Để nắm rõ hơntình hình này của Ngân hàng và có những giải pháp phù hợp, phần nào giúpNgân hàng đứng vững và ngày càng nâng cao được vị thế của mình trong cuộc chạy đua về kinh doanh sản
Trang 1DANH MỤC BẢNGBảng 01 - Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 02 - Nguồn vốn huy động theo thời hạn năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 03 - Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 04 - Doanh số cho vay năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 05 - Doanh số thu nợ năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 06 - Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 07 - Tình hình dư nợ theo loại hình kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 08 - Tình hình dư nợ đối với nền kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 09 - Tình hình dư nợ xấu theo loại hình kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 10 - Tình hình dư nợ xấu theo ngành kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 11 - Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng và Nợ quá hạn trên Dư nợ của ngân hàng qua 3
năm 2009, 2010, 2011
Bảng 12 - Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Bảng 13 - Chỉ tiêu Dư nợ trên tổng vốn huy động
Bảng 14 - Chỉ tiêu Vốn huy động trên Tổng nguồn vốn
Bảng 15 - Chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi
Bảng 16 - Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Doanh thu
Trang 2DANH MỤC HÌNHHình 01 - Biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011
Hình 02 - Nguồn vốn huy động theo thời hạn năm 2009, 2010 và 2011
Hình 03 - Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động năm 2009, 2010 và 2011
Hình 04 - Doanh số cho vay năm 2009, 2010 và 2011
Hình 05 - Doanh số thu nợ năm 2009, 2010 và 2011
Hình 06 - Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Hình 07 - Tình hình dư nợ theo loại hình kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Hình 08 - Tình hình dư nợ đối với nền kinh tế năm 2009, 2010 và 2011
Trang 3MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.3 Phương pháp nghiên cứu 9
1.4 Phạm vi nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2: CSLL VỀ TD VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HĐTD 10
2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng 10
2.1.1 Khái niệm tín dụng 10
2.1.2 Phân loại tín dụng 10
2.1.2.1 Theo thời hạn cho vay 10
2.1.2.2 Theo mục đích của tín dụng 11
2.1.2.3 Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng 11
2.1.2.4 Theo phương thức cho vay 11
2.1.3 Đối tượng khách hàng 11
2.1.4 Điều kiện cho vay 12
2.1.5 Các phương thức cho vay 12
2.1.6 Chức năng và vai trò của tín dụng 14
2.1.6.1 Chức năng 14
2.1.6.2 Vai trò 14
2.1.7 Bảo đảm tín dụng 15
2.1.7.1 Khái niệm 15
2.1.7.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng 15
2.1.8 Quy trình tín dụng 16
2.1.8.1 Khái niệm 16
2.1.8.2 Các bước cơ bản trong quy trình 17
Trang 42.1.9 Rủi ro tín dụng 18
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 19
2.2.1 Khái niệm 19
2.2.1.1 Doanh số cho vay 19
2.2.1.2 Doanh số thu nợ 19
2.2.1.3 Dư nợ 19
2.2.1.4 Nợ quá hạn 19
2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 20
2.2.2.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn 20
2.2.2.2 Dư nợ / Tổng nguồn vốn 20
2.2.2.3 Dư nợ / Tổng vốn huy động 20
2.2.2.4 Nợ quá hạn / Dư nợ 21
2.2.2.5 Hệ số thu nợ 21
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 22
3.1 Khái quát về Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thái Nguyên 22
3.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thái Nguyên 22
3.3 Chức năng, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc Tế Thái Nguyên 26
3.3.1 Về chức năng : 26
3.3.2 Về cơ cấu tổ chức: 27
3.4 Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011 30
3.5 Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng năm 2011 36
3.5.1 Thuận lợi 36
3.5.2 Khó khăn 36
3.6 Định hướng phát triển 37
3.6.1 Tôn chỉ hoạt động 37
Trang 53.6.2 Mục tiêu tổng quát 37
3.6.3 Kế hoạch trong thời gian tới 37
CHƯƠNG 4 – THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ (VIB) - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN .38
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn 38
4.1.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo thời hạn: 38
4.1.2 Huy động vốn theo hình thức huy động: 44
4.2 Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng: 49
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay 50
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 54
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ: 59
4.2.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế: 59
4.2.3.2 Dư nợ theo loại hình kinh tế: 65
4.2.3.3 Dư nợ đối với nền kinh tế: 69
4.3.4 Phân tích dư nợ xấu 73
4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng 78
4.4.1.Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu .78
4.4.2 Chỉ tiêu Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hệ số thu nợ) 79
4.4.3 Chỉ tiêu Dư nợ/ Vốn huy động: 80
4.4.4 Chỉ tiêu Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 81
4.4.5 Tỷ lệ thu lãi (%) 82
4.4.6 Chỉ tiêu Lợi nhuận/ Doanh thu: 82
4.5 Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh
Trang 6Thái Nguyên 84
4.5.1 Đánh giá về tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian qua 84
4.5.1.1 Kết quả đạt được 84
4.5.1.2 Những mặt còn hạn chế 85
2.5.2 Đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Thái Nguyên 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu chất lượng tín dụng 89
5.1.1 Quan điểm về chất lượng tín dụng 89
5.1.2 Mục tiêu chất lượng tín dụng trong thời gian tới 89
5.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng: 90
5.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở VIB – Chi nhánh Thái Nguyên 91
5.2.1 Xây dựng và sử dụng quĩ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín dụng: 91
5.2.2 Củng cố công tác mạng lưới và khoán tài chính đến nhóm và người lao động, thực hiện đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng 93
5.2.3 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng để có biện pháp đầu tư tín dụng thích hợp: 94
