Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 1400:2010 cho Công ty TNHH NANPAO RESINS Việt Nam, khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THEO TCVN ISO 14001:2010 CHO
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: K Ỹ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Trang 2ẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài: Lê Thị Hồng Thảo
MSSV: 1091081087 Lớp: 10HMT3
Ngành : Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2 Tên đề tài : Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001:2010 cho
Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
3 Các d ữ liệu ban đầu :
Các thông tin về Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
Hệ thống tài liệu về ISO 14001 và các tài liệu liên quan khác
4 Các yêu c ầu chủ yếu :
Nghiên cứu tiến trình áp dụng ISO 14001 trong việc xây dựng ISO 14001 tại công ty Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường Đánh giá hiện trạng môi trường trong công ty, từ đó đánh giá khả năng áp dụng hệ
thống quản lý môi trường tại công ty
Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 dựa trên tình hình thực tế tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
5 K ết quả tối thiểu phải có:
1) Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào quản lý môi trường tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
2) Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công
ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………
Trang 3Nam, KCN Sóng Th ần 2, Dĩ An, Bình Dương”, tôi xin cam đoan rằng nội dung của đồ
án này được hình thành và phát triển từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng
dẫn của TS Thái Xuân Nam
Các số liệu và kết quả có được trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng và hoàn toàn trung thực
Người thực hiện
Lê Thị Hồng Thảo
Trang 4cô trong khoa Công Nghệ Sinh học và Môi trường thuộc trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM, các thầy cô đã truyền đạt những kiến thức khoa học và những kinh nghiệm quý báu để tôi trong suốt thời gian học đại học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Thái Văn Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nội dung đồ án tốt nghiệp này Nhờ lòng tận tụy, nhiệt tình của Thầy, tôi đã từng bước hiểu biết một cách sâu sắc những nội dung được đề cập và đã giải quyết trong đồ án này
Tôi xin cảm ơn Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và
cung cấp những tài liệu cầu thiết giúp tôi hoàn thành tốt đồ án này
Xin chân thành cảm ơn gia đình cùng với các bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng
đã dành thời gian quý báu để đọc, kiểm tra, nhận xét và tham gia hội đồng chấm đồ án này
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đồ án
Lê Thị Hồng Thảo
Trang 5i
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH M ỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Nội dung nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
Khung nghiên cứu 4
5.2 Phương pháp thực tế 5
6 Phạm vi nghiên cứu 5
7 Gi ới hạn của đề tài 6
8 Kết cấu đồ án 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 1.1 Sơ lược về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 8
1.1.1 Giới thiệu ISO 14000 .8
1.1.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8
1.1.3 Cấu trúc của Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 10
Trang 6ii
1.2 Hi ện trạng áp dụng HTQLMT ISO 14001 11
1.2.1 Hiện trạng áp dụng trên thế giới 12
1.2.2 Hiện trạng áp dụng tại Việt Nam .12
1.2.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc áp dụng ISO 14001 13
1.2.4 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001 tai Việt Nam 13
1.3 Xu thế phát triển 14
1.4 Nh ững thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 15
1.4.1 Thuận lợi 15
1.4.1.1 Mang lại nhiều lợi ích 15
1.4.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Tổ chức quốc tế 16
1.4.2 Khó khăn 16
1.5 Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 17
1.6 Quy trình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 18
1.7 Một số phương pháp xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa 20
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY TNHH NANPAO RESINS VIỆT NAM 2.1 Hi ện trạng sản xuất .22
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 22
2.1.2 Quy trình sản xuất .23
2.1.2.1 Loại hình sản xuất .23
2.1.2.2 Tình trạng thiết bị hiện nay .23
Trang 7iii
2.1.2.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng 27
2.1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất .30
2.1.3.1 Quy trình sản xuất sơn tĩnh điện .30
2.1.3.2 Quy trình sản xuất keo, chat tôi, chất kết dính 31
