1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp nhà nước

28 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được hình thành trong chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Với chính sách cấp phát - giao nộp, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong điều kiện vốn được nhà nước cấp, vật tư nhận theo chỉ tiêu, sản phẩm sản xuất ra được giao nộp theo quy định nên doanh nghiệp không còn là một đơn vị kinh tế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thì không được đặt trong môi trường cạnh tranh, không gắn với thị trường, do đó chậm đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực quản lý yếu kém, hiện tượng lãi giả - lỗ thật diễn ra phổ biến. Vì vậy, khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ những yếu kém về khả năng cạnh tranh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, vấn đề đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước trở nên cấp thiết hơn bao giờ khi mà nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được biểu hiện thông qua việc gia nhập ASEAN, tham gia AFTA và APEC, sắp tới đây là Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đứng trước những thách thức to lớn và đầy khó khăn như vậy, các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước cần thiết phải chuyển đổi hình thức sở hữu, thu hút thêm nguồn lực. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: "Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối.Gọi thêm cổ phần hay bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp cho các tổ chức và cho cá nhaan ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh". 1 Cổ phần hoá các doanh nghiệp công nghiệp nhà nướcmột giải pháp hữu hiệu cho việc thực hiện huy động vốn để đầu tư phát triển tạo ra sự biến đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thế chủ động trong cạnh tranh ngay thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới. Như vậy, huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp nhà nước là vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi phải giải quyết. Trên sở lý luận và thực tiễn, dựa trên quan điểm môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp vấn đề này được xem xét qua một số nội dung sau: I. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước hội huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. II. Thực trạng huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước. III. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước. 2 I. CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HỘI HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Thực chất và đặc điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nướcnước ta. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) là thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần, nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại. Xét về mặt hình thức: cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc Nhà nước bán thêm một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp Nhà nước cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý, công nhân viên trong doanh nghiệp để chuyển hình thức hoạt động sang công ty cổ phần. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nướcnước ta hiện nay bao gồm những đặc điểm bản sau: Thứ nhất, cổ phần hoáquá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Một doanh nghiệp Nhà nước hoàn tất quy trình cổ phần hoá thì doanh nghiệp đó sẽ không còn tồn taị dưới loại hình doanh nghiệp nhà nước mà chuyển sang loại hình công ty cổ phần, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp (12/6/1999). Khi đã chuyển hình thức hoạt động sang công ty cổ phần thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp đó hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần. Tức là, toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, từ chế quản lý đến chế pháp lý đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Thứ hai, cổ phần hoá là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần: Trước khi thực hiện cổ phần hoá, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đều thuộc sở hữu duy nhất Nhà nước. Doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu mà chỉ là người quyền quản lý và sử dụng tài sản 3 Nhà nước đã đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao (thông qua chức năng sản xuất kinh doanh). Khi cổ phần hoá, sau đó đã xác định giá trị doanh nghiệp, xác định phần sẽ chuyển đổi sở hữu, xác định số lượng cổ phần cần thiết, Nhà nước bán cổ phần cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Những người mua cổ phần trở thành thành viên của công ty cổ phần, quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty ứng với phần vốn góp vào công ty. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt Nam đều quyền được mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá khi đủ điều kiện quy định. Thứ ba, cổ phần hoá tiến hành dưới nhiều hình thức. ở nước ta cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được thực hiện dưới 4 hình thức sau đây 2 Một là, giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp: Giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào công ty bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ đi chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị phần trả dần của người lao động nghèo theo quy định của Nhà nước. Hai là, bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện tại doanh nghiệp: Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bán cho các cổ đông. Về thực chất đây là hình thức chuyển đổi một phần quyền sở hữu. Ba là, tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hoá: Một bộ phận của doanh nghiệp thể hoạt động độc lập và hạch toán riêng giá trị tài sản được tách ra để cổ phần hoá (chẳng hạn: phân xưởng sản xuất, cửa hàng, bộ phận dịch vụ ). Bốn là, bán toàn bộ giá trị hiện thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Với hình thức này, Nhà nước không tham gia cổ phầncông ty cổ phần. 2 TT số 104/1998/TT - BTC 4 Tùy theo đặc điểm của từng ngành, thực trạng của từng doanh nghiệp mà tiến hành cổ phần hoá theo các hình thức nêu trên. Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là sự điều chỉnh các quan hệ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước làm sở đổi mới các quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn nhằm tạo động lực trong các doanh nghiệp, nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, hiện đại hoá nền kinh tế. 2. Các hội huy động vốn thông qua cổ phần hoá. 2.1. Cổ phần hoá là con đường huy động vốn hiệu quả Công ty cổ phần ra đời từ thời kỳ tiền tư bản (TK XVI) cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nó mới phát triển rộng rãi. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đòi hỏi các công ty muốn sức mạnh cạnh tranh phải nhanh chóng đổi mới kỹ thuật và công nghệ. Muốn vậy, cần phải một số vốn rất lớn mà các ngân hàng không thể nào đáp ứng được. Công ty cổ phần là hình thức huy động vốn rất nhanh và hiệu quả, tác động mạnh đến quá trình tái sản xuất TBCN. Ngày nay, công ty cổ phần còn là loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh rất phổ biến tại các nước nền kinh tế đang phát triển. chế hoạt động của nó rất phù hợp với nền kinh tế vận động theo chế thị trường nói chung, kể cả nền kinh tế thị trường sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Mô hình công ty cổ phần ra đời đã đáp ứng một cách khá lý tưởng sự tách biệt hai mặt của sở hữu: Giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng (hay quyền kinh doanh) trong doanh nghiệp. Đó là mô hình hữu hiệu để huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư cũng như di chuyển linh hoạt các nguồn vốn sang các lĩnh vực khác nhau theo yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đó cũng là nơi để lựa chọn các hội đầu tư và phân tán rủi ro cho tất cả những nhà đầu tư. Công ty cổ phầnmột hình thức tổ chức kinh doanh tư cách pháp nhân và các cổ động chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hiệu trong phần góp vốn của mình. Điều này cho phép công ty tư cách pháp lý đầy đủ để huy động những lượng vốn lớn nằm rải rác thuộc nhiều cá nhân trong xã hội. Vốn của 5 công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Cổ phầnphần vốn bản thể hiện một khoản giá trị thực tế tính bằng tiền. Cổ phiếu là một loại chứng chỉ giá do công ty cổ phần phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông, nó chứng minh tư cách thành viên của những người góp vốn vào công ty cổ phần. Mỗi cổ phiếu thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng còn cổ phiếu ghi trên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị. Số cổ phần được quyền phát hành là tổng số cổ phần mà các sáng lập viên dự định chào bán để huy động đủ số vốn cần thiết như đã dự tính. Về mặt quản lý Nhà nước, việc quy định tổng số cổ phần được quyền chào bán tạo sở pháp lý cho công ty cổ phần chủ động huy động thêm vốn mà không phải chỉ xin phép bất cứ quan Nhà nước nào trong mỗi lần chào bán thêm cổ phần mới trong tổng số cổ phần được quyền chào bán. Như vậy, sự phân