5.2.4 Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng : 95
5.2.5 Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn : 96
5.2.6 Từng bước qui chuẩn đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ 101
5.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng VIB – Thái Nguyên 102
5.3.1 Đối với chính phủ 102
5.3.2 Đối với NHNN 104
5.3.3 Đối với ngân hàng VIB – Thái Nguyên 104
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 7Tín dụng Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn lànghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và pháttriển của từng ngân hàng Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chấtlượng tín dụng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản
lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.Với chứcnăng làm trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua ngân hàng, các nguồnlực sẽ được phân bổ, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả nhất
Để thực hiện được những điều này, đòi hỏi ngân hàng phải có một kếhoạch phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là hoạt động tín dụng - lĩnh vựcthể hiện sự sống còn của tất cả các ngân hàng Đối với ngân hàng thương mại cổphần Quốc tế - Chi nhánh Thái Nguyên cũng không ngoại lệ Để nắm rõ hơntình hình này của Ngân hàng và có những giải pháp phù hợp, phần nào giúpNgân hàng đứng vững và ngày càng nâng cao được vị thế của mình trong cuộc
chạy đua về kinh doanh sản phẩm là tiền tệ, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Chi nhánh Thái Nguyên”
Trang 8Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Chi nhánh Thái Nguyên” là một quá trình nghiên cứu, kết
hợp giữa những lý thuyết về ngân hàng thương mại được trang bị từ nhàtrường, sách báo với thực tiễn thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc
Tế Nội dung của báo cáo thực tế này gồm có: Lý thuyết chung về tín dụng,Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Chi nhánh TháiNguyên Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động của Ngânhàng thương mại cổ phấn Quốc Tế - Chi nhánh Thái Nguyên; đánh giá sơ lược
về tình hình huy động vốn cũng như tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấucủa ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu là 3 năm từ năm 2009-2011 Dựa trên
cơ sở lý luận và tình hình huy động vốn, sử dụng vốn của ngân hàng, báo cáo đisâu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Từ đó, đề xuất một vàibiện pháp chủ yếu nhằm giúp ngân hàng phát huy những thành quả đạt được,khắc phục những mặt hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực tíndụng
Bên cạnh thực trạng của hoạt động tín dụng, tôi cũng xin gửi một số kiếnnghị, góp ý đến Quý Ngân hàng nhằm mục đích để ngân hàng đề ra những chínhsách phù hợp, giúp hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh TháiNguyên ngày một nâng cao và bền vững
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Song đây cũng là hoạt động có mức rủi ro cao nhất Do đó, hiệuquả và chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng Điều này yêu cầu ngânhàng phải quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động này, nhằm giảm thiểu rủi
ro, nâng cao hiệu quả tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng
Vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng bị tác động bởi những yếu tố cụthể nào Chính vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phântích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh
số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, cũng như mức nợ quá hạn của ngân
Trang 9hàng Từ đó, sẽ tìm các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngcủa ngân hàng và hạn chế rủi ro.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3năm 2009-2011 Ngoài ra nếu có điều kiện, sẽ trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cácnhân viên, lãnh đạo tín dụng để thu thập nhiều thông tin hơn về tình hình tíndụng trong thời gian qua của ngân hàng
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tỷ lệ, và so sánh để nhận xét,đánh giá được chính xác hiệu quả tín dụng thực tế của ngân hàng
Tham khảo thông tin từ internet, sách báo, tạp chí…
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này, sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình hoạtđộng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Thái Nguyên, thôngqua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạtđộng tín dụng của ngân hàng Thời gian phân tích là 3 năm (2009-2011)
Trang 10- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu này sang chongười sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
2.1.2 Phân loại tín dụng
Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theonhững tiêu thức phân loại khác nhau Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ sauđây:
2.1.2.1 Theo thời hạn cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại:
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưuđộng của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cốđịnh Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố
Trang 11định, đổi mới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các
dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu
tư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn
2.1.2.2 Theo mục đích của tín dụng
Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
- Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Cho vay bất động sản
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
2.1.2.3 Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng
Theo tiêu thức này, cho vay có thể được phân thành các loại sau:
Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay vốn để quyết định cho vay
Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác Sự bảo đảm này là căn
cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồnthu nợ thứ nhất
2.1.2.4 Theo phương thức cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại sau:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
2.1.3 Đối tượng khách hàng
Trang 12Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhânViệt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống ở trong nước và ngoài nước.
