6. Có quan điểm cho rằng: “Mọi cá nhân xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước đều bị xử phạt vi phạm hành chính.” Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Quan điểm trên sai Vì: Theo pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính 1989, Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Từ khái niệm trên, vi phạm hành chính phải có 4 dấu hiệu cơ bản sau đây: - Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm. - Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm. - Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm. - Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm. Do đó, không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. - Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Chẳng hạn, người lái xe ô tô buộc phải đánh tay lái để xe lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây bên đường để tránh không đâm vào người bất ngờ chạy vụt qua đường. Xe ô tô - tài sản của Nhà nước có bị hỏng nhưng đã cứu được một sinh mạng. Hành vi điều khiển xe lao xe lên vỉa hè đâm vào gốc cây được thực hiện trong tình thế cấp thiết, do đó không phải là vi phạm hành chính. - Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Chẳng hạn, hành động chống trả và gây thiệt hại về sức khoẻ cho người đang tấn công mình hay tấn công người khác. Phòng vệ chính đáng không phải là vi phạm hành chính. - Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính. Chẳng hạn, người lái xe ô tô trên đường không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (có bằng lái xe, trong tình trạng tỉnh táo, không say rượu hoặc say do dùng một chất kích thích mạnh khác, chạy đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường…), bất ngờ có người bên đường chạy ra đâm vào xe, bị xe hất ngã, bị thương - tai nạn bất ngờ, không do người lái xe gây ra. Hành vi làm người khác bị thương do sự kiện bất ngờ không phải là vi phạm hành chính. - Vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cũng không bị xử lý vi phạm hành chính. 7. Có quan điểm cho rằng: “ Mọi cá nhân xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước đều là tội phạm hình sự. ” Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? Đáp án: Quan điểm trên sai Vì: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc xâm phạm chế độ chính trị (thay chế độ XHCN), chế độ kinh tế nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm Thông thường, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được biểu hiện thông qua một loạt các chỉ số nhất định như: mức độ hậu quả, tái phạm, vi phạm nhiều lần hoặc có tính chất chuyên nghiệp, vi phạm với số lượng lớn... Nhiều hành vi ngay từ đầu đã là tội phạm hình sự bởi mức độ nguy hiểm của nó cho xã hội là cao. Nhưng trong nhiều trường hợp, hành vi vi phạm lần đầu là vi phạm hành chính nhưng nếu tái phạm hoặc có tính chất chuyên nghiệp thì là tội phạm hoặc một hành vi vi phạm hành chính nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể chuyển hoá thành tội phạm... Ví dụ, hành vi gây rối trật tự công cộng không gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm hành chính, nhưng nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì chuyển thành tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự hiện hành. Hành vi cố ý gây thương tích nếu tỷ lệ thương tật dưới 11%là vi phạm HC, nhưng nếu tỷ lệ thương tật trên 11% là vi phạm HS Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi vi phạm hành chính đều có thể chuyển hoá thành tội phạm. Trên thực tế, có loại vi phạm hành chính không thể và không bao giờ có thể chuyển hoá thành tội phạm cho dù trong bất cứ điều kiện nào. Đây là những hành vi vi phạm nhỏ nhặt, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao hoặc không đáng kể. Ví dụ như hành vi đổ rác bừa bãi làm mất vệ sinh chung; khạc nhổ nơi công cộng; tiểu tiện, đại tiện trên đường phố, nơi công cộng...
