1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT.DOC

76 587 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 425 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT.DOC

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi mới giành lại độc lập , thống nhất đất nước, với cơ sở vật chất hếtsức tồi tàn cộng với một nền kinh tế hầu như kiệt quệ sau chiến tranh , Việt Namlúc đó là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới Nhưng dưới sự lãnhđạo tàI tình của Đảng và Nhà nước với phương châm “ toàn Đảng , toàn dâncùng nhau xây dựng đất nước “ cho dến nay đất nước ta hiện đang vươn lênmạnh mẽ và là một trong số nhiều nước có tốc độ phát triển cao trên thế giới Đểcó thể đạt đươc thành tựu to lớn đó, công tác huy động nguồn vốn chính là mộttrong những nhiệm vụ bức thiết được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, nhưng chúng ta vẫnkhông thể phủ nhận rằng vẫn còn rất nhiều nguồn vốn mà chúng ta chưa khaithác hết (đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư và nguồn vốn ngoài nước) trongkhi nền kinh tế của đất nước lại đang rất cần vốn Chính vì vậy , nhiệm vụ củacác trung gian tài chính đặc biệt là các Ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng.Do đó các ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để tăng cường khả nănghuy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.

Xuất phát từ những nhận thức trên kết hợp với quá trình thực tập tại chinhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển –Bắc Hà Nội nên em mạnh dạn chọn đề

tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bắc Hà Nội “ làm chuyên dề tốtnghiệp

Trang 2

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các nghiệp vụ huy động vốn NHTM trongnền kinh tế thị trường; nghiên cứu thực trạng huy động tại chi nhánh Ngân hàng Đầutư và Phát triển Việt Nam -Bắc Hà Nội Qua đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị.

Bố cục: Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên để gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn tại NHTM.

Chương II: Thực trạng huy động vốn tại chinh nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam –Băc’ Ha` Nội

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tạichi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bắc Hà Nội trong thời gian tới.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, chuyên đề không thể tránh khỏinhững thiếu sót Với ý thức cầu tiến, em rất mong nhận được sự góp ý chânthành của thầy cô và các bạn

Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đức Lữ đã hết sức tận tìnhgiúp đỡ em trong quá trình chọn và hoàn thiện đề tài này Đồng thời em cũngxin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong phòng kế hoạch nguồn vốnnói riêng và toàn thể cán bộ trong chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển -Bắc Hà Nội nói chung đã hết sức giúp đỡ em trong quá trính thực tập tại đơn vị.

Em xin chân thánh cảm ơn !

Trang 4

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

I- HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ( NHTM)

1- Khái niệm và đặc điểm hoạt động NHTM

1.1- Khái niệm

Khi nền sản xuất hàng hoá đã phát triển đến một trình độ nhất định, lưuthông hàng hoá và lưu thông tiền tệ đã được mở rộng thì trong nền kinh tế cũngđồng thời xuất hiện những người nắm giữ một khoản tiền tạm thời không dùngđến và những người cần tiền trong một khoảng thời gian nhất định để kinhdoanh Trước tình hình đó, vào nửa cuối thế kỷ 16 ở Châu Âu đã ra đời một sốNgân hàng đầu tiên mà tiền thân là những tổ chức cho vay nặng lãi chuyển hoáthành Lúc này hoạt động của Ngân hàng mới chỉ là nhận giữ hộ tiền và cho vay.Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hoạt động của NHTMcững từng bước được củng cố và hoàn thiện, chuyển hoá dần theo hướng đanăng ở Việt Nam, theo Luật các Tổ chức Tín dụng, nhà lập pháp định nghĩarằng “ Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấptín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

1.2- Đặc điểm của hoạt động NHTM

Trang 5

Căn cứ vào khái niệm trên thì hoạt động của NHTM có thể được nhận dạngthông qua một số đặc điểm sau:

* Thứ nhất, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm

lời ( bao gồm 2 hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng).Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy độngvốn dưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầuvề vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Còn hoạt động dịch vụ Ngân hàng đượcbiểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối vàchứng khoán để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trongmột thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởng tiền công dịch vụ do kháchhàng chi trả dưới dạng phí hay hoa hồng.

* Thứ hai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều

kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thoả mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe dopháp luật quy định ( vốn pháp định, phương án kinh doanh, ) thì mới đượcphép hoạt động trên thị trường.

Thứ ba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn

nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc,mang tính chất dây truyền đối với nền kinh tế Sở dĩ nói như vậy là vì, tronghoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do các NHTMphải tiến hành huy động vốn của người khác để cấp tín dụng cho khách hàng vàtrên nguyên tắc NHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạn nhấtđịnh, nên đã tạo ra khả năng rủi ro cao cho hoạt động Ngân hàng, kéo theo đó làsự rủi ro đối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế Vì

Trang 6

vậy, hoạt động Ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế gới thường đượcđiều chỉnh và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng những đạo luật riêng biệt, nhằmđảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn và hiệu quả trong nền kinh tếthị trường.

2- Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Hoạt động và vai trò của NHTM không phải là bất biến, mà liên tục pháttriển theo điều kiện kinh tế xã hội Ngày nay, hoạt động của NHTM rất phongphú và đa dạng, tuỳ điều kiện kinh tế và mức độ phát triển kỹ thuật của mỗiquốc gia mà các nghiệp vụ kinh doanh của các NHTM có thể khác nhau vềphạm vi và công nghệ.

Nếu căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của NHTM thì hoạt động của NHTMbao gồm: Các hoạt động trong bảng tổng kết tài sản và Các hoạt động ngoàibảng tổng kết tài sản.

- Tài sản khác

- Tiền gửi- Tiền vay

- Vốn của ngân hàng- Nguồn vốn khác

Trang 7

2.1- Các hoạt động trong bảng tổng kết tài sản:

Bảng tổng kết tài sản của NHTM phản ánh ba lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản là:Huy động vốn, Sử dụng vốn và Nghiệp vụ môi giới trung gian.

2.1.1- Huy động vốn

Đây là nghiệp vụ khởi đầu, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của NHTM.Khi một NHTM cần vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thì có thể huyđộng ở một số nguồn chính như : Nguồn từ chủ sở hữu, Nguồn tiền gửi, Nguồnvay mượn và một số nguồn khác.