2.1.3.3 Quy trình sản xuất keo nước và nhũ tương EVA, PVAC 33
2.1.4 Sản phẩm và công suất hoạt động .34
2.2 Hi ện trạng quản lý môi trường tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam 35
2.2.1 Nguồn phát sinh nước thải 35
2.2.2 Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại 38
2.2.3 Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung .40
2.2.4 Nguồn gây sự cố cháy nổ .44
2.2.5 Tai nạn lao động .45
2.3 Các biên pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện tại Công ty 45
2.3.1 Biện pháp xử lý nước thải .45
2.3.2 Biện pháp quản lý chất thải rắn 47
2.3.3 Biện pháp khống chế khí thải .48
2.3.4 Biện pháp xử lý tiếng ồn và độ rung 50
2.3.5 Vệ sinh an toàn lao động .50
2.3.6 Biện pháp phòng chống cháy nổ và ứng cứu sự cố 51
2.3.7 Phương tiện bảo hộ cá nhân .52
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001: 2010 CHO CÔNG TY TNHH NANPAO RESINS VIỆT NAM
Trang 8iv
3.1 Kh ảo sát nhận thức và năng lực của cán bộ công nhân về tiêu chuẩn ISO
14001 53
3.2 Năng lực quản lý môi trường của Công ty 53
3.2.1 Chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên .53
3.2.2 Công tác bảo vệ môi trường 53
3.2.3 Công tác an toàn và vệ sinh lao động 54
3.3 Các giải pháp quản lý môi trường đã được áp dụng tại Công ty 54
3.3.1 Giải pháp về tài chính 54
3.3.2 Giải pháp về kỹ thuật 54
3.4 Khả năng áp dụng HTQLMT ISO 14001:2010 của Công ty Nanpao Resins Vi ệt Nam 55
3.4.1 Cam kết của lãnh đạo 55
3.4.2 Khả năng về tài chính 55
3.4.3 Khả năng về nhân sự 56
3.4.3.1 Công tác quản lý nhân sự của Công ty 56
3.4.3.2 Hiểu biết của công nhân viên của Công ty về HTQLMT 56
3.5 Khả năng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 57
3.5.1 Tìm hiểu thông tin và cách đánh giá của nhân viên trong Công ty về HTQLMT .57
3.5.2 Kết quả khảo sát thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 57
3.6 Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa 71
3.6.1 Mục đích 71
Trang 9v
3.6.2 Danh sách kiểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng của Công ty TNHH
Nanpao Resins Việt Nam 71
3.6.3 Qui trình xác định khía cạnh môi trường 73
3.6.4 Đánh giá các khía cạnh môi trường để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa 75
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO14001:2010 T ẠI CÔNG TY TNHH NANPAO RESINS VIỆT NAM 4.1 Xác định phạm vi của HTQLMT và thiết lập ban môi trường 80
4.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty 80
4.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập ban môi trường 80
4.2 Xây dựng chính sách môi trường 81
4.2.1 Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường 81
4.2.2 Xây dựng chính sách môi trường cho Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam 82
4.3 Xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường 86
4.3.1.Mục đích 86
4.3.2 Phạm vi áp dụng 86
4.3.3 Trách nhiệm và quyền hạn 86
4.3.4 Định nghĩa 86
4.3.5 Nội dung 87
4.3.6.Yêu cầu chung 87
4.3.7 Hồ sơ 88
4.4 Các yêu c ầu pháp luật và các yêu cầu khác 88
Trang 10vi
4.4.1 Mục đích 88
4.4.2 Phạm vi áp dụng 88
4.4.3 Trách nhiệm và quyền hạn 88
4.4.4 Nội dung công việc 88
4.5 Xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 96
4.5.1 Mục đích 96
4.5.2 Phạm vi áp dụng 96
4.5.3 Nội dung công việc 96
4.6 Ngu ồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 102
4.6.1 Mục đích 102
4.6.2 Phạm vi áp dụng 102
4.6.3 Nội dung công việc 102
4.7 Năng lực đào tạo và nhận thức 104
4.7.1 Mục đích 104
4.7.2 Phạm vi áp dụng 104
4.7.3 Định nghĩa 104
4.7.4 Nội dung công việc 105
4.8 Trao đổi thông tin 109
4.8.1 Thông tin nội bộ 109
4.8.2 Thông tin bên ngoài 109
4.9 Hệ thống tài liệu 110
4.9.1 Mục đích 110
4.9.2 Phạm vi áp dụng 110
4.9.3 Nội dung công việc 110
Trang 11vii
4.10 Ki ểm soát tài liệu 111
4.10.1 Mục đích 111
4.10.2 Phạm vi áp dụng 111
4.10.3 Nội dung công việc 111
4.11 Ki ểm soát điều hành 112
4.11.1 Mục đích 112
4.11 2 Phạm vi áp dụng 113
4.11.3 Nội dung công việc 113
4.11.3.1 Cách thực hiện 113
4.11.3.2 Quy định chung 113
4.11.3.3 Kiểm soát điều hành 113
4.12 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp 117
4.12.1 Mục đích 117
4.12.2 Phạm vi áp dụng 117
4.12.3 Nội dung công việc 118
4.13 Giám sát và đo lường 120
4.13.1 Mục đích 120
4.13.2 Phạm vi áp dụng 120
4.13.3 Nội dung công việc 121
4.14 Đánh giá sự tuân thủ 123
4.14.1 Mục đích 123
4.14.2 Phạm vi áp dụng 123
4.14.3 Trách nhiệm và quyền hạn 123
4.14.4 Nội dung công việc 123
Trang 12viii
4.15 S ự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 124
4.15.1 Mục đích 124
4.15.2 Phạm vi áp dụng 124
4.15.3 Nội dung công việc 124
4.16 Ki ểm soát hồ sơ 125
