Chiến lược Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới năm 1980 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên hệ giữa quản lý khu bảo tồn thiên nhiên với các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương IUCN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIấN CỨU TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG
đánh giá tiềm năng vμ thực trạng
tổ chức quản lý du lịch sinh thái ở một
số khu bảo tồn thiên nhiên việt nam
KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp bồi dưỡng sau đại học "Tiếp cận sinh thỏi học trong quản lý
Tài nguyờn thiờn nhiờn và Phỏt triển bờn vững"
Cán bộ hướng dẫn: GS Võ Quý
Trang 2Mở đầu
Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hóa và xã hội Ngày nay, hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ và dược gọi là một ngành công nghiệp không có ô nhiễm, mang lại nguồn thu đáng kể trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới Trong đó, du lịch sinh thái (DLST) với bản chất là rất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, hiện nay có xu thế phát triển với tốc độ nhanh chóng và đã trở thành một lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trong số các tiềm năng hấp dẫn khách du lịch của Việt Nam, vai trò của vườn quốc gia (VQG) và các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) đối với hoạt động DLST ngày càng nổi bật và được quan tâm nhiều hơn Trong vài thập kỷ qua, số lượng các VQG và các KBTTN được thành lập ngày càng tăng Ngoài mục
đích quan trọng hàng đầu là bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học, các VQG và các KBTTN còn là môi trường để mọi người có cơ hội tham quan, giải trí và nâng cao nhận thức về môi trường
Những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến các VQG đã tăng lên, song mức độ tập trung khách ngày càng cao đã nảy sinh những bất cập trong mối quan hệ giữa hoạt dộng du lịch và công tác bảo tồn Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng du lịch của các VQG và khu bảo tồn (KBT), hiện trạng hoạt động du lịch với các vấn đề bảo tồn thiên nhiên, với sự hiểu biết của cộng đồng trong khu vực là cần thiết, để từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng địa phương, nhằm đảm bảo mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa xã hội DLST là một trong những nhu cầu đối với tất cả các cộng đồng không phải riêng ai, khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường, đô thị hóa ngày càng tăng, cuộc sống của con người ngày càng
được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu của con người ngày càng muốn gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng sự trong sạch và yên lành của môi trường tự nhiên Chính vì vậy, ngành kinh tế DLST xuất hiện là hình thức du lịch mở, tổ chức phục vụ và hướng dẫn con người tiếp cận với các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân văn để thưởng thức, chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu, sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội đang tiềm ẩn trong đa dạng sinh học Điều đó chỉ có được trong các VQG và KBTTN Đó là vốn quý, là tài sản khổng lồ không chỉ đối với quốc gia mà còn đối với nhân loại trên hành tinh này
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng và thực trạng tố chức- quản lý du lịch sinh thái ở một số khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” nhằm đạt được những mục tiêu sau:
1 Đánh giá được tiềm năng DLST của một số khu bảo tồn và vườn quốc gia được nghiên cứu
2 Đánh giá được hiện trạng tổ chức và quản lý DLST của các khu nghiên cứu
3 So sánh và đánh giá ưu điểm và nhược điểm về tổ chức DLST của các khu bảo tồn và vườn quốc gia được nghiên cứu
4 Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực, tổ chức quản lý đối với cán bộ quản lý, đồng thời nâng cao hiểu biết về DLST cho người dân vùng đệm và khách
du lịch
Trang 31 Tổng quan Tình hình nghiên cứu
1.1 Tình hình nghiên cứu về DLST trên thế giới
Trong những năm gần đây, việc lập quy hoạch và thiết kế cho các dự án du lịch sinh thái được nhấn mạnh hơn là để cho các hoạt động du lịch sinh thái diễn ra theo sự chi phối của thị trường
Có một sự nhất trí chung rằng: việc lập quy hoạch cẩn thận là rất cần thiết để tránh những ảnh hưởng tiêu cực bị tác động do hoạt động của ngành du lịch Chiến lược Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới năm 1980 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên hệ giữa quản lý khu bảo tồn thiên nhiên với các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương (IUCN, 1980) Sự cần thiết của việc
đưa nhân dân địa phương tham gia vào quy hoạch và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được tán thành trong Hội nghị Thế giới về Vườn quốc gia Hội nghị này kêu gọi sự hỗ trợ cho các cộng
đồng sống gần các KBTTN thông qua các hình thức giáo dục, chia sẻ lợi nhuận và cộng đồng
được tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế hoạch phát triển ở vùng đệm KBTTN phù hợp với mục tiêu của KBTTN và được tham gia khai thác tài nguyên Quan điểm này gần đây được nhắc lại trong Hội nghị Vườn Quốc gia Thế giới năm 1992 tại Vênêzuêla Hai dự án phát triển bảo tồn tổng hợp (Integrated Conservation Development Projects - ICDPS) ở Khu Bảo tồn Annapurna của Nêpal và Khu Dự trữ Sinh quyển Mornarch Butterply Overwinter ở Mêhicô cho thấy cả hai dự án này đều coi ngành du lịch thiên nhiên như một phương tiện để đạt được các mục tiêu bảo tồn và phát triển có sự hợp tác, ủng hộ của các thành phần tư nhân, nhân dân địa phương và các cơ quan chính phủ khác Họ thừa nhận rằng: du lịch thiên nhiên là một động lực mạnh mẽ cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên bằng cách đem lại lợi ích cho nhân dân địa phương Katrna Brandon, 1993 đã đưa ra những bước cơ bản nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân địa phương vào các dự án DLST (Linberg, 1993)
1.2 Tình hình nghiên cứu về DLST ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về DLST được quan tâm nhiều từ thập kỷ 90 trở lại đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nước ta Các công trình nổi bật như: Đề tài tổ chức du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2000, Cơ sở địa lý du lịch, Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng - phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội cũng đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu (Phạm Trung Lương, 1997 và Vũ Tuấn Cảnh, 1997) Điều này cho thấy sự quan tâm đến môi trường trong hoạt động du lịch
đang ngày càng trở nên bức thiết Tháng 9/1999, đã diễn ra Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” Gần đây nhất, đầu năm 2005 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái tại các VQG và KBT ở Việt Nam” Tại cuộc hội thảo này, nhiều tham luận đã đóng góp những kinh nghiệm và thực tiễn phát triển DLST ở nhiều nơi Các kết quả của Hội thảo là những cơ sở bổ ích cho việc xây dựng Chiến lược quốc gia và phát triển DLST ở Việt Nam
Qua lược sử nghiên cứu liên quan đến DLST và vấn đề bảo tồn tự nhiên, có thể khái quát một
số nhận xét như sau:
- Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và DLST đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương Các ấn phẩm cả về lý luận và thực tiễn của DLST đã
đề cập đến vấn đề này
- ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực còn mới, các vấn đề về lý luận của DLST đang
được tiếp tục thảo luận để đi đến thống nhất về nhận thức và quan niệm của các nhà nghiên cứu, điều hành du lịch Việc đánh giá hoạt động DLST trong các KBTTN hầu như chưa có Đặc biệt, các nhà nghiên cứu về nhu cầu của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch dường như chưa được quan tâm thỏa đáng
Trang 4- Tại các KBTTN và VQG, việc đánh giá tiềm năng DLST cũng như nghiên cứu để đi đến một định hướng cụ thể cho phát triển DLST nhằm đảm bảo mục tiêu bảo tồn và khuyến khích sự tham gia, hỗ trợ phát triển cộng đồng đang còn thiếu
Thực tiễn cho phép tác giả tiếp thu các nghiên cứu đi trước, mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu còn đang là mới mẻ và cần thiết được quan tâm ở Việt Nam, nhằm đóng góp một bước khởi
đầu trong việc nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn
2 địa điểm, thời gian vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Với mục đích của đề tài điều tra: Tiềm năng và sự hiểu biết về du lịch sinh thái của các bên liên quan ở một số KBTTN Việt Nam Từ đó có cơ sở khoa học, đề xuất một số giải pháp để các bên liên quan hiểu đúng bản chất của du lịch sinh thái
Về không gian: tại VQG ba vì, VQG Tam Đảo, VQG Vũ Quang, KBTTN Đakrông, Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang
Về đối tượng: Điều tra sự hiểu biết về du lịch sinh thái của khách du lịch, người dân vùng
đệm và cán bộ quản lý trong các khu bảo tồn
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến hết tháng 2 năm 2005
2.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp hồi cứu
+ Phương pháp điều tra bổ sung
Phương pháp điều tra hiện trường
Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3 kết quả vμ thảo luận
3.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam
3.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái trong hai thập kỷ gần đây đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm, vì vậy có nhiều khái niệm về DLST đã được đưa ra trên cơ sở quan tâm đến việc bảo tồn
tự nhiên và hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng địa phương
Trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, khái niệm DLST được các nhà nghiên cứu, các tổ chức du lịch nhìn nhận như một nền tảng cơ bản của một loại hình du lịch hấp dẫn,
nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hoạt động kinh doanh
Theo Hiệp hội DLST Anh “DLST là lữ hành có trách nhiệm với các khu bảo tồn, bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” Qua định nghĩa này đã nói lên sự khác biệt của loại hình du lịch sinh thái với các loại du lịch khác là nhấn mạnh đến việc bảo tồn và phúc lợi cho cộng đồng địa phương Đây là yếu tố cơ bản nhằm phát triển DLST bền vững Theo Cabllos Lascurain, “DLST là du lịch vào những khu tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu đặc biệt, nghiên cứu, trân trọng, thưởng ngoạn phong cảnh, muông thú hoang dã cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong khu vực này” Qua định nghĩa này, ông khẳng định DLST là đến nơi còn hoang dã, ít bị ô nhiễm và xáo trộn, những nơi đó nằm ở các vùng sâu, vùng xa, nơi có các đồng bào dân tộc sinh sống Tuy nhiên,
định nghĩa này chưa đề cập đến vấn đề bảo tồn tài nguyên môi trường và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương
Trang 5Còn theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN, “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc
điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ và hiện tại, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo lợi ích cho người dân địa phương tham gia” Đây là một định nghĩa khá dài, nó liệt kê tất cả nhiệm vụ mà hoạt động du lịch sinh thái phải làm, nhưng chưa thực sự chú ý đến công tác bảo tồn, mà chỉ mới khuyến khích
Định nghĩa của Hội thảo xây dựng chiến lược DLST ở Việt Nam như sau: “DLST là một hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng
đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” Định nghĩa này khá đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất cơ bản với các quan niệm của các nhà khoa học trên thế giới Do vậy, chúng tôi chọn định nghĩa này làm cơ sở cho việc nghiên cứu
Khái quát lại, DLST được nhìn nhận như là sự lựa chọn những mặt tích cực của một số loại du lịch
và có thể biểu diễn bằng sơ đồ với sự đan cắt của những thành phần trong hình 1
Hình 1 Cấu trúc của du lịch sinh thái (Nguyễn Xuân Tân, 2002)
Hiện nay, có một số thuật ngữ có quan hệ gần gũi với DLST như:
+ Du lịch thiên nhiên (Nature tourism)
+ Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature based tourism)
+ Du lịch môi trường (Eviromental tourism)
+ Du lịch xanh (Green tourism)
+ Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
+ Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
So với một số loại hình du lịch khác như du lịch dựa vào tự nhiên và du lịch mạo hiểm…, thì DLST vừa có những điểm giống vừa có những điểm khác biệt Du lịch dựa vào tự nhiên là du lịch trong đó mục tiêu chủ yếu là thưởng ngoạn, ngắm cảnh tự nhiên Du lịch mạo hiểm lại nhấn mạnh vào các hoạt động du lịch như đi bộ xuyên rừng, leo núi, lướt sóng, lặn biển…