* Huy động từ chủ sở hữu:

Về khía cạnh kinh tế, vốn chủ sở hữu là vốn riêng có của NHTM do cácchủ sở hữu đóng góp và các quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trìnhkinh doanh được thể hiện ở dạng lợi nhuận để lại Nguồn vốn này có tính ổnđịnh cao, NHTM không phải hoàn lại Nó có vai trò quan trọng trong việc tài trợcho các hoạt động mở rộng quy mô của các NHTM ( liên doanh, liên kết, mởrộng mạng lưới, ) Các NHTM thường huy động nguồn này thông qua nghiệpvụ phát hành cổ phiếu, trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, nhận vốn cấpphát của Ngân sách Nhà nước, Nhìn chung việc huy động dưới hình thức nàolà do tính chất sở hữu của NHTM quyết định.

* Huy động từ tiền gửi:

Nguồn vốn từ chủ sở hữu thường có tỷ lệ nhỏ so với số tiền mà NHTM sửdụng trong hoạt động kinh doanh Vì vậy phần lớn là NHTM phải huy động từ

Trang 8

nguồn tiền gửi Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là NHTM chỉ được quyềnsử dụng nó trong một thời gian nhất định còn quyền sở hữu nó thuộc về nhữngngười gửi tiền Dựa vào tính khả dụng của vốn thì NHTM có thể huy động dướicác hình thức sau:

-Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi hoàn toàn theo mục đích khả dụng.

Mục đích của khách là muốn sử dụng các tiện ích của NHTM cung ứng NHTMcó nhiệm vụ phải chi trả bất cứ lúc nào mà khách hàng yêu cầu.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự tham thoả thuận về thời gian rút

tiền giữa khách hàng và ngân hàng Trong thời gian này ngân hàng có quyền chủđộng sử dụng tiền do khách hàng ký gửi Nếu khách hàng muốn rút tiền trướchạn phải được sự đồng ý của ngân hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm: Đây là một bộ phận thu thập bằng tiền của các cá nhân

tạm thời nhàn rỗi được gửi vào NHTM dưới nhiều hình thức: Tiết kiệm khôngkỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm mua nhà, Với mục đích chủ yếu là tiếtkiệm và sinh lời.

* Nguồn vay mượn:

Sau khi đã sử dụng hết vốn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vayvốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của kháchhàng, các NHTM có thể sử dụng nghiệp vụ đi vay ở Ngân hàng trung ương, ởcác NHTM khác, vay ở thị trường tiền tệ, vay các tổ chức nước ngoài, Vốn đivay thông thường chiếm tỷ trọng không lớn trong kết cấu nguồn vốn Tuy nhiên,

Trang 9

nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để đảm bảo cho Ngân hàng hoạt độngkinh doanh một cách bình thường.

* Huy động từ các nguồn khác: Ngoài một số nguồn cơ bản trên thì NHTMcó thể huy động vốn thông qua nghiệp vụ Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phụcvụ, uy tín của NHTM là cơ sở quan trọng để mở rộng nguồn vốn này.

2.1.2 Sử dụng vốn:

Huy động được vốn nhàn rỗi, NHTM phải cân nhắc để hiệu quả hoá nhữngnguồn vốn huy động được Với mục tiêu chủ yếu là an toàn và sinh lời, hoạtđộng sử dụng vốn của NHTM tập trung ở ba nghiệp vụ chính: Dự trữ, Cho vayvà Đầu tư.

* Dự trữ:

Sự trữ là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng để đápứng nhu cầu chi trả cho khách hàng NHTM phải duy trì một bộ phận vốn ( bằngtiền mặt) để thực hiện nghiệp vụ dự trữ Mức dự trữ này cao hay thấp tuỳ thuộcvào qui mô hoạt động của NHTM, mối quan hệ thanh toán và chuyển khoản,thời vụ của các khoản chi trả tiền mặt.

Tiền dự trữ bao gồm: Dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư Chúng đượchình thành bởi các nguồn: Tiền mặt tại két của NHTM, Tiền gửi tại Ngân hàngtrung ương, Tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, Tiền đang trong quá trình thu.

* Cho vay:

Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận Nguồn thu từhoạt động cho vay thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân

Trang 10

hàng Tuy nhhiên, nó cũng là lĩnh vực có nhiều rủi ro và phức tạp nhất.Rủi ro tíndụng có thể do ý muốn chủ quan của ngân hàng như : Xây dựng chiến lược sai,Thẩm định hồ sơ không chính xác, Cho vay không tuân theo nguyên tắc, cũngcó thể do nguyên nhân khách quan như: Hoả hoạn, lũ lụt, Hoạt động cho vayliên quan chặt chẽ với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ tiêu dùng đến sảnxuất kinh doanh Do vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ chovay ngày càng đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, tạo điềukiện tăng lợi nhuận cho ngân hàng Các hình thức cho vay chủ yếu như: Cho vayngắn hạn, Cho vay trung và dài hạn, Cho vay có đảm bảo,

* Đầu tư:

Hoạt động này bao gồm đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư khác:

- Đầu tư chứng khoán: Nghiệp vụ này mang lại cho NHTM một khoản lợi

nhuận tương đối lớn ( sau cho vay) Trong trường hợp chưa tìm ra khách hàngđáng tin cậy để cho vay thì đầu tư chứng khoán là nơi giải quyết vốn một cáchhữu hiệu nhất cho NHTM Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều rủi ro Vì vậy NHTMcần phân tích kỹ lưỡng trước khi lựa chọn loại chứng khoán nào để đầu tư.

- Ngoài ra, NHTM có thể đầu tư nhằm mục đích sinh lợi bằng nhiều hìnhthức khác như góp vốn liên doanh, đầu tư vào trang thiết bị,

2.1.3-Hoạt động môi giới trung gian

Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ Ngân hàng theo đó cũng phát triểntheo để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của công chúng Thực hiện các hoạt

Trang 11

động trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho các NHTM những khoản thunhập khá quan trọng Điều cần lưu ý là các dịch vụ Ngân hàng sẽ giúp NHTMphát triển toàn diện ở các nước phát triển, các NHTM cạnh tranh với nhau bằngcon đường “ phi giá”, tức là luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi chokhách hàng Dịch vụ Ngân hàng càng phát triển thể hiện xã hội công bằng vănminh, nền công nghiệp càng phát triển Lợi nhuận của NHTM không chỉ ở đầutư, cho vay, mà gần phần nửa ở các dịch vụ, nhưng lại là lĩnh vực ít rủi ro.