4.16.1 Mục đích 125
4.16.2 Phạm vi áp dụng 125
4.16.3 Nội dung công việc 125
4.17 Đánh giá nội bộ 126
4.17.1 Mục đích 126
4.17.2 Phạm vi áp dụng 126
4.17.3 Nội dung công việc 126
4.18 Xem xét của lãnh đạo 128
4.18.1 Mục đích 128
4.18.2 Phạm vi áp dụng 128
4.18.3 Nội dung công việc 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục kiểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng 1
Phụ lục 2: Bảng xác định các khía cạnh môi trường 2
Phụ lục 3: Tài liệu trong chương trình đào tạo cho các công nhân viên của Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam 18
Phụ lục 4: Thủ tục theo yêu cầu của HTQLMT theo TCVN ISO 14001:2010 20
Trang 13ix
Phụ lục 5: TCVN ISO 14001:2010 – Quy định và hướng dẫn sử dụng 21
Trang 14x
ATLĐ: An toàn lao động
ATSK: An toàn sức khỏe
CSMT: Chính sách môi trường
ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo
HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng
HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường
KCMT: Khía cạnh môi trường
KCN: Khu công nghiệp
EMS: Environmental Management System (Hệ thống quản lý môi trường) PCCC: P hòng cháy chữa cháy
PDCA: Plan – do – check – act (lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động
Trang 15xi
Bảng 1.1 Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Bảng 2.1 Các hạng mục công trình tại Công ty
Bảng 2.2 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
Bảng 2.3 Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng
Bảng 2.4 Nhu cầu nhiên liệu sử dụng
Bảng 2.5 Nhu cầu điện sử dụng
Bảng 2.6 Nhu cầu nước sử dụng
Bảng 2.7 Sản lượng sản xuất trung bình/quýcủa Công ty
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của Công ty
Bảng 2.9 Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng (2011)
Bảng 2.10 Kết quả đo chất lượng không khí
Bảng 2.11 Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn
Bảng 2.12 Bảng liệt kê các phương tiện bảo hộ lao động
Bảng 3.1 Sự đáp ứng của Công ty với các điều khoản của tiêu chuẩn
ISO 14001:2010
Bảng 3.2 Bảng quy trình xác định khía cạnh môi trường
Bảng 3.3 Bảng tiêu chuẩn mức độ ảnh hưởng
Bảng 3.4 Danh sách khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong Công ty
Bảng 4.1 Bảng kiểm tra theo dõi pháp quy năm 2012
Bảng 4 2 Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường tại Công ty Nanpao Resins Việt Nam
Bảng 4 3 Chương trình quản lý môi trường
Bảng 4.4 Bảng kế hoạch huấn luyện
Bảng 4.5 Các hoạt động giám sát và đo lường
Trang 16xii
Hình 1.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường
Hình 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện
Hình 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất keo, chất tôi, chất kết
Hình 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất keo nước và nhũ tương EVA, PVAC Hình 2.4 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Hình 2.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Công ty
Hình 4 1 Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường
Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu hệ thống tài liệu
Trang 171
M Ở ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thương
mại, tài nguyên và môi trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển
bền vững các quốc gia đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và
sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường Bảo vệ môi trường và sức
khỏe con người ngày càng được quan tâm thì tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vụ… càng phải chú ý đến các tác động môi trường, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng có thể xảy ra Để đạt được điều này các tổ chức cần
phải tìm kiếm các giải pháp khả thi để kiểm soát ô nhiễm trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp
Với mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế - hòa nhịp với xu hướng phát triển chung của các nước trong khu vực – và đã đạt được những thành quả to lớn
Tiền lực kinh tế nước ta đang có bước chuyển biến tích cực là dấu hiệu đáng
mừng cho nền kinh tế đất nước nhưng cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, tăng trưởng kinh tế nhanh thường đi đôi với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu như không có các giải pháp hữu hiệu để quản lý và ngăn chặn Mặc dù mục tiêu trước mắt là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước nhưng chúng ta không thể bỏ mặc môi trường vì đó không chỉ là điều kiện sống còn của một quốc
Trang 182
gia mà còn của cả nhân loại
Trong đường lối phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng việc bảo vệ môi trường, đó là một trong các tiền đề quyết định cho sự phát triển bền vững Nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu sản phẩm
