1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM

121 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 901,01 KB

Nội dung

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, con người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với môi trường gây ra Việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường hiện tại và cả trong tương lai

Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới Do đó, việc

áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng và nhanh chóng hơn vào nền kinh tế toàn cầu

ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và được áp dụng vào Việt Nam từ năm 1998 Tiêu chuẩn nhằm định hướng cho các doanh nghiệp đưa ra các hoạt động quản lý môi trường song song với hoạt động quản lý sản xuất, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp đó hòa nhập thuận lợi vào thị trường quốc tế, đồng thời tiêu chuẩn thể hiện một phương pháp khoa học để tiến hành một cách hiệu quả công tác quản lý môi trường

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TP.HCM” là rất cần thiết với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh Đề tài sẽ đưa ra cơ sở khoa

Trang 2

học và quy trình để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường thật hiệu quả cho Công

ty

Các doanh nghiệp sản xuất không ngừng nghiên cứu cho ra đời nhiều nhãn hiệu mới nhằm cạnh tranh tìm chỗ đứng trên thị trường trong nước Muốn vậy, ngoài chất lượng sản phẩm phải tốt, doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường Bởi lẽ, đó là khuynh hướng chung của người tiêu dùng hiện nay

Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm chuyên sản xuất các loại tủ bếp cung cấp cho nội thất gia đình Là doanh nghiệp nhỏ vừa mới phát triển, Nhà máy đang chịu áp lực lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường cũng như yêu cầu của khách hàng về công tác bảo vệ môi trường Dó đó, công ty cần thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 nhằm giải quyết các khó khăn trên tạo điều kiện cho công ty tuân thủ các quy định trong luật bào vệ môi trường và phát triển xây dựng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước cũng như nước ngoài

2 Mục đích nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này, tôi tập trung vào giải quyết các mục đích cụ thể sau:

 Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 vào quản lý môi trường tại Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm

 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm

3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý môi trường tại Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm sử dụng TCVN ISO 14001:2010

4 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

Trang 3

 Nghiên cứu tiến trình áp dụng ISO 14001 trong việc xây dựng HTQLMT tại doanh nghiệp

 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010

 Đánh giá hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường phát sinh tại công ty

 Đánh giá hiện trạng môi trường và xem xét những bất cập trong công tác quản

lý môi trường tại Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm, từ đó đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại Công ty

 Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 dựa trên tình hình thực tế tại Công ty

 Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Hình 1 Sơ đồ nghiên cứu

- So sánh sự đáp ứng của Công ty đến TCVN ISO 14001:2010

- Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Các yêu cầu của HTQLMT ISO 14001

quản lý môi trường

hiện tại của công ty

Đề xuất các giải pháp xây dựng HTQLMT ISO 14001:2010

Trang 4

Giải thích:

Để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, trước hết cần khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường như nước sử dụng, nhiên liệu, năng lượng, các chất thải, phát thải nhiệt,… và hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty đã có và đang áp dụng (như nước thải, chất thải rắn, sự cố,…) Kết hợp với việc so sánh về những đáp ứng của Công ty so với yêu cầu của các điều khoản trong tiêu chuẩn đề đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 Từ các phân tích trên đề xuất các biện pháp

để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn tại Công ty

5.2 Phương pháp thực tế

Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2010, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

 Thu thập thông tin từ sách, báo, thư viện, internet

 Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn từ công ty và các chuyên ngành có liên quan

- Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường

- Phương pháp khảo sát thực tế

 Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong xưởng sản xuất

 Phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trong phân xưởng các vấn đề liên quan đến môi trường

- Phương pháp phân tích – so sánh

Các kết quả khảo sát – điều tra về hiện trạng môi trường được phân tích, so sánh dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Từ đó, đưa ra hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình HTQLMT cho Công ty

Trang 5

7 Giới hạn của đề tài

Đề tài mới chỉ xây dựng HTQLMT cho Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm trên lý thuyết chứ chưa triển khai ra thực tế nên các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện Do đó, đề tài không tránh khỏi thiếu sót cũng như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu trong đề tài