Nghiệp vụ trung gian của NHTM rất đa dạng và phong phú như : Dịch vụchuyển tiền từ địa phương này sang địa phương khác, Dịch vụ chuyển khoản,Dịch vụ khấu trừ tự động, Thu chi hộ, Qua đó NHTM sẽ thu được một khoảnphí dịch vụ

Trang 12

2.2- Các hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản:

Ngoài các giao dịch được phản ánh trong nội bảng ( huy động vốn, sử dụngvốn, môi giới trung gian), các NHTM còn tham gia vào hoạt động chưa đượcthừa nhận là tài sản nợ hoặc tài sản có Các hoạt động này hiện đang được theodõi ở các tài khoản ngoại bảng Một số hoạt động ngoại bảng chủ yếu như: Bảolãnh công nợ, các hợp đồng có liên quan đến lãi suất, các giao dịch về hối đoáinhư giao dịch Swaps, Options, Futrues, các chứng từ có giá, Mặc dù sự biếnđộng của các giao dịch ngoại bảng không làm thay đổi kết cấu, cân số của bảngtổng kết tài sản, nhưng vì nó cũng là một hiện tượng kinh tế phát sinh trong quátình kinh doanh nên độ rủi ro của nó cũng tác động mạnh mẽ đến độ an toàn củaNHTM.

Do đó, khi phân tích hoạt động của NHTM, bên cạnh việc nghiên cứu cáchoạt động bảng tổng kết tài sản, các nhà quản trị cần phải quan tâm đến mức độvà diễn biến các hoạt động ngoại bảng vì độ rủi ro của các hoạt động này cũnglàm ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh doanh chung của NHTM.

Tóm lại, hoạt động của NHTM luôn gắn liền với nền kinh tế, nền kinh tế

càng phát triển cao, hoạt động của NHTM càng đa dạng và phong phú Hơn nữa,các hoạt động của NHTM có mối quan hệ rất chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thànhmột chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.

II- CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Vốn vừa mang tính chất tiền đề vừa là vấn đề xuyên suất cho quá tình hìnhthành và phát triển của NHTM Mục tiêu tổng quát của NHTM là an toàn và

Trang 13

sinh lời trong kinh doanh Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảmbảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng là điều rất cần thiết Mỗi Ngânhàng hoạt động trong một môi trường, điều kiện cụ thể sẽ có các nghiệp vụ huyđộng vốn n khác nhau Song nhìn chung các NHTM thường áp dụng một sốnghiệp vụ cơ bản sau:

Trang 14

1- Huy động từ chủ sở hữu:

Nguồn huy động từ chủ sở hữu thông thường gồm vốn tự có và một số quỹmang tính chất đặc thù của mỗi quốc gia ( như Quỹ đầu tư phát triển do Chínhphủ cấp cho một số NHTM quốc doanh ở Việt Nam).

Vốn tự có của NHTM cũng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.Trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ xem xét dưới các hình thức như: Vốnpháp định, vốn điều lệ và các quỹ.

Vốn pháp định: Điều kiện hàng đầu để khởi nghiệp trước khi được phépkhai trương Ngân hàng là phải có đủ vốn ban đầu theo luật định ở Việt Nam,để thành lập một NHTM trước hết phải có đủ vốn pháp định theo mức quy địnhcủa NHNN Vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hình thành do tính chất sởhữu của ngân hàng quyết định Theo quy định của Việt Nam có thể khái quátnhư sau: Nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nước, vốn pháp định do Ngân sáchNhà nước cấp 100% vốn ban đầu; Nếu là NHTM cổ phần, vốn pháp định do sựđóng góp của cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu; Nếu là NHTM liêndoanh, vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của ngân hàng tham gia liêndoanh.

Vốn điều lệ là vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM Vốn điềulệ ít nhất phải bằng mức vốn pháp định do NHNN công bố vào đầu mỗi năm tàichính Vốn điều lệ quy định cho một ngân hàng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quymô và phạm vi hoạt động của ngân hàng đó ( vốn điều lệ bao hàm cả vốn phápđịnh).

Trang 15

Ngoài ra vốn tự có củaNHTM còn có các quỹ dự trữ ngân hàng ( đây làcác quỹ buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng)như: Quỹ bảo toàn vốn, Quỹ phúc lợi, Quỹ khấu hao tài sản cố định,

Nguồn vốn tự có của NHTM thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồnvốn của một ngân hàng, nhưng lại là nguồn vốn rất quan trọng, vì nó cho thấythực lực, quy mô của ngân hàng, nó là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, làvốn khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng Hơn nữa nguồn vốnnày có tính ổn định cao, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tài trợ cho cáctài sản cố định của NHTM, tài trợ cho hoạt động liên doanh liên kết, mở rộngmạng lới, hay để chống rủi ro, ; Qua đó nhằm hướng tới mở rộng quy mô hoạtđộng của ngân hàng.

Theo đà phát triển, nguồn vốn này sẽ được gia tăng về số lượng tuyệt đốithông qua các nghiệp vụ của mỗi NHTM có thể áp dụng như sau:

- Tăng cường và bổ sung thêm vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốntừ các cổ đông, phát hành cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu, Các nghiệp vụ huy động này thường được các NHTM cổ phần áp dụng Tuynhiên, việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếusẽ gây áp lực đối với các cổ đông cũ của ngân hàng, việc tăng thêm cổ phần sẽkéo theo sự suy giảm tương đối về cổ tức đối với các cổ đông.

- Đối với NHTM quốc doanh hay NHTM liên doanh thì có thể tăng thêmvốn tự có thông qua sự cấp thêm vốn của Chính phủ hay đóng góp thêm vốn củacác bên liên doanh.

Trang 16

- Ngoài ra, nguồn vốn tự có của NHTM còn được bổ sung thêm từ kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc trích lập các quỹ dự trữ vàmột số quỹ khác.

Bên cạnh nguồn vốn tự có, ở một số quốc gia mà cụ thể là ở Việt Nam, mộtsố NHTM như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam còn được Chính phủ cấp vốn dưới hình thức quỹđầu tư phát triển để cho vay lại theo kế hoạch Nhà nước chỉ định Nguồn này cótính ổn định tương đối cao, trong thời gian ngắn Nhà nước chưa yêu cầu Ngânhàng trả gốc và lãi cho khoản tiền này mà Ngân hàng chỉ phải trích lập quỹ đểbảo toàn nguồn vốn theo quy định Uy tín và hiệu quả trong kinh doanh củaNgân hàng chính là cơ sở để thu hút nguồn vốn ổn định này.

Tóm lại, nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu là nguồn vốn đóng vai trò nền

tảng, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác Tuy nó chiếm một tỷ trọng khônglớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM nhưng có ý nghĩa quyết định tới sự hìnhthành và phát triển của ngân hàng; mặc dù công tác huy động không thuận lợi,phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh củ ngân hàng nhưng việc tăng cườngmở rộng nguồn vốn này một cách hợp lý là rất quan trọng đối với tất cả cácNHTM.