muốn nhập khẩu phải có “nhãn xanh” ISO 14001 Bên cạnh một số điều kiện khác, ISO 14001 đã trở thành giấy thông hành quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới
Hơn thế nữa, đất nước chúng ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới nên tính cạnh tranh của mỗi công ty ngày càng phải được nâng cao Đây chính là phương pháp duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng hội nhập và phát triển Một trong những yếu tố cạnh tranh cần quan tâm hiện nay đó là việc chứng tỏ cho khách hàng và các bên hữu quan thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh nghiệp; cụ thể là các kết quả hoạt động môi trường tốt thông qua việc kiểm soát ảnh hưởng môi trường do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình, mà hệ thống quản lý môi trường là bằng chứng rõ ràng và dễ thấy nhất
Công ty Nanpao Resins Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất keo làm giày các loại đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thay thế hàng nhập khẩu
nhằm góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam Công ty đang trên bước đường tự khẳng định mình, khẳng định vị thế trong nước, trong khu vực và trên thế giới Để
thực hiện tốt đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, được thực hiện trong điều
kiện đảm bảo môi trường; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường khu
vực và thế giới thì việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều vô cùng cần thiết và cần làm ngay
Trang 193
Vì vậy, việc nghiên cứu thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam là điều hết sức thiết thực, và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống ISO 14001: 2010 cho Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương.”
2 M ục đích nghiên cứu
Đề thực hiện được đề tài này, tôi tập trung vào giải quyết các mục đích cụ thể sau:
- Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 vào quản
lý môi trường tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
- Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý môi trường tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam sử
dụng TCVN ISO 14001:2010
4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu tiến trình áp dụng ISO 14001 trong việc xây dựng hệ thống quản
lý môi trường tại Công ty
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình triển khai
áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010
- Đánh giá hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường phát sinh tại Công ty
- Đánh giá hiện trạng môi trường và xem xét những bất cập trong công tác quản lý môi trường tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam, từ đó đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại Công ty.;
Trang 205 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên c ứu
Hình 1 Sơ đồ nghiên cứu
Để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010, trước hết cần khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường như nước sử dụng, nhiên liệu, năng lượng, các
Đề xuất của giải pháp xây dựng HTQ LMT ISO 14001:2010
Khảo sát hiện trạng môi
trường và quản lý tại
Công ty
Xem xét công tác quản
lý môi trường hiện tại
của Công ty
Khảo sát hiện trạng môi
trường trong từng phân
- So sánh sự đáp ứng của Công ty đến TCVN ISO 14001:2010
- Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Trang 21Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2010, các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm
Thu thập thông tin từ sách, báo, thư viện, internet…
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn từ công ty và các chuyên ngành có liên quan
- Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường
- Phương pháp khảo sát thực tế
Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong xưởng sản xuất
Phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trong phân xưởng các vấn đề liên quan đến môi trường
- Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả khảo sát – điều tra về hiện trạng môi trường được phân tích, so sánh
dựa cào các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2010 Từ đó, đưa ra hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình HTQLMT cho Công ty
- Phương pháp cho điểm số: Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
- Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia
6 Ph ạm vi nghiên cứu
Trang 226
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam, tọa lạc Số 10, Đại Lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Do hiện tại Công ty chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 nên trong quá trình