Trang 63.1.2 Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh Song sự phát triển nhanh chóng này đe dọa tính bền vững của nó DLST vốn được đặc trưng là loại du lịch có giới hạn kiểm soát Nó không thể phát triển tự do mà cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự bền vững
Giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một trong những nguyên tắc chính của DLST, tạo sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại du lịch tự nhiên khác Với những biểu hiện đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực trong công tác bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa ở khu vực
Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên
Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc
Đây là nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo, bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với hệ sinh thái ở một nơi cụ thể
Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu của du lịch sinh thái Nếu như các loại hình du lịch tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này thì dlst lại dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt
động của mình đóng góp để cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân vào hoạt động của mình như vai trò hướng dẫn viên, đảm nhận chỗ nghỉ cho khách, cung ứng những nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách… thông qua việc tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nỗ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên Dân địa phương sẽ nhận thức được
sự gắn kết, chính họ sẽ là những người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa nơi diễn ra hoạt động DLST
3.1.3 Các mục tiêu của DLST
Mục tiêu của DLST được xác định dựa trên 4 tiêu chí chủ yếu: kinh tế, môi trường, xã hội và trợ giúp
Về kinh tế và môi trường
Phải chuẩn bị đầy đủ cho sự phát triển của ngành du lịch, nâng cao vai trò của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đặt ra kế hoạch đúng đắn và hình thức tổ chức quản lý phù hợp với sự bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa Ngoài ra, để phục vụ lợi ích phát triển du lịch bền vững, chúng ta phải có cách ứng xử hài hòa với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội Hay nói cách khác, với du lịch sinh thái, nếu mục tiêu môi trường đảm bảo thực hiện,
có thể hỗ trợ mục tiêu về kinh tế và mục tiêu kinh tế lại trợ giúp cho rất nhiều hoạt động DLST Vì vậy, có nhà nghiên cứu cho rằng DLST còn là du lịch môi trường Nên chăng, đối với du lịch sinh thái chúng ta luôn phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu
Về xã hội
Đây là mục tiêu bắt buộc của DLST Những người tham gia hoạt động DLST phải hiểu rằng thành công của DLST mang tính xã hội rõ nét, đó là việc tuyên truyền giáo dục du khách, làm cho họ cảm nhận được lợi ích của DLST và từ đó họ sẽ tham gia hoạt động này một cách tích cực Ngoài ra, người làm du lịch phải tiếp cận với người dân địa phương để giúp họ hiểu được
Trang 7DLST là gì, sự tham gia của họ là rất cần thiết, một mặt đem lại lợi ích kinh tế cho họ, mặt khác góp phần vào bảo tồn thiên nhiên tốt hơn
Về trợ giúp
Phát triển DLST đi với nó là sự trợ giúp cho cộng đồng địa phương Đây là một mục tiêu quan trọng từ việc tạo việc làm cũng như đóng góp vào quỹ phúc lợi cho cộng đồng địa phương
Tóm lại, nếu các mục tiêu trên được thực hiện một cách hài hòa trong hoạt động DLST thì sẽ
vô cùng thuận lợi cho các nhà kinh doanh DLST phát triển theo đúng hướng và góp phần vào
sự thành công của hoạt động DLST
3.1.4 Những đặc trưng của du lịch sinh thái
Sự khác biệt của DLST với các loại du lịch khác ở việc đảm bảo đầy đủ các yếu tố đặc trưng sau:
Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa
Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và cả những nét văn hóa bản địa
đặc sắc Đặc biệt, những khu tự nhiên ít bị tác động lớn Chính vì vậy, hoạt động DLST thường
ít thích hợp tại lãnh thổ các VQG và khu tự nhiên có giá trị cao
Đảm bảo bền vững về sinh thái và ủng hộ bảo tồn
Đây là một đặc trưng nổi bật khác biệt của DLST so với các loại du lịch khác và nó được phát triển trong môi trường có những ưu thế hấp dẫn về tự nhiên Vì thế, trong DLST, hình thức, địa
điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý cho sự bền vững của hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch Điều này được thể hiện ở quy mô là khách tham quan có số lượng nhỏ, yêu cầu các phương tiện, dịch vụ về tiện nghi của khách thường thấp hơn yêu cầu cho việc đảm bảo du lịch có chất lượng Các hoạt động DLST thường ít tác
động đến môi trường
Có sự giáo dục về môi trường
Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt với các loại hình
du lịch khác Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin
đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những đặc điểm quan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn Giáo dục môi trường trong DLST có tác động trong việc làm thay đổi thái độ của khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên DLST còn có những đặc điểm của du lịch nói chung là mang lại lợi ích cho dân địa phương và thỏa mãn nhu cầu của khách, song lại thể hiện với đặc trưng riêng là đảm bảo các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững
Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ DLST
DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có thể tham gia vào việc quản lý và thực hiện các dịch vụ DLST Đó cũng là cách để người dân trở thành những người bảo tồn tích cực Những lợi ích mang lại trong DLST phải “nặng ký” hơn sự mất mát về môi trường và văn hóa-
xã hội có thể nảy sinh mà địa phương phải gánh chịu
Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách
Việc thỏa mãn mong muốn của du khách là sự nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lý thú, sự tồn tại sống còn lâu dài của DLST Vì vậy, các dịch vụ trong DLST tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ về nhu cầu tiện nghi Thỏa mãn những nhu cầu này của khách DLST chỉ đứng sau công tác bảo tồn và bảo vệ những gì họ tham quan
Trang 83.1.5 Mối quan hệ qua lại giữa DLST và cộng đồng địa phương
Mối quan hệ qua lại
DLST không chỉ hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ, mà còn có mối quan hệ với cộng đồng địa phương trong phạm vi lân cận các VQG Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địa phương rất đa dạng như các yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, tập quán sinh hoạt, trang phục, âm nhạc, tôn giáo, ngôn ngữ và ngành nghề truyền thống… Vì vậy, khách du lịch dù chỉ tham quan khám phá thiên nhiên thì vẫn không thể tách rời mối quan hệ qua lại với cư dân địa phương, thông qua quan hệ “cung-cầu” (nhu cầu của khách tham quan và việc đáp ứng nhu cầu này của địa phương và ngược lại)
- Du lịch cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở
y tế, phương tiện và điều kiện giải trí, từ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
- Du lịch tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và người dân địa phương, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ hơn…
- Tạo khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách với chất lượng cao, đồng thời vẫn tạo ra cơ hội để người dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ du lịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm tinh thần và vật chất - những đặc trưng của địa phương - cho du khách Lợi ích này được thể hiện rất rõ trong DLST
được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu thì mức sử dụng sẽ thấp và gây lãng phí hoặc dẫn
đến việc giá cả gia tăng một cách bất hợp lý Thực chất, sự mở rộng du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như là một tác động lâu dài (Pleumarom, 1992, 104-110)
b) Những tác động tiêu cực về mặt văn hóa-xã hội
Trong du lịch, các ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa-xã hội bản địa đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia Việc phát triển quá mức du lịch đã gây ảnh hưởng đến lối sống của người dân địa
phương, ví dụ như các hành vi cờ bạc, nghiện hút, rượu chè và mại dâm…
Trang 9Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
ở các khu vực trong và lân cận VQG, cuộc sống của người dân thường khó khăn, việc công tác với nhân dân địa phương trong các dự án phát triển tạo việc làm cho chính họ là làm giảm bớt sức ép lên khu bảo tồn Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả thì lợi ích thu được từ hoạt động DLST phải được chia sẻ cho đa số dân cư trong cộng đồng, nghĩa là hiệu quả công tác bảo tồn
sẽ tỷ lệ thuận với số dân cư của cộng đồng tham gia hưởng lợi từ DLST
3.1.6 Tiềm năng du lịch sinh thái ở các KBTTN Việt Nam
Địa hình cảnh quan
Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt Nam là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao, có khí hậu mát mẻ
và rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè Những địa điểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo,
Ba Vì, Bạch Mã và Bà Nà - Núi Chúa đã được người Pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích của các biệt thự cũ Từ các trung tâm nghỉ dưỡng này, ta có thể thiết
kế các đường mòn thiên nhiên với cự ly từ 2-3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loại hình
du lịch khác Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các khu bảo tồn thiên nhiên
ở vùng đồi núi rất thuật lợi cho các loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước Trong một nỗ lực nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam, Nguyễn Quang Mỹ (1998) và nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện rất nhiều hang động ở các vườn quốc gia và KBTTN vùng núi đá vôi trên phạm vi cả nước Động Phong Nha, chùa Hương, Tam Cốc Bích
Động và các hang động trong Khu Di sản Thiên nhiên Hạ Long là những điểm tham quan nổi tiếng trong và ngoài nước
Đa dạng sinh học
Với vị trí đặc biệt, nằm trong vùng giao nhau của hai vùng địa-sinh học lớn: ôn đới ở phía Bắc
và nhiệt đới ở phía Nam, hệ động thực vật của đất nước chịu ảnh hưởng của hai khối địa cổ Hymalaya (phụ lục địa Trung Hoa) và ấn Độ-Malaixia (phụ lục địa ấn Độ) Giao thoa của vùng địa lý-sinh học cùng với sự đa dạng về khí hậu, đất đai và địa hình đã tạo cho Việt Nam một hệ động thực vật đa dạng và độc đáo
ở Việt Nam, hệ thống rừng đặc dụng được hiểu là hệ thống KBTTN có diện tích 2.548.675 ha, bao gồm 27 VQG, 60 KBTTN, trong đó có 49 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài-sinh cảnh và 39 khu cảnh quan (Chiến lược quản lý hệ thống KBTTN Việt Nam đến năm 2010) Các nhà sinh thái học thường nhắc đến sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái và thực bì ở Việt Nam Theo thống kê, Việt Nam có tới 26 kiểu thực bì, tập trung thành 6 nhóm, trải từ rừng kín thường xanh, rừng rụng lá và bán rụng lá, rừng thường xanh hở, rừng thường xanh cây bụi đến các thảm cỏ Ngoài ra, Việt Nam còn có 5 nhóm hệ sinh thái thủy vực, trải từ nước ngọt đứng, nước ngọt chảy, nước ngầm, nước lợ và nước mặn Hệ sinh thái đất ngập nước cũng đang được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, KBTTN Đất ngập nước Xuân Thủy và VQG Tràm
Trang 10Không chỉ phong phú trên phương diện hệ sinh thái, thiên nhiên còn phú cho Việt Nam sự đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu Theo Cao Văn Sung (1997), trong tổng số 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, khoảng 1.200 loài là loài đặc hữu Trong số 15.575 loài động vật, có 172 loài đặc hữu, trong số đó có 14 loài là thú Đặc biệt, sự kiện gây chú ý nhất trong giới bảo tồn thế giới là việc phát hiện mới năm loài thú lớn ở Việt Nam là Sao La (1992), Mang lớn (1994) Thỏ Vằn Trường Sơn (2000) Chà vá Chân xám (1997) và Mang Trường Sơn (1998) Khoảng 58% số loài thực vật
và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam tập trung trong các KBTTN (Đặng Huy Quỳnh, 1997) Tuy nhiên, các loài thú lớn của Việt Nam khó tiếp cận hơn so với các loài ở châu Phi và đôi khi không thể tiếp cận được vì số lượng các loài này hiện còn rất ít, có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ và sống trong các hệ sinh thái tương đối mỏng manh (Le Van Lanh and J MacNeil, 1995) Tình trạng này có thể được khắc phục nếu có quy hoạch thích hợp như khoanh vùng bảo vệ hoặc xây dựng chòi quan sát từ xa có thể xem được những con tê giác còn sống sót tại VQG Cát Tiên Tháng 5/1999, các nhà nghiên cứu đã chụp được những bức ảnh đầu tiên bằng bẫy