2- Huy động tiền gửi

ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng thì tiền gửi nói chung được hiểulà số tiền của khách hàng gởi taị tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác gửi

Trang 17

là Trên phương diện chủ thể gửi tiền thì tiền gửi có thể được chia thành hai loại:Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội, và Tiền gửi tiết kiệm

của dân cư

2.1-Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán)

Một trong những dịch vụ lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiềngửi để thanh toán hộ khách hàng Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phảithanh toán ngay lập tức một lệnh rút tiền cho một cá nhân hay cho bên thứ ban,được chỉ rõ là người thụ hưởng

* Tiền gửi giao dịch hưởng lãi

Sự kết hợp giữa tiền gửi giao dịch không hưởng lãi và tiền gửi tiết kiệm đãxuất hiện dưới hình thức tài khoản NOW (negoyiable order of withdrawal) tàikhoản lệnh rút tiền có thể thương lượng NOW là tài khoản giao dịch đượchưởng lãi, do đó nó cho phép ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải thông báotrước về việc rút tiền Do đòi hỏi này ít được thực hiện nên NOW được sử dụngnhư một tài khoản phát séc để chi trả cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.Tuy nhiên loại tài khoản này chỉ có thể được nắm giữ bởi cá nhân và các tổ chứcphi lợi nhuận Ngân hàng khi đó có nghiệp vụ là chuyển vốn tự động và kháchhàng uỷ quyền trước cho ngân hàng trong việc chuyển vốn từ tài khoản tiết kiệmsang tài khoản phát séc để bù đắp thấu chi Kết quả cuối cùng là khách hànghưởng lãi trên tài khoản giao dịch tương đương với lãi thu được từ tài khoản tiềntiết kiệm.

Trang 18

Hiện nay có hai loại tài khoản tiền gửi cạnh tranh nhau: Tài khoản tiền gửitrên thị trường tiền tệ (MMDA) và tài khoản “Supper NOW” Hai loại tài khoảnnày được trả lãi theo lãi suất trên thị trường tiền tệ và khách hàng có thể thựchiện thanh thoán cho các giao dịch mua hàng hoá và dịch vụ thông qua việc phátséc hay hối phiếu uỷ quyền trước.

2.2- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội

Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội vàđược các đơn vị này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời Khoản vốn nàytạm thời được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhucầu sử dụng trong ngắn hạn.

Đây là nguồn chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn cũng nhưlà trong cơ cấu vốn nói chung của NHTM Bởi lẽ trong quá trình sản xuất kinhdoanh của mình, các doanh nghiệp ít khi có một lượng vốn nhàn rỗi trong mộtthời gian dài và nếu có chỉ là một lượng nhỏ mà thôi Các tổ chức kinh tế- xã hộicó vử khả quan hơn về mặt kỳ hạn nhưng lượng vốn họ có lại không đủ lớn Tuyvậy nguồn vốn này vẫn không thể thiếu trong cơ cấu tạo nên nguồn vốn của mộtngân hàng Cũng như tiền gửi có kỳ hạn nói chung, các doanh nghiệp và các tổchức kinh tế- xã hội khi gửi tiền vào ngân hàng cũng phải có sự thoả thuận về kỳhạn của khoản tiền đó.

Như vậy về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thời hạnđã thoả thuận Tuy nhiên trên thực tế do quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực hoạtđộng ngân hàng ngày càng gay gắt và để thu hút nguồn này một cách tốt nhất,

Trang 19

các NHTM thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước hạn nhưng khôngđược hưởng lãi hoặc hưởng lãi ở mức thấp hơn Hầu hết các NHTM ở ViệtNam, nếu khách hàng rút tiền trước thời hạn đã thoả thuận thì chỉ được hưởngtheo lãi suất loại tiền gửi không kỳ hạn.

NHTM có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động hơn trong hoạt độngkinh doanh, góp phần đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế

2.3- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng ở

các nước công nghiệp phát triển, trong số các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiềngửi tiết kiệm đứng vị thứ hai cả về mặt số lượng và tầm quan trọng.

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ( trong đó có Việt Nam)người ta cho rằng vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm là một trong các nghiệpvụ quan trọng của NHTM Bởi lẽ nếu huy động được nguồn vốn nhàn rỗi tiềmtàng trong các tầng lớp dân cư sẽ có tiền cấp phát cho phát triển công nghiệp,nông nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Các tầng lớp dân cư gửi tiền tiết kiệm vào NHTM với mục đích chủ yếu làtiết kiệm và sinh lời Do đó, nguồn vốn này có tính ổn định khá cao.

Để tạo thuận lợi cho khách hàng cũng như ngân hàng, thủ tục gửi tiền cũngrất đơn giản: Khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng sẽ được nhận một quyểnsổ tiết kiệm Sổ này được coi là giấy chứng nhận số tiền, thời hạn, lãi suất củakhoản tiền đó trong quỹ tiết kiệm Thông thường lãi suất của tài khoản tiết kiệm

Trang 20

cao hơn lãi suất của tài khoản gửi thanh toán và người chủ tài khoản không đượchưởng dịch vụ thanh toán quan ngân hàng như tài khoản tiền gửi thanh toán.

Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong việc gửi tiết kiệm, các NHTMđã và đang áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú như: Tiết kiệm nhà ở,tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng, tiết kiệm có thưởng, với nhiều kỳ hạn đadạng và đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càn cao Bên cạnh đó,NHTM cũng từng bước nâng cao các tiện ích cho người gửi tiết kiệm như: Coisổ tiết kiệm như là một chứng từ đảm bảo tiền gửi, người có sổ có thể mang sổtiết kiệm đến ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu để vay vốn khi cần thiết.

Tóm lại, nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc

tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của NHTM Thống thường nguồn vốn nàyphụ thuộc vào ba thông số chính: Lãi suất do các NHTM trả cao hay thấp; Lãisuất của các loại hình đầu tư khác như: Trái phiếu, cổ phiếu, Thu nhập củakhách hàng Trong đó thông số đầu tiên được coi là quan trọng nhất Vì thế việcđưa ra chiến lược lãi suất như thế nào, hình thức huy động ra sao để thu hútđược vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàng đầu, phản ánh khảnăng kĩ trị của các NHTM.

3- Vốn đi vay

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng khi dư vốn, đủ vốn, thiếu vốn là lẽtất nhiên, đặc biệt là vốn trung và dài hạn Khi một NHTM thiếu vốn để đáp ứngnhu cầu vốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồnkhác chưa đủ đáp ứng thì NHTM có thể đi vay Nghiệp vụ vay vốn của NHTM

Trang 21

có thể chia thành hai loại chính: Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá và vaytrực tiếp.