thực hiện khóa luận thì các vấn đề nghiên cứu như: tình trạng ô nhiễm, giải pháp
kiểm soát ô nhiễm đã thực hiện và những giải pháp tiếp theo được đề xuất trong khóa luận nhằm đánh giá, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam được xây dựng trên quan điểm ISO 14001
7 Giới hạn của đề tài
Đề tài mới chỉ xây dựng HTQLMT cho Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam trên lý thuyết chứ chưa triển khai ra thực tế nên các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện Do đó, đề tài không tránh
khỏi thiếu sót cũng như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu trong đề tài
8 K ết cấu của đồ án
Kết cấu của đồ án gồm những nội dung chính sau:
M ở đầu
Bao gồm phần đặt vấn đề, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2010
Giới thiệu ISO và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, nên các hiện trạng áp dụng HTQLMT trong nước và thế giới, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001, các quy trình khi thực hiện ISO 14001
Chương 2: Hiện trạng sản xuất và quản lý môi trường tại Công ty TNHH
Trang 237
Nanpao Resins Việt Nam
Trình bày hiện trạng sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường trong công ty, các
biện pháp giảm thiểu mà công ty đã áp dụng, phân tích sự tương đương giữa 2 tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quản lý môi trường
Chương 3: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001 cho Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
Khảo sát năng lực quản lý môi trường của công ty, khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010, khảo sát và đánh giá đáp ứng của công
ty đối với tiêu chuẩn ISO 14001, từ đó xây dựng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Chương 4: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2010 tại Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
Sau khi xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, trong chương này sẽ
tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
K ết luận và kiến nghị
Trang 24
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 1.1 Sơ lược về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001
1.1.1 Gi ới thiệu ISO 14000
ISO là tên viết tắt của Tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standarddization), đặt tại Geneva, Thụy Sĩ, là tổ chức đã có rất nhiều cố gắng trong việc hợp lý hóa hàng nghìn các tiêu chuẩn ISO được thiết lập năm 1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm mục đích là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch
vụ của tổ chức Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu luật pháp Tiêu chuẩn ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức “ các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả”
Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
Kiểm toán môi trường (EA)
Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
Ghi nhãn môi trường (EL)
Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)
1.1.2 H ệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn ISO
Trang 259
14000, đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp Ra đời lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ
và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận (http://www.vinacert.vn)
Tiêu chuẩn ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng kể Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát và có ảnh hưởng, nhưng không nêu lên các chứng cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ
thể
Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho bất kì tổ chức nào mong muốn:
Thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi trường
Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố
Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác
Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình do một số tổ chức bên ngoài cấp
Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này
Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia có tên hiệu TCVN ISO 14001:2005 – Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu (tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004) và mới nhất là phiên bản TCVN ISO 14001:2010
Trang 26- Khác nhau: Chỉ có Phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
Nh ững thay đổi chính trong phiên bản mới
Trang iii, Bảng nội dung
Trong dòng áp chót, thay thế “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO 9001:2000” với “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”
Trang v, Gi ới thiệu đoạn, thứ sáu, dòng cuối cùng
Thay thế “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008”