2.1.4 Điều kiện cho vay
Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự Tổ chức nước
ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân
sự được xác định theo pháp luật Việt Nam
- Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự Cá nhân
nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vidân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật
- Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với
cá nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của sở Giao Dịch, Chi nhánh trựcthuộc Ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải đượcTổng Giám Đốc chấp thuận
2.1.5 Các phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay vốn về việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng
Trang 13- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác
định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời giannhất định
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự ánđầu tư phục vụ đời sống
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một
dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng trong đó, có một tổ chứctín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợtheo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhấtđịnh Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mứctín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ
chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm
vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tạimáy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khicho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phảituân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềphát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng
thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán
Trang 142.1.6 Chức năng và vai trò của tín dụng
2.1.6.1 Chức năng.
Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi, mà nguồn vốn này được phân tán khắp nơi như: doanh nghiệp, cơ quannhà nước, cá nhân… trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩynền kinh tế phát triển
Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờvậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả Khi sửdụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức làphải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghitrong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quantâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quaycủa vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp
2.1.6.2 Vai trò
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hìnhthành vốn lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã gópphần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹthuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn
định trật tự xã hội
Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cânđối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn Vì vậy thông qua việc
Trang 15đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấukinh tế hợp lý Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn laođộng và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyếtcác vấn đề xã hội
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liềnvới thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậytín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền với cácnền kinh tế các nước Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nóiriêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khấu hànghóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đạihóa nền kinh tế
2.1.7 Đảm bảo tín dụng
2.1.7.1 Khái niệm
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chứctín dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế vàpháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay Cho nên đây làphuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác
để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản
Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi :
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có
giá trị và thị trường tiêu thụ)
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng
làm bảo đảm tiền vay
2.1.7.3 Các hình thức bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp
Trang 16Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tàisản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:
Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:
- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa…
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ
- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tàisản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng Bảo đảmtín dụng bằng TS hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng TS hìnhthành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đóđối với ngân hàng
Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh)
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn
ma người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa
vụ trả nợ
2.1.8 Quy trình tín dụng
2.1.8.1 Khái niệm
Trang 17Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếpnhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định chovay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng
2.1.8.2 Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng
Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn Khách hàng sẽ cung cấp nhữngthông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn Nhân viên tín dụng sẽtrực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định tín dụng
Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tíndụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó Ngoài ra, nhân viêntín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài củangành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tácthẩm định thêm chính xác
Bước 3: Xét duyệt cho vay
Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trưởngphòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình HộiĐồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không
Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký hợp đồng tín dụng
Sau khi HĐTD có quyết định cho vay, NVTD thực hiện các công việc:
- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng
về việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định củangân hàng (nếu có)
- Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ cóliên quan trong hợp đồng
Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn
Trang 18Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó đểtiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng
Bước 6: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi
Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho kháchhàng Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với kháchhàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trảhết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vayhoặc gia hạn nợ vay
Bước 7: Thanh lý HĐTD, lưu trữ hồ sơ tín dụng
Sau khi thanh lý HĐTD (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh),nhân tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh có sai sót.NVTD trình lãnh đạo ký thanh lý HĐTD, đồng thời thực hiện thủ tục giải chấptài sản cho khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có)
2.1.9 Rủi ro tín dụng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường xuyên xảy ra và dẫn đến nhữngtổn thất lớn cho ngân hàng Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trựctiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợđúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, không trả được nợ gốchoặc vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễxảy ra nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: rủi
ro kiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được Các ngân hàng thường tậptrung ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy
ra, điển hình là một số loại rủi ro sau:
Không thu được lãi đến hạn dẫn đến phải thiếu lãi, nghĩa là đến kỳhạn trả lãi mà doanh nghiệp không thể trả được nên ngân hàng phảihoãn lại để chờ thu vào kỳ sau
Trang 19 Không thu đựơc nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điềnnày sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng,gây thâm hụt vốn.