3.1- Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá:

Phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hìnhthức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi ( kỳ phiếu), trái phiếu,

Trong nghiệp vụ này, NHTM chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hộibằng việc phát hành các giấy tờ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh.Thông thường việc phát hành được thực hiện sau khi đã tiến hành nên cân đốitoàn hệ thống của NHTM giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Các NHTM nhận thấy rằng, người gửi tiền rất nhạy cảm với những thayđổi trong lãi suất huy động của ngân hàng Vì vậy khi cần vốn, một NHTM cóthể phát hành giấy tờ có giá với một mức lãi suất hấp dẫn hơn các loại nghiệp vụhuy động thông thường khác nhằm huy động được kịp thời lượng vốn cần thiết.Mức lãi được trả cho các công cụ này sẽ được thoả thuận trực tiếp giữa NHTMvà khách hàng hoặc được ấn định ở một mức độ nhất định mà người gửi tiền cóthể chấp nhận được, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Thông thường, phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn theosáng kiến riêng của từng NHTM với hình thức và kỳ hạn rất đa dạng nhằm thoảmãn tối đa nhu cầu khách hàng và huy động được vốn cho ngân hàng Để tìmhiểu kỹ hơn chúng ta sẽ xem xét hai công cụ cơ bản là: Kỳ phiếu và Trái phiếungân hàng.

* Kỳ phiếu:

Trang 22

- ở các nước phát triển như ở Mĩ, chứng chỉ tiền gửi hay còn gọi là CD làmột công cụ thị trường tiền tệ do ngân hàng phát hành Một NHTM sẽ phát hànhmột CD để tài trợ cho những cam kết nợ ngắn hạn hoặc nguồn vốn của mình.CD là một chứng nhận về một khoản tiền gửi tại NHTM theo một thời hạn và lãisuất nhất định Người sở hữu CD có thể bán chứng chỉ này trên thị trường thứcấp hoặc được trả lại chứng chỉ tại thời điểm CD đến hạn và nhận lại toàn bộ sốtiền gốc chứng chỉ với lãi.

Một CD thường phát hành đa dạng ghi sổ với mệnh giá đa dạng Thời hạncủa các CD cũng rất phong phú: Thường từ 7 ngày cho đến 5 hoặc 7 năm Nhìnchung không có quy định nào hạn chế về thời hạn của một CD đối với Ngânhàng phát hành.

Các NHTM ở Mĩ phát hành nhiều loại CD khác nhau:

+ CD có lãi suất cố định: Lãi suất của những CD này được ấn định từ thời

điểm phát hành chủ sở hữu CD sẽ nhận được toàn bộ phần tiền gốc và lãi khiCD đến hạn Đối với CD có thời hạn dưới 1 năm thì lãi suất được trả vào thờiđiểm đến hạn.

+ CD trả lãi kỳ hạn: Lãi của những CD này thường được trả 6 tháng một

lần những CD loại này thường được phát hành với kỳ hạn trên 1 năm.

+ CD chuyển tiếp liên tục: Đây là một Seri những CD thời hạn 6 tháng

chuyển tiếp liên tục trong vòng 2 năm hoặc lâu hơn Người mua CD thiết lậpmột hợp đồng mua chứng chỉ tiền gửi thời hạn 6 tháng liên tục cho đến khi hợpđồng hết hạn CD loại này có thể áp dụng lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi.

Trang 23

Ngoài ra các NHTM Mĩ còn phát hành nhiều loại CD khác như: CD có lãiđiều chỉnh, chứng chỉ tiền gửi Dollar Châu Âu, Thông qua nghiệp vụ pháthành CD, các NHTM Mĩ có thể tạo dựng được điều kiện để cạnh tranh một cáchcó hiệu quả đối với nguồn vốn ngắn và trung hạn.

- Việt Nam, các NHTM phát hành kỳ phiếu dựa trên quyết định số

220-NH/QĐ ngày 27/11/1991 của Thống đốc NHNN về việc cho phép NHTM quốcdoanh phát hành kỳ phiếu Ngân hàng Như vậy chỉ có NHTM quốc doanh mớiđược phép phát hành loại chứng chỉ tiền gửi này.

Theo văn bản trên, kỳ phiếu là một loại giấy nhận nợ do NHTM quốcdoanh phát hành nhằm huy động vốn trong xã hội một cách linh hoạt Căn cứvào mục đích, nhu cầu cụ thể mà ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu bằngVNĐ hay USD.

Nhu cầu phát hành kỳ phiếu thường phát sinh khi ngân hàng muốn cónguồn vốn đủ điều kiện để tài trợ các dự án có quy mô, trọng điểm nhằm phụcvụ kịp thời cho đầu tư phát triển của đất nước hoặc vì mục đích kinh doanh củangân hàng như: Đầu tư chứng khoán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ mà cácnguồn huy động khác chưa đáp ứng được Khi đó ngân hàng có thể xin phépphát hành bằng từ trình gửi NHNN Trong tờ trình “ Xin phép phát hành kỳphiếu” phải trình bày đầy đủ các nội dung sau:

+ Lý do xin phát hành

+ Kế hoạch sử dụng và nhu cầu sử dụng vốn

+ Các loại kỳ phiếu xin phát hành ( về kỳ hạn, phương thức trả lãi)

Trang 24

+ Thời gian phát hành

+ Tỷ lệ lãi cho từng loại kỳ phiếu

+ Tính toán hiệu quả kinh tế cho từng loại kỳ phiếu.

Phát hành kỳ phiếu là một nghiệp vụ huy động vốn có tính hiệu quả cao,hấp dẫn người mua và NHTM luôn chủ động trong việc bổ sung vốn hạn khi cầnthiết.

Trang 25

* TRÁI PHIẾU:

- các nước phát triển, trái phiếu ngân hàng là một loại công cụ nợ do

NHTM phát hành nhằm tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng.Thông thường việc phát hành trái phiếu phải được sự cho phép của Ngân hàngtrung ương Kỳ hạn của trái phiếu rất phong phú: 7 năm, 10 năm, 20 năm, Chủng loại cũng rất đa dạng như: Trái phiếu có lãi suất điều chỉnh, trái phiếu cólãi suất thả nổi, trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có thể chuyển đổi sangcổ phiếu, Người sở hữu có thể bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp trước khitrái phiếu đó hết hạn.