ảnh Khi có các nguồn tài chính, có thể xây dựng các khu nuôi thú bán hoang dã Hiện tại, ở VQG Cúc Phương đã xây dựng được một khu nuôi các loài linh trưởng rộng khoảng 2 ha Du khách có thể tham quan và ngắm nhìn một số loài khỉ và vượn ở đây VQG Ba Vì cũng đang xây dựng khu nuôi thú và chim bán hoang dã tại khu vực ở độ cao 400 m so với mực nước biển
Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn lớn đối với du lịch sinh thái mang tính chất nghiên cứu khoa học Các nhà khoa học và sinh viên trong nước và nước ngoài có thể đến đây để tìm hiểu về những loài động thực vật chỉ có ở Việt Nam Trong số họ, có những người tình nguyện sống trong các khu rừng trong một thời gian khá dài để nghiên cứu và chăm sóc các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Sự đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam trước hết la do sự đa dạng về địa hình của lãnh thổ (Đặng Huy Huỳnh, 1998) Sự đa dạng địa hình kết hợp với sự phong phú về hệ sinh thái đã tạo ra những địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn Nhất là rừng mưa nhiệt đới VQG Cúc Phương, Cát
Bà, Ba Bể, Bạch Mã, KBTTN Phong Nha - Kẻ Bàng và Hoàng Liên Sơn
Nhiều VQG và KBTTN phân bố dọc 3.260 km bờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và khoảng 125 bãi tắm lớn, nhỏ được phân bố từ Bắc vào Nam như các bãi tắm lý tưởng Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Lăng Cô, Bình Châu và Phướng Bửu Cùng với đường bờ biển dài, nước ta còn có hệ thống đảo và quần đảo phong phú trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang Trên các đảo đã thành lập các KBT và VQG Các KBTTN này không những có ý nghĩa
về mặt bảo tồn mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa bản địa Nơi
đây, ngoài cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt
đới, còn có các hệ sinh thái biển có sự đa dạng sinh học cao như rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển Chúng ta có thể tổ chức du lịch và xem hệ động thực vật biển phong phú trong các rạn san hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo thuộc Nha Trang và Khánh Hòa Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu du lịch sinh thái có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới
Tiềm năng về văn hóa dân tộc
Theo phân tích của Ngô Đức Thịnh (1997), đa dạng về điều kiện tự nhiên sẽ dẫn đến đa dạng
về văn hóa, được thể hiện là ở Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau Một điều đáng chú ý là các dân tộc thiểu số thường sống gần hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên Họ hiện vẫn đang lưu giữ các bản sắc văn hóa và tập tục độc đáo Điều này khiến cho ngành du lịch sinh thái ở Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn
3.1.7 Hiện trạng du lịch sinh thái tại các KBTTN Việt Nam
Tuy có tiềm năng hết sức to lớn, nhưng du lịch sinh thái trên phạm vi cả nước nói chung và ở các KBTTN Việt Nam nói riêng còn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển Các hoạt động đa
số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có đầu tư cho việc quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ du lịch sinh thái Hơn nữa, chưa có sự quan tâm thích đáng tới việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương
và Nguyễn Tài Cung, 1998)
Trang 11Trong số 27 VQG thì Cúc phương, Bạch Mã và Cát Tiên đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tốt hơn Cụ thể, 3 VQG này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái, đường mòn thiên nhiên và một số hướng dẫn viên là kiểm lâm đã được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về du lịch sinh thái Các VQG còn lại cũng tổ chức hoạt động tham quan du lịch, nhưng chưa có bài bản
và định hướng rõ ràng
Căn cứ vào các tiêu chí của du lịch sinh thái, ta có thể nhận thấy rằng:
+ Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế
đây chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên
+ Hoạt động giáo dục, giải thích môi trường - một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các hoạt động du lịch khác - chưa được triển khai nhiều do các VQG chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này Cụ thể là trên các tuyến tham quan và đường mòn thiên nhiên còn thiếu rất nhiều biển chỉ dẫn Một số biển chỉ dẫn làm bằng sắt tây, giấy ép plastic nên dễ bị hư hỏng Hầu hết các hướng dẫn viên chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ không thấy được rằng giáo dục, giải thích môi trường là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu nhất của mình + Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít nên chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn
và phát triển cộng đồng địa phương Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt động du lịch của các VQG
Để thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái ở các KBTTN Việt Nam, một số dự án nghiên cứu,
đào tạo, quy hoạch du lịch sinh thái đã được triển khai như sau:
+ Nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, do Phân hội các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam cùng với các nhà tư vấn du lịch của Niu Dilân tiến hành (1995)
+ Điều tra vẽ bản đồ DLST và tổ chức lớp tập huấn về DLST cho một số VQG, do các chuyên gia của Hội các Vườn Quốc gia Nhật Bản và Phân hội các VQG và KBTTN Việt Nam chủ trì (1996)
+ Dự án phát triển Vườn Quốc gia DLST Bạch Mã, Việt Nam 0012.01 - WWF/EC đã soạn thảo "Kế hoạch quản lý du lịch sinh thái VQG Bạch Mã” do Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN tiến hành trong 2 năm 1995-1996
+ Các khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho cán bộ công nhân viên các VQG Tam
Đảo, Cúc Phương và Bạch Mã do các chuyên gia của Hội các VQG Nhật Bản, Phân hội các VQG và KBTTN Việt Nam chủ trì (1996)
+ Dự án xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững do IUCN và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1997)
+ Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam do Viện Nghiên cứu Phát triển
Trang 12Một nguyên nhân quan trọng khác là do lực lượng quản lý các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh thái Mặc dầu trong luận chứng đã chỉ rõ du lịch là một trong những chức năng và nhiệm
vụ của các VQG Nhưng thực tế các VQG mới chỉ chú trọng bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, giải thích môi trường và chưa có
được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ và tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình
Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho việc phát triển ngành du lịch này tại Việt Nam Hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái Không có các nguyên tắc chỉ đạo mà dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay một hình thức du lịch nào khác
Việc thiếu tiếp thị và quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng làm kìm hãm sự phát triển các loại hình du lịch này ở Việt Nam Thiếu quảng cáo và tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường Điều này lại dẫn đến việc thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho du lịch sinh thái
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của hạ tầng cơ sở phục vụ
du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Tuy du lịch sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm đến sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần phải có sự phục vụ tối thiểu để
du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng
Nhìn chung, nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho sự phát triển của du lịch sinh thái ở các
VQG và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam là thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành và các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp các lĩnh vực thì mới có thể phát triển được, vậy mà hiện tại các cơ quan tiến hành các dự án vẫn hoạt động một cách riêng lẻ Các cơ quan hữu quan chưa thấy rằng nếu không có sự hợp tác thì du lịch sinh thái không thể thành công trọn vẹn được
3.2 Đánh giá về du lịch sinh thái ở một số khu bảo tồn và vườn quốc gia
Để đánh giá được tiềm năng và thực trạng tổ chức du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở nước ta, trong điều kiện về thời gian hạn chế, chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu ở một
số khu bảo tồn điển hình: Vườn Quốc gia Ba Vì, Vườn Quốc gia Tam Đảo ở miền Bắc, Vườn Quốc gia Vũ Quang ở Bắc Trung Bộ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông ở Trung Trung Bộ
và Khu Bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang ở Nam Trung Bộ
Tại mỗi địa điểm, chúng tôi tìm hiểu về tình hình thiên nhiên, mức độ đa dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh, cơ sở văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng liên quan đến việc tổ chức du lịch, các hoạt động du lịch và cách tổ chức quản lý du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn thiên nhiên và tổ chức du lịch, v.v Ngoài ra, chúng tôi cũng đã điều tra về nhận thức của người dân vùng đệm của các khu bảo tồn, của các cán bộ quản lý các khu bảo tồn và của khách du lịch về du lịch sinh thái
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp lại như sau:
3.2.1 Tiềm năng đa dạng sinh học
ở tất cả khu vực nghiên cứu, thiên nhiên rất đẹp, đa dạng và vẫn còn giữ được những nét nguyên sơ Tài nguyên sinh vật còn khá phong phú Mỗi nơi có một hệ động thực vật khác nhau, đặc biệt là các loài quý hiếm và đặc hữu Nó sẽ là lợi thế cho từng VQG khi khai thác DLST Ví dụ như Ba Vì có Bách xanh và Thông tre…; Vũ Quang có Sao la, Mang lớn, Trĩ sao, Bò tót và thực vật có Pơmu và Hoàng đàn ; Tam Đảo có Cá cóc, Kim giao và
Dẻ tùng sọc trắng ; Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông có Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam
Trang 13mào đen, Hổ, Mang lớn, Bò tót, Kim giao, Ba gạc lá vòng, Trầm hương và Song bột Sự khác nhau và phong phú này cũng thể hiện ở KBTB Nha Trang, nơi có những hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển với những phong cảnh non nước hữu tình
Qua đây, chúng ta thấy tiềm năng du lịch sinh thái ở các VQG và KBT là hết sức hấp dẫn Có thể nói các khu vực nghiên cứu đều có khả năng và điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, nhất là phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học như ở Vũ Quang, Đa Krông và du lịch lặn biển mạo hiểm ở vịnh Nha Trang
3.2.2 Tiềm năng du lịch văn hóa
Các khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về các dân tộc, kéo theo sự đa dạng về văn hóa, lễ hội
và ngành nghề truyền thống, đã tạo nên những hấp dẫn cho du khách muốn đến đây thưởng ngoạn, tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử và văn hóa bản địa Điều đáng nói ở đây là mỗi nơi
đều có những đặc trưng riêng về văn hóa và thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái nhân văn như ở VQG Ba Vì, Tam Đảo và Đa Krông Ngoài ra, đối với KBTB vịnh Nha Trang có nền văn hóa và ngành nghề truyền thống mang đậm nét đặc thù của vùng biển duyên hải miền Trung Sự phong phú này đã tạo sự hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước đến đây du lịch
Đây là nét đặc thù cho từng vùng để phát triển du lịch sinh thái
3.2.3 Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động DLST ở các khu nghiên cứu
ở VQG Ba Vì, Tam Đảo và KBTB Nha Trang đã thành lập các trung tâm DLST và GDMT, còn VQG Vũ Quang và KBTTN Đa Krông mới được thành lập nên chưa tổ chức hoạt động DLST Trong đó, VQG Ba Vì và KBTB Nha Trang đã tổ chức quản lý thành hệ thống trung tâm DLST
và giáo dục môi trường, dưới sự quản lý của các ban quản lý VQG VQG Tam Đảo đã bước đầu nghiên cứu và tổ chức bộ máy DLST, nhưng trên thực tế du lịch ở đây mới mang tính chất tự phát do Sở Du lịch và Thương mại quản lý Do các đơn vị kinh doanh du lịch không thuộc VQG quản lý nên họ chủ yếu đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu, vì thế thuật ngữ “du lịch sinh thái” đang
bị lạm dụng, nhiều người cố ghép hai từ “sinh thái” vào để lôi kéo khách, ví dụ như: nhà hàng sinh thái, khu vườn sinh thái, nhưng hoạt động lại trái ngược với sinh thái
Đối với VQG Vũ Quang và KBT Đa Krông, tiềm năng DLST chưa được khai thác là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thể chế, chính sách quản lý, trình độ năng lực tổ chức quản
lý, cũng như kinh phí đầu tư phần nào ảnh hưởng đến phát triển đến DLST
3.2.4 Đánh giá nhận thức về DLST
Nhận thức của người dân vùng đệm
Mặc dù nhận thức về DLST của cộng đồng địa phương ở các KBT và VQG có khác nhau, nhưng
họ đều mong muốn phát triển DLST tại địa phương và họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch
đem lại như: các công trình phúc lợi, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống… Một số người muốn được tham gia vào làm trong khu du lịch và mở các dịch vụ du lịch Mặt khác, cũng có một số ít ý kiến không đồng ý phát triển DLST tại địa phương vì họ cho rằng: phát triển DLST
sẽ dẫn đến phá rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng và xảy ra các tệ nạn xã hội như: xáo trộn văn hóa bản địa, mại dâm, cờ bạc, rượu chè…
Nhận thức của cán bộ quản lý
Kết quả điều tra cho thấy 100% cán bộ được phỏng vấn có nghe nói về DLST, nhưng thực sự
để hiểu định nghĩa DLST chính xác thì ở mỗi KBT và VQG có sự hiểu biết khác nhau Ví dụ tại KBT Đa Krông, 60% cán bộ cho rằng DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (định nghĩa 1) 40% còn lại thì cho rằng DLST là các hoạt động du lịch trực tiếp phụ thuộc vào sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở trạng thái nguyên sơ, bao gồm cảnh quan, địa hình, thủy vực, thảm thực vật và động vật hoang dã (định nghĩa 2) Trong khi đó, cán bộ ở VQG Ba Vì có 90% theo định nghĩa 1, còn lại 10% cán bộ ở đây hiểu theo định nghĩa 2
Trang 14Phần lớn các cán bộ được phỏng vấn đều mong muốn phát triển DLST mang lại lợi ích cho cộng
đồng địa phương, như cơ sở hạ tầng phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, nhưng vẫn còn một số ít cán bộ có cách nghĩ bảo thủ Họ cho rằng khi DLST phát triển sẽ xảy ra các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, mại dâm, đồng thời mất dần bản sắc văn hóa dân tộc
Nhận thức của khách du lịch
Mục đích của du khách đến với VQG và KBT chủ yếu là để thư giãn, nghỉ ngơi, tìm hiểu thiên nhiên và thưởng thức tài nguyên thiên nhiên, Chỉ có 15% du khách đi du lịch với mục đích là học tập, hội họp, nghiên cứu
Khách du lịch thường kết hợp đến KBT với các điểm khác hơn là chỉ đến KBT Như vậy, KBTTN chưa thật sự hấp dẫn đối với du khách Từ số liệu này đặt ra cho công tác bảo tồn nên
đào tạo các hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụ và ban quản lý các KBT phải xây dựng các trung tâm du lịch
Tại VQG Ba Vì, có 91%, Tam Đảo có 60%, Nha Trang có 77% du khách bằng lòng đóng góp vào một quỹ với mục đích bảo tồn và phát triển du lịch ở các KBT và VQG và các du khách
đóng góp quỹ thông qua việc mua vé vào cổng và các dịch vụ Một số ít du khách không đồng
ý đóng góp quỹ này
VQG Vũ Quang và KBTTN Đa Krông hiện tại chưa có tổ chức DLST nên không tiến hành
điều tra khách du lịch Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số ít du khách là học sinh, cán bộ đến
đây thưởng ngoạn và nghiên cứu khoa học Theo chúng tôi, nếu VQG tổ chức hoạt động DLST thì sẽ rất khả thi
Kết luận vμ khuyến nghị
Kết luận
1 Vận dụng cơ sở lý luận về DLST, việc phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động DLST ở các khu vực điều tra cho thấy du lịch ở đây mang tính chất của một loại du lịch không nên mở rộng trong các VQG và KBT có giá trị cao về tài nguyên tự nhiên và nhân văn
2 Về tiềm năng Có thể khẳng định rằng các khu vực nghiên cứu không những có tiềm năng lớn về môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn, tài nguyên đa dạng sinh học độc
đáo, mà còn có kho tàng kiến thức bản địa truyền thống phong phú về sử dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên kết hợp với nền kiến thức hiện hữu Do vậy, các khu vực nghiên cứu có đầy đủ các điều kiện để tổ chức quy hoạch, phát triển và xây dựng hệ thống du lịch nói chung và DLST nói riêng phù hợp với đặc điểm địa lý sinh học, với phương châm xây dựng chiến lược du lịch bền vững
3 Về quản lý Hoạt động du lịch đang mang tính tự phát, chưa có sự thống nhất giữa UBND huyện, xã và ban quản lý các VQG do chưa có đề án quy hoạch phát triển DLST
4 Về hiểu biết DLST:
- Đối với quản lý Do chưa có chiến lược quốc gia về DLST ở các VQG và KBT, nhiều khái niệm còn mơ hồ và hoạt động du lịch trong các KBTTN không thể kiểm soát nổi Các khái niệm về DLST của các KBT là gì, những mục đích chủ yếu của DLST các KBT
là gì, KBT nào thích hợp với DLST và KBT nào thì không, việc quản lý các hoạt động du lịch thế nào còn chưa được hiểu rõ Do vậy, mức độ hiểu biết về DLST của cán bộ quản
lý còn hạn chế, cho nên xây dựng một chiến lược quốc gia về DLST trong các KBT và VQG là hết sức cần thiết
- Đối với cộng đồng địa phương Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào DLST
và các lợi ích kinh tế từ DLST còn bị hạn chế Kết quả điều tra cho thấy đa số người dân địa phương mong muốn phát triển DLST và qua đó họ được tham gia vào các hoạt động du lịch cũng như được chia sẻ lợi ích thỏa đáng và bảo tồn tốt hơn
Trang 15- Đối với khách du lịch Là những người được thưởng ngoạn các phong cảnh do thiên nhiên ban tặng Họ sẵn sàng bỏ một phần chi phí để đóng góp vào công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và xã hội
Tóm lại, tiểu luận chưa có điều kiện đi sâu đánh giá được những nhận xét của khách du lịch
đối với hiện trạng hoạt động du lịch, cũng như có thể định lượng hóa đời sống người dân địa phương thay đổi như thế nào trước và sau khi thành lập VQG và KBT Các kết quả ở đây chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu bước đầu, vận dụng các cơ sở lý luận vào địa bàn cụ thể và cần được hoàn thiện hơn Vì vậy, chúng tôi đề nghị có những nghiên cứu tiếp theo để góp phần cung cấp tài liệu cơ sở khoa học cho phát triển DLST tại các VQG và KBT
6 Cần phải giáo dục và tuyên truyền về DLST cho các cộng đồng sống tại vùng đệm VQG
và KBT, nhằm năng cao hơn nữa hiểu biết của người dân về DLST
7 Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLST bằng chính sự hưởng lợi của người dân từ các hoạt động DLST
8 Cần phải có các phòng DLST với đội ngũ quản lý được đào tạo cơ bản và trực thuộc
sự quản lý của các VQG, để nâng cao hoạt động có hiệu quả và thực hiện đúng mục tiêu của DLST
Tμi liệu tham khảo
1 Bernard Adrien, Nguyễn Thị Hải Yến và nnk, 2002 Đánh giá kinh tế-xã hội thực hiện dự án thí điểm Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun, Nha Trang, Việt Nam
2 Vũ Tuấn Cảnh, 1997 Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với Chiến lược Quản lý Tài nguyên và Môi trường Tuyển tập Báo cáo Hội thảo lần thứ nhất về đánh giá tác động môi trường, Hà Nội, trang 44-53
3 Dự án “Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam” Du lịch sinh thái, tháng 1-1999 Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý Cục Môi trường
4 Dự án xây dựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông, 2000 Quảng Trị
5 Dự án đầu tư xây dựng rừng đặc dụng VQG Vũ Quang, 4-2004 Hà Tĩnh
6 Nguyễn Đình Hòe, 2001 Du lịch bền vững NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
7 Đặng Huy Huỳnh, 1997 Bảo vệ và phát triển lâu bền đa dạng sinh học các hệ sinh thái ở Việt Nam
8 Roland Eve, Shobhana Madhavan và Vũ Văn Dũng, 2000 Quy hoạch không gian để bảo
Trang 169 Hội sinh thái học Việt Nam, Hội Động vật học Việt Nam, Vườn thú Hà Nội, 2005 Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái tại các VQG và KBT”
10 Hiệp hội DLST North Bennington, Vermnt, 1999 Du lịch sinh thái Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và nhà quản lý
11 Lê Văn Lanh, 2000 Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Tổ chức Chim Quốc tế
12 Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung, 1998 Một số kết quả về đề tài nghiên cứu cơ
sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, trong tuyển tập Báo cáo Xây dựng Chiến lược Quốc gia về Phát triển Du lịch Sinh thái tại Việt Nam, trang 9-38
13 Phạm Trung Lương, 1997 Đánh giá tác động môi trường du lịch Việt Nam, trong tuyển tập Báo cáo Hội thảo lần thứ nhất về đánh giá tác động môi trường Hà Nội, trang 59-70
14 Xây dựng Chiến lược Quốc gia về Phát triển Du lịch Sinh thái ở Việt Nam, trong Tuyển tập Báo cáo Hội thảo, 1999
15 Nguyễn Xuân Tân, 2002 Giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình DLST ở VQG Ba Vì Trường Đại học Lâm nghiệp
16 Trần Minh Tuấn, 1997 Giới thiệu VQG Ba Vì Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Tây
17 Võ Sĩ Tuấn, Lyndon De Van Tier và NNK, 2002 Báo cáo da dạng sinh học KBTB Hòn Mun
18 Nguyễn Minh Tuệ, 1994 Cơ sở địa lý đu lịch Hà Nội
19 Harold G., Ivan K., Kim P., and Matt W., 1998 Tourism, Conservation and Sustainable Developmaent
20 George M., 1993 Sustainable Tourism Development, Guide for Local Planners
21 Linber, K and Hawkins, D., 1993 A Guide for Planners and Manager
22 Paul F.J Eagles, Stephen F Mccool and Christopher D Hayness, 2002 Sustainable Tourism in Protected Areas, Guidelines for Planning and Management
23 Thomas L and Middleton, 2003 Guidelines for Management Planning of Protected Areas IUCN Gland, Switzerland and Cambride, UK
Trang 17ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIấN CỨU TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG
Bước đầu tìm hiểu một số vấn đề
về môi trường vμ đề xuất biện pháp quản lý bền vững hệ sinh thái
đất ngập nước hồ tây
KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp bồi dưỡng sau đại học "Tiếp cận sinh thỏi học trong quản lý
Tài nguyờn thiờn nhiờn và Phỏt triển bờn vững"
Cán bộ hướng dẫn: PGS TS Phạm Bình Quyền
ThS Hoàng Văn Thắng
Trang 18Më ®Çu
Hồ là một hệ tự nhiên phức tạp bao gồm nhiều thành phần sinh thái khác nhau Các thành phần này trải qua nhiều năm với những tác động qua lại đã tạo nên một thể thống nhất trong
hồ Hồ là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng, là nơi điều tiết khí hậu cho vùng xung quanh
hồ Hồ cũng như các khu đất ngập nước khác còn là nơi vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng của cộng đồng Hồ cũng là nơi nuôi trồng thủy sản, nơi phát triển du lịch sinh thái v.v… mang lại nhiều lợi ích kinh tế Ngoài ra, tại nhiều hồ trên thế giới tập trung nhiều danh lam thắng cảnh
di tích lịch sử văn hóa cùng những biểu tượng tâm linh của cộng đồng trong khu vực
Tại Việt Nam, Hà Nội có thể nói là thành phố của ao hồ Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn
30 ao, hồ lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ nằm trong khu vực nội thành Hệ thống ao, hồ không chỉ giúp chống úng ngập trong mùa mưa mà còn đóng góp quan trọng trong việc giữ cân bằng môi trường, sinh thái và khí hậu cho Hà Nội
Hồ Tây là hồ lớn nhất của Hà Nội, là một vùng trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch giải trí của
Hà Nội và của cả nước Về ý nghĩa tự nhiên, Hồ Tây là một khu đất ngập nước độc đáo của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, với sự phong phú về đa dạng sinh học, làm nơi vui chơi giải trí cho người dân thành phố và du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các
ao, hồ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá trình đô thị hóa, trong đó khu vực quận Tây
Hồ nói chung và khu vực Hồ Tây nói riêng
Nhằm góp phần bảo tồn Hồ Tây, chúng tôi tìm hiểu một số khía cạnh về tự nhiên và kinh tế
xã hội về các thách thức đối với sự tồn tại của Hồ Tây
1 Tæng quan T×nh h×nh nghiªn cøu
1.1 T×nh h×nh nghiªn cøu vÒ hå trªn thÕ giíi
Các thủy vực trên trái đất có thể chia thành hai nhóm lớn: hải dương và các thủy vực nội địa
Hồ là một dạng của thủy vực nội địa So với hải dương các thủy vực chỉ chiếm một lượng rất nhỏ Hồ là một dạng thủy vực nước đứng và được chia thành hai loại: tự nhiên và nhân tạo
Hồ tự nhiên được hình thành từ những biến đổi của vỏ trái đất, sự sụt chìm bề mặt đất, sự biến đổi dòng sông…
Trên thế giới, ngay từ thời cổ đại đã có dấu hiệu nghiên cứu về một số hồ nội địa Trong giai đoạn phát triên đầu thế kỷ XVII - XIX đã có những công trình nghiên cứu thủy sinh học nước ngọt gắn liền với sự phát triển của hồ ao học (Limnology) địa lý và thủy học (De Saussure, 1779; Dybovski and Godlevski 1870, 1897; Simony, 1886)
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, các nghiên cứu mang tính chất nghiên cứu hồ ao học theo
xu hướng cảnh quan học - nghiên cứu đặc tính riêng các hồ của từng vùng, xây dựng hệ thống phân loại hồ, trong đó có phần nghiên cứu điều tra cơ bản về khu hệ thủy sinh vật trong từng địa phương Cũng trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu theo hướng tìm hiểu về chu trình vật chất trong thủy vực tiêu biểu là các công trình của Forbes (1887), Thienemann (1925, 1934), Vereshagin (1934, 1937), FAO (1980) Ngoài những nghiên cứu mang tính chất điều tra về hồ, các nhà khoa học trên thế giới còn nghiên cứu sử dụng hệ sinh thái hồ vào mục đích xử l ý nước thải Đây là một biện pháp xử lý sinh học đầu tư kinh phí không nhiều mà đạt hiệu quả cao