Không thu đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phảigiảm miễn lãi Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngânhàng từ thu lãi cho vay, mà đây lại là nguồn thu nhập chính củangân hàng
Không thu đủ nợ gốc đến hạn dẫn đến nợ gốc không có khả năngthu hồi và có thể là xóa nợ, đây là rủi ro lớn nhất của ngân hàng Ngân hàng vừa bị mất vốn, vừa mất luôn phần lợi nhuận
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.2.1 Khái niệm
2.2.1.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không
kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa Doanh số cho vay thường được xácđịnh theo tháng, quý, năm
2.2.1.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trongnăm tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng haymột phần hợp đồng
Trang 20Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nóphản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả cho ngân hàng màkhông có nguyên nhân nào cụ thể, hợp lý Khi đó ngân hàng sẽ chuyển cáckhoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.
2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.2.2.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn:
Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng Đốivới NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng cànglớn
TỔNG VHĐVỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN = x 100%
Trang 21của ngân hàng, điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốnhuy động được
DƯ NỢ
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
2.2.2.4 Nợ quá hạn / Dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
và chất lượng tín dụng Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngượclại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngânhàng là bình thường)
NỢ QUÁ HẠN
DƯ NỢ
2.2.2.5 Hệ số thu nợ
Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu
nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nóđánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng Nếu chỉ số này càng tiếngần về 1 thì càng tốt cho tổ chức tín dụng
DOANH SỐ THU NỢ
DOANH SỐ CHO VAY
Trang 22CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
3.1 Khái quát về Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thái Nguyên
Tên Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thái Nguyên
Địa chỉ 661-663 Lương Ngọc Quyến Tp.thái Nguyên - Thái Nguyên Điện thoại 0280 365 6925
(Hình ảnh 2.1: Logo Ngân hàng TMCP Quốc Tế )
3.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế chi
nhánh Thái Nguyên
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam ( tên gọi tắt là Ngân hàngQuốc Tế - VIB ) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 9 năm 1996 theoQuyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng NhàNước Việt Nam, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn Q Đống Đa - Hà Nội
* Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
Trang 23+ Năm 1996
- Ngày 18/9/1996, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt
là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên
- Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội
- Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động
+ Năm 2007
- Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
- Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, tổng công
ty lớn như Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầukhí …
- Mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị
- Được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất ViệtNam
+ Năm 2008
- Được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có
“Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”
Trang 24- Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thếgiới trong lĩnh vực thương hiệu – Interbrand.
- Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn,
Hà Nội
- Ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U
- Phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard
- Thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trởthành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường
+ Năm 2009
- Ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng CommonwealthBank of Australia (CBA)
- Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới
- Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng
- Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013, với mụctiêu đến năm 2013 sẽ trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tạiViệt Nam
- Triển khai nhiều dự án lược phục vụ chiến lược kinh doanh mới:
Dự án thiết kế không gian bán lẻ, Dự án phát triển hệ thống quản trị nhân
sự và hiệu quả công việc, Dự án chiến lược công nghệ, Chương trìnhchuyển đổi Hệ thống chi nhánh…
+ Năm 2010
- Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hànghàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với
tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%
- Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng
Trang 25- Tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ chiến lược kinhdoanh giai đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng
- Mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cảnước
* Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Quốc Tế Thái Nguyên Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh như hiện naythì nhu cầu gửi tiền, vay vốn và sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp khálớn, đặc biệt là tại các tỉnh thành phố đang phát triển – Thái Nguyên là trung tâmkinh tế và giao dịch lớn của vùng trung du và miền núi phía bắc thì việc ra đờicác chi nhánh ngân hàng thương mại là tất yếu Trong điều kiện đó và với mongmuốn đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần hơn, phục vụ tốt hơn cho nhucầu của người dân trên địa bàn, ngày 16/10/2007, Ngân hàng Quốc Tế chínhthức khai trương VIB Thái Nguyên tại số 661-663 đường Lương Ngọc Quyến,thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Chi nhánh ngân hàng VIB Thái Nguyên là chi nhánh cấp 2, trực thuộchội sở chính của Ngân hàng Quốc Tế, có con dấu riêng, có bảng cân đối tàikhoản; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 2 điều 12 chương III và thựchiện các nhiệm vụ theo điều 10 chương II tại quy chế tổ chức và hoạt động củaNgân hàng Quốc Tế ban hành kèm theo quyết định số 179/QĐ/HĐQT- 02 ngày07/09/2001 của Hội đồng quản trị VIB
Trong thời gian đầu chi nhánh VIB Thái Nguyên còn gặp nhiều khókhăn, thách thức, cụ thể là: VIB Thái Nguyên ra đời trong điều kiện cơ sở vậtchất lúc ban đầu còn thiếu, khách hàng còn chưa biết nhiều về địa điểm cũngnhư hoạt động kinh doanh của chi nhánh; chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ
về lãi suất tiền gửi và tiền vay của các ngân hàng trên cùng địa bàn Ngoài ra, vềmặt nhân sự thì hầu hết là các cán bộ được điều động từ trung tâm điều hành ra,chưa va chạm với thương trường, một số chưa qua thực tế nghiệp vụ kinh doanh
cụ thể, một số được điều động từ các ngân hàng tỉnh nên còn nhiều bỡ ngỡ vớimôi trưòng kinh doanh mới,…
Trang 26Tuy vậy, chỉ trong thời gian ngắn, hoạt động của VIB đã dần dần từngbước đi vào ổn định Không những vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của VIBThái Nguyên còn đạt mức tăng trưởng khả quan qua các năm Các chỉ tiêu vềvốn, quản lý tài sản, khả năng thanh toán, nguồn lực quản lý luôn được đảm bảo.Tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, công tác trích dự phòng được đảm bảo đầy
đủ Tăng cường rủi ro luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanhcủa VIB
3.3 Chức năng, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc Tế Thái Nguyên
3.3.1 Về chức năng :
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác chức năng và nhiệm vụ củaNgân hàng VIB Thái Nguyên là đáp ứng nhu cầu về vốn, tiền tệ, tín dụng vàthanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và được cụ thể hóa thông qua cáccông tác nghiệp vụ như:
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế: thanh toán nhờ thu, thanh toán L/
C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoạitệ
Thực hiện các hình thức thanh toán: thanh toán thẻ, chuyển tiền trongnước, ngoài nước, thanh toán kiều hối, thanh toán séc, …
Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo đảm tiền mặt
Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý vốn các dự án đầu tư
Sản phẩm chính và dịch vụ của VIB
Trang 27Khách hàng
(cho vay, bảo lãnh, bao
thanh toán trong nước)
- Tiền gửi (tài
khoản vãng lai, có kỳ
(E-Saving, tiết kiệm …)
ghi nợ, thẻ tín dụng …)
phẩm thu phí (E-banking,Bancassurance …)
gói (lương, sản phẩmlượng trọn gói …)
3.3.2 Về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng VIB Thái Nguyên được thể hiệnqua sơ đồ sau:
Trang 28Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc Tế Thái Nguyên
(Nguồn báo cáo cơ cấu tổ chức Chi nhánh)
- Giám đốc chi nhánh:
+ Giám đốc chi nhánh do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, được đứng têntrong đăng ký kinh doanh và các giấy tờ pháp lý của Chi nhánh và là người đạidiện của Chi nhánh
+ Giám đốc Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là ngườiđầu mối chủ trì việc phối hợp với các bộ phận cấp dưới trong việc phát triểnhoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro và các hoạt động khác theo sự phân côngcủa Tổng giám đốc
+ Khi giải quyết công việc, Giám đốc Chi nhánh báo cáo trực tiếp lên TổngGiám đốc hoặc người được tổng giám đốc ủy quyền và/hoặc Giám đốc Khối cóliên quan, khi cần thiết thì làm việc trực tiếp về nghiệp vụ với các Giám đốc,Trưởng phòng hội sở chính có liên quan
- Giám đốc khách hàng bán lẻ:
+ Chịu trách nhiệm phụ trách phòng ban minh quản lý
Giám Đốc Khách hàng bán lẻ
Phòng
DV Khách Hàng &
KT Ngân Qũy
Phòng Hành Chính tổng Hợp
Phòng Tín Dụng
Cá Nhân
Phòng Giao Dịch Tín Dụng
Trang 29+ Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, quy định của ngân hàng nơi phòngban mình quản lý.