Việt Nam, theo, theo quyết định số 212-QĐ-NH1 ngày 22/9/1995 của

Thống đốc NHNN ban hành thể lệ phát hành trái phiếu NHTM, Ngân hàng Đầutư và Phát triển thì trái phiếu Ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thịtrường vốn dưới hình thức giấy nợ của các tổ chức tín dụng phát hành để huyđộng vốn Trong đó các tổ chức tín dụng cam kết trả gốc và lãi cho người mua( hoặc người sở hữu) sau một thời gian nhất định

Trái phiếu Ngân hàng được chuyển nhượng quyền sở hữu dưới các hìnhthức mua bán, cho, tặng, thừa kế Người sở hữu có thể dùng trái phiếu làm thếchấp tiền vay nếu được người cho vay chấp nhận.

Trái phiếu Ngân hàng có thể phát hành dưới các hình thức: vô danh, ghi sổ,ghi danh Trái phiếu vô danh thuộc quyền sở hữu của người có trái phiếu vàđược tự do chuyển nhượng, chủ sở hữu trái phiếu ghi danh và ghi sổ muốnchuyển nhượng thì phải làm thủ tục ở Ngân hàng ( nơi mua trái phiếu).

Trang 26

Trái phiếu được các NHTM phát hành với kỳ hạn trên 1 năm Tuy nhiên,thời hạn cụ thể sẽ do các NHTM quyết định tuỳ theo phương án sử dụng vốn.Trái phiếu phát hành cùng một đợt được ghi cùng thời hạn và được thanh toánvào cùng thời điểm đáo hạn Mệnh giá của trái phiếu là số tiền ghi trên trái phiếulúc phát hành và có giá trị tối thiểu là 50.000 VND Các loại mệnh giá lớn hơnđược xác định bằng bội số của mệnh giá tối thiểu.

Lãi suất của trái phiếu do NHTM ấn định trên cơ sở quan hệ cung cầu vềvốn trên thị trường sao cho có thể khuyến khích, động viên được người gửi vốn,người vay có thể chấp nhận được và NHTM đảm bảo hiệu quả kinh doanh.Phương thức trả lãi cũng được các NHTM áp dụng một cách linh hoạt: Trả lãitrước, Trả lãi sau, Trả lãi định kỳ

NHTM muốn được phép phát hành trái phiếu cần phải hội đủ các điều kiệnsau:

+ Hoạt động ổn định ít nhất 2 năm và chứng minh được hoạt động kinhdoanh của đơn vị được quản lý có hiệu quả

+ Có phương án kinh doanh cụ thể

+ Cần phải có vốn điều lệ đủ lớn theo pháp định

+ Được phép bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Sau khi đã hội đủ các điều kiện cần thiết, NHTM phải làm thủ tục xin phépNHNN về việc phát hành trái phiéu theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn huy động được từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu không chịu sựđiều chỉnh của quy định dự trữ bắt buộc Hơn nữa, nó là nguồn có tính ổn định

Trang 27

cao, đáng được quan tâm nếu muốn mở rộng nguồn vốn huy động trung và dàihạn tại một NHTM Bằng cộng cụ này, các NHTM có thể chủ động tạo đượcmột khối lượng vốn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầuvốn cấp bách đầu tư cho các công trình lớn của quốc gia.

3-2 - Vay vốn các tổ chức tín dụng

Khi cần vốn thì các NHTM có thể đi vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụngkhác, Ngân hàng nước ngoài, từ công ty mẹ, Nhưng dù vay ở nguồn nào thìnhìn chung chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trảcho các hình thức huy động vốn khác.

Việt Nam, nguồn vay vốn của NHTM cũng khá phong phú Một NHTM

có thể vay ở một số nguồn chính như: Vay từ NHNN và Bộ Tài chính (BTC),vay từ các NHTM khác và tổ chức tín dụng, từ nước ngoài.

* Vay từ NHNN và BTC:

- Vay từ NHNN: Trong quan hệ giữa NHTM và NHNN thì NHNN có tưcách là Ngân hàng củ các Ngân hàng, là “ Người cho vay cuối cùng” đối với cácNHTM Thông thường các NHTM chỉ đươch vay NHNN để bù đắp những thiếuhụt ngắn hạn, tạm thời dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn.Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, NHNN vẫn cho NHTM vay để chovay lại nền kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi.Nhưng khoản vay này thường bị hạn chế số lượng, đặc biệt là khi chính sáchtiền tệ quốc gia đang thắt chặt.

Trang 28

- Vay từ Bộ Tài chính: Mặc dù đã có Tổng cục đầu tư phát triển nhưng Bộtài chính vẫn có sự hỗ trợ cho các chương trình tín dụng Ngân hàng Hàng năm,các địa phương được phân bổ một số vốn trung và dài hạn cho các công trìnhphục vụ các mục tiêu quốc kế dân sinh Nguồn này sẽ được Bộ Tài chính chuyểnsang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoặc của NHTM quốc doanh khác dướihình thức quỹ đầu tư phát triển để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi.Nhưng cũng có những dự án thuộc danh mục Chính phủ chỉ định nhưng NHTMsẽ lo vốn đầu tư toàn bộ Do đó NHTM có thể vay một phần từ Bộ Tài chính đểtài trợ cho các dự án này, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền để cấp bù phàn chênh lệchgiữa lãi suất cho vay trung và dài hạn của NHTM là lãi suất ưu đãi để NHTMkhông bị lỗ trong kinh doanh.

* Vay từ các NHTM và Tổ chức tín dụng khác

Ngoài nghiệp vụ vay từ NHNN và Bộ Tài chính thì các NHTM có thể vaymượn lẫn nhau hoặc vay từ các Công ty Bảo biểm để đảm bảo vốn cho hoạtđộng kinh doanh dựa trên nguyên tắc:

- Các NHTM phải hoạt động hợp pháp

- Thực hiện việc đi vay và cho vay theo hợp đồng tín dụng.

- Vốn vay phải được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh củaNHNN.

Nguồn vay mượn này thường có chi phí cao, kỳ hạn trung hạn là chủ yếu,phụ thuộc nhiều vào quan hệ cũng như uy tín của NHTM đi vay.

* VAY TỪ NƯỚC NGOÀI:

Trang 29

Theo tinh thần Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 thì các NHTMcó thể vay vốn ở Ngân hàng nước ngoài để cho vay lại trong nước Các NHTMViệt Nam hiện có quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán rộng rãi với các Ngânhàng trong khu vực và trên thế giới nên nghiệp vụ này tiến hành cũng khá thuậnlợi Lãi suất vay được áp dụng theo lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới Tuynhiên, khi vay thì các NHTM Việt Nam phải chấp hành một hạn mức tín dụngdo nước ngoài quy định Hạn mức này phải được Chính phủ hoặc NHNN ViệtNam bảo lãnh Theo Nghị định 90/CP, thì mức bảo lãnh vay vốn nước ngoài chomột tổ chức tín dụng không quá 6 lần vốn tự có của tổ chức đó Nhưng hạn mứctrên phải trừ đi số nợ trước chưa trả đến thời điểm đến thời điểm vay mới Nhưvậy muốn tận dụng hạn mức tín dụng của nước ngoài, các NHTM Việt Namphải thực hiện tốt khâu hoàn trả.

