Khi làm một luận văn cao học, bạn cần phải làm chính xác theo mẫu đã được bộ giáo dục quy định, tôi xin giới thiệu với các ban một mẫu luận văn thạc sỹ của Viện Đại học mở Hà Nội.
Trang 1Trang bìa của Đề cương Luận văn thạc sĩ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:
Mã ngành:
Đề tài: (TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN)
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hà Nội, /201…
Trang 2GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
I HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Đề cương luận văn thạc sĩ của học viên:
Trình bày trên một mặt giấy, giấy trắng khổ A4, chữ Times New Roman 13 của hệ soạn thảo Winword, mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 line
Trang bìa ghi rõ:
+ Đề cương Luận văn Thạc sỹ:
+ Tên đề tài
+ Chuyên ngành
+ Mã ngành
+ Họ và tên học viên
+ Người hướng dẫn khoa học
Bìa đóng giấy cứng
Căn lề:
Lề trên: 3,5 cm
Lề dưới: 3,0 cm
Lề trái: 3,5 cm
Lề phải: 2,0 cm
Mã số ngành:
Tháng, năm ở trang bìa là thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên
II NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Trang 31 Tên đề tài: “ Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề/tên của nó.”
- Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, có địa điểm, thời gian …, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ
- Phù hợp với chuyên ngành đào tạo
- Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến không thực hiện được
- Tránh đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù
- Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn
- Nên đi sâu vào nghiên cứu 1 - 2 vấn đề để kết luận có tính khoa học cao
2 Đặt vấn đề.
Tính cấp thiết của đề tài:
Học viên cần lý giải rõ đề tài nghiên cứu của mình nhằm giải quyết vấn
đề gì (vấn đề nghiên cứu, không phải vấn đề thực tiễn) Đề tài có thể giải quyết được 1 vấn đề hoặc cũng có thể nhiều hơn
- Trình bày lý do tại sao chọn đề tài nghiên cứu này?
- Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu đề tài này
Đặt ra các giả thiết trong nghiên cứu không riêng gì ngành Kinh tế
-Xã hội mà cả các ngành Khoa học Kỹ thuật đều cần có
3 Mục tiêu nghiên cứu.
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.
Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là
nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Trang 4Xác định các mục tiêu cụ thể đề tài cần đạt được để nêu bật mục đích tổng quát
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào?
Phạm vi nghiên cứu (ở đâu ? thời gian nào ?)
Tổng quan tài liệu:
Phần này rất quan trọng vì vậy học viên cần trình bày kỹ lưỡng trong khoảng 2- 5 trang, trong đó phần tổng quan chung chiếm 1/3 tổng quan tài liệu, các vấn đề cần nghiên cứu cần được phân tích rõ ràng, cụ thể chiếm 2/3 tổng quan tài liệu
Học viên cần trình bày/viết rành mạch theo một hệ thống logic các vấn
đề, thể hiện ra được tầm quan trọng của đề tài
Nêu bật được các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong nước và ngoài nước (chú ý các tài liệu gốc, mới trong phạm
vi 5 - 6 năm trở lại đây) các tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới các vấn đề nghiên cứu)
Đề tài nghiên cứu hiện tại của học viên đang ở trạng thái nào ? (đề tài mới bắt đầu hay tiếp tục đề tài nghiên cứu trước đây của người nghiên cứu? )
Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì ? Những vấn đề gì còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp ?
Người nghiên cứu cần :
Tham khảo các tạp chí chuyên ngành ở Châu Âu, Mỹ: lấy reviews, abstracts của các bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tham khảo các mẫu luận án trên internet, tham khảo cách trích dẫn tài liệu tham khảo
5 Nội dung, địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu:
Trang 5Nội dung nghiên cứu cần theo sát các mục tiêu nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Mỗi nội dung nghiên cứu cần có phạm vi, địa điểm và phương pháp nghiên cứu riêng, phù hợp yêu cầu Học viên có thể trình bày như sau:
5.2.1 Thời gian nghiên cứu.
5.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Nêu tóm tắt các nội dung chính về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội của địa bàn nghiên cứu, những đặc điểm này có liên quan mật thiết đến
đề tài nghiên cứu
5.2.3 Vật liệu nghiên cứu (nếu có)
5.2.4 Phương pháp nghiên cứu
Nêu tên, nội dung của các phương pháp nghiên cứu, bố trí, xử lý số liệu của thí nghiệm và việc vận dụng các phương pháp này vào đề tài nghiên cứu Nếu có mô hình thì phải nêu được mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm trong nghiên cứu này Tùy theo đề tài nghiên cứu có thể có phần lý thuyết cơ bản
Lưu ý: Người nghiên cứu có thể trình bày chung địa điểm, thời gian, vật liệu
nghiên cứu, phương pháp thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi theo từng nội dung nghiên cứu
5.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
6 Dự kiến kết quả (viết theo từng nội dung nghiên cứu, dự kiến logíc và khoa học, tính khả thi )
7 Kế hoạch thực hiện:
Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời
kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?