- Phòng dịch vụ khách hàng và kế toán ngân quỹ:
+ Phòng Dịch Vụ Khách Hàng có nhiệm vụ giới thiệu, cung cấp các dịch
vụ của ngân hàng tới khách hàng
+ Phòng Ngân Quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngânphiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân khi có phátsinh trong ngày
+ Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp
vụ ngân quỹ phát sinh trong mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lênbảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình Ban Giám Đốc
- Phòng hành chính tổng hợp:
+ Phòng Hành Chính tổng hợp thực hiện các chức năng quản lý công nhânviên chức, biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt độngcủa đơn vị
+ Quản lý việc bảo vệ tài sản của đơn vị
Trang 30+ Lập thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám Đốc ra quyết định nâng lươnghoặc thi hành kỷ luật, thực hiện việc tuyển nhân viên.
Được bố trí sắp xếp như sau:
-Ban giám đốc: 02 người
-Trưởng phòng nghiệp vụ: 04 người
Trang 31Bảng 01 - Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và 2011
Trang 32Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011
1 Tổng thu nhập 2 Tổng chi phí 3 Lợi nhuận
Hình 1: Biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011
2010 là 5 %, đây là tín hiệu khả quan thể hiện thể hiện sự phát triển trong hoạtđộng của ngân hàng, có được kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng củatoàn thể nhân viên, đặc biệt do sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và chính sáchphù hợp giúp ngân hàng đạt được kết quả đáng kể
Sở dĩ nguồn thu nhập của ngân hàng tăng lên tục từ năm 2009 đến năm
2011 chủ yếu là từ khoản thu lãi, khoản thu chính của ngân hàng Khoản thu lãinày chiếm đến 87% tổng thu nhập Khoản thu này tăng cao năm 2010 là 8,36%tức là đạt 70.005.287 nghìn đồng, và năm 2011 lại tiếp tục tăng với tốc độ 5,1%tức là đạt được 73.563.482 nghìn đồng, tăng mạnh trong năm 2010 và năm
2011 là do bên cạnh việc lãi suất cho vay được điều chỉnh tăng so với nămtrước thì tình hình kinh tế phát triển tạo điều kiện cho hoạt động cho vay và đi
Trang 33vay của ngân hàng hiệu ngày càng quả hơn, năm 2010 các tổ chức kinh tế,doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư nênnhu cầu về vốn tăng cao, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả làm cho lãi thu từ hoạtđộng này tăng mạnh Năm 2011, tiếp nối quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cácdoanh nghiệp vẫn tăng cường huy động vốn, tái cấu trúc vốn nhằm đẩy nhanhquá trình quay vòng vốn tín dụng của mình Chính vì thế, thu lãi của ngân hàngtiếp tục tăng cao Tình hình thu nhập tăng đã tạo điều kiện cho ngân hàng cónhững bước phát triển ổn định làm tăng khả năng cạnh tranh Ngoài ra hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng từng bước đi vào ổn định đáp ứng được nhucầu vốn cho các thành phần kinh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực pháttriển
Khoản thu ngoài lãi trong tổng thu nhập tuy không chiếm tỷ lệ cao trongtổng thu nhập nhưng cũng có vai trò góp phần tạo ra thu nhập cho ngân hàng.Thu ngoài lãi của ngân hàng chủ yếu đến từ các các hoạt động như: chứngkhoán, giao dịch ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế như: nhờthu, L/c…Khoản thu ngoài lãi của ngân hàng qua các năm 2009-2011 đều tươngđối ổn định Năm 2009, thu ngoài lãi là 7.068.168 nghìn đồng, năm 2010, thungoài lãi là 6.712.836 nghìn đồng giảm 355.332 nghìn đồng tức giảm 5,03% sovới năm 2009 Năm 2011, thu ngoài lãi của doanh nghiệp có chiều hướng phụchồi trở lại đạt mức 7.020.548 nghìn đồng tăng 4,58% so với năm 2010 Lí docho sự sụp giảm là trong những năm vừa qua, chính phủ liên tục thực hiện cácchính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát, ổn định nền kinh tế Năm