Chương 2: Hiện trạng sản xuất và quản lý môi trường tại Công Ty Cổ Phần

Quyết Tâm

Trang 6

Trình bày hiện trạng sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường trong công ty, các biện pháp giảm thiểu mà công ty đã áp dụng, phân tích sự tương đương giữa 2 tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quản lý môi trường

Chương 3: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

cho Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm

Khảo sát năng lực quản lý môi trường của công ty, khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010, khảo sát và đánh giá khả năng đáp ứng của công ty đối với các tiêu chuẩn ISO 14001, từ đó xây dựng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Chương 4: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2010 tại Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm

Sau khi xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, trong chương này sẽ tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công Ty Cổ Phần Quyết Tâm

Kết luận và kiến nghị

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010 1.1 Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

1.1.1 Giới thiệu ISO

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standarddization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/02/1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Gevena (Thụy Sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước

Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện

1.1.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là những chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và được triển khai bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO)

Tiêu chuẩn ISO 14001 nhắm tới khả năng có thể áp dụng được cho tất cả các loại hình tổ chức và để thích nghi với các điều kiện về địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau Mục tiêu chung của cả tiêu chuẩn ISO 14001 và các loại tiêu chuẩn khác trong tập hợp bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là nhằm bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm trong sự hòa hợp với những nhu cầu kinh tế xã hội

Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã

có trên 140.000 doanh nghiệp/ tổ chức được chứng nhận

Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia có tên hiệu TCVN 14001:2005 – Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu (tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2009) và mới nhất là phiên bản TCVN 14001:2010

Trang 8

Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm

1.1.3 Mô hình ISO 14001

Hình 1.1 Mô hình ISO 14001 1.2 Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

- HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường phát sinh từ hoạt động của tổ chức đó

Xem xét của lãnh đạo

Chính sách môi trường

- Khía cạnh môi trường

- Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH

- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn

- Năng lực, đào tạo và nhận thức

- Thông tin liên lạc

- Hệ thống tài liệu

- Kiểm soát tài liệu

- Kiểm soát điều hành

- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ừng tình hình

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

Trang 9

- HTQLMT giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu trong công tác bảo vệ môi trường và tiến đến cải tiến liên tục hệ thống

- Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống gồm:

 Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm

 Việc thực hiện là tự nguyện

 Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sử cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan

 Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm

 Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT

 Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công bố

 Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác

 HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi một tổ chức bên ngoài cấp

 Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này

1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Một số chính sách nhà nước liên quan đến việc áp dụng ISO 14001

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg)

Quyết định nay liên quan đến mục 4.3.2 Các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác của TCVN ISO 14001

(Phụ lục 6 đính kèm:”Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong giai đoạn 2003 – 2005)

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 về việc phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Trang 10

Quyết định liên quan đến mục 4.3.4 Chương trình quản lý môi trường của

Chỉ thị liên quan đến đến mục 4.3 Lập kế hoạch của TCVN ISO 14001

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006-2010 đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua (Nghị quyết số 56/2006/QH11) Đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên được xây dựng theo hướng phát triển bền vững, toàn diện trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên – môi trường và phát triển bền vững đã được xây dựng với các chỉ tiêu

về kinh tế, xã hội trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch hàng năm, bắt đầu từ năm 2006 (Đính kèm phụ lục 8)

- UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3746/QĐ – UBND Quy định hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội dung áp dụng hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO

14001 nhằm thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000

Quyết định liên quan đến mục 4.2 Chính sách môi trường và mục 4.4.1 Cơ cấu

và trách nhiệm của TCVN ISO 14001

(Phụ lục 9 đính kèm: “Qui định hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện và cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trên địa bàn thành phố Hà Nội”)

1.4 Hiện trạng áp dụng HTQLMT ISO 14001

1.4.1 Hiện trạng áp dụng trên thế giới

Đi cùng sự phát triển của xã hội đó là việc ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp, tổ chức mà khi đi vào hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với

Trang 11

những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình Đó là lý do sự ra dời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường

Ra đời lần đầu vào năm 1996, Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia

và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận

Theo bản đồ (hình 1.2), tính theo các năm từ năm 2000 đến 2009 thì tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO ngày càng cao và đang trên đà phát triển Như vậy có thể thấy trên thế giới, các nước hiện đang áp dụng tiêu chuẩn ISO cho các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động trong nước

