TNHH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VN THỰC HIỆN
2.1. Đánh giá tổng quát thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty VNAAFC thực hiện.kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty VNAAFC thực hiện. kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty VNAAFC thực hiện.
2.1.1. Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty VNAAFC thực hiện.
Mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn này là KTV phải thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng để thiết lập kế hoạch kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế tại khách hàng. Công việc cần được thực hiện bao gồm: Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán, thu thập thông tin cơ sở, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, đánh giá hệ thống KSNB, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro, thiết lập chương trình kiểm toán…Trình tự này được KTV thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo tùy vào tình hình thực tế công việc tại mỗi khách hàng.
_ Đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần tập trung vào việc thu thập chi tiết các thông tin cơ sở về khách hàng như: ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hệ thống tổ chức quản lý…Những thông tin này giúp cho KTV thiết lập hồ sơ kiểm toán chung, tạo tiền đề cho cuộc kiểm toán sắp diễn ra và những cuộc kiểm toán trong những năm kế tiếp. KTV sẽ quyết định hực hiện các thủ tục kiểm toán khác như: thực hiện phân tích sơ bộ, đánh giá hệ thống KSNB, đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro, khi cuộc kiểm toán chính thức diễn ra vì lúc này KTV mới có thu thập đầy đủ các thông tin để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá.
_ Đối với khách hàng kiểm toán thường niên thì KTV lại tập trung vào việc đánh giá hệ thống KSNB, đánh giá mức trọng yếu rủi ro. Điều này giúp giảm bớt công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thì KTV tham khảo hồ sơ kiểm toán các năm trước. Cách thức làm việc này đã giúp KTV vừa có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, vừa thu thập được các thông tin cần thiết để tiến hành thiết kế kế hoạch kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, đẩy nhanh tiến độ công việc, nâng cao hiệu suất làm việc.
Đối với việc tìm hiểu hệ thống KSNB, VNAAFC có những hướng dẫn cụ thể đối với KTV trong việc thực hiện mô tả và ghi nhận lại các thông tin tìm hiểu được trong quá trình làm việc dưới dạng bảng câu hỏi Có/Không. Điều này giúp KTV có thể nhanh chóng phát hiện ra các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống KSNB từ đó bước đầu nhận diện, khoanh vùng các sai phạm có thể xảy ra của khách hàng.
Đối với việc đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu, Công ty đã thiết kế một quy trình làm việc riêng. Tuy nhiên việc đánh giá yếu tố trọng yếu và rủi ro vẫn còn phu thuộc nhiều vào ý kiến và nhận định của KTV nên bản thân nó vẫn chứa đựng những sai sót tiềm tàng. Quy trình đánh giá do VNAAFC xây dựng tuy không thể loại bỏ hoàn toàn những sai sót này nhưng quy trình này có một ưu điểm là đã hạn chế tối đa những nhận định mang tính nghề nghiệp của KTV từ đó giúp KTV có thể nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá.
Bên cạnh đó, Công ty đã xây dựng một hệ thống các chương trình kiểm toán có tính đầy đủ và tổng quát cao, đạt tiêu chuẩn Việt Nam đối với khoản mục trong đó có khoản mục HTK. Khi thiết kế chương trình kiểm toán HTK cho từng cuộc kiểm toán cụ thể, KTV có thể dựa vào chương trình kiểm toán nói chung kết hợp với đặc tính riêng biệt của khách hàng để có những điều chỉnh hợp lý nhằm sao cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo được tính đầy đủ, độ chính xác và tin cậy của các bằng chứng kiểm toán.
2.1.1.2.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng có tính thuyết phục và độ tin cậy cao làm tiền đề để đưa ra các ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán. Công ty VNAAFC đã chọn cho mình phương pháp tiếp cận kiểm toán theo khoản mục, bởi vì KTV sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc tiến hành kiểm tra chi tiết đối với số dư các tài khoản hơn so với cách thức tiếp cận theo chu trình; cách tiếp cận này giúp KTV có thể xem xét đầy đủ các khoản mục trên Báo cáo tài chính của khách hàng, đồng thời giúp người thực hiện công việc kiểm toán có thể xác định đối tượng kiểm toán một cách dễ dàng hơn. Thông qua cách tiếp cận này, trưởng nhóm kiểm toán cũng sẽ dễ dàng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán.