Vấn đề sinh học, sinh thái học các đối tượng khai thác làm cơ sở cho việc gây nuôi nhân tạo các thủy sinh vật có giá trị kinh tế, hiện tượng nhiễm bẩn và tự làm sạch ở các thủy vực nội địa, độc tố học của sinh vật, nâng cao năng suất sinh học của các thủy vực nội địa bằng các biện pháp hóa học và sinh học đang là các vấn để đương đại trong nghiên cứu thủy vực nước ngọt hiện nay
Trang 191.2 T×nh h×nh nghiªn cøu vÒ hå ë ViÖt Nam
Ở Việt Nam, thuỷ sinh vật các thuỷ vực nước ngọt nội địa (thực vật, động vật không xương sống, cá) đã được nói đến rất sớm từ những năm cuối của thế kỷ XVIII Theo Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2002) thì các hoạt động nghiên cứu thuỷ sinh vật nước ngọt nội địa mới thực sự được đẩy mạnh từ những năm đầu của thế kỷ XX Tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu này mới chỉ tập trung chủ yếu vào thành phần các loài thực vật nổi, động vật nổi, trai, ốc, tôm, cua và cá nước ngọt
Những nghiên cứu về đất ngập nước nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản đã đạt được những kết quả khả quan và những nghiên cứu đề xuất các vùng đất ngập nước cần phải bảo tồn ở Việt Nam thuộc các kiểu như hồ tự nhiên cũng đã được tiến hành (Mai Đình Yên, 1982, 1996), một số nghiên cứu nhằm góp phần tăng cao hiệu quả quản lý như “Thống kê, đánh giá mức độ tổn thất và suy thoái một số vùng đất ngập nước quan trọng ở miền Bắc Việt Nam” (Phạm Bình Quyền và nnk, 1997; Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và nnk, 2002; Hoàng Văn Thắng, Phan Văn Mạch, 2003; …)
Cho đến nay đã có rất nhiều người quan tâm nghiên cứu Hồ Tây với các góc độ khác nhau Tuy nhiên, các bài báo và công trình mang tính khoa học được công bố không nhiều Về Hồ Tây, đã có một số nghiên cứu như “Điều tra sơ bộ thuỷ sinh vật và nguồn lợi thủy sản của Hồ Tây, Hà Nội” của Đặng Ngọc Thanh, Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1961); Đặng Ngọc Thanh (1967); Hoàng Văn Thắng và nnk, 2003; Vũ Đăng Khoa, 1991, 1996; Nguyễn Xuân Quýnh, 1995
Năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu TN&MT, ĐHQG Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý”
2 §Þa ®iÓm, thêi gian vμ ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khu vực Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Thời gian nghiên cứu của khoá luận từ ngày 06 tháng 01 năm 2005 đến ngày 28 tháng 2 năm 2005 Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được tiến hành từ năm 1961 đến năm 2003
2.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận
Trên cơ sở các nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái (Smith and Malthy, 2003 - Bản dịch Bộ TN & MT) chúng tôi tiếp cận đề tài nghiên cứu theo năm bước sau:
1 Miêu tả những thành phần cơ bản của hệ sinh thái
2 Phân tích chức năng, môi liên kết và ranh giới của hệ sinh thái
3 Phân tích những cơ hội và thách thức
4 Xác định mục đích quản lý
5 Đề xuất những biện pháp quản lý sẽ được tiến hành
+ Phương pháp hồi cứu số liệu
+ Phương pháp điều tra thực địa
+ Phương pháp phân tích số liệu
Trang 203 kÕt qu¶ vμ th¶o luËn
3 1 Kh¸i qu¸t vÒ c¸c khÝa c¹nh tù nhiªn, KT - XH thuéc khu vùc Hå T©y
3.1.1 Kh¸i qu¸t chung vÒ Hå T©y
LÞch sö h×nh thµnh Hå T©y
Hồ Tây nằm phía Tây Bắc Hà Nội, thuộc quận Tây Hồ, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất
vùng đồng bằng Bắc Bộ, là một trong số ít hồ tự nhiên của nước ta được đề nghị xếp vào danh
sách các hồ cần được bảo vệ trên thế giới Hồ Tây tồn tại gắn liền với nhiều tên gọi khác nhau
như Đầm Xác Cáo, hồ Trâu Vàng, hồ Dâm Đàm, Hồ Tây và mỗi cái tên gắn liền với một
truyền kỳ Từ bao đời nay, Hồ Tây là di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và của Hà Nội
(Trần Quốc Vượng, 2000)
Theo nhiều nghiên cứu thì Hồ Tây có nguồn gốc từ sông Hồng Cũng như nhiều hồ khác bắt
nguồn từ sông, Hồ Tây được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: hình thành, phát triển
và suy thoái Trong giai đoạn đầu của sự hình thành, Hồ Tây còn là một khúc của sông Hồng
Sau đó, sông Hồng chuyển dòng lên phía đông bắc bỏ lại Hồ Tây cổ Khoảng 1000 năm trước
đây, người ta đã tiến hành đắp đê sông Hồng để bảo vệ Hà Nội và do đó đã đẩy Hồ Tây vào
thế cô lập hoàn toàn với sông Hồng Qua hình Sơ đồ khu vực Hồ Tây, ta có thể thấy Hồ Tây
có hình dạng càng cua (Công ty Đầu tư Khai thác Hồ Tây, 1998)
Tầm quan trọng của Hồ Tây đối với đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nội
Nói đến Hà Nội là nói đến hồ Hà Nội là một trong những thủ đô hiếm hoi trên thế giới có hệ
thống hồ tương đối dày đặc, cùng với hồ Hoàn Kiếm, hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu… Hồ
Tây đã, đang và sẽ sống mãi với thủ đô Hà Nội
Khu vực Hồ Tây là nơi tập trung nhiều các di tích lịch sử văn hóa truyền thống của Hà Nội -
64 di tích lịch sử Trong đó 21 di tích đã được xếp hạng, ví dụ như : đền Quán Thánh, chùa
Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đền Đông Cổ, phủ Tây Hồ… Không gian khu Hồ Tây rất thích
hợp để xây dựng các công trình vui chơi, thư giãn và phát triển nhà hàng, khách sạn Vài năm
gần đây, những loại hình vui chơi, giải trí ngoài trời, dưới nước cũng phát triển mạnh tại vùng
Hồ Tây như việc thành lập và đưa vào hoạt động Công viên nước Hồ Tây, xây dựng các công
trình vui chơi giải trí nhỏ quanh hồ
Các giá trị và chức năng của Hồ Tây được tóm tắt như sau (bảng 1)
B¶ng 1 C¸c gi¸ trÞ vμ chøc n¨ng cña Hå T©y
1 Tài nguyên động vật hoang dã x x
2 Nuôi cá và nhuyễn thể xx
4 Kiểm soát ngập lụt và dòng chảy xxx
5 Tiếp nhận và giữ chất lắng đọng xxx
6 Tiếp nhận và giữ chất dinh dưỡng/ đạm xxx
7 Vui chơi giải trí và du lịch xxx
8 Đa dạng sinh học/sinh cảnh x xx
Nguồn: Hoàng Văn Thắng, 2003
Chú giải: x: thấp; xx: trung bình; xxx: cao
Trang 213.1.2 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và địa hình
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, thuộc quận Tây Hồ Phía Bắc giáp đê bao Yên Phụ -Tứ Liên; phía Nam giáp đường Thuỵ Khuê; phía đông giáp đường Thanh Niên; phía Tây giáp đường Lạc Long Quân Xung quanh hồ có 6 phường của quận Tây Hồ là Yên Phụ, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Thuỵ Khuê, Bưởi và một phường của quận Ba Đình là Quan Thánh Hồ Tây, với diện tích trên 500 ha có dung tích chứa khoảng 9 triệu m3 nước, chiếm khoảng 80% tổng diện tích hồ ở Hà Nội Độ sâu trung bình của hồ là 2,8m (Trần Đức Hạ và cs, 2000) Hồ Tây được chia làm 2 phần: phần từ cống Đõ sang bán đảo Quảng An (Phủ Tây Hồ) trở lên phía Bắc gọi là hồ trên; phần còn lại là hồ dưới
Điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn
Hồ Tây là một hồ tương đối nông, vào mùa cạn, chỗ sâu nhất khoảng 2,3 - 2,5m, vào mùa mưa chỗ sâu nhất khoảng 2,8 - 3 m Hồ Tây là hồ móng ngựa có nguồn gốc từ sông Hồng trong quá trình dịch chuyển và đổi dòng lòng sông vì vậy trầm tích của Hồ Tây là kết quả của quá trình thừa kế và phát triển dựa trên nền trầm tích của sông Hồng, gồm 2 trầm tích phức tạp sông và hồ (Hoàng Dương Tùng, 2003) Do Hồ Tây là khúc uốn của sông Hồng cổ, vì vậy trầm tích có 3 lớp: lớp trên cùng (0-0,2m) là trầm tích bột sét pha cát màu xám đen giàu xác rong tảo; lớp thứ hai (0,2-0,6m) là bột sét màu nâu, môi trường ôxy hoá và lớp thứ ba (0,6-0,9m) là sét bột màu xám đen giàu xác rong tảo (Vũ Đăng Khoa, 1996)
Khí hậu của Hồ Tây thuộc vùng khí hậu của Hà Nội: khí hậu nhiệt đới, gió mùa Nhiệt độ nước Hồ Tây phụ thuộc vào nhiệt độ Hà Nội Chế độ nhiệt ở đây mang đầy đủ tính chất nhiệt đới, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa tương đối lớn
Đặc tính thủy lý
Nhiệt độ nước hồ dao động từ 21,4oC đến 23,70oC trong mùa khô và từ 28,1 đến 33,1oC trong mùa mưa Tại các trạm có độ sâu trên 1,5 m, nhiệt độ tầng đáy thấp hơn tầng mặt trên dưới 1oC Nhiệt độ nước tầng mặt thường thấp hơn nhiệt độ không khí khoảng 1-2oC trong các tháng nóng, nhưng lại cao hơn từ 1-1,5oC trong các tháng lạnh
Độ pH dao động ở mức kiềm (7,5 - 9,13) và không chênh lệch nhau nhiều giữa hai mùa
Độ đục trong mùa khô dao động từ 44 - 61mg/ l thấp hơn so với thời kỳ mùa mưa (66-86 mg/ l) Độ đục tầng đáy cao hơn tầng mặt
Hàm lượng ôxy hoà tan của Hồ Tây trong cả hai mùa khá cao ở tầng nước mặt và dao động khá lớn tại các điểm có nguồn nước thải đổ vào so với các khu vực xa cống nước thải (6,5 -18mg/ l trong mùa khô và 4,8 -18,9 mg/ l trong mùa mưa) Tại các khu vực cống thải đổ vào
hồ đo được 1,5 mg/l (ở cống Tàu Bay), ôxy hoà tan ở tầng đáy thấp hơn so với tầng mặt
Đặc tính thủy hóa
Nhóm các yếu tố hữu cơ
Nhóm các yếu tố hữu cơ tại Hồ Tây dao động trong mùa và giữa mùa mưa và mùa khô Ngay trong cùng một thời điểm thì hàm lượng các yếu tố này cũng khác nhau tại các điểm khác nhau Hàm lượng các yếu tố có nguồn gốc Nitơ dưới dạng các ion NO3-, NH4+, Ammonia có diễn biến như sau (bảng 2)
Trang 22Bảng 2 Hμm lượng nhóm các yếu tố hữu cơ trong mùa mưa vμ mùa khô
Mựa khụ Mựa mưa
1 NO3_ 0,066 - 5,28 0,06 - 1,98 Trong giới hạn TCVN, 1995 cho nước mặt
2 NH3 (amonia) 0,01 - 0,55 0,02 - 3,08 Vượt giới hạn TCVN, 1995 cho nước mặt ở một số khu vực
3 NH4+ 0,013 - 0,715 0,26 - 4
4 PO4 0,44 - 3,2 0,3075 - 0,800
5 BOD5 3,7 - 5,73 11,5 - 35 Trong giới hạn TCVN, 1995 cho nước mặt
6 COD 40 - 1140 30 - 80 Vượt giới hạn TCVN, 1995 cho nước mặt ở một số khu vực
Nguồn:Trương Tuấn Anh, 2003; Phan Văn Mạch, 2003
Nhúm cỏc độc tố hoỏ học
Kết quả quan trắc và nghiờn cứu của nhiều tỏc giả cho thấy hàm lượng trung bỡnh cỏc yếu tố
kim loại nặng (bảng 3) về mựa mưa cao hơn so với trong mựa khụ và thấp hơn giỏ trị giới hạn
cho phộp đối với chất lượng nước tầng mặt theo tiờu chuẩn Việt Nam (1995) (Viện hoỏ học,
Viện KH CN VN, 2003)
Cỏc nguồn nước thải ảnh hưởng tới chất lượng nước Hồ Tõy
Hồ Tõy là một hệ sinh thỏi đất ngập nước đặc biệt với sự đa dạng về động, thực vật thuỷ sinh
như đó trỡnh bày ở phần trờn Trong đú, một số nhúm loài chỉ thị cho thuỷ vực bị ụ nhiễm hữu
cơ Cỏc đặc tớnh thuỷ lý hoỏ cũng chứng minh điều này một cỏch khỏ rừ nột Tuy nhiờn, mức
độ ụ nhiễm Hồ Tõy cũn ở mức nhẹ hơn so với hồ Trỳc Bạch và cỏc hồ khỏc ở Hà Nội
Kết quả khảo sỏt và quan trắc của Sở Khoa học - Cụng nghệ và Sở Tài nguyờn - Mụi trường
Nhà đất Hà Nội (2004) về hiện trạng chất lượng nước hồ cho thấy nguồn thải từ cỏc vựng dõn
cư và một số nguồn thải thụng qua cỏc cống đổ vào hồ là đỏng kể nhất Lượng nước thải này
chảy qua cống đổ vào hồ cú thể lờn đến 20.000 m3 Nước thải đổ vào hồ chủ yếu là nước thải
sinh hoạt mang tớnh hữu cơ với nồng độ khỏ cao, cao hơn mức cho phộp theo tiờu chuẩn nước
tầng mặt của TCVN 1995 Nguồn nước thải này cú mựi rất khú chịu và gõy chết cỏ nhiều ở
khu vực gần cửa vào của cống (bảng 3)
Bảng 3 Trị số trung bình các yếu tố thuỷ lý hoá học tại các phông cống trước khi đổ vμo Hồ Tây
(2004) vμo mùa mưa vμ mùa khô
Trang 233.1.3 Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật của Hồ Tây tương đối phong phú Hồ Tây là một hệ sinh thái đất ngập nước đặc biệt với sự đa dạng về động, thực vật
Thực vật thuỷ sinh
Các nghiên cứu của Mai Đình Yên và cộng sự (1961) cho thấy trước đây thực vật thuỷ sinh ở
Hồ Tây có khoảng 18 loài phát triển mạnh ở vùng ven bờ Những thực vật này có thể chia thành
3 nhóm sinh thái: nhóm trôi nổi tự do (5 loài bèo), nhóm sống trong nước (8 loài rong), nhóm
có lá nổi trên mặt nước (5 loài) Hồ đã từng có các loài hoa đẹp như sen, súng Theo một số tác giả thì từ những năm 1980, hồ đã không có những thực vật có hoa thuỷ sinh ngoại trừ duy nhất
một loài bèo tây (Eichhornia crassipes)
Thực vật nổi (Phytoplankton) có xu hướng giảm thành phần loài và mật độ Kết quả điều tra thực vật nổi qua nhiều năm cho thấy thành phần loài thực vật nổi ở Hồ Tây khá phong phú với khoảng trên 107loài tảo và 17 loài vi khuẩn Lam
Có nhiều loài trong các chi chỉ thị cho các thuỷ vực giàu dinh dưỡng như chi Microsystis, chi Lyngbya, Merismopedia, Spirulina thuộc tảo Lam, chi Scenedesmus thuộc tảo Lục Thành phần loài của loài tảo Mắt và vi khuẩn Lam tăng so với trước đây nhưng thành phần loài của tảo Lục, đặc biệt là tảo Giáp lại giảm Điều đó chứng tỏ chất lượng nước đã thay đổi theo
chiều hướng giàu dinh dưỡng
Động vật thuỷ sinh
Động vật nổi
Kết quả khảo sát của Nguyễn Xuân Quý nh (1991) cho thấy động vật nổi (Zooplankton) ở Hồ Tây có 29 loài: 5 loài giáp xác chân chèo (Copepoda), 12 loài Giáp xác râu ngành (Cladocera), 11 loài nhóm Rotatoria và 1 loài có vỏ (Ostracoda), trong đó nhóm Rotatoria
chiếm ưu thế 66%, nhóm Copepoda 20%, nhóm Cladocera 11% và Ostracoda chiếm 3% Sự
chiếm ưu thế của nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria) chứng tỏ Hồ Tây có ô nhiễm hữu cơ
