thực tế đe doạ đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Ví dụ: Chị Hiền đi xe đạp lên thị trấn mua thuốc trừ sâu. Khi rẽ từ đường làng ra đường quốc lộ, dù thấy có xe máy đang đi tới nhưng do chủ quan nên chị vẫn cố vượt sang. Người đi xe máy là anh Vân ở cùng làng. Do phải tránh chị Hiền nên anh Vân phải quặt tay lái, đâm xe vào tủ hàng tạp hoá của bà Lệ ở lề đường, làm vỡ kính tủ và một số bát đĩa sứ bày trong đó.
Bà Lệ đã giữ cả anh Vân và chị Hiền lại, yêu cầu hai người bồi thường. Anh Vân cho rằng, chị Hiền là người có lỗi. Vì vậy, chị Hiền phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Lệ. Sự việc không được giải quyết nên người nhà bà Lệ đã giữ xe của anh Vân và chị Hiền
Trong trường hợp này, vì muốn tránh gây tai nạn cho chị Hiền, anh Vân đã không còn cách nào khác là phải tránh xe vào lề đường, do vậy, đã đâm xe vào tủ bày hàng của bà Lệ. Sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh bất khả kháng, ngoài ý muốn chủ quan của anh Vân. Nếu không kịp tránh, anh Vân chắc chắn đâm xe vào chị Hiền, hậu quả sẽ không lường trước được cho cả anh và chị Hiền. Nếu xảy ra tai nạn, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với chiếc tủ bị vỡ kính.
Như vậy, anh Vân đã gây ra thiệt hại cho bà Lệ trong tình thế cấp thiết nên anh không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho bà Lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Xác định người bồi thường thiệt hại cho bà Lệ: Chị Hiền cố tình vượt xe sang đường dù đã nhìn thấy xe anh Vân đang đi tới. Rõ ràng, chị Hiền không những đã có lỗi do vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mà còn là người gây ra tình thế cấp thiết. Trong trường hợp này, khoản 3 Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy, chị Hiền là người phải bồi thường thiệt hại cho bà Lệ và hai người có thể tự thoả thuận với nhau về mức độ bồi thường.
Ví dụ: muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn cho kho tài sản lớn của Nhà Nước, người
gây thiệt hại đã chủ động phá tài sản của hàng xóm với mình để tạo lối đi cho xe cứu hỏa đang vào.
Đối với thiệt hại đến tính mạng con người cần phải được chú ý đặc biệt bởi vì tính mạng là cái quý giá nhất của con người. Về nguyên tắc, không thể hi sinh tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của bản thân mình
Về điểm này, pháp luật hình sự một số nước, chẳng hạn của Vương quốc Anh, nếu vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho người khác hoặc xã hội thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và phải chịu trách nhiệm hình sự. Người ta thường ví dụ về vụ các thủy thủ tàu Viễn đông của Anh Quốc ăn thịt đồng nghiệp để khỏi bị chết đói để minh chứng cho điều đó. Năm 1884, trong một vụ đắm tàu, sau 9 ngày nhịn đói và bám trên một mảnh boong tàu, các thủy thủ đã không còn gì để tiếp tục sống và hy vọng được phát hiện và được cứu. Họ đã quyết định ăn thịt thủy thủ trẻ nhất và cũng là người yếu nhất trong đội thủy thủ và được coi là se chết trước hết. Bằng cách đó, họ đã sống sót và sau đó đã được phát hiện và cứu thoát.
Tòa án London đã không chấp nhận việc ăn thịt đồng loại của các thủy thủ này là hành vi do tình thế cấp thiết và đã tuyên phạt tử hình về tội giết người.
Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được phép gây thiệt hại đến tính mạng con người
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
- Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
đ) Tuổi chịu trách nhiệm HS
- Người từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi (14 tuổi tròn) trở lên. Điều đó có nghĩa là những người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của họ. Những người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi tuy có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng chưa đầy đủ
(hạn chế), họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, những người này không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng do vô ý.
- Tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ là từ đủ 16 tuổi (tức 16 tuổi tròn) trở lên. Điều đó có nghĩa là, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Một người 17 tuổi phạm tội, mà tội đó theo quy định của pháp luật là tử hình hoặc chung thân hoặc trên 15 năm thì mức án mà người đó phải nhận cao nhất là 18 năm.
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo; 2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ; 4. Tù có thời hạn”;
“Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”;
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì một người 17 tuổi phạm tội, mà tội đó theo quy định của pháp luật là tử hình hoặc chung thân hoặc trên 15 năm thì mức án mà người đó phải nhận cao nhất là 18 năm.
e) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 23 của Bộ luật Hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
Ví dụ: Ngày 15-01-2000 Bùi Quốc D mượn chiếc xe máy của chị Vũ Thị H để
đưa mẹ vào bệnh viện khám bệnh, nhưng sau đó D không trả lại chiếc xe cho chị H mà bán được 10 triệu đồng đánh bạc bị thua hết. Do bị thua bạc và không còn xe để trả cho chị H nên D đã bỏ trốn vào Tây Nguyên ở với chị gái; ngày 15-10-2003 Bùi Quốc D về gia đình. Sau khi về nhà, D hứa với chị H sẽ bồi thường chiếc xe máy cho chị, nên chị H không tố cáo hành vi phạm tội của D với Cơ quan điều tra. Chờ mãi không thấy D bồi thường chiếc xe máy cho mình, nên ngày 20-2-2005 chị H đã làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Bùi Quốc D với Cơ quan điều tra. Sau khi xác định hành vi phạm tội của Buì Quốc D là hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự và là tội phạm ít nghiêm trọng nên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Bùi Quốc D.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Ví dụ: Ngày 15-2-1990 Phạm Quốc B cùng đồng bọn phạm tội giết người cướp
tài sản, sau khi phạm tội Bình bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã nhưng vẫn không bắt được Bình vì B đã trốn ra nước ngoài định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. Ngày 20-4-2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Phạm Quốc B với tư cách là Việt kiều về thăm quê hương thì bị nhân dân phát hiện báo cho cơ quan điều tra bắt giữ. Nếu tính thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp đối với Phạm Quốc B đã hết (quá 15 năm), nhưng trong thời hạn đó, B đã bỏ trốn ra nước ngoài và có lệnh truy nã nên thời gian bỏ trốn của B không được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, nếu trong thời gian người phạm tội bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh lại được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Ngày 25-1-2000 Bùi Văn Đ lấy trộm con dấu của cơ quan rồi bỏ trốn
vào Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sinh sống, cơ quan của Đ đã báo cho cơ quan công an, nhưng vì Đ đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra không khởi tố vụ án và cũng không ra lệnh truy nã đối với Đ. Ngày 30-2-2005, nhân dịp vào Đà Lạt công tác, thủ trưởng cơ quan của Đ phát hiện Đ đang đi chơi trong thành phố Đà Lạt nên đã báo cho công an bắt giữ Đ. Sau khi Đ bị bắt cơ quan điều tra đã xác định hành vi phạm tội của Đ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 268 Bộ luật hình sự có mức hình phạt cao nhất là hai năm tù, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm, tuy Đ bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã nên thơì hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đ đã hết, do đó cơ quan điều tra không khởi tố bị can đối với Bùi Văn Đ.
2.2 Hình phạt, các loại hình phạt
a) K/n: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất củaNhà nước
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do tòa án quyết định.