Stt Nội dung nghiên cứu Thời gian Thời gian Kết quả nghiên cứu
Trang 6Bắt đầu Kết thúc dự định đạt được
1 Chương 1
2 Chương 2
3 Chương 3
8 Tài liệu tham khảo:
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo:
Các tài liệu tham khảo phải được trích dẫn theo số thứ tự của các tài liệu được liệt kê ở tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông Tài liệu được đặt trong ngoặc vuông một cách độc lập theo thứ tự tăng dần, ví dụ[2], [4],[6]
Tài liệu tham khảo xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga…) Các tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách);
Năm xuất bản được đặt sau dấu ngoặc đơn và dấu phẩy sau ngoặc đơn; Tên sách, tạp chí được in nghiêng và đặt dấu phẩy cuối tên;
Nhà xuất bản, dấu phẩy được đặt cuối tên ;
Nơi xuất bản, dấu kết thúc tài liệu tham khảo
Hà Nội, ngày tháng năm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC HỌC VIÊN
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
Tên đề tài: Tên đề tài viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết,
không ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu
Hình thức: Có hình thức đúng với quy định theo yêu cầu cầu.
Trang 7Tính phù hợp: Tên đề tài và nội dung luận văn phù hợp với mã ngành và chuyên
ngành đào tạo
Sự trùng lặp: Đề tài không sao chép cơ học với các công trình đã được đăng tải Tính cấp thiết: Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đang được nhiều
người quan tâm
Tính khả thi: Phù hợp với trình độ của học viên; Có thể hoàn thành luận văn trong
thời gian và môi trường nghiên cứu, đào tạo cho phép
Tính khoa học: Được thể hiện thông qua mô hình toán, phân tích, đánh giá, thực
nghiệm, tính toán mô phỏng (Xem yêu cầu về nội dung)
Tính ứng dụng: Có khả năng ứng dụng vào thực tế hay được học thuật hóa trên cơ
sở các đề tài nghiên cứu của Học viện
Nội dung: Đề cương luân văn phải nêu bật được các dự định nghiên cứu sẽ tiến
hành trong thời gian làm luận văn, bao gồm:
Đề tài; Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Diễn giải cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thiết khoa học và phương pháp nghiên cứu sử dụng; Tổng hợp, thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu trên cơ sở lý thuyết, giả thiết khoa học để giải quyết vấn đề mà đề tài nghiên cứu
Mẫu tham khảo viết đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 8
-ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ HUỆ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ THỊ HẢI HÀ
Hà Nội, 3/2012
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trang 9Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII
đã xác định “giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đã được xã hội tôn vinh, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên sẽ tạo được sự chuyển biến về chất lượng giáo dục, đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước” Năng lực của giảng viên phản ánh chất lượng của giáo dục UNESCO đã nhấn mạnh rằng: “Vai trò của giảng viên vẫn là chủ yếu mặc dù cải cách giáo dục đang xảy ra” Đội ngũ giảng viên ở trường có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên
cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến… để góp phần
“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước Chính vì vậy mà việc nâng cao năng lực giảng viên ở các trường là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay
Trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội tiền thân là Trường Trung cấp Nghiệp Vụ - Bộ Công nghiệp Nặng được thành lập tháng 8 năm 1961 đã trưởng thành và trở thành một trong những nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Công thương và xã hội Trong 50 năm qua, trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn học sinh, sinh viên thuộc các chuyên ngành có tay nghề cao trên khắp mọi miền đất nước
Đội ngũ giảng viên trong trường đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định chất lượng đào tạo, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà trường Từ những năm 1980 trở về trước, đội ngũ giảng viên của trường chủ yếu được lựa chọn từ những học sinh giỏi bậc trung cấp mới ra trường, Nhà trường đã kiên trì thực hiện chủ trương nâng cao năng lực giảng viên bằng nhiều giải pháp qua 50 năm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn, đến nay đã có 189 giảng viên,
kể cả giảng viên kiêm chức trong đó trình độ Tiến sĩ: 04; trình độ thạc sĩ: 152; 8 giảng viên đang học nghiên cứu sinh; ngoài ra một số giảng viên đang học cao học các ngành
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội cũng như mục tiêu của Nhà trường đã đề ra trong những năm tiếp theo là: “Tiếp tục xây dựng Nhà trường trở thành một trường trọng điểm, đào tạo đa cấp, đa ngành, có uy tín, thương hiệu và