Trang 24Động vật đáy
Động vật đáy (Zoobenthos) ở Hồ Tây có 14 loài gồm lớp côn trùng có 1 loài, giun tơ có 3 loài, thân mềm chân bụng (Gastropoda) chiếm ưu thế với 7 loài, lớp thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 2 loài Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy nhóm giun ít tơ và ấu
trùng Chironomidae thường chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm hữu cơ, đồng thời động vật thân mềm, đặc biệt ốc họ Viviparidae lại chỉ thị cho môi trường nước sạch hơn Về mùa khô,
mật độ trung bình động vật đáy Hồ Tây là 526 con/m2, tương ứng sinh khối 83,85 g/m3 Trong mùa mưa, mật độ trung bình 482 con/m2, trong đó nhóm ốc chiếm ưu thế trên 80% sinh khối chung Số lượng động vật đáy có xu hướng giảm
Tôm là đối tượng quan trọng sau cá Tôm càng (Macrobrachium-nipponense) có giá trị kinh
tế cao, tôm đực có con dài 9cm nặng 9,3 gr Ngoài ra còn có tôm thuộc họ Palaemonidae
Cá
Khu hệ cá Hồ Tây có 36 loài thuộc 13 họ, trong đó có họ cá chép (Cyprinidae) chiếm ưu thế với 22 loài (61%) Trong khu hệ cơ cấu đàn cá nuôi bao gồm các loài cá mè trắng, mè hoa, chép, trắm, trôi ấn độ chiếm ưu thế (Hoàng Dương Tùng, 2002) Các loài cá tự nhiên có xu hướng mất đi Cá tự nhiên Hồ Tây chiếm 30,5% tổng số loài cá của hồ Ngư giới của Hồ Tây
có ảnh hưởng của Sông Hồng, hầu hết các loài cá có ở hồ đều có thể thấy ở sông Hồng Một
số loài có thể khẳng định chắc chắn là di nhập từ sông Hồng như cá Lành Canh, cá Chạch sông, cá Vũn, cá Nhàng Những loài cá này không sinh sản ở Hồ Tây Sự phân bố các loài cá
tự nhiên có những nét đặc trưng theo từng điều kiện sinh thái thích ứng
Các loài chim nước
Bên cạnh các loài động thực vật thuỷ sinh, ở Hồ Tây ta còn gặp các loài chim như cò, diệc xám, le le, sâm cầm Sự có mặt của các loài chim nước này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng về giá trị đa dạng sinh học ở Hồ Tây Có một loài chim nước được ghi trong sách đỏ Việt Nam là
chim vịt đầu đen (Aythya baeri) (Mai Đình Yên, 2000) Tuy nhiên, đến hiện nay, các đàn
chim sâm cầm đã không còn thấy quay trở lại vùng Hồ Tây nữa
Như vậy, nhìn một cách tổng quan cho thấy Hồ Tây là một trong số hơn 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất của thế giới đang tồn tại và là hồ có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều nguồn gen quý đặc trưng của các vùng ĐNN thuộc đồng bằng Bắc Bộ (36 loài cá, 18 loài động vật
có xương sống, 53 loài động vật không xương sống ở nước, 18 loài thực vật thủy sinh)
Các loài cây xanh xung quanh hồ
Các loài cây xanh bóng mát quanh hồ có: 132 loài thuộc 94 chi, 47 họ, 2 ngành (Công ty ĐTKT Hồ Tây, 1996) Các loài cây xanh chủ yếu là dạng gỗ lâu năm 112 loài (chiếm 84%), dạng cây bụi 20 loài (chiếm 16%) Đại đa số các loài cây xanh lá quanh năm, số ít loài cây rụng lá theo mùa Sự phân bố của cây xanh không đều: phía đông và phía nam hồ có số loài
và số cá thể của loài tương đối phong phú; phía tây của hồ thì số lượng loài và cá thể nghèo nàn; ở phía bắc hồ ngoài các cây dược trồng trên đường phố, phần lớn các cây được trồng trong vườn (các loài cây cảnh)
3.1.4 Một số khía cạnh về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Hồ Tây
Dân cư và đất đai
Quận Tây Hồ có 8 phường gồm các phường Bưởi, Thụy Khuê, Xuân La, Nhật Tân, Quảng
An, Yên Phụ, Phú Thượng, Tứ Liên, với diện tích chung 24.000km2, tổng số dân là 96.950 người Mật độ dân số vùng xung quanh Hồ Tây ở mức trung bình nhưng phân bố không đồng đều Dân cư chủ yếu tập trung ở phía Nam và Đông Nam của hồ Vào năm 2003 - 2004, mật
độ cao nhất là 14.168 người/km2 (phường Quan Thánh) thấp nhất là 1789 ngươi/km (phường Phú Thượng) và trung bình là 6.612 người/km2
Trang 25Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường xung quanh, có thể chia lưu vực Hồ Tây ra làm 3 khu vực:
1 Khu vực phía nam Hồ Tây
2 Khu vực phía bắc Hồ Tây
3 Khu vực phía tây Hồ Tây
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng vùng xung quanh Hồ Tây không đồng đều và đang có biến đổi mạnh mẽ qua các năm Bên cạnh đó, xung quanh Hồ Tây có rất nhiều dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoạt động và đang xả nước thải vào Hồ Tây Hiện nay, có một số khách sạn trong nước và quốc tế đang hoạt động tại phía Bắc của hồ Những khách sạn và khu vực vui chơi này đều có hệ thống xử lý nước thải khá tốt
Hiện tại, xung quanh hồ Tây đang được tiến hành triển khai xây dựng đường kè bờ hồ Tây và làm đường đi lại xung quanh hồ
Nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh Hồ Tây
Chúng tôi đã thực hiện điều tra nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư sinh sống quanh vùng Hồ Tây về một số phần chính như sau: nhận thức về bảo vệ môi trường, nhận thức về quản lý , cảm nhận chủ quan về các tác động tích cực của Hồ Tây tới đời sống người dân Qua kết quả điều tra thực địa cho thấy:
9 Việc có 70% người dân sinh sống quanh Hồ Tây là người từ nơi khác chuyển tới có thể
sẽ gây khó khăn cho công tác tuyên truyền và phát động các đợt thi đua bảo vệ môi trường vì người dân mới đến thường sinh sống khá rời rạc, không có quan hệ tập trung như trước đây
9 Con số 28,5% người dân được hỏi có tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường là rất thấp Đối với vùng đất giàu tiềm năng khai thác du lịch, các dịch vụ khác như Hồ Tây thì con số này cần được tăng nhiều hơn để tạo một bộ mặt sạch đẹp cho hồ
9 Người dân đã biết tác động không có lợi của nước thải sinh hoạt không qua xử l ý đối với môi trường nước Hồ Tây, và nhận định của người dân về vấn đề này là các cơ quan quản
lý chưa quan tâm đúng mức đến việc xử lý nguồn nước thải này
9 Mặc dù người dân có nhận thức về bảo vệ môi trường tốt nhưng sự tham gia của cộng đồng người dân vào việc bảo vệ môi trường cảnh quan còn thấp, có thể là do việc tuyên truyền thu hút người dân địa phương tham gia của chính quyền địa phường, các cơ quan chức năng chưa thực sự có hiệu quả và thiết thực đối với người dân
9 Để các chính sách quản l ý, phát triển cho vùng Hồ Tây phù hợp với điều kiện địa phương, nên lấy ý kiến của người dân trong quá trình xây dựng kế hoạch
9 Với 100% người dân có nhận thức về giá trị có lợi của Hồ Tây đối với đời sống của mình Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, thu hút sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn Hồ Tây
3.1.5 Hiện trạng quản l ý và các thách thức đối với môi trường Hồ Tây
Hiện trạng quản lý Hồ Tây
Cơ quan quản lý
Theo kết quả điều tra “Hiện trạng các hồ ở Hà Nội” tháng 6/2001 của Công ty Thoát nước Hà Nội, hiện nay các hồ ở Hà Nội có rất nhiều đơn vị và cá nhân quản lý Cũng như các hồ khác ở
Hà Nội, Hồ Tây do 3 đơn vị quản lý:
Trang 26ắ Cụng ty Thoỏt nước Hà Nội: Quản lý mặt nước hồ và cỏc cụng trỡnh liờn quan đến
cụng tỏc thoỏt nước do ngõn sỏch nhà nước cấp
ắ Cụng ty Đầu tư Khai thỏc Hồ Tõy: Quản lý khai thỏc mặt nước Hồ Tõy
ắ UBND quận Ba Đỡnh
Ngoài ra cũn rất nhiều cỏc cơ quan và cỏ nhõn cựng tham gia vào việc quản lý và khai thỏc nước
hồ, đất ven hồ như: Cụng ty Cụng viờn Cõy xanh… Việc cú nhiều đơn vị cựng quản lý hồ trong
những năm vừa qua gõy rất nhiều khú khăn cho cụng tỏc điều hũa nước và bảo vệ mụi trường
Điều này cho thấy, thực tế quản l ý Hồ Tõy hiện nay cũn nhiều chồng chộo và bất cập
Biến động diện tớch Hồ Tõy qua cỏc năm
Theo số liệu của Sở Giao thụng Cụng chớnh Hà Nội (2001) thỡ trong vũng 10 năm qua diện
tớch Hồ Tõy đó giảm 10 hecta (bảng 13)
Bảng 4 Diện tích Hồ Tây biến động qua các năm
Đơn vị: ha
Năm 1993 2001
Nguồn: Sở Giao thụng cụng chớnh Hà Nội, 2001
Nguyờn nhõn của việc giảm diện tớch hồ chủ yếu là do khụng cú sự kiểm soỏt chặt chẽ từ phớa
cỏc cơ quan chức năng nờn tạo điều kiện cho người dõn sinh sống sỏt hồ đổ đất, phế thải lấn
chiếm lũng hồ để xõy dựng nhà cửa và cỏc cụng trỡnh khỏc
Tuy nhiờn, số liệu về diện tớch Hồ Tõy khụng đồng nhất từ cỏc nguồn khỏc nhau Cỏc số liệu
này cú thể chờnh nhau đến hàng chục hecta (bảng 5) Đõy cũng là một trong những vấn đề bất
cập trong quản lý Hồ Tõy
Bảng 5 Diện tích Hồ Tây theo các nguồn khác nhau
C: Cụng ty Đầu Tư và khai thỏc Hồ Tõy, 1998
D: Trung tõm Khoa học Tự nhiờn và Cụng nghệ Quốc gia, 1998
E: Sở Giao thụng cụng chớnh HN, 2001
Hiện trạng khai thỏc Hồ Tõy
Do cú điều kiện tự nhiờn thuận lợi, cụng tỏc nuụi trồng thuỷ sản cỏ, tụm, trai lấy ngọc ở Hồ
Tõy vẫn được tiếp tục khai thỏc Tuy nhiờn, kết cấu đàn cỏ nuụi chưa hợp lý: tỷ lệ cỏ ăn nổi
quỏ cao, cỏ đỏy và cỏ ăn mựn bó hữu cơ cũn thấp Cỏc loài cỏ cú giỏ trị cao tỷ lệ cũn thấp
Nhõn dõn khai thỏc ốc, trai với sản lượng cũng khỏ cao
Để tận dụng mặt nước hồ, Cụng ty Hồ Tõy đó từng sản xuất thử nghiệm nuụi trai ngọc trai
nước ngọt tại hồ gồm hai loài trai cỏnh đen (Hyriopsis cuminghi) và trai cỏnh xanh (Cristaria
bialata), tuy nhiờn hiệu quả của việc nuụi trai này chưa được cụng bố
Ngoài cỏc nguồn lợi thuỷ sản trong hồ, mặt nước Hồ Tõy đó và đang được khai thỏc về mặt du
lịch như nhà hàng, du thuyền, thuyền thoi, xe đạp nước, thuyền buồm , và một số loại hỡnh
hoạt động trờn bờ hồ như quỏn giải khỏt, chụp ảnh lưu niệm…
Trang 27Nhân dân sát quanh bờ hồ đã và đang tiếp tục xây dựng các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí để khai thác các giá trị về lịch sử văn hoá, giá trị về cảnh quan, môi trường Nguồn nước Hồ Tây phục vụ cho sinh hoạt và đời sống hàng chục vạn cư dân xung quanh hồ, đặc biệt là nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp
Hiện nay, việc khai thác, lấn chiếm Hồ Tây đã được kiểm soát chặt chẽ Không còn hiện tượng người dân đổ đất, phế thải lấn chiếm mặt hồ để xây dựng nhà cửa và các công trình khác
Hồ Tây được sử dụng để chứa nước mưa, nước thải và xử lý nước thải Hầu hết, các loài thuỷ sản ở Hồ Tây có khả năng làm sạch nước hồ, với khối lượng nước tương đối lớn nên nhìn chung nước ở Hồ Tây bị ô nhiễm nhẹ so với các hồ nội thành khác
Về những nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái HST Hồ Tây
Tổng kết các công trình nghiên cứu có thể nêu lên những điểm thống nhất chính:
9 Nhận thức của các cơ quan chức năng, cộng đồng chưa đầy đủ về giá trị to lớn và không thể thay thế được của các hồ ở Hà Nội nói chung và Hồ tây nói riêng,
9 Chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý và bảo tồn Hồ Tây
9 Các nguồn ô nhiễm đã làm cho Hồ Tây có nguy bị ô nhiễm ngày càng gia tăng;
9 Sự lạm dụng, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học bừa bãi, vượt quá khả năng phục hồi các quần thể;
9 Các ngành kinh tế - xã hội, văn hóa, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích kinh
tế đã sử dụng Hồ Tây để kinh doanh cho ngành mình không nghĩ đến yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
9 Thiếu một hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả với sự tham gia của cộng đồng đối với
Hồ Tây nói riêng và hệ thống hồ của Hà Nội nói chung;
9 Thiếu thể chế, chính sách, quy hoạch và căn cứ pháp lý cũng như cơ sở khoa học để sử dụng khôn ngoan và có hiệu quả mặt nước cũng như đất đai ven bờ Hồ Tây
Những tồn tại trong công tác quản lý và các nguyên nhân
¾ Việc nghiên cứu, điều tra tổng hợp về Hồ Tây chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và thiếu tính hệ thống Chưa có được cơ sở dữ liệu đầy đủ, kiểm kê và đánh giá cập nhật về hệ sinh thái đất ngập nước này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cũng như quản lý và bảo tồn
¾ Hồ Tây đang ở trong tình trạng ô nhiễm do nguồn nước thải;
¾ Hồ đang ở trong tình trạng bị lấn chiếm diện tích do công tác quản lý hành lang và lòng
¾ Chưa có hệ thống quan trắc chất lượng nước hồ nên chưa đánh giá được hết mức độ ô
Trang 28Những nguyên nhân chủ yếu
Đầu tư nguồn lực cho việc quản lý và bảo tồn HST ĐNN Hồ Tây chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Hồ Tây chưa được chú trọng, chưa phù hợp với từng đối tượng khác nhau
Ranh giới hồ đã được xác định trong dự án kè bờ thuộc “Dự án hạ tầng kỹ thuật xung quanh
Hồ Tây” nhưng cho đến nay tiến độ còn chậm, mới đạt 54% so với kế hoạch
Chưa có quy hoạch cũng như bộ máy thống nhất quản lý việc sử dụng bền vững Hồ Tây
Việc cưỡng chế thi hành các văn bản pháp quy, quy định về đảm bảo vệ sinh, môi trường chưa được thường xuyên và triệt để;
Lợi ích quản lý và khai thác hồ của các đơn vị chưa đồng bộ và thiếu tính hệ thống
Hầu hết chưa có hệ thống thu gom tách nước thải không cho chảy vào hồ nên gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
Bên cạnh đó, việc mực nước hồ không giữ được cốt quy định có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do phối hợp chưa đồng bộ giữa công ty thoát nước và các chủ quản lý.