biệt về tổng số cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần đã bán tạo sở pháp lý để công ty cổ phần thực hiện huy động vốn linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế. Cổ phần hoá là con đường huy động vốn rất hiệu quả bởi vì công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công vấn đề huy động vốn. Trong xã hội, những lượng tiền nhỏ dành dụm của nhiều gia đình nếu để riêng rẽ không đủ để thành lập một doanh nghiệp nhỏ và do đó không thể đem ra kinh doanh được thì rõ ràng sự mặt của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho họ hội để đầu tư một cách lợi và an toàn. Mệnh giá cổ phiếu của công ty thường định giá thấp để khả năng khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, ngay cả những số tiền tiết kiệm rất nhỏ của công chúng. Và khi đó, những khoản vốn góp nhỏ gộp lại sẽ trở thành rất lớn. Đối với các khoản tiền nhỏ thể gửi ngân hàng hay mua trái phiếu, Song, hình thức cổ phần sức hấp dẫn riêng.Thứ nhất, việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông cổ tức (bằng hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) mà còn hứa hẹn mang đến cho cổ đông một khoản thu nhập "Ngầm" nhờ việc gia tăng trị giá cổ phiếu khi công ty làm ăn hiệu quả.Thứ hai, các cổ đông quyền được tham gia quản lý theo điều lệ công ty và được pháp luật bảo đảm, điều đó làm cho quyền sở hữu của cổ đông trở 6 nên cụ thể và sức hấp dẫn hơn.Thứ ba, cổ đông quyền được ưu đãi trong việc mua cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi được đem ra chào bán rộng rãi cho công chúng. Cổ phần hoá và thị trường chứng khoán mối liên hệ gắn bó với nhau và làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Cổ phần của công ty cổ phầncông cụ để huy động vốn, đồng thời cũng là một hàng hoá cho thị trường chứng khoán hoạt động. Thông qua hoạt động của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó chọn phương hướng đầu tư hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro. Nhờ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường chứng khoán, khả năng huy động vốn đầu tự được mở ra hết sức rộng rãi, nó cung cấp những hội đầu tư đa dạng, đơn giản, dễ dàng và thuận tiện cho đông đảo công chúng. Và thị trường chứng khoán trở thành nên cung cấp vốn, nơi hội tụ các hội và nhu cầu đầu tư. Vốn cổ phần của Doanh nghiệp cổ phần hoá được cấu hai bộ phận 3 : Một là, vốn cổ phần được hình thành do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thường. Cổ phiếu thường là chủ nhân của nó (các cổ đông phổ thông) phải chịu sự rủi ro cao khi doanh nghiệp thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Nhưng khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì cổ đông phổ thông thường lợi hơn so với cổ đông hơn so với cổ đông ưu đãi. Hai là, vốn cổ phần được hình thành do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi. Loại cổ phiếu ưu đãi bị ràng buộc, hạn chế bởi những điều kiện: mức cổ tức cố định, khả năng doanh nghiệp mua lại các cổ phiếu đó, mức trả cho các cổ đông ưu đãi trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiêu chuẩn để đổi lấy cổ phiếu thường Việc phân chia vốn cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá là cần thiết vì nó liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp và nhu cầu huy động vốn vào sản xuất kinh doanh. Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước chính là con đường hữu hiệu nhất để lượng vốn dồi dào, tiềm lực tài chính vững mạnh cho doanh 3 Đoàn Văn Hạnh. Công ty cỏ phần và chuyển DNNN thành công ty cổ phần, tr31 7 nghiệp bởi xuất phát từ những đặc điểm ưu việt của hình thái công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường hiện đại. 2.2. Điều kiện huy động vốn Để đảm bảo huy động vốn được thông suốt, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó khả năng kinh doanh hiệu quả là điều kiện tiên quyết. Nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp với mục đích được hưởng cổ tức cao, điều này chỉ đạt được khi doanh nghiệp kinh doanh lãi. Còn đối với doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả hay tương lai không sáng sủa thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vào vì độ rủi ro gần như là tuyệt đối, và khi đó vấn đề huy động vốn từ phía những nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp là bất khả thi. Xuất phát từ điều kiện về doanh lợi và nhất là điều kiện kinh doanh sẽ những trường hợp sau: Một là, doanh nghiệp công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, bảng cân đối tài sản thực dương. Việc phát hành thêm