Trang 19, Ph ụ lục B, Bảng B.1 – Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và
TCVN ISO 9001:2008: Thay thế toàn bộ bảng
Trang 21, Ph ụ lục B, Bảng B.2 – Sự tương ứng giữa TCVN ISO 9001:2008 và
TCVN ISO 14001:2010: Thay thế toàn bộ bảng
Trang 23, tài liệu tham khảo
Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9000:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9000:2007”; “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008” và “ISO 19011:2002” được đổi thành “TCVN ISO 19011:2003”
1.1.3 C ấu trúc của Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Trang 27d) Kiểm tra va hành động khắc phục: Tổ chức cần phải đo, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình
e) Xem xét của lãnh đạo: Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường nhằm cải thiện kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình
Hình 1.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường
Cải tiến liên tục
Chính sách môi trường
Xe m xét của lãnh đạo
Lập kế hoạch
Thực hiện và điều hành Kiểm tra và hành
động khắc phục
Trang 28giảm thiểu tác động lên môi trường của mình Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14001, được ban hành lần đầu vào năm 1996 bỡi Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO)
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường giúp doanh nghiệp xây dựng được chương trình kiểm soát các yếu tố tác động tới môi trường, chủ động giám sát việc thực hiện các yêu cầu pháp lý về môi trường đồng thời có thể đạt được các lợi ích kinh tế do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả
Tính đến cuối tháng 12 năm 2009, đã có ít nhất 223.149 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp tại 159 quốc gia và nền kinh tế Năm 2009 đã có thêm 34 334
chứng chỉ được cấp, cao hơn một chút so với 34 242 chứng chỉ được cấp trong năm
2008 Số liệu này tiếp tục chứng tỏ số doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận theo ISO 14000 được tăng một cách ổn định trong giai đoạn hiện nay
1.2.2 Hi ện trạng áp dụng tại Việt Nam
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001 Hiện nay số lượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt
chứng chỉ không ngừng tăng lên
Trang 2913
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ
chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách
sạn đang chiếm tỷ lệ lớn Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp
dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong
việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
1.2.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
Một số chính sách của Nhà nước liên quan đến việc áp dụng ISO 14001:
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg)
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 về việc phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên- môi trường và phát triển bền vững
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3746/QĐ – UBND Quy định hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội
áp dụng hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000
1.2.4 M ột số tổ chức chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam
Trang 3014
Nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng cao Ở Việt Nam, số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá chứng nhận ISO 14000 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn một cơ quan tư vấn hay đánh giá cho hệ thống quản lý môi trường của mình
Điều đáng quan tâm ở đây là Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng chuyên môn và các dịch vụ tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ quan này với nhau như phá giá, chạy đua theo
số lượng chứ không theo chất lượng Chính những điều này làm cho các doanh nghiệp trở nên hoang mang, mất phương hướng, làm cản trở quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp, không những thế còn dẫn đến tình
Trang 3115
1.3 Xu th ế phát triển
Sau nhiều năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng
với các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã
có thể nhận thấy sự quan tâm tới môi trường đang có những dấu hiệu tích cực Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đặt mục tiêu: "đến năm 2010, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, và "định hướng
tới năm 2020, 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
1.4.1 Thu ận lợi
1.4.1.1 Mang lại nhiều lợi ích
Việc áp dụng ISO 14000 có thể mang lại nhiều lợi ích như:
Tiết kiệm guyên liệu và năng lượng do đó cải thiện hiệu quả nội bộ doanh nghiệp