2011, mặc dù nền kinh tế khó khăn tuy nhiên bằng sự nỗ lực của mình ngânhàng khôi phục khoản thu ngoài lãi được giữ vững và đi vào ổn định Điều nàycho thấy ngoài hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc pháttriển của các dịch vụ có liên quan để thu phí như phí thanh toán, phí dịch vụchuyển tiền, phí dịch vụ chi trả kiều hối, phí thẻ ghi nợ… Với việc phát triểncác dịch vụ ngoài lãi không những làm tăng thu nhập, tạo thêm danh tiếng còngiúp ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động,hàng hạn chế được rủi ro thay vì quátập trung vào hoạt động cho vay, có thể gây ra rủi ro về tín dụng
Trang 34* Về chi phí:
Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh củangân hàng đạt hiệu quả Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạtđộng kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí.Chỉ tiêu này thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợinhuận
Theo số liệu từ bảng 1, năm 2009 tổng chi phí ngân hàng chi ra là55.110.505 nghìn đồng, năm 2010 là 56.895.977 nghìn đồng, tức là tăng tươngứng với 1.785.472 nghìn đồng Sang năm 2011 chi phí tiếp tục tăng, ngân hàngđã chi ra đến 58.928.837 nghìn đồng, đạt tốc độ tăng 3,57% tương ứng với2.032.860 nghìn đồng so với năm 2010 Nhìn chung việc tăng lên của chi phíqua 3 năm là lẽ đương nhiên vì nó biến đổi theo xu hướng của thu nhập Trong
đó, chi phí trả lãi chủ yếu do mở rộng hoạt động kinh doanh, nhu cầu tín dụngtăng cao nên ngân hàng phải huy động vốn nhiều, trả lãi nhiều hơn Thêm vào
đó là sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn buộc ngân hàngphải tăng lãi suất huy động cho khoản này nhiều hơn trước đây Cụ thể là năm
2009 ngân hàng đã chi ra cho việc trả lãi là 36.356.561 nghìn đồng, sang năm
2010 chi trả lãi là 37.276.674 nghìn đồng, tương ứng 3,24% Còn số này cũngtăng thêm vào năm 2011, với tổng chi trả lãi của ngân hàng là 38.796.149 nghìnđồng, tăng 1.519.475 nghìn đồng tương ứng 4,1% so với năm 2010
Bên cạnh việc trả lãi cho việc huy động vốn ngân hàng không thể tránhkhỏi những khoản chi phí ngoài lãi Khoản chi ngoài lãi này thường chiếmkhoảng 30% so với tổng chi phí Chi phí ngoài lãi trong năm 2009 là 18.753.944nghìn đồng, năm 2010 chi phí này tăng 865.359 nghìn đồng ở mức 19.619.303nghìn đồng, năm 2011 con số này là 20.132.688 nghìn đồng tăng 513.085 nghìnđồng so với năm 2010 tức tăng 2,6%
Ta thấy, chi phí này tăng cao từ năm 2009 đến năm 2011 là do để việccho vay có hiệu quả các cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi thẩm định tài sản
Trang 35thế chấp của khách hàng, và đi công tác xa trong khi giá xăng dầu tăng nhanhnên ngân hàng phải hỗ trợ một phần công tác phí cho cán bộ Hơn nữa, do nềnkinh tế khó khăn, chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ làm cho chi phí nàytăng cao Do ngân hàng thành lập được chưa lâu lại vấp phải sự canh tranhquyết liệt của các ngân hàng khác nên cũng đã tốn nhiều chi phí cho nhiềuchương trình quảng cáo, khuyến mại Bởi đây là những chi phí bất biến vì vậynếu ngân hàng càng hạn chế được những khoản chi phí đến mức tối đa có thểthì càng góp phần nâng cao mức lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.