Các khoản vay từ Ngân hàng nước ngoài của các NHTM Việt Nam đều doNHNN trực tiếp kiểm soát và quản lý Vì vậy, các hồ sơ vay vốn đều phải quanNHNN xét duyệt Các NHTM được quyền chủ động tìm kiếm các nguồn vay từnước ngoài, qua đó góp phần quan trọng trong việc tài trợ các hoạt động kinhdoanh ngân hàng.

III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM.

* Nhân tố khách quan:

- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: Động thái của nền kinh tế chínhlà cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào Ngân hàng,tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản khác Trong điều kiện nền kinh tếbất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có

Trang 30

xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đógửi tại NHTM Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm pháthợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở cácNHTM tăng lên là một điều tất yếu.

- Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIIIchỉ rõ “ Để tạo vốn cho đầu tư phát triển, giải pháp cơ bản và lâu dài là làm ăncó hiệu quả, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu của Nhànước, trong sản xuất kinh doanh và trong tiêu dùng của dân cư” Thực tế chothấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thểcàng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độnhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự giatăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiếtyếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh Tuynhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộcvào tâm lý tiêu dùng các dân cư Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt,vàng, ngoại tệ hoặc mua các tài sản khác.

Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinhtế- xã hội cũng rất quan trọng NHTM có thể huy động nguồn vốn này thông quanghiệp vụ phát hành trái phiếu Do đó để NHTM thực hiện tổ chức năng trunggian tài chính, phục vụ đầu tư phát triển thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân và cảnhà nước phải có chính sách tiết kiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàngđầu.

- Chính sách của Nhà nước:

Trang 31

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy độngvốn của các NHTM Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy độngvốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể Từ đó, các NHTM sẽ cócác căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn Ngượclại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khảnăng tồn tại và phát triển.

Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn vàđã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các NHTM ngàycàng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH,HĐHđất nước.

- Nhu cầu vốn của nền kinh tế:

Nền kinh tế đòi hỏi nhiều vốn cho đầu tư phát triển, ngoài vốn ngắn hạncòn rất nhiều vốn Song tự bản thân nó không thể đáp ứng đủ lượng vốn cầnthiết, NHTM với vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn đãgóp phần cung cấp một nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế ở nước ta, thịtrường chứng khoán mở ở dạng sơ khai do đó việc đáp ứng nhu cầu tín dụng củanền kinh tế thông qua hệ thống NHTM vẫn chiếm vị trí quan trọng và cấp thiết.

- Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý:

ở những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanhnghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanhhơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển Đặc biệt ở những thị trường sôiđộng, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động

Trang 32

vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTMsẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi.

* Nhân tố chủ quan:

- Uy tín của NHTM: khi xa rời vốn liếng một thời gian dài để gửi vàoNHTM, người gửi thường lo sợ trước sự biến động thường xuyên của nền kinhtế Do đó họ thườg có sự cân nhắc và lựa chọn Ngân hàng nào được họ thừanhận là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với gườigửi tiền Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêuthức cơ bản như: Sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từngbước thoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền Khi đã tin tưởng vào mộtNHTM nào đó, tất yếu họ sẽ tạm xa rời vốn liếng của mình để gửi vào Ngânhàng hưởng lãi Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có câu tục ngữ “ Chọnmặt gửi vàng”, và trong hoạt động ngân hàng chữ “Tín” và “Lòng tin” là rấtquan trọng.

- Chính sách lãi suất cạnh tranh:

Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay Đây là một chính sách quantrọng của NHTM, nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi , đồngthời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Thông thường, quy môcủa tiền gửi vào ngân hàng biến động tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phávỡ Chẳng hạn khi lãi suất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được mộtkhoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động của ngân hàngvẫn có thể tăng lên Như vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến

Trang 33

quy mô tiền gửi vào NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm Vì người dân thườngquan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền vàkhả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu, Từđó dân chúng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không?Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào?

Đối với các tổ chức kinh tế- xã hội thì ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất màNHTM huy động mà họ quan tâm nhiều tới công nghệ ngân hàng, thái độ phụcvụ của nhân viên ngân hàng Tuy nhiên, lãi suất và tính tiện ích cũng như thanhkhoản của trái phiếu ngân hàng cũng được các tổ chức này đặc biệt quan tâm.

- Chính sách sản phẩm:

Đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã khó, đa dạng hoá cáchình thức huy động vốn lại càng nan giải hơn Tuy nhiên, các NHTM đã cho rađời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như:Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giávà chủng loại Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều khác hàng hưởng ứng.Một NHTM có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn trong nền kinh tế, thoảmãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản phẩm phù hợp sẽ làm họ quantâm và thúc dục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tưkhác Vì vậy đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn có thể coilà” cuộc chạy đua” không có đích cuối cùng của các NHTM hiện nay.

- Công tác cân đối vốn của Ngân hàng:

Trang 34

Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốntrong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu tối đa hoálợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn đó chính là công tác cân đối vốn của Ngânhàng Trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tình hình côngtác cân đối vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ NHTM nào Thôngqua cân đối vốn, NHTM sẽ biết được thực trạng và có những dự đoán nhu cầubiến động vốn trong tương lai Từ đó có thể đưa ra chính sách huy động thíchhợp về số lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạn huy động Qua đó sẽ nângcao tính chủ động của NHTM trong công tác huy động vốn.

- Chính sách quảng cáo:

Chính sách quảng cáo đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngànhtrong thời đại ngày nay, trong đó không loại trừ ngành Ngân hàng Để tạo đượchình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng thì NHTM cần phải thực hiện đồng bộnhiều yếu tố Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như:Quảng cáo trên tạp chí, Panô, láp phích, Internet, mà còn cần có sự kết hợp vớicác chính sách như: Chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, Việc tuyềntruyền, quảng cáo để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về các thông tin là rất cầnthiết Trên cơ sở hiểu biết công tác huy động của Ngân hàng thì dân chúng mớicó thể nhiệt tình hưởng ứng.