Giảm thiểu các rủi ro về môi trường, tăng cao hiệu quả hoạt động môi trường, đáp ứng yêu cầu pháp luật do đó giảm sức ép về yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất từ phía các tổ chức khác nhau – các tổ chức chính phủ, công chúng, các tổ
chức môi trường và người tiêu dùng
Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp , tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao lợi nhuận Đối với thương mại quốc tế, tiêu chuẩn đảm bảo cơ sở cho những triển vọng môi trường chung giữa các doanh nghiệp Nó có thể dẫn đến việc hòa nhập các nguyên tắc quốc gia và cho phép ngành công nghiệp và các cơ quan
Trang 3216
kiểm toán trên toàn thế giới có một ngôn ngữ và phạm vi chung trong việc đánh giá các hệ thống quản lý môi trường Riêng tập hợp các tiêu chuẩn môi trường có thể giúp tránh được việc đăng ký, thanh tra, cấp chứng chỉ nhiều lần và những yêu cầu mâu thuẫn của các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và do đó giảm được các chi phí tuân thủ theo các tiêu chuẩn Tăng khả năng hòa nhập môi trường kinh doanh quốc
tế
1.4.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Tổ chức quốc tế
Theo định hướng phát triển bền vững của Thủ tướng Chính phủ, chiến lược
bảo vệ môi trường trong sản xuất đến năm 2020 là 80% các doanh nghiệp trong nước đạt chứng chỉ ISO 14000 (http://www.vinacert vn)
Bên cạnh đó nhiều đơn vị trong cả nước đã và đang trực tiếp tham gia vào việc
quảng bá, hướng dẫn áp dụng các hệ thống này trong các doanh nghiệp thông qua đào tạo, tư vấn hay cung cấp thông tin, các Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
tại địa phương cũng tham gia một cách tích cực trong quá trình này
Ngoài ra, có các dự án nghiên cứu như: Hệ thống quản lý môi trường (EMS) – Đánh giá và chứng nhận ISO 14001 cho EMS tại Thái Lan, Việt Nam, Philipine, và Indonesia do Đức tài trợ, kết quả dự án là nâng cao nhận thức về giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp Việt Nam; xây dựng năng lực về hệ thống quản lý môi
trường ISO 14000 cho hơn 200 doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện mạ, dệt may
và ngành chế biến thực phẩm; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai hệ thống ISO 14000 (http://www.vpc.org.vn/Introduction/Index.asp )
1.4.2 Khó khăn
1.4.2.1 Chi phí tăng
Các chuyên gia đều nhất trí là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO 14000 nói
Trang 33 Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba
Những chi phí này phụ thuộc vào thời gian thực hiện và dăng ký hệ thống quản
lý môi trường của doanh nghiệp Một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể do cơ cấu ít
phức tạp hơn và các sản phẩm ít đa dạng hơn, cần ít thời gian hơn so với một doanh nghiệp lớn và do đó chi phí thấp hơn
Nếu một doanh nghiệp có chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cần cho việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường là khoảng 20% so với một doanh nghiệp chứa có chương trình môi trường
Sự có mặt của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 sẽ tạo điều kiện cho tiến trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 vì trong trương fhowpj này
đã có sẵn một số các thủ tục và chuyên gia cần thiết Các doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của ISO 14000 bằng cách bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó
Các doanh nghiệp có thể cần khoảng 30% thời gian hoặc ít hơn để thực hiện một hệ thống quản lý môi trường Một doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu từ con số không thì dự tính cần khoảng thời gian là 15 tháng, và có thể giảm được thời gian này xuống còn 12 tháng với một điều kiện tiên quyết là đã có một chính sách môi
trường, và 8 tháng nếu đã có hệ thống chất lượng ISO 9000
1.5 Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chức Để xây dựng một hệ
Trang 3418
thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn đồi hỏi những nỗ lực và chi phí Các nỗ lực và chi phí sẽ phụ thuộc vào thực trạng môi trường của công ty Nhìn chung bước đầu xây dựng chi phí khá cao nhưng khi đã xây dựng rồi thì lợi ích của ISO đem lại gấp nhiều lần hơn chi phí ban đầu
B ảng 1.1 Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiết kiệm tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm 62%
Vì quan hệ tốt với cộng đồng 11%
Ảnh hưởng của quy định của chính phủ 9%
Để hợp lý hóa cá công trình môi trường đã có 2%
(Nguồn: Quacert – 2003)
Với sự quan tâm đến môi trường ngày càng nhiều, động cơ cho việc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là mục đích sống còn của tổ chức Một điều hiển nhiên là một
hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả chính là vé vào cửa thị thường thương mại
