Đông Nam Hình 1-1: Sự luân chuyển của khí quyển 5 Hình 1-2: Sự luân chuyển của khí quyển Các vùng có trữ năng gió phân biệt với nhau khá rõ nét do các yếu tố địa lý và môi trường. Tốc độ gió trung bình của một khu vực giúp chúng ta lực chọn loại động cơ gió và đánh giá hiệu suất của máy phát điện. Vận tốc gió là quãng đường mà khối không khí di chuyển trong một đơn vị thời gian. Vận tốc gió biến đổi đều theo hướng cũng như theo độ lớn. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do sự nóng lên không đều của bề mặt trái đất và sự không bằng phẳng của địa hình. Tốc độ gió tăng theo độ cao và các thành phần lực tác dụng nằm ngang theo tính toán lớn hơn nhiều so với các thành phần thẳng đứng. Tuy nhiên thành phần thẳng đứng lại là nguyên nhân chính gây ra các cơn gió mạnh và các biến đổi ngắn hạn. II. Nội dung cơ bản của đề tài Việc đánh giá tiềm năng năng lượng gió của một vùng để đưa vào khai thác trong lĩnh vực phát điện là một yêu cầu cần thiết. Để xây dựng một nhà máy phongđiện cần có một diện tích lớn để phân bố toàn bộ các cột tuabin gió theo thiết kế. Trong phạm vi để tài này trình bày nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng gió của một vùng và so sánh phương pháp tập trung năng lượng gió bằng tườnggióvới một trạmphongđiện thông thường có những ưu nhược điểm gì. 6 Hình 1-3: Minh họa phương pháp tập trung năng lượng gió thông thường Hình 1-4: Minh họa phương pháp tập trung năng lượng bằng tườnggió 7 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI - Công suất của gió qua một diện tích F: kWFuN , 2 1 3 ×××= ρ Tính cho 1 đơn vị diện tích ta có công suất N r : 2 3 , 2 1 m kW uN r ××= ρ Trong đó: - ρ: khối lượng riêng của không khí, lấy bằng 1.226 (kg/m 3 ) - u: vận tốc gió (m/s) - Điện năng gió : kWhTNE rn , ×= - T: thời gian (giờ) 8 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIÓ CỦA NAM ĐẢO PHÚ QUÝ VÀ GIẢIPHÁPTƯỜNGGIÓĐỐIVƠITRẠMPHONGĐIỆN I. Tính toán tiềm năng năng lượng gió ở đảo Phú Quý: 1.Các thông tin chung về đảo Phú Quý: - Vị trí địa lý: 10 o 29’ B đến 10 o 31’ B và 108 o 55’Đ đến 108 o 59’ Đông. - Diện tích: 16,4 km 2 - Thuộc tỉnh Bình Thuận, gồm có 3 xã đảo và 10 thôn với huyện lỵ là xã Ngũ Phụng. 2. Tính toán tiềm năng năng lượng gió: (áp dụng tính cho phía Nam đảo Phú Quý) 2.1) Số liệu thu thập: - Tài liệu khí tượng Phú Quý đo ở độ cao 1212m so với mặt đất theo “ Số liệu Khí tượng thủy văn Việt Nam” + Từ năm 1979 - 1985: tốc độ gió trung bình năm 6,2m/s, tốc độ gió lớn nhất 28m/s, hướng Tây vào ngày 22/6/1979 + Từ năm 1980 - 1998: tốc độ gió trung bình năm 5,5m/s, tốc độ gió lớn nhất 28m/s vào ngày 6/1/1995 + Từ năm 1999 - 2003: tốc độ gió trung bình năm 5,1m/s, tốc độ gió lớn nhất 33m/s vào ngày 6/7/2001 + Từ năm 7/2004 – 6/2005: tốc độ gió trung bình năm 4,9m/s, tốc độ gió lớn nhất 18 m/s, hướng Tây – Tây Nam vào ngày 18/7/2004 - Tài liệu đo gió thực tế 1 năm tại bắc và Nam đảo ở độ cao 12m, 40m và 60m so với mặt đất. - Kết quả thu được từ tài liệu: + Hướng gió chính của năm: Bắc – Đông -Bắc + Hướng gió theo tháng: (xem phụ lục I) b2.2) Các công thức sử dụng để tính toán: - Vận tốc gió phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó ta phải tiến hành hiệu chỉnh vận tốc gió trong tài liệu sẵn có theo địa hình và độ cao như sau: ' d d 0c c h u u K K = × × (2-1) Trong đó: - u cd ’ là vận tốc gió được chia thành từng cấp độ khác nhau (xem bảng tính số 1 ) - dc u : vận tốc gió trung bình theo cấp độ. - K 0 : hệ số độ thoáng của vị trí đặt turbin gió, được xác định như sau: 9 ax 0 m b K K K = (2-2) Với K max = 9: hệ số phụ thuộc vào