Vi phạm kỷ luật nhà nước 1 Tình huống

Một phần của tài liệu Ôn tập pháp luật hệ trung cấp (Trang 26 - 30)

1. Tình huống

- Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học X, Cần Thơ) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. An hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia.

- Anh đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường.

2. Cấu thành vi phạm pháp luật¤ Mặt khách quan: ¤ Mặt khách quan:

- Hành vi: việc làm của An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) là hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá.

- Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.

- Thời gian: từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007.

- Địa điểm: trường ĐH X, Cần Thơ, khu ký túc xá nhà trường.

¤ Mặt khách thể:

Lê Văn An đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá.

¤ Mặt chủ quan:

- Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, An đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra.

- Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.

¤ Mặt chủ thể:

Lê Văn An (sinh viên năm 2 trường ĐH X, Cần Thơ) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này.

5 . Anh Nam là nhân viên công ty taxi. Đang trong lúc làm việc, anh đã uống rượu và đi quá tốc độ gây tai nạn làm xe máy chị Hoa bị hỏng. uống rượu và đi quá tốc độ gây tai nạn làm xe máy chị Hoa bị hỏng.

a. Anh Nam đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nào?

b. Hãy nêu các loại trách nhiệm pháp lý mà anh Nam phải gánh chịu?Đáp án: Đáp án:

Vi phạm hành chính vì: anh Nam đã có hành vi vi phạm hành chính, xâm hại quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi anh Nam trong khi điều kiện phương tiện giao thông anh Nam đã không tuân thủ luật giao thông đường bộ uống rượu và đi quá tốc độ nên gây ra tai nạn làm xe máy chị Hoa bị hỏng. Do đó, anh nam phải chịu trách nhiệm pháp lý hành chính

Bên cạnh đó, anh Nam còn vi phạm dân sự và chịu trách nhiệm pháp lý dân sự mà cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì:Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại khi xâm phạm tài sản. Trong trường hợp này, anh nam đã không tuân thủ quy định của luật giao thông đường bộ uống rượu và đi quá tốc độ nên gây tai nạn và dẫn đến là

xe của chị Hoa bi hỏng. Do đó, anh Nam phải bồi thường thiệt hại cho chị Hoa theo quy định tại Điều 610 Bộ Luật Dân sự.

6. Công ty cổ phần Hoa Đào trong quá trình sản xuất đã vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước về môi trường làm ô nhiễm nguồn nước gây thiệt hại tới các tắc quản lý nhà nước về môi trường làm ô nhiễm nguồn nước gây thiệt hại tới các hộ dân nuôi trông thuỷ sản xung quanh. Công ty Hoa Đào đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nào và phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nào?

Đáp án:

Công ty Cổ phần B phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính : Điều 19 Pháp lệnh xử phạt hành chính 2007, 2008

Trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại đối với người dân xung quanh theo Điều 624 BLDS năm 2005

Bài tập thừa kế

1. A kết hôn với B sinh ra C, D, E. Năm 2000, A ly hôn với B và A nhận nuôi

C, B nhận nuôi D và E. Tổng tài sản chung của A và B là 500 triệu. Năm 2002, A kết hôn với F sinh ra G (F có con riêng là K) K không chung sống với A và F. Năm 2008, A chết để lại di chúc chia toàn bộ tài sản cho C (khi đó bố mẹ A và B đều đã chết) D và E đã lập gia đình, tài sản chung của A và F là 500 triệu.Hỏi, thời điểm mở thừa kế là khi nào? ai được hưởng thừa kế? Mọi người được hưởng bao nhiêu?

2. Ông Lê Văn Quyết năm nay 60 tuổi, có 4 người con gái là Hà (27 tuổi),

Giang (23 tuổi), Thủy và Thảo (là chị em sinh đôi, đều 20 tuổi). Vợ ông Quyết mất cách đây 6 năm, một mình ông nuôi các con. Hà và Giang đã có gia đình riêng, có thu nhập ổn định. Khi biết mình bị lâm bệnh, ông Quyết lập di chúc, xác định ông có tài sản riêng trị giá 360 triệu đồng, ông để lại cho Thủy và Thảo mỗi người 50 triệu đồng. Số còn lại ông cho người em gái ruột của ông là Lan, vì em ông bị tâm thần, sống một mình và bố mẹ ông đều đã mất. Một thời gian sau, ông Quyết qua đời.

Anh (chị) hãy chia di sản của ông Quyết trong trường hợp trên và giải thích cách chia của anh (chị)? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Ông Thục có 3 người con trai là Vinh, Quang, Thắng. Vinh và Quang đều đã

đời, ông cùng Thắng đến ở nhà vợ chồng Vinh, còn Quang vẫn sống trong ngôi nhà cũ, ngôi nhà đó là di sản thừa kế của bố mẹ ông Thục để lại cho ông. Ngày vợ Vinh sinh con trai đầu lòng đặt tên là Hạnh, ông Thục rất vui mừng vì có cháu đích tôn, bèn lập di chúc tuyên bố sau khi ông chết, toàn bộ di sản của ông để lại cho cháu Hạnh. Một thời gian sau, ông Thục qua đời. Tất cả di sản của ông được xác định có 360 triệu đồng.

Anh (chị) hãy chia di sản trong trường hợp nêu trên và giải thích cách chia của anh (chị).

Bài 9 : LUẬT HÌNH SỰI. Một số vấn đề chung về luật dân sự I. Một số vấn đề chung về luật dân sự

1/ Khái niệm: Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm

tổng thể các quy phạm pháp luật của Nhà nước xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, những hình phạt phải áp dụng đ/v người có hành vi phạm tội và những điều kiện để áp dụng hình phạt

2/ Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự: Là những quan hệ xã hội phát sinh

giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xoá án tích.

Trong quan hệ pháp luật hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau.

1. Nhà nước: có quyền truy tố xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những

biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.

2/ Người phạm tội: có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự: Xuất phát từ chức năng điều

chỉnh và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này, Luật hình sự sử dụng phương pháp “quyền uy” - phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ pháp Luật hình sự. Nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã gây ra.

Một phần của tài liệu Ôn tập pháp luật hệ trung cấp (Trang 26 - 30)