cổ phiếu đối với doanh nghiệp này sẽ tạo hội mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng qui mô doanh nghiệp. Hai là, doanh nghiệp công nghiệp bị thâm hụt cán cân thanh toán tài chính nhưng chưa đến mức phát mại, tuy nhiên sản phẩm đã thị trường ổn định và khả năng mở rộng ở trong và ngoài nước. Việc cổ phần hoá sẽ góp phần huy động thêm vốn hoặc chuyển nợ thành vốn để khai thác thế mạnh thị trường. Ba là, doanh nghiệp công nghiệp mới xây dựng trang thiết bị và công nghệ tương đối hiện đại nhưng thiếu vốn lưu động, bộ máy quản lý yếu kém, kinh doanh kém hiệu quả thì tiến hành cổ phần hoá sẽ thay đổi hình thức tổ chức và nhân sự cũng như huy động thêm vốn lưu động cho hoạt động của doanh nghiệp. Bốn là, doanh nghiệp công nghiệp những hợp đồng lớn với nước ngoài, những quan hệ bạn hàng chặt chẽ với thị trường nước ngoài, đang thiếu vốn để tăng qui mô sản xuất hoặc để đối tác. Việc cổ phần hoá sẽ tạo thêm 8 điều kiện thuận lợi để thực hiện tổ chức liên kết kinh tế trong công nghiệp với các nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ, quản lý kinh doanh và khai thác thị trường. Năm là, doanh nghiệp công nghiệp mức lợi nhuận cao nếu đầu tư thêm công nghệ mới sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Việc cổ phần hoá sẽ tạo điều kiện tận dụng các lợi thế này. Với quy định hiện nay, ngoài điều kiện phải vốn trên 10 tỷ đồng, công ty còn phải đáp ứng yêu cầu kinh doanh lãi trong hai năm liên tục gần nhất và phải đạt mức bán được 20% vốn cổ phần cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức. Đây là một mức giá cao trên mặt bằng hiện tại với các công ty cổ phần hoá nói riêng và đối với tất cả các công ty cổ phần nói chung. lẽ chỉ các Tổng công ty 90,91 mới thể đáp ứng nổi. Như vậy, dựa vào những điều kiện cụ thể của từng loại doanh nghiệp công nghiệp với mức độ cần thiết vốn thì tiến hành và cổ phần hoá là để chuyển sang một mô hình doanh nghiệp huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả cao. Bên cạnh đó qui mô doanh nghiệp, mức độ cung cấp thông tin từ doanh nghiệp ra công chúng cũng là những điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động huy động vốn hiệu quả. II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Kết quả đạt được Ngay từ năm 1987, trong Nghị định 217 - HĐBT, nay là Chính phủ, đã nêu chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhưng do nhiều nguyên nhân lúc đó chưa thực hiện được. Từ đầu những năm 90, chủ trương cổ phần hoá đã được nhấn mạnh. Thực hiện các nghị quyết, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản: Quyết định số 202/CP ngày 8/6/1992 về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Chỉ thị số 84/ TTg ngày 4/3/1993 về xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước. Sau hơn 4 năm làm thí điểm ngày 7/ 5/1996, 9 Chính phủ Nghị định 28/CP về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các văn bản pháp lý trên đã nảy sinh nhiều bất cập. Do vậy, ngày 19/8/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/CP nhằm bổ sung hoàn thiện nội dung cổ phần hoá cho sát hợp với thực tiễn cuộc sống nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước cho thấy những doanh nghiệp này chẳng những vừa tăng đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước, vừa tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết việc làm, vừa tăng doanh thu và lợi nhuận, điều mà các cổ đông tư nhân đặc biệt chú ý đến, mà còn vừa tăng thu hút vốn. Nói chung, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu đều cao hơn trước. Sự phát triển này đã xúc tiến việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng, cùng với nó là lượng vốn huy động được không ngừng tăng lên. Bảng 1. Vốn của các công ty cổ phần hoá. quan chủ quản Vốn điều lệ Bộ T ổng công ty Hà Nội TP HCM Các tình khác Tổng cộng - Từ 10 tỷ đồng trở lên 14 10 5 21 7 57(13,4%) - Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng 17 10 11 16 29 83 (19,6%) - Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng 42 12 43 16 105 218(51,4%) - Dưới 1 tỷ đồng 6 1 11 0 48 66(15,6%) - Không số liệu 2 4 6 Tổng cộng 79 35 70 53 193 430 Trung bình (triệu đồng) 7079 13227 3564 9312 2949 5415 Độ lệch chuẩn (triệu đồng) 9145 21930 3562 6460 3021 8651 Nhỏ nhất (triệu đồng) 512 809 356 1249 22 22 Lớn nhất (triệu 58800 120000 20000 26545 18499 120.000 10 [...]