MỤC LỤC
Theo quy định của Việt Nam có thể khái quát như sau: Nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nước, vốn pháp định do Ngân sách Nhà nước cấp 100% vốn ban đầu; Nếu là NHTM cổ phần, vốn pháp định do sự đóng góp của cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu; Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của ngân hàng tham gia liên doanh. Tuy nó chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM nhưng có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và phát triển của ngân hàng; mặc dù công tác huy động không thuận lợi, phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh củ ngân hàng nhưng việc tăng cường mở rộng nguồn vốn này một cách hợp lý là rất quan trọng đối với tất cả các NHTM.
Bên cạnh nguồn vốn tự có, ở một số quốc gia mà cụ thể là ở Việt Nam, một số NHTM như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn được Chính phủ cấp vốn dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển để cho vay lại theo kế hoạch Nhà nước chỉ định. Bên cạnh đó, NHTM cũng từng bước nâng cao các tiện ích cho người gửi tiết kiệm như: Coi sổ tiết kiệm như là một chứng từ đảm bảo tiền gửi, người có sổ có thể mang sổ tiết kiệm đến ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu để vay vốn khi cần thiết.
Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Với vai trò là “ cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, thông qua các nghiệp vụ huy động vốn của mình, các NHTM đã góp phần quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tín dụng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia.
Đến năm 1981 ,Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Chi nhánh ngân hàng ĐầuT ư và Xây Dụng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam.Đến năm 1990,Chi nhánh đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát triển huyện Gia Lâm thuộc ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hà Nộitháng 8 năm 2000 lai chuyển đổi trực thuộc Sở Giao Dịch I Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là một chi nhánh có bề dày hoạt động đầu tư, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi nhánh đã có những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư, cùng với công nghệ ngân hàng chặt chẽ, hoạt động có bài bản, chi nhánh đã và đang hoà nhập với nền kinh tế thị trường tạo lập được niềm tin với khách hàng.
Trong những năm gần đây, chi nhánh NHĐT&PT - Bắc Hà Nội luôn khẳng đinh được vị trí của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư phát triển nói riêng với doanh số cho vay tăng đều đặn trong đó tập trung chủ yếu cho đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng. Để có được kết quả như trên trước tiên phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo sít sao của ban lãnh đạo chi nhánh đồng thời chi nhánh có một đội ngũ cán bộ tín dụng tận tuỵ, năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, luôn bám sát các doanh nghiệp đảm bảo cho vay và thu nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích.
Đây là nguồn vốn cho chi nhánh vay trực tiếp từ NHNN và Bộ tài chính để tài trợ cho các dự án phát triển, xây dựng và cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế do Chính phủ phê duyệt. Để ngân hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì Nhà nước sẽ tiến hành tài trợ dưới hình thức “ Cấp bù lãi suất”- tức là Nhà nước sẽ cấp cho phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thông thường và lãi suất cho vay theo kế hoạch Nhà nước.
Từ chỗ năm 2000 chi nhánh chỉ có 1 bàn tiết kiệm và 1 phòng nguồn vốn tổ chức hoạch định và tiến hành công tác huy động vốn, đến nay mạng lưới huy động được mở rộng với 5 bàn tiết kiệm, 2 phòng giao dịch trải rộng 4 quận nội ngọai thành. Cũng với sự tăng lên của doanh số huy động vốn, đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng huy động vốn cũng có sự chuyển biến về số lượng cũng như về trình độ chuyên môn đảm bảo đáp ứng công tác huy động vốn của chi nhánh trong tình hình mới.
Chi nhánh đưa ra mức lãi suất huy động vốn thích hợp, theo các kỳ hạn, đảm bảo huy động đủ nguồn vốn mà ngân hàng cần,đồng thời cũng hấp dẫn được khách hàng tức là đáp ứng lợi ích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Chính sách lãi suất của chi nhánh hợp lý ở chỗ vừa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng bạn vừa thực hiện đúng mục tiêu huy động vốn mà ngân hàng đặt ra: về lượng huy động, thời hạn huy động, loại tiền huy động ….
* Chú trọng phân tích khách hàng tiềm năng.Điều này có nghĩa là chi nhánh Bắc Hà Nội cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc nghiên cứu đặc điểm, tính chất của một chủ thể hay một nhóm người liên quan đến việc ra quyết định giao dịch với Ngân hàng ( gưỉ tiền, cho vay,…). * Nâng cao chất lượng cán bộ huy động vốn, bảo đảm mỗi cán bộ ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn còn phải có khả năng thực hiện vai trò tư vấn giúp đỡ khách hàng tận tình chu đáo trong khi gửi tiền, mua kỳ phiếu, Trái phiếu,…Do đó, cần có sự tuyển chọn, bố trí, đào tạo cán bộ huy động vốn có đủ trình độ chguyên môn, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
Do đó, ngay từ khi tuyển dụng cho đến khâu đào tạo, quản lý, chi nhánh Bắc Hà Nội cần phải thường xuyên chú ý lựa chọn, sàng lọc để Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có phong cách lịch sự, nhiệt tình, vững vàng về tư tưởng đạo đức, lối sống và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh việc cải tiến và đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ trong quá trình hoạt động nói chung và tỏng công tác huy động vốn nói riêng thì chi nhánh Bắc Hà Nội nên hoàn thiện mô hìh tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp nhân lực hợp lý ổn định theo hướng “ chọn người phù hợp cho yêu cầu công việc”.
+ Tiết kiệm học đường: Hình thức này dành cho gia đình trẻ có con hoặc chưa có con nhưng muốn tiết kiệm để sau này có một khoản tiền chi trả cho con cái học hành, thành đạt, hình thức này cũng đang được đại đa số các Công ty Bảo hiểm thực hiện. Song chi nhánh có thể nỗ lực, năng động trong việc thu hút các nguồn vốn vay thông qua kiến nghị với Nhà nước tăng thêm vốn điều lệ, tăng bổ sung thêm quỹ đầu tư phát triển, mở rộng mối quan hệ hữu hảo với các định chế tài chính trong nước (các công ty Bảo hiểm, Ngân hàng..) và nước ngoài, chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ uỷ thác,.
- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. - Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hào nhập với xu thế chung cảu các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định ( phải được Bộ Tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của aNHTM theo tiêu chuẩn quóc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính.
* NHNN cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ cức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài, nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài chảy qua “kênh” NHTM. * Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hợp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các tổ chức tín dụng mới cũng như việc mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.