vùng miền. K b = 8 - K h : hệ số hiệu chỉnh theo độ cao, và được tính như sau: m h H K h φ = ÷ ÷ (2-3) Với H là độ cao cột turbin gió dự kiến. h φ là độ cao đặt máy đo gió, ở đây là 40m. m là hệ số phụ thuộc vào vận tốc: m=f(u). Do ở đây không có số liệu tra nên ta chọn m = 0,14. - Công suất của gió qua một turbindiện tích F: ' 3 d 1 2 c N u F ρ = × × × (2-4) Tính cho 1 đơn vị diện tích ta có công suất N r : ' 3 d 1 2 r c N u ρ = × × (2-5) Trong đó: - ρ: khối lượng riêng của không khí, lấy bằng 1.226 (kg/m 3 ) - u cd ’: vận tốc gió đã hiệu chỉnh, tính theo công thức (2-1) - Điện năng gió theo lý thuyết: ax 0 m u n i i E N t = ×∆ ∑ (2-6) Tương tự như ở trên, nếu tính cho một đơn vị diện tích, ta có điện năng gió năm là: ( ) ax ax ' 3 di 0 0 0 1 2 m m u u n ri i c i E N t u T P ρ = ×∆ = × × × ×∆ ∑ ∑ (2-7) Trong đó: T 0 là số giờ trong năm: 8760h ∆P i là tần suất xuất hiện của cấp độ gió u i trong năm. Các đại lượng khác đã được giải thích ở trên. (Kết quả tính toán cụ thể xem bảng tính số 2) - Hệ số sử dụng công suất lắp máy: ax min d ( ) m u s u i i u K N P = ×∆ ∑ (2-8) Trong đó: ( )u i N là hệ số sử dụng công suất lắp máy ứng với vận tốc gió u’ cd đã tính ở trên, được tính như sau: 10 ' ( ) i u i T N N N = (2-9) Với N T là công suất định mức của turbin gió. N’ i là công suất phụ thuộc vào đặc tính của turbin và vận tốc u’ cd . (Kết quả tính toán K sd xin xem bảng tính số 3) - Điện năng của một trạmphong điện: 1 dtram T s E N T = × (2-10) Trong đó: T sd là thời gian phát được công suất định mức, được tính như sau: d d 0s s T K T = × (2-11) N T đã được giả thích ở trên. Sau khi tính toán K sd cụ thể cho từng tháng theo công thức 2-8, ta tính được E 1tram của từng tháng theo công thức 2-11 (lúc này, T sd là số giờ phát được công suất định mức trong từng tháng và trong công thức 2-11 T 0 là số giờ trong tháng) ta được kết quả tính ghi ở bảng 4. c2.3) Chọn loại turbin: Căn cứ vào vận tốc gió lớn nhất cũng như chiều cao lắp đặt dự kiến và khoảng vận tốc gió có tần suất xuất hiện lớn nhất, ta chọn loại turbin của hãng Fuhrlander-250 có các thông số như sau: - Công suất định mức: N T = 125kW - Vận tốc gió nhỏ nhất có thể hoạt động được: u min = 2,5 (m/s) - Vận tốc gió lớn nhất: u max = 25 (m/s) - Vận tốc gió làm việc vớivới công suất định mức: u đm =14m/s - Đường kính rôto: D = 29,5 (m) - Độ cao lắp đặt: H = 40m. - Đường đặc tính công suất của tuabin Fuhrlander-250 11 [...]... năm En lớn nhỏ hơn so với phương án lắp đặt trạmphongđiện kiểu truyền thống 25% Tuy nhiên diện tích chiếm dụng của tườnggió lại nhỏ hơn rất nhiều so vớidiện tích chiếm dụng của nhà máy phongđiện thông thường - Mật độ năng lượng gió khai thác để phát điện trên một đơn vị diện tích: ρ khai thác = En FNM Trong đó: En – điện lượng trung bình năm của trạmphongđiện hoặc tường gió, FMN – diện tích chiếm... bình năm của trạmphongđiện hoặc tường gió, FMN – diện tích chiếm dụng của nhà máy + Đối với trạm phongđiện thông thường: rkhaithác=0.104 MW/m2 + Đốivớitường gió: rkhaithác= 0.304 MW/m2 17 Từ kết quả trên có thể thấy mật độ năng lương gió dùng để phát điện của tườnggió lớn hơn khoảng 3 lần so vớitrạmphongđiện thông thường - Tuy nhiên, khả năng lắp đặt, xây dựng còn phụ thuộc vào điều kiện địa... của 1 trạm là 519,057 MWh 14 Theo phương thức bố trí trong nhà máy phongđiệndiện tích chiếm dụng trung bình của 1 cột tuabin gió là 5000 m2 Ứng với nhà máy phongđiện gồm 6 tổ máy, công suất lắp máy là : 750kW , điện năng trung bình năm là : 3114 MWh 3 Tính toán so sánh giữa phương án lắp đặt nhà máy phongđiện truyền thống và phương án lắp