quốc tế Nếu không có chứng chỉ đó, các tổ chức sẽ khó tồn tại trong thị trường
1.6 Quy trình áp d ụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010
Quy trình áp dụng HTQLMT được thể hiện theo thứ tự sau và được diễn giải chi tiết ở phần Phụ lục 1 TCVN ISO 14001:2010 – Quy định và hướng dẫn
Chính sách môi trường ( 4.2)
Trang 3519
Lập kế hoạch ( 4.3)
Khía cạnh môi trường ( 4.3.1)
Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác (4.3.2)
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường (4.3.3)
Thực hiện và điều hành (4.4)
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (4.4.1)
Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2)
Trao đổi thông tin (4.4.3)
Tài liệu (4.4.4)
Kiểm soát tài liệu (4.4.5)
Kiểm soát điều hành (4.4.6)
Xem xét của lãnh đạo (4.6)
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường,
tạo thuận lợi cho một tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các thông tin về khía cạnh môi trường có ý nghĩa Để lập được chính sách môi trường
Trang 3620
thì đòi hỏi công ty đó phải xác định được các khía cạnh môi trường có ý nghĩa trước,
vì ứng với mỗi ngành sản xuất khi đi vào hoạt động sẽ có những tác động khác nhau đến môi trường và ứng với mỗi khía cạnh tác động sẽ có chính sách môi trường tương ứng Do vậy, để xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001, ta sẽ xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa trước, rồi đưa ra các chính sách môi trường và cuối cùng là chương trình quản lý môi trường Các quy trình tiếp theo sẽ là nội dung để bổ sung và đi sâu hơn cho quy trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường
1.7 M ột số phương pháp xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Phương pháp 1:
Chỉ tiêu A – khía cạnh có hoặc không có tác động:
Chỉ tiêu B – Lượng hóa các tác động
Chỉ tiêu C- Yếu tố tăng nặng
Tổng điểm khía cạnh môi trường được tính như sau: Tổng điểm = A + B + C
- Mức ý nghĩa từ 1 đến 7: chưa có ý nghĩa
- Mức ý nghĩa từ 8 đến 9: mức có ý nghĩa tiềm ẩn
- Mức ý nghĩa từ 10 trở lên: có ý nghĩa
Phương pháp 2 : Dựa vào những tiêu chí để có thể xây dựng tiêu chuẩn như:
- Mức độ chấp hành luật
- Yêu cầu của các bên liên quan
- Tính khả thi về mặt kinh tế khi áp dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất
- Các nguy hiểm/ rủi ro tiềm ẩn khác…
Trong đồ án này, để đánh giá và xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tôi chon phương pháp 1 để đánh giá, phân tích và xác định các khía cạnh môi trường
Trang 3721
có ý nghĩa vì phương pháp này đơn giản, người đọc dễ nhận ra được vấn đề gây ô nhiễm ở từng mức độ nghiêm trọng và nó phù hợp với loại hình công ty Từ đó, giúp công ty đưa ra được các chính sách môi trường phù hợp với các khía cạnh và tác động mà nó đem lại, đồng thời có các biện pháp kiểm soát và xử lý hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến công nhân viên trong công ty và các bên hữu quan có liên quan
Trang 3822
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY TNHH NANPAO RESINS VIỆT NAM
THÔNG TIN CHUNG V Ề CÔNG TY
- Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Nanpao Resins Việt Nam
- Địa chỉ: Số 10, Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
- Điện thoại: (0650) 3790378 - Fax: (0650) 3790377
- Cơ quan chủ quản: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương
- Người đại diện theo pháp luật: Ông HUANG, CHEN-KING; Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Một thành viên
2.1 Hi ện trạng sản xuất
2.1.1 Gi ới thiệu chung về Công ty
- Công ty TNHH NANP AO RESINS VIỆT NAM đi vào hoạt động từ năm
1999
- Giấy chứng nhận đầu tư số 462043000429, chứng nhận lần đầu ngày 24/09/1999, thay đổi lần thứ 1 ngày 08/04/2008 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Bình Dương cấp
- Tổng diện tích đất Công ty TNHH NANPAO RESINS sử dụng là 40.190m2
- Bao gồm các hạng mục sau:
Trang 39Ngu ồn: Công ty TNHH Nanpao Resins (Việt Nam), 2012
- Vị trí tiếp giáp các hướng như sau:
• Hướng Đông : Giáp Công ty Dupont
• Hướng Tây : Giáp lô đất trống số 5 và số 6 của KCN
• Hướng Nam : Giáp đường nội bộ KCN – đường số 1
• Hướng Bắc : Giáp khu đất trống chưa xây dựng của KCN
- Quy mô về thị trường: Sản phẩm của công ty phần lớn đưa vào thị trường trong nước, tất cả các tỉnh thành Đồng thời còn xuất khẩu đi các nước Đông Nam
2.1.2.2 Tình tr ạng thiết bị hiện nay
Trang 4024
Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty được liệt
kê trong bảng sau:
B ảng 2.2 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
A MÁY MÓC THIẾT BỊ
2 Xe nâng động cơ dầu DO Chiếc 05
8 Pallet nâng tay thủy lực Cái 04