Chương trình kiểm toán khoản mục HTK bao gồm các thủ tục kiểm toán khá đầy đủ và có tính khái quát cao, giúp cho KTV có thể nhanh chóng định hướng, nhận biết được vấn đề cần giải quyết trong quá trình kiểm toán; đồng thời việc tuân
thủ một cách nghiêm túc các hướng dẫn mà chương trình đưa ra sẽ giúp cho các KTV thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những KTV có ít kinh nghiệm mới vào nghề có thể giảm bớt những khó khăn và sai sót khi thực hiện kiểm toán một khoản mục có tính trọng yếu như HTK. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán khoản mục HTK, do tính phức tạp của khoản mục yêu cầu cần phải có những KTV giàu kinh nghiệm thực hiện. KTV không nên bị phụ thuộc hoàn toàn vào chương trình kiểm toán này mà chỉ dựa vào đó làm cơ sở, kết hợp với điều kiện thực tế của khách hàng để tiến hành vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Áp dụng tối đa các thủ tục kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng:
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao, KTV thường áp dụng một cách tối đa các thủ tục kiểm toán như tham gia chứng kiến kiểm kê, thực hiện phân tích, kiểm tra chi tiết, tính lại giá trị xuất bán HTK…
Tham gia chứng kiến kiểm kê HTK vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán tại đơn vị khách hàng sẽ cung cấp các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy và chính xác cao về tính hiện hữu của HTK. Đây sẽ là nguồn tư liệu giúp cho KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán số dư cuối năm như đối chiếu số dư cuối năm trên BCĐKT với biên bản kiểm kê, thực hiện đối chiếu số dư từng khoản mục HTK… Đối với những hợp đồng kiểm toán được ký kết trước thời điểm kết thúc niên độ kế toán thì vào thời điểm kết thúc niên độ tài chính, Công ty đều cử KTV xuống khách hàng để tham gia chứng kiến kiểm kê HTK. Đối với các hợp đồng ký kết sau thời điểm kết thúc niên độ kế toán thì KTV đều phải thực hiện kiểm kê bổ sung. Sau khi tham gia chứng kiến kiểm kê, báo cáo kiểm kê do KTV lập luôn là một trong những tài liệu được phòng kiểm soát chất lượng của VNAAFC soát xét kỹ lưỡng nhất, nhằm đảm bảo tính chính xác của những bằng chứng này.
Các thủ tục trong việc kiểm tra độ tin cậy số dư đầu kì, số dư cuối kì của các tài khoản HTK được KTV thực hiện tương đối chặt chẽ. KTV thực hiện lập các biểu tổng hợp về số dư đầu kì, cuối kì, số phát sinh trong kỳ của các tài khoản này, sau đó tiến hành đối chiếu với báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm kê hay biên bản kiểm kê của năm trước và năm nay để xem số dư có khớp hay không?
Việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ nhập- xuất HTK có giá trị lớn yêu cầu phải có sự đối chiếu giữa các phiếu nhập- xuất kho với các hồ sơ chứng từ gốc như hợp đồng cung cấp hàng hóa, biên bản giao nhận, hóa đơn giá trị gia tăng…Bên cạnh đó, KTV còn phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ như: Hóa đơn có dấu hiệu bị tẩy xóa hay không?phiếu nhập, xuất có đủ các chữ kí hay không?...
Như chúng ta biết, giá xuất kho của HTK có ảnh hưởng đến các khoản mục trọng yếu khác trên BCTC của đơn vị như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, bán hàng, lợi nhuận trước thuế hay chính các khoản mục trong chính nội tại HTK như chi phí sản xuất sản phẩm dở dang, thành phẩm; chính vì vậy mà thủ tục kiểm tra tính giá đối với HTK luôn được KTV thực hiện một cách cẩn trọng nhằm phát hiện các sai sót của khách hàng trong việc xác định giá xuất HTK.
Thủ tục phân tích trong kiểm toán là một trong những thủ tục dễ thực hiện, có chi phí thấp song lại đem lại hiệu quả cao vì nó giúp cho KTV có thể khoanh vùng các sai phạm, định hướng được công việc kiểm tra chi tiết từ đó hạn chế quy mô các thử nghiệm cơ bản, cắt giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Vì vậy trong các cuộc kiểm toán, KTV đều tranh thủ tiến hành thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch hoặc giai đoạn thực hiện kiểm toán tùy vào điều kiện thực tế tại khách hàng. Trong các cuộc kiểm toán do VNAAFC thực hiện, công việc này đều do các KTV có kinh nghiệm lâu năm như trưởng nhóm kiểm toán hoặc là KTV hàng tồn kho có kinh nghiệm ít nhất trên 03 năm đảm nhiệm.
Trong giai đoạn này KTV tổng kết lại toàn bộ các công việc kiểm toán đã thực hiện, đánh giá các phát hiện và đưa ra các bút toán điều chỉnh (nếu có), thảo luận với đơn vị khách hàng về kết quả kiểm toán và cuối cùng là phát hành Báo cáo kiểm toán.
Công ty VNAAFC xây dựng những quy định hết sức chặt chẽ đối với nhân viên về việc hoàn thiện hồ sơ giấy tờ làm việc như: các giấy tờ làm việc và tài liệu thu thập được từ đơn vị khách hàng đều phải được đánh tham chiếu. Khi kết thúc công việc kiểm toán đối với khoản mục phải lập tờ tổng hợp, nêu các bước công việc đã thực hiện, các vấn đề phát hiện cần chú ý khi đưa ra nhận xét, các vấn đề còn chưa có điều kiện để kết luận, các vấn đề cần trao đổi với trưởng nhóm, với khách hàng…Những quy định trên giúp cho trưởng nhóm tổng hợp đánh giá các vấn đề phát sinh dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những quy định này còn giúp trưởng nhóm có thể kiểm soát được công việc của các thành viên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong đó có KTV phụ trách khoản mục HTK. Hơn thế nữa, những quy định này giúp cho công việc soát xét giấy tờ làm việc, kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán.