Trang 10chất lượng, không ngừng mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đủ về số lượng, cao về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn trình độ năng lực, phẩm chất, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phấn đấu nâng cấp trường trở thành trường Đại học trực thuộc Bộ công thương giai đoạn từ năm
2011 đến 2015 Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và phát triển nhà trường với quy
mô chất lượng quốc gia và quốc tế trong những năm tiếp theo” Đây là một
nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó năng lực giảng viên đóng vai trò quan trọng nhất Làm thế nào có thể đáp ứng được quy
mô ngày càng tăng của trường? Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao
năng lực giảng viên trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội” làm luận
văn thạc sỹ
2 Tổng quan nghiên cứu
Năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng đào tạo của Trường Tuy đã được quan tâm đào tạo nhưng đứng trước yêu cầu phát triển của nhà trường, năng lực giảng viên vẫn còn nhiều bất cập: Trình độ giảng viên không đồng đều, đội ngũ giảng viên trẻ cao dẫn đến kinh nghiệp còn non, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở mức độ thấp Nếu phân tích rõ được nguyên nhân những bất cập về năng lực của giảng viên thì có thể đề ra được các biện pháp nâng cao năng lực của giảng viên phù hợp với yêu cầu của Nhà trường Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về nhà
trường như tác giả Đặng Văn Doanh với đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên” năm 2008 hoặc tác giả Quách Thị Hảo với đề tài “Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp
Hà Nội” năm 2010 Các đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về chiến lược phát
triển nguồn nhân lực nhưng chưa có đề tài nào chuyên sâu về năng lực của giảng viên
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 11- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực của giảng viên trường cao đẳng kinh tế
- Phân tích thực trạng năng lực giảng viên trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp
Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảng viên trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Năng lực là gì? Năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế là gì?
- Thực trạng năng lực giảng viên trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp
Hà Nội như thế nào?
- Tại sao phải nâng cao năng lực giảng viên của trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội?
- Làm thế nào để nâng cao năng lực cho giảng viên trường Cao đẳng kinh
tế Công nghiệp Hà Nội ?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giảng viên của trường Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên
+ Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ xin nghiên cứu trong địa bàn trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội thông qua những điều tra được tiến hành với cả cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên của nhà trường
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực giảng viên từ năm 2009 đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 126.1 Quy trình nghiên cứu
6.2 Thu thập dữ liệu
6.2.1 Dữ liệu thứ cấp:
- Qua nghiên cứu, báo cáo có liên quan đến trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội
6.2.2 Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua 3 cách:
- Quan sát, dự giờ để đánh giá về năng lực của giảng viên
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các cán bộ quản lý của Nhà trường để tìm ra yêu cầu năng lực của giảng viên và đánh giá năng lực hiện tại
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng năng lực giảng viên hiện nay
6.3.3 Xử lý số liệu thu thập:
Bằng phương pháp thống kê và tổng hợp, sử dụng phần mềm SPSS
7 Nội dung của Luận văn
Bao gồm phần mở đầu và 3 chương với các phần chính sau đây:
Hệ thống hoá cơ sở
lý luận và thực tiễn
Khung yêu cầu năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp
Hà Nội Phỏng vấn sâu
Điều tra
Thực trạng năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp
Hà Nội
Khoảng cách về năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế CN HN
Giải pháp nâng cao năng lực và thu hẹp khoảng cách Quan sát, dự giờ
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực của giảng viên trong các trường cao đẳng
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
Nội dung đề cương chi tiết của các chương như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tổng quan nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
4 Câu hỏi nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Nội dung của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Giảng viên trường cao đẳng
1.1.1 Khái niệm giảng viên trường cao đẳng
1.1.2 Đặc điểm công việc của giảng viên trường cao đẳng
1.2 Năng lực của giảng viên trường cao đẳng
1.2.1 Khái niệm năng lực.
1.2.2 Khái niệm năng lực của giảng viên trường cao đẳng
2.2 Tiêu chí đáng giá năng lực của giảng viên trong trường cao đẳng
2.2.1 Yêu cầu về kiến thức