A- Lý thuyết 1. Có quan điểm cho rằng: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.” Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Quan điểm trên là sai. Vì “ trích trong sách giáo trình pháp luật hệ trung cấp trang 33- 34” Ví dụ: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không? Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây: - Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự - Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện - Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý - Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.” Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự 2. Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật. (lấy ví dụ minh họa) Là quy tắc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội. 3. Cho biết những điểm khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức? Trả lời: Qui phạm pháp luật: là những qui tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ, được biểu thị bằng một hình thức nhất định, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, nhằm mục đích điều chỉnh các QHXH. Qui phạm đạo đức: là những qui tắc hành vi được hình thành trong xã hội trên cơ sở quan niệm về đạo đức và được con người tự giác thực hiện. Điểm khác biệt: Quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức đều là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của quy phạm xã hội, như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn có những đặc tính riêng khác so với qui phạm đạo đức - Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với Nhà nước. Chúng do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn. Chúng được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt QPPL với QPĐĐ khác. QPĐĐ không do Nhà nước qui định mà do các tổ chức xã hội qui định hay do các quan niệm về đạo đức hình thành nên hoặc được hình thành một cách tự phát do thói quen trong xã hội. Các qui phạm đạo đức được thực hiện dựa vào tổ chức, vào lực lượng và uy tín của tổ chức đó hoặc được thực hiện trong đời sống nhờ lòng tin của con người; còn các phong tục được thực hiện trong xã hội, nhờ thói quen của mọi người. - Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước. Nhà nước thể hiện ý chí của mình bằng cách xác định những đối tượng nào trong những điều kiện, hoàn cảnh nào thì phải xử sự theo pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế mà họ buộc phải gánh chịu nếu họ không thực hiện đúng những nghĩa vụ đó. - Quy phạm pháp luật là các quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung. Tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc tất cả những ai nằm trong điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định. - Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định. Tính hình thức ở đây thể hiện trong việc biểu thị, diễn đạt chính thức nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật. Còn tính xác định thể hiện trong việc biểu thị rõ nội dung các quy phạm pháp luật quy định các quy tắc hành vi và được diễn đạt rõ ràng, chính xác. Nhờ được biểu thị dưới hình thức nhất định, các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu và áp dụng được trong đời sống xã hội. 4. Hãy nêu sự khác biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự ? Trả lời: Vi phạm hành chính và tội phạm đều là vi phạm pháp luật Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước, làm mất trật tự, ổn định đối với các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực trật tự nhà nước và xã hội; sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự quản lý nhà nước và xã hội, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hình sự ( Tội phạm ) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Tóm lại, vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm chung sau: - Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi hành vi của con người. Suy nghĩ, t- tưởng khi chưa thể hiện thành hành vi thì dù xấu đến đâu cũng chưa phải là vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính và tội phạm nói riêng. - Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi trái pháp luật, tức là trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật. Đã là hành vi trái pháp luật thì dù là vi phạm hành chính hay tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. - Vi phạm hành chính và tội phạm đều được thực hiện bởi hành vi có lỗi của các chủ thể. - Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật quy định chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm hành chính và tội phạm khác với các vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo ở chỗ vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo không dược pháp luật quy định). Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính và tội phạm đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đều dựa trên cơ sở, trình tự do pháp luật quy định. - Những vi phạm hành chính và tội phạm được thực hiện trong điều kiện: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ, theo quy định của pháp luật hành chính và hình sự, đều được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người thực hiện hành vi vi phạm đó. Sự khác biệt: [...]... vi phạm pháp luật và các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật? Trả lời: 1 Khái niệm vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: -Vi phạm pháp luật luôn là hành... cứu trách nhiệm pháp lý trước hết phải xác định cấu thành của vi phạm pháp luật Cấu thành vi phạm pháp luật gồm: - Mặt khách quan của vi phạm pháp luật ; - Khách thể của vi phạm pháp luật ; - Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ; - Chủ thể của vi phạm pháp luật a Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm hành... không phù hợp với những quy định của pháp luật như không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý, sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật -Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan... (hành động hoặc không hành động) xác định của con người Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ý nghĩ dù tốt, dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật -Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với... hành vi của mình Những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thể coi là vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật của trẻ em (chưa đến độ tuổi pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lý) cũng không bị coi là vi phạm pháp luật Như vậy, trách nhiệm pháp lý trong pháp luật XHCN chỉ quy định cho những người đã đạt... theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và tự do ý chí Từ những dấu hiệu trên có thể xác định: vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật XHCN bảo vệ 2 Cấu thành vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý, song để truy... với hành vi trái pháp luật của mình Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luật Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị... trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ d Chủ thể vi phạm pháp luật Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng lực trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay không, muốn vậy phải... năng lực trách nhiệm pháp luật Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự 4 Hãy tự đưa ra một ví dụ cụ thể, thực tế về một hành vi vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đó? Hành vi vi phạm pháp luật này có thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nào? Đáp án: Tham khảo Vi phạm pháp luật hình sự 1 Tình huống - Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh... vi trái pháp luật Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải gánh chịu Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật Mối . quá giới hạn pháp luật cho phép Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật. -Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ. không hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ý nghĩ dù tốt, dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật. -Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, . xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật như không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý, sử dụng quyền