đặt đập gió (tường gió) : a) Mô tả tường gió: - Turbin gió. .. pháptườnggió đối với trạm phongđiện Thông qua đề tài Nghiên cứu khoa học này, chúng em đã được tìm hiểu về các dạng năng lượng mới mà cụ thể là năng lượng gió Trong đề tài chúng em đã trình bày phương pháp tính toán xác định năng lượng gió của một vùng nhất định từ đó tiến hành khai thác điện năng và so sánh phương pháp tập trung năng lượng bằng tườnggióvới các trạmphongđiện thông thường Chúng... đến tâm turbin Vậy điện năng thu được của tườnggió là 207.5M1514,201 MWh.có công suất lắp máy 66.6kw Tương tự ,ứng với công suất lắp máy của tườnggió 125kW thì điện năng thu được 388.5 MWh và có diện tích chiếm dụng không gian là 1280 m2, chúng ta thiết kế 2 tườnggió c) Kết luận: - Thông qua kết quả tính toán ta thấy phương án tườnggióvới cùng công suất lắp máy chúng ta thu được điện lượng trung... trí cho từng phương án nhà máy phongđiện truyền thống: - Căn cứ vào bình đồ khu vực phía Nam đảo đã có, ta tiến hành bố trí vị trí các turbin gió cũng như tườnggió - Căn cứ vào cách xây dựng hoa gió từ tài liệu khí tượng - Với phương án trạmphongđiện kiểu truyền thống: bố trí 6 turbin với các khoảng cách như trên hình sau: NNE Hình 3 – 2 Sơ dđồ bố trí nhà máy phongđiện kiểu truyền thống - Sơ đồ... tiềm năng năng lượng gió để từ đó đưa ra giải pháp khai thác điện năng có ý nghĩa trong việc giải quyết một phần sự thiếu hụt năng lượng hiện nay Như chúng ta phân tích ở trên thì trường hợp sử dụng đập gió (tường gió) giúp giảm nhỏ diện tích cũng như không gian sử dụng của nhà máy nếu so sánh với một nhà máy phongđiện thông thường có cùng công suất II Phạm vi ứng dụng Với phương pháp tính toán như... lượng gió cho tất cả các vùng khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi để tài này chúng em chỉ nghiên cứu phương pháp tính toán đơn giản dùng để đánh giá trữ năng năng lượng gió cũng như ứng dụng phương pháp này vào thiết kế sơ bộ các trạmphongđiện nói chung ở nước ta 20 IKẾT LUẬNII Kết luận: Như vậy sau một thời gian học tập và nghiên cứu chúng em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: Giải pháp tường gió đối với. .. m với tổng diện tích là 3,74m2 Như vậy, tổng diện tích của tườnggió là 673,4 m2 - Tườnggió trên được bố trí 9 tầng, mỗi tầng 20 turbin Tâm của turbin thấp nhất cách mặt đất 3m, tâm của turbin cao nhất cách mặt đất 17,4 m Hình 3-1 Sơ đồ bố trí tườnggió b) Tính toán năng lượng của tường gió: - Sử dụng chung các công thức tính toán cho một trạmphongđiện như ở trên để tính toán tìm năng lượng của tường. .. Khoa học và kỹ thuật 8/2009 Bảng tra turbin gió (nguồn Internet) Các thông tin về tườnggió (nguồn Internet) 22 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 23 Bố trí turbine khi có hướng gió chủ đạo Ghi chú: là turbin Bố trí turbine Hoa gió NNW N E NNE NE NW WNW ENE W E E ESE WSW SE SW SSW E SSE S Bố trí turbine khi không có hướng gió chủ đạo Ghi chú: là turbin B? trí turbin Hoa gió NNW N NNW NNE WNW ENE W E ESE WSW SE SW SSW . Đối với trạm phong điện thông thường: r khaithác =0.104 MW/m 2 + Đối với tường gió: r khaithác = 0.304 MW/m 2 17 Từ kết quả trên có thể thấy mật độ năng lương gió dùng để phát điện của tường. tốc gió (m/s) - Điện năng gió : kWhTNE rn , ×= - T: thời gian (giờ) 8 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIÓ CỦA NAM ĐẢO PHÚ QUÝ VÀ GIẢI PHÁP TƯỜNG GIÓ ĐỐI VƠI TRẠM PHONG. so sánh phương pháp tập trung năng lượng gió bằng tường gió với một trạm phong điện thông thường có những ưu nhược điểm gì. 6 Hình 1-3: Minh họa phương pháp tập trung năng lượng gió thông thường Hình