1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HS LỚP 11 QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MIỆNG MÔN TIẾNG ANH

23 3,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 414,5 KB

Nội dung

Giải pháp thay thế: Áp dụng những đổi mới trong cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh. Các cách kiểm tra này phù hợp với mỗi tiết học(Reading, Speaking, Listening, Writing, Language Focus, Test yourself) và từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng. Giáo viên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc kiểm tra nhiều học sinh. Giáo viên thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hoặc ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các đáp án (keys) trong sách “ Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên.

1 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HS LỚP 11 TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN THÔNG QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH GV: Nguyễn thị Thanh Phương Tổ : Tin học – Ngoại Ngữ - GDCD Trường: THPT Bình sơn Năm học: 2010-2011 Năm học: 2011-2012 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy họcđổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn , các em sẽ bị hổng các kiến thức kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ, ) . Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế đó, giải pháp của tôi là “ đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh”(các cách kiểm tra đó có nội dung phù hợp với yêu cầu của từng bài học) để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: 2 lớp 11 trường THPT Bình sơn. Lớp 11A3 là thực nghiệm và lớp 11A5 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ tiết 37– 42 (Unit 7: World population). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,21; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,53. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p=0,00071 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng đổi mới kiểm tra trong dạy học Tiếng Anh làm nâng cao kết quả học tập. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát 2 huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập của học sinh. II. GIỚI THIỆU: Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên, các em thường dùng sách “Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng. Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi tốt nghiệp ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu, hơn nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự may rủi trong việc làm bài trắc nghiệm. Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi hoặc viết từ mới. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả năng tự ôn tập của học sinh. Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh thêm lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao. Tại trường THPT Bình Sơn chúng tôi, giáo viên mới chỉ sử dụng việc kiểm tra bài cũ theo các cách truyền thống như trên nên hiệu quả của việc kiểm tra miệng còn thấp. Ít giáo viên chú trọng tới việc kiểm tra miệng cho hs theo các cách khác nhau vì chưa thực sự nhận rõ những hiệu quả mà nó mang lại. Qua việc dự giờ, khảo sát trước tác động, tôi thấy các giáo viên ngoại ngữ khác chỉ sử dụng các các cách kiểm tra miệng truyền thống. Gv đã cố gắng đưa ra các câu hỏi rõ ràng hoặc đưa ra các yêu cầu đơn giản nhưng hs vẫn có điểm kiểm tra miệng rất thấp. Một số em do tâm lí sợ sệt căng thẳng khi lên bảng, 1 số em do học 1 cách thụ động nên kết quả đều không cao. Để thay đổi hiện trạng trên, tôi áp dụng những đổi mới trong cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh. Giải pháp thay thế: Áp dụng những đổi mới trong cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh. Các cách kiểm tra này phù hợp với mỗi tiết học(Reading, Speaking, Listening, Writing, Language Focus, Test yourself) và từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng. Giáo viên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc kiểm tra nhiều học sinh. Giáo viên thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hoặc ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các đáp án (keys) trong sách “ Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên. *TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỀ TÀI 3 Về vấn đề đổi mới các cách kiểm tra miệng trong dạy học Tiếng Anh, đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ: -Đề tài: Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học của Th.s Lê Gia Thanh đăng trên website trường THPT Bình sơn - Đề tài: Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ phổ thông. Đâu là đích? của TS. Trần thị Lan- Tp HCM - Đề tài: Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 6 tại Tp HCM của TS. Đỗ Hạnh Nga – Tp HCM - Đề tài: Bàn về phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng và 1 số hình thức kiểm tra đánh giá của Th.S Vũ Thu Thủy – Tp HCM . Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung và dạy môn ngoại ngữ nói riêng. Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu đề tài nào đi sâu vào việc đổi mới các cách kiểm tra miệng trong dạy học Tiếng Anh. Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới các cách kiểm tra miệng trong dạy học Tiếng Anh. Qua việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp đó, không khí học tập của lớp học tiếng sẽ sinh động hơn đồng thời học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong học tập của học sinh. * Vấn đề nghiên cứu: Việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anhnâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Sơn không? * Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Sơn. III. PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu * Tôi hiện đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Bình Sơn - ngôi trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng- nên tôi lựa chọn nó để nghiên cứu. 4 * Giáo viên: Giáo viên dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều là cô giáo: Đoàn Thị Thanh Loan- 1 cô giáo trẻ có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 11A3, 11A5 trường THPT Bình sơn Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Mường Thái Tày Nùng Lớp 11A3 43 24 19 25 1 0 1 0 Lớp 11A5 43 22 21 24 0 1 1 1 Về ý thức học tập, hầu hết các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, đều là 2 lớp khối A. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. b. Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 11A3 là nhóm thực nghiệm và 11A5 là nhóm đối chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết số 2 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm TBC 5,372 5,49 p = 0.59 p = 0,59 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu 5 Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy họcđổi mới phương pháp kiểm tra miệng O3 Đối chứng O2 Dạy học không đổi mới phương pháp kiểm tra miệng O4 ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. c. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Loan dạy lớp đối chứng( lớp 11A5): Thiết kế kế hoạch các bài học không đổi mới phương pháp kiểm tra miệng ,quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Cô Loan dạy lớp thực nghiệm( lớp 11A3):Tôi và Cô Loan cùng thiết kế các bài học có sử dụng đổi mới phương pháp kiểm tra miệng như sau: Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu, giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những nội dung sau: 1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng: - Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra những gì . Giáo viên xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ nănghọc sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính xác , dễ hiểu để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề. Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kĩ nănghọc sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập để có thể ra những câu hỏi để vừa đạt được mục đích kiểm tra kiến thức mà vẫn giải quyết các yêu cầu học tập khác như chính xác hoá, cũng cố kiến thức đã thu nhận được, rèn luyên kĩ năng trình bày mạch lạc và chuẩn bị để tiếp thu các kiến thức mới. - Giáo viên ghi các câu hỏi các bài tập vào bài soạn. Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hoặc ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các đáp án ( keys ) trong sách “ Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên. Bên cạnh những câu hỏi cơ bản thì phải chuẩn bị cho học sinh một bài tập, hay bài trắc nghiệm mà học sinh có thể giải trong thời gian 7 – 8 phút. Ngoài những câu hỏi cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra bài miệng, để trả lời được những câu hỏi đó học sinh phải huy động kiến thức và phải đầu tư suy nghĩ. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh. - Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột : M1 và M2. 6 Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập. Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập. Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 và M2 Ví dụ : Lớp 11A3 ( HKI/ 2010 -2011) STT Họ và tên học sinh M M1 M2 1 HÀ THỊ ANH 9 2 HOÀNG ANH 10 3 NGUYỄN TUẤN ANH 6 8 4 HÁN VĂN BÀO 5 9 5 NGUYỄN VĂN CÔNG 3 4 6 NGUYỄN VĂN CÔNG A 5 7 NGUYỄN THỊ DUNG 8 8 VŨ NGỌC DƯƠNG 6 8 9 TRẦN VĂN ĐẶNG 7 10 NGUYỄN VĂN ĐIỆP 3 2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng: * Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra miệng: - Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của họ. - Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát hiện được tình trạng thật của kiến thức và kĩ năng của họ. * Yêu cầu: - Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của các em. - Sau khi đặt câu hỏi chung cho cả lớp cần cho học sinh một thời gian nhất định để chuẩn bị câu trả lời rồi mới gọi học sinh lên bảng. - Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát hiện được thực trạng của kiến thức và kỹ năng của các em. - Thái độ và cách đối xử của giáo viên đối với học sinh có ý nghĩa to lớn trongquấ trình kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là những yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra. - Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi học sinh trả lời xong mới sửa. 7 - Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh .Vd :trong lúc gọi 3 học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở dưới lớp 1 câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm. - Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì và làm như thế nào? Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: “ Bạn trả lời như vậy có đúng không?” ( Is this correct?)“Các em có đồng ý với câu trả lời đó của bạn không?” ( Do you agree with her/ him?)“ Có điểm nào sai hoặc thiếu không ?”( Are there any mistakes?)… Ngoài những câu cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh. 3. Các cách kiểm tra miệng: Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức(knowledge), kỹ năng(skills) mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau: a. Đối với việc kiểm tra từ vựng( vocabulary): Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 7- English 11 Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : gia tăng, tăng lên” HS 1 : đưa từ ở dạng nguyên thể (infinite) HS 2 : xác định từ loại (a verb) HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa (rise) Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa ( decrease) Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn. Tiếp tục như vậy, cô Loan sẽ đưa thêm 5 từ vựng nữa( ủng hộ, giới hạn,có hiệu quả, tổ chức, khuyến khích- support, limit, available, organization, encourage). Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh. Sau đó thu bài của 8 em này và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm. 8 Cũng bằng cách này , GV cũng có thể kiểm tra phần phát âm ( Pronunciation) của học sinh bằng cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại. b. Đối với tiết học Reading - Ngay trong các hoạt động While- Reading , giáo viên cũng có thể kiểm tra để lấy điểm miệng. Ví dụ 1: Reading - Unit 7 - English 11 Multiple choice: Choose the best option: 1. China is the most ________ country in the world. A. popular B. populous C. populate D. populated 2. They did not serve enough food because there were some _______ guests. A. expect B. expected C. unexpected D. unexpectedly 3. Many governments are trying to control the population _______. A. grow B. growth C. grew D. grown 4. Your idea is quite different _______ mine. A. in B. with C. on D. from 5. Is there any answer _______ that question? A. for B. of C. on D. to Ví dụ 2: Reading Unit 7 – English 11 Teacher gives a handout and asks Ss to read the passage and choose the best option to complete it The population of Mexico is ( 1) ….very fast. In 1990, it was a city with a population (2) ……about nine million people. Now it has over 17 million. All these people are causing (3) ……for the city such as (4) ……., (5)…………… of food and water. Why so ? where are all those people from? Most of them are (6) ………….to the city from the countryside because of hard life on the farms. 1. a. falling b. increasing c. decreasing d. both a and b are correct 2. a. with b. in c. of d. in 3. a. solutions b. effects c. problems d. reasons 4. a. employment b. unemployment c. unemployed d. employed 5. a. shortage b. shorter c. short d. shortest 6. a. leaving b. living c. moving d. entering Cách thực hiện : Sau khi phát handouts, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá nhân trong khoảng 8 phút. Trong khoảng thời gian này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên thu bài của một số em chấm điểm ngay tại lớp sau đó yêu cầu 1 số em trả lời trước cả lớp Và cột điểm miệng này sẽ cho vào cột M2. c. Đối với tiết học Speaking Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì việc kiểm tra miệng học sinh kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học môn Tiếng Anh. Tuy nhiên tùy theo trình độ của các em mà giáo viên có những yêu cầu phù hợp nhằm khuyến khích và động viên các em thực hành tiếng . Trong 9 giờ nói Speaking tùy theo các nhiệm vụ (tasks) mà cô Loan sẽ yêu cầu các em thực hành theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Giáo viên cũng cho học sinh điểm thực hành của kỹ năng này. Đối với kỹ năng này giáo viên chỉ áp dụng những nhiệm vụ( tasks) vừa sức với các em. Hoặc có thể cho điểm cộng cho các em xung phong thực hành trước lớp theo cặp hoặc nhóm. Ví dụ: Task 3- English 11- Unit 6 Competitions- Speaking Groupo Work out the solutions to the problems of overpopulation. Report your results to the class. GROUP WORK F Useful language raise an awareness of the problems of overpopulation living standards exercise/implement reward and punishment policies carry out population education programs family planning use birth control methods Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một học sinh khá trong lớp, Gv yêu cầu học sinh thực hành theo cặp, một em hỏi và một em trả