Công ty luôn cố gắng bảo vệ quyền lợi khách hàng, đảm bảo cao nhất lợi ích hợp pháp của khách hàng. Do vậy trong cuộc họp trao đổi với khách hàng vào thời điểm kết thúc kiểm toán để thống nhất về kết quả kiểm toán và đưa ra bút toán điều chỉnh, KTV luôn cố gắng đảm bảo sự hài hòa, thống nhất giữa trách nhiệm của mình với lợi ích hợp pháp của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty còn luôn thực hiện tư vấn để giúp khách hàng có thể giải quyết khó khăn, góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán và hệ thống KSNB.
2.1.2.Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kiểm toán khoản mục HTK tại VNAAFC cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế trên cả khía cạnh chủ quan và khách quan.
Những hạn chế trong tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho:
Công ty luôn chú ý tới công tác tham gia chứng kiến kiểm kê HTK khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, do HTK là hàng hóa có tính đa dạng và phong phú cả về mẫu mã, chủng loại, nên KTV chủ yếu chỉ có thể khẳng định chính xác về mặt chủng loại hàng hóa, mẫu mã, số lượng chứ không thể đánh giá hay nhận xét về tình trạng, chất lượng của từng loại hàng hóa. Do vậy, việc đánh giá chất lượng HTK phụ thuộc chủ yếu vào cách đánh giá của khách hàng. Việc làm này sẽ không đưa ra được những thông tin có độ tin cậy cao.
Đối với những loại hàng hóa có tính chất đặc biệt như vàng, bạc, đá quý kim khí quý, xăng, dầu hoặc các tác phẩm nghệ thuật…, KTV không thể đánh giá được giá trị của nó nếu không có ý kiến tư vấn của các chuyên gia. Vì vậy với các công ty chưa có quy định rõ ràng trong việc thuê chuyên gia trong lĩnh vực để chứng kiến kiểm kê, KTV thường dựa trên biên bản kiểm kê của đơn vị để xác định giá trị của HTK, điều này sẽ giảm mức độ độc lập của báo cáo kiểm kê mà KTV khai thác được.
Khi tiến hành chọn mẫu tiến hành kiểm kê, KTV chủ yếu dựa trên các nhận định nghề nghiệp chứ chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn tiêu thức chọn mẫu vì vậy rủi ro trong cách chọn mẫu này là không thể tránh khỏi
Hạn chế trong việc đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng:
Khi tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV đã sử dụng bảng câu hỏi để mô tả hệ thống KSNB tại khách hàng. Việc trình bày hệ thống này trên bảng hỏi tuy có ưu điểm là có thể thực hiện nhanh chóng nhưng nó sẽ tạo ra những hạn chế trong việc nắm một cách tổng quát hệ thống KSNB so với các phương pháp sử dụng lưu đồ, hoặc lập bảng tường thuật.
Việc thực hiện các thử nghiệp kiểm soát thường được bỏ qua khi thực hiện kiểm toán tại các khách hàng thường niên, trừ khi có những sự kiện phát sinh trong năm liên quan đến hệ thống KSNB. Theo những ví dụ cụ thể ở trên thì ta thấy KTV chỉ tiến hành xem lại hồ sơ kiểm toán các năm trước để tiến hành đánh giá hệ thống KSNB. Đây là một biện pháp nhằm giảm khối lượng công việc khi thực hiện công
việc kiểm toán. Tuy nhiên đây cũng là bước có thể làm tăng rủi ro kiểm soát trong cuộc kiểm toán do KTV không thể nắm bắt hết các sự kiện phát sinh trong năm liên quan đến hệ thống KSNB.
Hạn chế trong việc chọn mẫu để tiến hành kiểm tra chi tiết:
Công việc kiểm tra chi tiết thường chiếm phần lớn thời gian trong một cuộc kiểm toán của KTV. Bởi lẽ, các nghiệp vụ HTK rất lớn, việc chọn mẫu để kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ HTK thường được quyết định dựa trên các kinh nghiệm của KTV trong việc lựa chọn các phương pháp chọn mẫu. Ở công ty VNAAFC, KTV thường dựa vào sổ chi tiết HTK để lựa chọn các nghiệp vụ kiểm tra chi tiết mà không dựa trên các phương pháp chọn mẫu xác suất. Những mẫu được KTV chọn thường là những nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn, hay nghiệp vụ mà KTV cảm thấy có nghi vấn, bởi lẽ theo kinh nghiệm của KTV thì các nghiệp vụ nàydễ xảy ra gian lận và sai sot. Theo cách chọn này thì mẫu được chọn sẽ không