3.1.6 Một số đề xuất/ định hướng cho việc quản l ý, bảo tồn bền vững cho hệ sinh
thái Hồ Tây
Mục tiêu
9 Bảo vệ và sử dụng bền vững Hồ Tây
9 Phối hợp tổ chức quản lý có hiệu quả để bảo tồn và phát triển bền vững Hồ Tây trong
một quy hoạch tổng thể chung về bảo vệ môi trường của Hà Nội
9 Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ ô nhiễm tại nguồn do các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm khống chế nguyên nhân gây suy thoái chất lượng nước mặt của
Hồ Tây
Một số giải pháp định hướng
Về phương diện quản lý, thể chế chính sách
1 Việc thành lập một cơ quan quản lý tổng hợp để quản lý thống nhất Hồ Tây cần phải được coi trọng
2 Thành lập một hội đồng khoa học để tư vấn cho các chiến lược bảo tồn và phát triển Hồ Tây, trực thuộc một trường đại học hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố
3 Xây dựng một thể chế quản lý có hiệu quả như các ban ngành chức năng có các chế tài
xử lý, phạt nặng những trường hợp đổ phế thải, xả nước thải không được xử l ý trực tiếp xuống lòng hồ
4 Ban Quản lý dự án Hồ Tây phối hợp chặt chẽ với các phường và các cơ quan liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây kè xung quanh Hồ Tây
5 Tổ chức để người dân tham gia quản lý và giám sát bảo vệ môi trường Hồ Tây
Trang 29vào quá trình xử lý ô nhiễm cũng như tạo ra các khu cư trú thích hợp để hệ sinh vật phát triển đồng thời tạo cảnh quan thiên nhiên
5 Tiếp tục phát huy việc ứng dụng các biện pháp sinh học làm sạch nước hồ
6 Nghiên cứu một cách thận trọng các biện pháp nạo vét hồ, phòng chống bồi lắng lòng hồ
Về tài chính
1 Để tạo nguồn thu cho công tác quản lý và bảo tồn Hồ Tây, cơ quan quản l ý Hồ Tây có thể thực hiện thử nghiệm chính sách cho thuê mặt nước Hồ Tây phục vụ nhu cầu của người dân đồng thời phục vụ cho nhu cầu bảo tồn Hồ Tây
2 Tiến hành thu phí tài nguyên
3 Cần nghiên cứu áp dụng sớm các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Hồ Tây Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất dịch vụ xung quanh Hồ Tây phải có nghĩa vụ đóng góp kinh phí bảo vệ môi trường Hồ Tây
kÕt luËn vμ khuyÕn nghÞ
Kết luận
1 Hiện trạng chất lượng nước Hồ Tây đã bị ô nhiễm, tuy nhiên so với chỉ tiêu nước mặt cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam còn ở mức nhẹ so với các hồ khác ở Hà Nội Hầu hết các chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu lý-hoá của nước mặt Hồ Tây đều nằm dưới mức giới hạn cho phép của TCVN 5942-1995 trừ hàm lượng Nitơrit (NO2- ) tương đối cao, lượng phốt pho hàng năm đang tăng lên báo hiệu xuất hiện sự phú dưỡng ở nước Hồ Tây Quản lý môi trường và đặc biệt là chất lượng nước hồ cần được thực hiện nghiêm túc
2 Hồ Tây có hệ động, thực vật khá đa dạng và phong phú là cơ sở tiềm năng để phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đặc biệt là cá, tôm nhưng đang bị đe doạ do ô nhiễm
3 Dân số quận Tây Hồ ngày càng tăng nhanh và các hoạt động phát triển đô thị sẽ gây một áp lực lớn tới hệ sinh thái Hồ Tây do vậy việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Hồ Tây cho ccộng đồng là việc cần được ưu tiên thực hiện
4 Cần xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động bảo tồn Hồ Tây và sớm đưa vào thực tiễn
Khuyến nghị
1 Trước mắt, khi chưa có cơ quan chuyên trách quản lý tổng hợp thì muốn bảo tồn, quản
lý tốt Hồ Tây, các biện pháp tổng hợp và đa ngành về quản lý cần được triển khai, đặc biệt là phải đầu tư tương xứng các mặt về vật tư, công nghệ, kinh phí, tổ chức, nhân lực, pháp luật
2 Nhất thiết phải có hệ thống cảnh báo đánh giá tác động môi trường hồ thường xuyên để ngăn ngừa các tai biến ô nhiễm đột xuất
3 Cần duy trì và phát huy việc ứng dụng các biện pháp sinh học làm sạch nước hồ
4 Do đặc điểm cấu tạo và tầm quan trọng của Hồ Tây cũng như những lợi thế mà Hồ Tây
có được, nên xây dựng những dự án thu hút vốn đầu tư của nước ngoài về xây dựng cũng như bảo tồn để tranh thủ được nguồn tài chính để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vừa có nguồn tài chính cho công tác bảo vệ Hồ Tây
Quản lý Hồ Tây trên cơ sở thỏa mãn được các yêu cầu kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa
là một bài toán lớn đa ngành Nhưng chung quy lại thì bài toán chỉ còn ý nghĩa khi còn tồn tại một Hồ Tây với bản chất sinh thái tự nhiên của nó Vì vậy, vấn để quản lý bảo tồn và phát triển Hồ Tây phải dựa trên nền tảng về bảo tồn hệ sinh thái Hồ Tây Mà hệ sinh thái nói chung
và của Hồ Tây nói riêng tồn tại và vận động theo các quy luật tự nhiên của bản thân nó Cho nên, trong công tác quản lý Hồ Tây, một mặt phải nghiêm ngặt tuân thủ các quy luật này, đồng thời cố gắng lợi dụng tối đa chúng để phát triển một cách bền vững
Trang 30Tμi liÖu Tham kh¶o
1 Trương Tuấn Anh, 2003 Đánh giá sự phú dưỡng của Hồ Tây (Hà Nội) bằng mô hình kinh nghiệm Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN
2 Công ty Đầu tư Khai thác Hồ Tây, 1996 Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra năng lực phát triển và định hướng khai thác tổng hợp vùng nước Hồ Tây”32tr
3 Đại học Xây dựng Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, ĐHQGHN, 2000 Hội thảo Dự
án “Nâng cao chất lượng nước Hồ Tây”
4 Trương Thị Thanh Huyền, Hoàng Văn Thắng, 2004 Đánh giá chức năng và giá trị của một
số vùng đất ngập nước Hà Nội, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về Tài nguyên và Môi trường
2003 - 2004 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG HN, tr 144 - 151
5 Trần Đức Hạ, Lê Việt Hưng và Nguyễn Đức Toàn, 2000 Mô hình dự báo ô nhiễm
BOD và tình trạng phú dưỡng Hồ Tây, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây”, 15tr
6 Vũ Đăng Khoa, Dương Đức Tiến, Lê Thị Kim Cúc, Trịnh Thị Thanh, Lê Huy Hoàng và
Nguyễn Xuân Qu ýnh, 1991 Những cơ sở khoa học để nâng cao năng suất cá Hồ Tây, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học của công ty nuôi cá Hà Nội NXB Nông nghiêp
7 Phạm Bình Quyền, Trịnh Thị Thanh, 1997 Kiểm kê và đánh giá mức độ suy thoái HST ĐNN Hồ Tây, Hà Nội, Báo cáo khoa học của đề tài “Thống kê, đánh giá mức độ tổn thất
suy thoái một số vùng ĐNN quan trọng ở miền Bắc Việt Nam” Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 1997
8 Phạm Bình Quyền, 2000 Đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý, CRES
9 Nguyễn Xuân Quýnh, 1991 Dẫn liệu về thành phần loài và số lượng loài ĐVKXS Hồ Tây Hà Nội, Báo cáo khoa học, Đại học Bách khoa Hà Nội
10 Sở khoa học công nghệ và môi trường, 2003 Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố
13 Hoàng Văn Thắng, Trương Quang Học, Phạm Bình Quyền và Đặng Anh Tuấn, 2002
Quản lý và bảo tồn ĐNN Hà Nội, Tuyển tập Hội thảo quốc tế “Water and waste treatment and quality, an urban development focus”, Hà Nội 26-27/8/ 2002 tr 16-29
14 Hoàng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học và nnk, 2003 Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn ĐNN Hà Nội giai đoạn đến 2010 (Dự thảo), Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 11-2003
15 Hoàng Dương Tùng, 2003 Sử dụng công cụ toán học đánh giá khả năng chịu tải ô nhiễm của Hồ Tây để xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển Hồ Tây trong tương lai,
Luận án Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội
16 Trần Quốc Vượng, 2000 Hồ Tây: Nguồn gốc và thực trạng Trong Hội thảo khoa học
dự án “Nâng cao chất lượng nước Hồ Tây”
Tài liệu tiếng Anh
1 FAO, 1980 Managementof Asian reservoir fisheries Fisheries technical paper, No 267
2 Nizan S., 1986 Acute toxic effects of the cyanoacterium Microcystys aeruginosa on Daphnia magna Limmol Oceanogr 31 (3) 497 - 502pp
Trang 31ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIấN CỨU TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG
Nguyễn Trung Dũng
tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm tới đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên sông thanh
nghiên cứu trường hợp cộng đồng
địa phương xã tabhinh, huyện nam giang,
tỉnh quảng nam
KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp bồi dưỡng sau đại học "Tiếp cận sinh thỏi học trong quản lý
Tài nguyờn thiờn nhiờn và Phỏt triển bờn vững"
Cán bộ hướng dẫn: GS TSKH Đặng Huy Huỳnh
TS Pamela D.Mcelwee
Trang 32Ý thức rằng ĐDSH luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên cũng như xã hội, trong đó quan trọng nhất là hoạt động của con người Những hoạt động như khai thác gỗ, săn bắn, phá rừng làm rẫy, là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm thát thoát đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và ở KBTTN Sông Thanh tỉnh Quảng Nam nói riêng
KBTTN Sông Thanh nằm trên địa bàn 13 xã, thị trấn của hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, có 93.249 ha vùng lõi và 108.398 ha vùng đệm
KBTTN Sông Thanh có vai trò quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học, là một cấu thành quan trọng của vùng sinh thái dãy Trường sơn rộng lớn, là vùng có vị trí ưu tiên của quốc gia, bởi giá trị đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu và nhiều loài quí hiếm như Hổ (Panthera tigris Coberti) Chà vá chân xám (Pygathrix Cinerea)…chính vì vậy nó đã được ghi nhận trong đơn
vị bảo tồn Hổ của Thế giới và của Việt Nam Ngoài ra KBTTN Sông Thanh còn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn của hai hệ thống sông chính là Vu Gia và Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam
Nhận thức được tầm quan trọng về chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, tháng 5/2000 UBND tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Ban quản lý KBTTN Sông Thanh trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, đồng thời dự án đầu tư xây dựng KBTTN Sông Thanh cũng được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 10/2000
Mặc dù Ban quản lý đã có một kế hoạch bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) nhưng trong thực tế, tình trạng khai thác các tài nguyên rừng săn bắt các loài động vật hoang dã vẫn diễn ra hàng ngay hàng giờ Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm khắc phục xu thế suy giảm đa dang sinh học đồng thời kiến nghị chủ trương kế hoạch phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương là nhiệm vụ cấp bách cần thiết
Với mong muốn tìm ra được những nguyên nhân xác thực dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học của KBTTN Sông Thanh dưới các tác động của cộng đồng địa phương, để từ đó đề xuất những biện pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên một cách thích hợp, chúng tôi - nhóm học viên tham gia khoá đào tạo sau đại học về “Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên và phát triển bền vững” do CRES tổ chức - đã chọn đề tài “Tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm đến đa dạng sinh học của KBTTN Sông Thanh: Trường hợp cộng đồng địa phương xã Tabhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài tốt nghiệp
Mục đích của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu các tác động của con người nói chung và của người Cơ Tu nói riêng sống ở vùng đệm có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với đa dạng sinh học của KBTTN Sông Thanh nhằm góp phần vào việc đề xuất chính sách chủ trương nhằm động viên cộng đồng địa phương tham gia vào việc vừa bảo đảm hài hoà giữa bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống đồng thời gìn giữ được các bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương
Trang 33Mục tiờu cụ thể
1 Tỡm hiểu hiện trạng đa dạng sinh học của khu vực nghiờn cứu;
2 Tỡm hiểu cỏc hoạt động Kinh tế - Văn húa - Xó hội của cỏc tộc người sinh sống trong vựng nghiờn cứu;
3 Đỏnh giỏ cỏc tỏc động của cộng đồng địa phương tới sự đa dạng sinh học của vựng;
4 Kiến nghị cỏc giải phỏp nhằm đẩy mạnh bảo tồn ĐDSH
1 tổng quan về quá trình xây dựng vμ phát triển vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam
1.1 Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển vựng đệm xung quanh hệ thống khu bảo tồn thiờn nhiờn ở Việt Nam
1.1.1.í nghĩa của việc xõy dựng vựng đệm bờn cạnh cỏc khu bảo tồn thiờn nhiờn
Đó từ lõu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, vấn đề chất lượng của cỏc hệ sinh thỏi và cỏc cảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật giàu cú của nhiều khu bảo tồn bị suy thoỏi do sức ộp của nhõn dõn sinh sống phớa ngoài cỏc khu bảo tồn đó được nhiều người quan tõm và vỡ vậy việc
tổ chức xõy dựng vựng đệm, tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho khu bảo tồn để loại trừ cỏc ảnh hưởng từ phớa ngoài đó được đặt ra ở nhiều nước trờn thế giới
Ở Việt Nam hệ thống cỏc vườn quốc gia (VQG) và cỏc khu bảo tồn thiờn nhiờn (KBTTN) đó
và đang được xõy dựng và hoàn thiện Cho đến nay đó cú 27 VQG, 60 KBTTN và 39 khu bảo