* Về lợi nhuận:
Ta biết phần lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chiphí Từ bảng 1 ta thấy ngân hàng luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thuchi, do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả cùng với việc chútrọng quản lý thu nhập, chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng cũng đều tăng quacác năm Cụ thể là năm 2009 lợi nhuận đạt 16.564.238 nghìn đồng, năm 2010lợi nhuận đạt được là 19.822.146 nghìn đồng tăng 19,67% hay tăng 3.257.908nghìn đồng so với năm 2009, sang năm 2011 tốc độ tăng lợi nhuận tăng 9,1% sovới năm 2010 hay tăng 1.803.047 nghìn đồng đạt mức 21.625.193 nghìn đồng
Ta thấy tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 thấp hơn năm 2010 so vớinăm 2009 là do năm 2011 nền kinh tế nước ta có biến động lớn như lạm pháttăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn Tuy nhiên,với chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, tìm những biện phápcải thiện đáng kể nhằm hạn chế tốc độ tăng chi phí hoạt động bên cạnh các biệnpháp làm tăng thu nhập đã giúp lới nhuận của ngân hàng vẫn tăng cao hàngnăm, năm sau cao hơn năm trước
Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm tăngtrưởng khá tốt, cho thấy sự nổ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngânhàng Bên cạnh đó không thể không nói đến ý thức của người vay vốn vì đaphần họ cũng đã cơ bản thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, sửdụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả nên việc trả nợ vay ngân hàng khá
Trang 36tốt Và để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn ngân hàng cần mở thêm cácdịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộngthị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ vàtrang bị tốt các thiết bị ngân hàng đặc biệt là cách cư xử của nhân viên vì chính
họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm làmtăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác
3.5 Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng năm 2011
3.5.1 Thuận lợi
- Những cơ chế chính sách ngân hàng ban hành, quy định của ngành ngânhàng đã đi sát vào thực tiễn hơn, phát huy hiệu quả hơn, tạo điều kiện thu hútvốn, đầu tư tín dụng, các vấn đề đảm bảo nợ, xử lý nợ
- Có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao,tận tụy trong công việc vì mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng
- Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng tăng trưởng khá cao thểhiện niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng càng ngày càng tốt hơn
- Cơ sở kỹ thuật được trang bị khá đầy đủ
- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế sai xótđược phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt độngcủa ngân hàng được ngăn chặn
- Ngân hàng đã chủ động và tích cực xây dựng một hệ thống công nghệhoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tín dụng, thẩm định phù hợp với hoạt độngcủa ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
3.5.2 Khó khăn
- Lãi suất tiền gửi thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh
- Số lượng và mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng ngày càng được
mở rộng tạo sức ép ngày càng lớn đối với mọi ngân hàng trong đó có Ngân
Trang 37hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Thái Nguyên.
- Tình hình xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn do còn phụ thuộcnhiều vào cơ quan pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưacao
- Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố: lạm phát, thiên tai, dịch bệnhlàm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng
3.6 Định hướng phát triển
3.6.1 Tôn chỉ hoạt động
VIB sẽ trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại ViệtNam, phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính cung cấp sản phẩm dịch vụ đadạng cho thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động bền vững và an toàn,phát triển bên vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
3.6.2 Mục tiêu tổng quát
Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính;
áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích thuận lợi,
đa dạng, tạo thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị;nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lựccạnh tranh; thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.6.3 Kế hoạch trong thời gian tới
Tiếp tục triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013, với mụctiêu đến năm 2013 sẽ trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tại ViệtNam
Trang 38CHƯƠNG 4 – THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ
(VIB) - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn
Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng kinh doanh của cácthành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệuquả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào Khi các thànhphần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hànghoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhucầu về vốn Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thìđiều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo chohoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các
th ành phần kinh tế Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nângcao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượngtiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cầnvốn để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng tăngtrưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừađáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư
Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ của ngân hàng VIB – TháiNguyên qua 3 năm có sự tăng trưởng tương đối cao
4.1.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo thời hạn:
Xét về mặt thời gian, Ngân hàng huy động vốn theo 3 loại : không kỳ hạnđến 12 tháng, từ 12 tháng đến 60 tháng và trên 60 tháng Hình thức huy độngvốn của Ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi.Những năm vừa qua, ngân hàng liên tục có nhiều thời hạn đa dạng huy động tiềngửi khác nhau nhằm đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đíchsinh lợi, gửi với mục đích thanh toán, gửi với mục đích an toàn Ngân hàng tạo
Trang 39mọi thuận lợi cho người gửi tiền Ngân hàng cũng nhận được sự tán thưởng,đánh giá cao của khách hàng thể hiện qua kết quả huy động:
Trang 40Bảng 02 - Nguồn vốn huy động theo thời hạn năm 2009, 2010 và 2011
Đơn vị: Triệu đồng(ngoại tệ, vàng quy đổi ra VNĐ)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)Không kỳ hạn