- Ngoài một số chính sách sơ bản trên, nghiệp vụ huy động vốn của NHTMcòn chịu sự tác động của một số chính sách như: Chính sách khách hàng, cácdịch vụ ngân hàng, Trong đó các dịch vụ huy động vốn như: Tư vấn, chiếtkhấu, kèm theo nghiệp vụ huy động vốn có vai trò hỗ trợ quan trọng Qua đó

Trang 35

nhằm tạo ra những tiện ích hấp dẫn khách hàng và có thể tăng sức cạnh tranhtrong công tác huy động vốn n của NHTM.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta, việc tạo lập

và tập trung mọi nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước là rấtcấp bách Với vai trò là “ cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, thông quacác nghiệp vụ huy động vốn của mình, các NHTM đã góp phần quan trọng trongviệc khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tíndụng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế- xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia.

Trang 36

Đến năm 1981 ,Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Chi nhánh ngân hàngĐầuT ư và Xây Dụng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc ngân hàng nhà nướcViệt Nam.Đến năm 1990,Chi nhánh đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu Tưvà Phát triển huyện Gia Lâm thuộc ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố HàNộitháng 8 năm 2000 lai chuyển đổi trực thuộc Sở Giao Dịch I Ngân hàng đầutư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 15 tháng 10 năm 2002,Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển GiaLâm chính thức tách khỏi sở Giao Dịch 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam ,trở thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội.Trải qua 40năm hoạt động với bao nhiêu thăng trầm ,sau nhiều lần đổi tên và bổ sung nhiềuchức năng ,nhiệm vụ song về bản chất thì chi nhánh ngân hàng đầu tư và pháttriển bắc hà nội vẫn là một ngân hàng quốc doanh đóng vai trò phục vụ cho sựnghiệp đầu tư và phát triển của đất nước

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội có trụ sở tại 558đường Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm-Hà Nội ở xa khu dân cư và thương mại tậptrung, vị trí lại bị che khuất Ngay tại địa bàn hoạt động có 4 ngân hàng và 2 quỹtín dụng nhân dân Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các đơn vị xây lắp, dođó nhu cầu vốn rất lớn Do địa điểm không được thuận lợi nên việc huy độngvốn rất khó khăn.

Trải qua quá trình phát triển hiện nay Chi nhánh có 70 cán bộ, công nhân viên:+ Ban giám đốc: 2 người.

+ Phòng kế toán: 9 người.

Trang 37

+ Phòng tín dụng: 9 người.+ Phòng nguồn vốn: 5 người.

+ Phòng tổ chức hành chính và các bộ phận trực thuộc: 13 người.+ Tổ kiểm tra nội bộ trực thuộc ban giám đốc: 2 người.

+ 5 bàn tiết kiệm trải rộng 4 quận, huyện: 20 người.

Trước sự chuyển biến của đất nước, ngân hàng nói chung và chi nhánhngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội nói riêng đang thực sự đóng vai trò làđòn bẩy tích cực của sự nghiệp đổi mới đất nước Chi nhánh đang từng bướckhẳng định vị trí của mình đối với nền kinh tế Là một chi nhánh có bề dày hoạtđộng đầu tư, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi nhánh đã có những kinhnghiệm quý báu trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư, cùng với công nghệngân hàng chặt chẽ, hoạt động có bài bản, chi nhánh đã và đang hoà nhập vớinền kinh tế thị trường tạo lập được niềm tin với khách hàng Sự phát triển vàthành công của chi nhánh luôn gắn với các doanh nghiệp, các ngân hàng bạn Dovậy chi nhánh đã đạt một số thành tựu đáng kể.

2- Các hoạt động chính:

NHĐT&PT - chi nhánh Bắc Hà Nộôảtng thời gian gần đây đã đạt được 1số kết quả đáng khích lệ trong các mặt hoạt động : huy động vốn, sử dụng vốn,các dịch vụ ngân hàng và phát triển khách hàng Cụ thể như sau :

2.1- Huy động vốn:

Trang 38

Với tầm quan trong của nguồn vốn huy động trong hoạt động kịnh doanhcủa ngân hàng,chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội đã rất chútrọng đến công tác huy động vốn.

Nguồn vốn huy động trong năm qua đã tăng trưởng một cách nhanh chóngvà vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước Năm 2003 tổng nguồnvốn huy động đạt 746.526 triệu đồng tăng 16,05 % so với năm 2002 (số tuyệtđối là 140.612 triệu đồng).

Mặc dù chi nhánh đặt ở vị trí xa trung tâm thương mại và dân cư Vị trí trụsở không thuận lợi cho công tác giao dịch Nhưng chi nhánh đã có những chủtrương huy động vốn phù hợp, sử dụng các biện pháp tuyên truyền vận động kếthợp với các biện pháp nghiệp vụ để tăng huy động vốn theo chiều hướng tíchcực Chi nhánh đã đẩy mạnh và đổi mới phương thức huy động vốn bằng cácchính sách như ưu đãi tiền gửi, ưu đãi cho vay…ngân hàng huy động vốn từ cácnguồn vốn chủ yếu: tài khoản tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các cơ quan, tổchức kinh tế và tư nhân, phát hành trái phiếu kì phiếu Với những chính sách đó,chi nhánh bắc hà nội_ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam đã thu hút được nhiềukhách hàng, tạo lập được uy tín trên thị trường Số lượng khách hàng đến giaodịch, thanh toán, quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng Cụ thể tính đến cuốitháng 12/2004 đã có khoảng 300 đơn vị và tổ chức kinh tế mở tài khoản giaodịch tại chi nhánh, tăng 17% so với năm 2003.

Tóm lại, công tác huy động vốn trong những năm qua đã đạt được một số

kết quả bước đầu, hoàn thành kế hoạch đề ra, từng bước chuyển dịch cơ cấu

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2001,2002,2003 2. Thời báo kinh tế 2002,2003 Khác
3. Ngân hàng thương mại, Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải Khác
4. Frederic S. Mishkin: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, 1991 Khác
5. Edward W.Reed, Ph. D và Edward K.Giu Ph.D nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Khác
6. Luật Ngân hàng nhà nước - NXB chính trị quốc gia 1996 Khác
7. Luật các tổ chức tín dụng - NXB chính trị quốc gia 1996 Khác
8. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ - NXB thống kê 2002 Khác
9. Tiền tệ ngân hàng - Thị trường trường tài chính - NXB tài chính 2001 Khác
10. Giáo trình Khoa học quản lý, tập 1, 2 - NXB khoa học kỹ thuật 2002 Khác
11. Lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB thống kê 1997 Khác
12. Giáo trình quản lý kinh doanh tiền tệ- NXB tài chính 1998 Khác
13. Kinh tế vĩ mô - Mankiw- NXB thống kê 2001 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng kết tài sản của NHTM - Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT.DOC
Bảng t ổng kết tài sản của NHTM (Trang 6)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w