vệ cảnh quan với diện tớch 254,675ha được bảo vệ theo qui định của Thủ tướng Chiớnhphủ ngày 17/9/2003 Nhưng phần lớn cỏc khu vực này lại thường nằm giữa cộng đồng dõn cư và chịu sức ộp hết sức nặng nề từ bờn ngoài Để giải quyết những mõu thuẫn giữa nhõn dõn địa phương và nhiệm vụ bảo tồn, cần thiết phải cú những biện phỏp hữu hiệu nhằm đỏp ứng những nhu cầu cuộc sống của nhõn dõn địa phương, nhưng đồng thời cũng đỏp ứng được những yờu cầu của cụng tỏc bảo tồn Vỡ vậy, xõy dựng vựng đệm chớnh là để giải quyết cỏc khú khăn đú, nhằm cải thiện nõng cao cuộc sống cho cỏc cộng đồng dõn cư địa phương, tạo thờm cụng ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ộp lờn cỏc khu bảo tồn đồng thời động viờn
họ tớch cực tham gia vào cụng tỏc bảo tồn đa dạng sinh học trong cỏc VQG và KBTTN
Vựng đệm chịu sự quản lý của chớnh quyền địa phương
1.1.3 Vai trũ, chức năng của vựng đệm
Vựng đệm cú ba chức năng cơ bản:
Trang 34• Nâng cao các giá trị bảo tồn của chính bản thân vùng đệm;
• Tạo điều kiện mang laọi cho những người dân xung quanhnhững lợi ích từ khu bảo tồn
1.1.4 Những vấn đề khó khăn chung của các vùng đệm
Nhìn chung các khu bảo tồn đều gặp những khó khăn trong công tác quản lý vùng đệm như sau: Hầu hết vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn và vườn quốc gia đều là những vùng có đông dân cư sinh sống (Vườn quốc gia Ba Vì có 42.000 dân của 7 xã; Bạch Mã có 62.000 dân của 9 xã; Cát Tiên có 162.000 dân của 42 xã; Cúc Phương có 50.000 dân của 15 xã; sông Thanh - Quảng Nam có 24.230 người)
Dân chúng địa phương đa số là có thu nhập thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn so với các vùng khác Tốc độ tăng dân số cao so với các vùng xung quanh;
Tập quán canh tác của nhân dân sống trong vùng đệm vẫn tồn tại phương thức đốt nương lầm rẫy, chọc lỗ tra hạt, năng suất thấp kinh tế tự cung tự cấp là chính
Trình độ văn hoá và dân trí của người dân còn thấp Người dân chưa thấy được giá trị của việc thành lập các KBTTN, các VQG là mang lại lợi ích thiết thực cho họ, trái lại một bộ phận trong dân nghĩ rằng họ sẽ bị thiệt thòi vì không được tiếp tục tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước đây
Điều không kém phần quan trọng là thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý của KBTTN với chính quyền và người dân địa phương ở vùng đệm
Việc xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia chưa kết hợp được giữa bảo tồn và phát triển Trong các dự án bảo tồn còn xem nhẹ các biện pháp phát triển kinh tế, giải quyết đời sống cho đồng bào vùng đệm;
Cán bộ làm công tác bảo tồn hầu chưa có biện pháp hợp tác, hỗ trợ lôi kéo, thu hút nhân dân vùng đệm tham gia quản lý khu bảo tồn và vườn quốc gia;
Chưa có các biện pháp và hình thức giáo dục thiết thực làm cho người dân hiểu rõ được ý nghĩa và vai trò của vùng đệm đối với khu bảo tồn
1.1.5 Vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh và những vấn đề đặt ra
• Vùng đệm KBTTN Sông Thanh gồm 12 xã và 01 thị trấn thuộc hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, có diện tích là 185.398 ha Đây là các xã miền núi và rẻo cao thuộc vùng sâu vùng xa Cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn Đời sống kinh tế nghèo nàn, trình độ Dân trí thấp và đời sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên rừng
• Mật độ dân số bình quân trong vùng đệm là 12 người/km2 So với toàn tỉnh thì chỉ bằng 1/6, nếu so với mật độ toàn quốc thì thì thấp bằng khoảng 1/16 Tỷ lệ tăng dân
số bình quân qua các năm 2,52% Đây là tỷ lệ tương đối cao so với tỷ lệ tăng dân số toàn quốc (Hoàng Trọng Trí, Nguyễn Quốc Dựng Kinh tế xã hội KBTTN Sông Thanh, năm 1999)
• Các dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm của khu bảo tồn là người CơTu, Giẻ Triêng cùng một số người Kinh
• Kinh tế của các xã vùng đệm chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là lúa, sắn, ngô, khoai, đậu Bình quân thu nhập trên đầu người chưa bằng 1/2
so với bình quân thu nhập của toàn tỉnh
Trang 352 địa điểm, thời gian vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Địa điểm và thời gian nghiờn cứu
Đối tượng nghiờn cứu của khúa luận này là cộng đồng người dõn địa phương ở xó Tabhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Nghiờn cứu được tiến hành từ ngày 10 thỏng 1 năm 2004 đến 20 thỏng 1 năm 2005
Trong đú thời gian khảo sỏt trờn thực địa từ ngày 15 đến 21 thắng 1 năm 2005
2.2 Phương phỏp nghiờn cứu
+ Phương phỏp phỏng vấn
+ Phương phỏp phỏng vấn hồi tưởng và phỏng vấn sõu
Phương phỏp thảo luận nhúm
Vẽ lỏt cắt làng + Phương phỏp quan sỏt
Phương phỏp kế thừa Phương phỏp tổng hợp và phõn tớch số liệu
3 kết quả vμ thảo luận
3.1 Điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn của vựng nghiờn cứu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiờn
Vị trớ địa lý
Tabhing là một trong 13 xó, thị trấn thuộc vựng đệm KBTTN Sụng Thanh và là một trong 9
xó, thị trấn miền nỳi của huyện Nam Giang, nằm về phớa Tõy của huyện, cỏch huyện lỵ 25 km
về phớa Tõy Nam Cỏch tỉnh lỵ Tam Kỳ gần 150 km Với tổng diện tớch tự nhiờn 228 km2 Địa giới hành chớnh của xó được chia thành 9 thụn
Xó cú vị trớ địa lý giao thụng thuõn lợi cho việc giao ưu phỏt triển kinh tế xó hội, cú quốc lộ 14D chạy ngang qua xó nối với quốc lộ Hồ Chớ Minh, đồng thời cũng là con đường xuyờn qua biờn giới Việt - Lào
Địa hỡnh
Nhỡn chung địa hỡnh thuộc dạng đồi nỳi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh và phức tạp về hướng nỳi nhuưg thoải dần về thung lũng Sụng Thanh, thấp nhất là ngó ba Sụng Thanh gặp sụng Cỏi, độ cao thuyệt đối chỉ cũn dưới 100 m Trong vựng cú cỏc dóy nỳi cao chiếm khoảng 60% tổng diện tớch tự nhiờn, cú nhiều đỉnh nỳi cao đến 900m như tỉnh TàĐắc; dạng gũ đồi thấp phõn bố ở khu vực Tà Lào, chiếm 1/3 tổng diện tớch tự nhiờn, cũn dạng tương đối bằng phẳng: Phõn bổ dọc quốc lộ 14 D thuộc thụn Pà Tin, Pà Vỏ, Pà Rồng và thụn Vinh Dọc theo sụng Thanh và suối hỡnh thành những vựng sản xuất nụng nghiệp
* Túm lại, do địa hỡnh toàn xó là đồi nỳi, độ dốc lớn, chia cỏch mạnh, đất ruộng lỳa,
nương rẫy phõn tỏn chủ yếu ven cỏc chõn đồi, khe suối và nỳi cao nờn việc phỏt triển sản xuất của nhõn dõn gặp nhiều khú khăn
Khớ hậu - Thuỷ văn
Khớ hậu
Tabhing thuộc vựng khớ hậu miền nỳi, chịu ảnh hưởng của khớ hậu nhiệt đới ẩm giú mựa, cú hai mựa rừ rệt Mựa khụ thừ thỏng 02 đến thỏng 9 Mựa mưa bắt đầu từ thỏng 9 đến thỏng 01 năm sau Nhiệt độ trung bỡnh hàng năm là 24,60C, nhiệt độ tối cao là 32,80C, tối thấp là 0
Trang 36Thuỷ văn
Trên địa bàn xã Tabhing có hai con sông là: sông Thanh, sông Bung và nhiều khe suối
Nhìn chung các sông, suối đều có lòng hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác gềnh Trong mùa mưa thường xuất hiện các trận lũ đột ngột và hung dữ, gây thiệt hại hoa màu vùng hạ lưu và phá hoại các công trình giao thông, thuỷ lợi Về mùa khô các sông, suối trong vùng bị cạn dần, việc tưới tiêu cho các vùng đất thấp gặp khong ít khó khăn
Đất đai
Trên địa bàn xã Tabhing có các loại đất chính như sau:
Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Macma axít kết tinh chua (Fa)
Diện tích 13.850 ha, chiếm 60,74% tổng diện tích tự nhiên
Đất vàng đỏ phát triển trên sa thạch (Fq)
Diện tích 6 148 ha, chiếm 26,96% tổng diện tích tự nhiên Đất cs thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày trên 70 cm thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp
Đất Feralit vàng đỏ trên đá biến chất (Fs)
Diện tích 2.400 ha, chiếm 10,52% tổng diện tích tự nhiên Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày thay đổi từ 50 cm trở lên có thể trồng hoa màu và cây lâu năm
Diện tích còn lại là sông suối: 402 ha, chiếm 1,78% tổng diện tích tự nhiên
3.1.2 Tài nguyên sinh vật
Thực vật
Xã Tabhing có diện tích rừng tự nhiên là: 11.719 ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng (qui hoạch vào khu bảo tồn) : 5 403 ha,
- Rừng phòng hộ : 6 316 ha
gồm các kiểu rừng chính dưới đây:
• Rừng kín thường xanh: chủ yếu là cây lá rộng, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Kiểu rừng này phân bố ở phía Bắc của xã, ít bị tác động, còn giữ được tính nguyên sinh Độ tàn che 0,7 - 0,8 Thực vật chiếm ưu thế là các loài cây lá rộng Rừng cấu trúc làm 04 tầng: gồm tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán và tầng thảm tươi
(Ảnh: Barney Long/WWF) H×nh1: Rõng kÝn th−êng xanh
Trang 37• Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 800 m, nằm phía Tây và Nam của xã; quần thụ này cũng ít bị tác động còn giữ được tính nguyên sinh Thành phần thực vật có mặt hầu hết các họ thực vật nhiệt đới ở Việt Nam, đặc biệt loài Lim xanh mọc thành một quần thể lớn, còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam
• Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh nhiệt đới sau khai thác
Kiểu rừng này phân bố dọc đươcngf quốc lộ 14D và dọc các con sông Bung và sông Thanh
Đây là kiểu quần thụ bị tác động mạnh qua việc khai thác gỗ xây dựng và thương mại Các loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác cạn kiệt như Chò, Giổi, Lát hoa, Kiền kiền
• Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy
Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Lát xoan, Màng tang, Bời lời, Hu đay, Ba soi, Vả, Sung được phục hồi sau nương rẫy
• Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rãi rác thứ sinh nhân tác
Thường phân bố gần các làng bản của xã, ven đường nằm trên nương rẫy
Động vật
Theo tài liệu của KBTTN Sông Thanh thì hệ động vật rừng trong vùng cũng rất đa dạng, gồm
58 loài thú thuộc 24 họ, 10 bộ, 176 loài, chim thuộc 46 họ, 15 bộ, 44 loài và 22 loài éch nhái
và một số loài cá trong số này có sự hiện diện của những loài thú lớn như Hổ, Báo, Gấu, Nai, Sơn Dương, Vượn Đặc biệt có các loài quí: Voọc vá chân nâu, Voọc vá chân xám, Mang lớn
và Mang Trường sơn Khu hệ cá phân bố ở khu vực sông Thanh, sông Bung cũng rất phong phú, đặc biệt là cá chim và cá chình hoa được xếp vào loại bị đe dọa nguy cấp và hiếm
3.1.3 Dân cư và dân tộc
Dân cư
Hiện nay trong cơ cấu hành chính của xã Tabhing có 9 thôn, với 457 hộ gia đình và 2441 nhân
khẩu (Bảng 1) Trong đó người Kinh chiếm 14,0% so với 84,7% người Cơ tu, người Giẻ
Striêng chỉ 1,3% với nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp nên đời sống của đồng bào còn rất nghèo nàn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới gần 38,0% dân số toàn xã Kết quả điều tra tại xã Tabhing tháng 1 năm 2005 được thể hiện dưới bảng sau:
B¶ng 1 Ph©n lo¹i hé theo møc sèng cña x· Tabhing
TT Loại hộ Số hộ (hộ) Nhân khẩu (người) Tỷ lệ (%)
Trang 38chúng tôi chỉ đề cập tới truyền thống của người Cơ tu với vai trò là dân tộc chủ thể, dân tộc bản địa sinh sống lâu đời ở đây
Giai đoạn trước đổi mới (trước 1986)
Người Cơ Tu chuyên sống bằng trồng trọt trên nương rẫy Tuy nhiên, săn bắn và hái lượm cũng vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ mỗi hộ gia đình thường
có từ 3 đến 5 mảnh nương, có gia đình hiện nay vẫn có tới 10 mảnh phụ thuộc lực lượng lao động trong gia đình Mỗi một năm người ta canh tác từ 2 đến 3 mảnh, tuỳ theo mảnh nương to hay nhỏ và có đủ cung cấp lương thực cho cuộc sống của gia đình trong một năm hay không, rồi chuyển sang mảnh khác, sau 4 đến 5 năm mới trở lại khoảnh ban đầu
Nền kinh tế nương rẫy không thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống hàng ngày
Do vậy đồng bào phải làm thêm nhiều nghề khác như: dệt thổ cẩm, đan đồ dùng mây tre, thu nhặt lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như những loại rau rừng, nấm, mộc nhĩ, hoa quả (lòng bong, chôm chôm rừng ), mật ong, cây thuốc… Việc săn bắn các loai thú rừng và bắt cá ở sông, suối cũng rất phổ biến Đây chính là nguồn cung cấp protein động vật quan trọng nhất của đồng bào Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động kinh tế truyền thống của người Cơ Tu hoàn toàn mang tính chất của nền kinh tế tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên
3.1.5 Văn hóa - Xã hội
Văn hóa vật chất
Làng mạc: Mỗi làng đều có một khu vực đất đai riêng để ở, để trồng trọt, chăn nuôi, săn bán
và thu hai LSNG Theo các cụ già làng ở thôn Vinh, thôn Ra Za kể lại thì xưa kia các làng của người Cơ tu cánh nhau gần nhất cũng phải trên dưới một ngày đường Làng của người Cơ tu thường được dựng ở những nơi cao ráo, tương đối bằng phẳng và đặc biệt quan trọng là phải gần nguồn nước
Làng truyền thống của người Cơ tu thường chỉ có từ 10 đến 30 nóc nhà với khoảng 200 - 300 nhân khẩu Các nhà dân được bố trí xung quan nhà cộng đồng - nhà Gươl, ở giữa làng thường được chôn một cây cột để làm lễ hiến sinh trâu (hình 2)
H×nh 2: Nhµ G−¬l cña ng−êi C¬ Tu ë th«n Vinh