... cản trở huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: 15 III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1 Tạo lập chính sách ưu đãi tài chính đối với người lao động và đối với doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá Đối với doanh nghiệp công nghiệp, ... VND Về số lượng, số doanh nghiệp đã cổ phần hoá chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp Nhà nước nhưng tổng số vốn của các doanh nghiệp cổ phần hoá chỉ chiếm khoảng 1,98% (2.296 tỷ so với 116.000 tỷ) Vốn trung bình của 1 doanh nghiệp cổ phần hoá là 5,4 tỷ VND (bảng 1) chỉ bằng 30% vốn Trung bình của một Doanh nghiệp nhà nước (1998) cho thấy: Các doanh nghiệp được chọn cổ phần hoá là các doanh nghiệp nhỏ... trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Thông tin tài chính số 18/2000 + Huy động vốn cho ngành công nghiệp: Bài toán không dễ tìm lời giải, Thanh Hương, Đầu tư chứng khoán số 72/2001 26 + Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, GS TS Trần Văn Chánh, Phát triển kinh tế số 111/2000 + Một số đánh giá về công tác định giá tài sản của doanh nghiệp cổ phần hoá. .. các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp cổ phần hoá 2 Mở rộng đối tượng huy động vốn Để tăng cường khả năng huy động vốn cũng như phát huy thế mạnh đặc thù của loại hình công ty cổ phần, giải pháp mở rộng đối tượng mua cổ phiếu được coi là hữu hiệu nhất Đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước rất cần một lượng vốn lớn cho phát triển sản xuất kinh doanh, nếu chỉ giới hạn bán cổ phần cho cán bộ công. .. lượng vốn huy động khá lớn, lượng vốn huy động được từ phía các cổ đông vẫn còn khá nhỏ Song, số lượng doanh nghiệp công nghiệp cổ phần hoá số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, xu hướng giảm, thay vào đó là sự tăng lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng 2 Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu Qua hơn 10 năm thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, lượng vốn huy động. .. cho công chúng, để vừa huy động vốn hiệu quả, vừa đảm bảo lợi ích bản, lâu dài cho doanh nghiệp 4 tạp chí PTKT số 122/2000 19 3 Xác định đúng giá trị doanh nghiệp công nghiệp nhà nước để thực hiện cổ phần hoá Định giá doanh nghiệp công nghiệp cổ phần hoáquá trình xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp công nghiệp nhà nước trước khi thực hiện cổ phần hoá đây là khâu quan trọng nhất, phức... cổ phần hoá được tổng số 652 Doanh nghiệp nhà nước, trong đó: 322 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 236 doanh nghiệp dịch vụ – thương mại, 64 doanh nghiệp GTVT, 18 doanh nghiệp nông nghiệp và 12 doanh nghiệp thuỷ sản Tuy nhiên, tỷ lệ Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoávốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ chiếm tỉ lệ thấp (9 – 10 %) Đi đầu trong việc thực hiện cổ phần hoá là: Bộ nông nghiệp. .. chuyển biến đáng khích lệ đối với những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá Thắng lợi của những kết quả đó khẳng định chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta đề ra là đúng đắn và cần được phát huy Chỉ trên sở đổi mới và phát triển Doanh nghiệp nhà nước thông qua quá trình tích tụ và tập trung vốn của cổ phần hoá chúng ta mới tiến hành thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá. .. kinh tế số 112/2000 Những thông tin cung cấp dựa trên 3 tiêu chí: quan chủ quản của doanh nghiệp trước cổ phần hoá, số vốn tại thời điểm cổ phần hoá và sự phân bổ vốn tại thời điểm cổ phần hoá trong 3 loại nhà đầu tư: Nhà nước, cán bộ CNV và người ngoài doanh nghiệp Tại thời điểm giữa năm 2000 số doanh nghiệp trong danh sách là 430 Đầu năm 2000, tổng số vốn của 5280 doanh nghiệp của nhà nước vào... nước Phổ bién rộng rãi thông tin về kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi trở thành công ty cổ phần Hiện nay, khi đề cập đến cổ phần hoá nhièu người chỉ nghĩ đến cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Chúng ta cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cổ phần hoá các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh Mặc dù, tốc độ huy động vốn xã hội còn chậm, lượng vốn huy động được chưa cao song . động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước. III. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước. 2 I. CỔ PHẦN HOÁ DOANH. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CƠ HỘI HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Thực chất và đặc điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. trở huy động vốn thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: 15 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA CỔ

Ngày đăng: 26/04/2014, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w