lời. Trong thời gian các em đang thực hành, Gv đi quanh để giúp đỡ các em nếu thấy cần thiết. Sau khoảng 8- 10 phút Gv gọi một số cặp đứng lên thực hành, sau đó nhận xét và cho điểm d. Đối với tiết học Listening: Đây là kỹ năng khó vì vốn từ của các em còn hạn chế và các em cũng không quen với giọng người bản xứ nên kiểm tra các em kỹ năng này ngay trong giờ bài mới là rất khó thực hiện. Thay vào đó, tôi sẽ kiểm tra miệng các em thông qua hình thức vấn đáp để vừa kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra được kiến thức mà các em học được từ bài cũ. Việc kiểm tra này được thực hiện vào đầu của tiết học sau: Cách thực hiện: Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học và củng cố rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai em chọn một bạn ( đang ngồi dưới lớp) hỏi em một câu trong bài rồi trả lời (2 điểm) , Câu thứ 3 do chính em học sinh này hỏi một bạn khác ( đang ngồi dưới lớp) (3 điểm). Số điểm mà em 10 [...]... pháp kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh đã nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Sơn Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh... không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi và nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên môn Tiếng Anh có thể ứng dụng đề tài này 16 vào việc kiểm tra miệng để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh Trên... chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động 14 7, 21 − 6,35 = 0,96 0, 71 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong các tiết dạy đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn Giả thuyết của đề tài “Việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong... 23 /11/ 2 011 Sáu 25 /11/ 2 011 Lớp 11A3 Tiết theo PPCT 37 11A3 38 Unit 7: A(p2) 11A3 39 Unit 7: B 13 Tên bài dạy Unit 7: A(p1) Tư 30 /11/ 2 011 Sáu 2/12/2 011 Bảy 3/12/2 011 11A3 40 Unit 7: C 11A3 41 Unit 7: D 11A3 42 Unit 7: E d Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là bài thi 1 tiết số 2( tiết 35), do nhóm bộ môn thảo luận ra đề thống nhất ( trưởng bộ môn duyệt đề) Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau... dạy Tiếng Anh sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Sơn” đã được kiểm chứng Hình 1 Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7,21, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,53 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,96; Điều đó cho. .. việc đổi mới kiểm tra miệng nhằm góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thị Phương Hoa – Lý luận dạy học hiện đại 2 Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới NXB Giáo dục 2008 3 Quy chế 40 đánh giá xếp loại học sinh THCS-THPT 4 Tài liệu tập huấn Nâng cao năng... khi kiểm tra bài của học sinh thì giáo viên phải có cách để thu hút được các học sinh khác 15 cùng tham gia để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo viên hỏi đáp với một người Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ và huy động kiến thức, như thế thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học sinh trong lớp KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ * Kết luận: Việc đổi mới phương pháp kiểm. .. của học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy được việc đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra miệng, vừa ôn tập * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan Cụ thể: Bảng 4 Thời gian thực nghiệm Thứ/ ngày Ba 22 /11/ 08 Tư 23 /11/ 2 011. .. kiến thức Rõ ràng qua một năm áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy không khí lớp học đã sinh động hẳn, thái độ học tập của các em mang tính tự giác cao, các em không còn tư tưởng học chỉ để đối phó Hơn nữa kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể Chính điều đó cũng là động lực giúp giáo viên nhiệt tình, phấn chấn hơn trong các giờ dạy Thông qua các hình thức kiểm tra miệng thường xuyên... khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam” Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT 5 Đỗ Tuấn Minh- Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng Anh 11- NXB Giáo Dục Việt Nam 6.Vũ Thị Lợi – Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Tiếng Anh lớp 11- NXBGiáo Dục 6 Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net 7 Tài liệu tập huấn về: phương . BÌNH SƠN THÔNG QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH GV: Nguyễn thị Thanh Phương Tổ : Tin học – Ngoại Ngữ - GDCD Trường: THPT Bình sơn Năm học: 2010-2011 Năm học:. dụ: -Đề tài: Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học của Th.s Lê Gia Thanh đăng trên website trường THPT Bình sơn - Đề tài: Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ phổ thông. Đâu. để nghiên cứu. 4 * Giáo viên: Giáo viên dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều là cô giáo: Đoàn Thị Thanh Loan- 1 cô giáo trẻ có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo

Ngày đăng: 27/04/2014, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w