Tính đến cuối tháng 12 năm 2009 đã có ít nhất 223.149 chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được cấp ở 159 quốc gia và nền kinh tế, mức tăng trưởng gần như tương tự trong năm 2008 với 34.334 chứng chỉ tiêu chuẩn năm 2009 so với 34.242 chứng chỉ tiêu chuẩn được cấp trong năm 2008 Mức chứng chỉ tiêu chuẩn trước đó đạt 188.815 chứng chỉ trên 155 quốc gia và nền kinh tế Hình 2.3 thể hiện số lượng các chứng chỉ ISO 14001 của 10 quốc gia áp dụng nhiều nhất

Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới

qua các giai đoạn

Hình 1.2 Biểu đồ số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới qua các giai đoạn

Trang 12

Tây Ban Nha

Ý Anh Triều

Tiên

Mỹ Đức Thụy

Điển Pháp

Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001

Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện Top10 quốc gia áp dụng ISO 14001 trên thế giới

Xét về các quốc gia trên thế giới thì tỷ lệ nước áp dụng theo tiêu chuẩn ISO

14001 là nước Nhật sau đó đến Trung Quốc Từ thực tế này cho thấy nước Nhật là nước có sự quan tâm rất lớn đến môi trường

1.4.2 Hiện trạng áp dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ISO được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời), và từ đó đến nay số lượng áp dụng tiêu chuẩn ISO

14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Cụ thể qua biểu đồ sau:

Trang 13

2 9 28 50

104 145 198

259 379

Số DN Việt Nam được cấp giấy chứng nhận từ năm 1999 - 2009

Hình 1.4 Số Doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng nhận từ năm 1999 – 2009

Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha… Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

1.4.3 Hiện trạng các ngành nghề đạt chứng nhận ISO tại Việt Nam

Chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vât), Vật liệu xây dựng, Du lịch – Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn

Trang 14

Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về

hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/ tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường

1.4.4 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam

- QUACERT – Việt Nam

2500USD – 4000USD (Theo http://www.vinacert.vn)

1.5 Xu thế phát triển

Sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có những dấu hiệu tích cực Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện dược nhựng ưu điểm của mình trong việc thiết lập

và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức

Trang 15

1.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

1.6.1 Thuận lợi

1.6.1.1 Về mặt thị trường

- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng

- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường

- Phát triển bền vừng nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh

1.6.1.2 Về mặt kinh tế

- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào

- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng

- Giảm thiểu hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ

- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý

- Tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên

- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường

- Giảm thiểu chi phí đóng thếu môi trường

- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ nhờ sức khỏe được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn

- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp

- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra

1.6.1.3 Về mặt quản lý rủi ro

- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra

- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm

- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường

Trang 16

1.6.1.4 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận

- Được sử đảm bảo của bên thứ ba

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại

- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá

1.6.1.5 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn

Tháng 12/2005, Quốc hội của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và ngày 01/07/2006 thì luật chính thức được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường

Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền

và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dung và bảo vệ môi trường Hệ thống tiêu chuẩn vể môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường

1.6.1.6 Sức ép từ các công ty đa quốc gia

Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm an tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập sâu vào sân chơi chung

Đi đầu là Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO

14001

Trang 17

1.6.1.7 Sự quan tâm của Nhà nước, cộng đồng

Sự quan tâm của nhà nước,cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm

2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng nhận ISO 14001” Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO

14001 nói riêng Định hướng này sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp

dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.(Theo http://www.vinacert.vn)

Thời gian qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng

1.6.2 Khó khăn

1.6.2.1 Chi phí tăng

Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu tư

cả về tiền bạc lẫn thời gian Các chi phí gồm:

 Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT

 Chi phí tư vấn

 Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện ISO 14001 Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 18

1.6.2.2.Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước

Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay Nhà nước, cơ quan pháp lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa hưởng được ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào, tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường Như vậy sẽ xuất hiện tình trạng nếu không cần thiết thì không làm ISO 14001

1.6.2.3 Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện

Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng HTQLMT là: tài chính, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, thiếu thông tin,…

Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế

1.6.2.4 Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao

Mặc dù đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng một số chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng Công nghệ áp dụng ở một số tổ chức chưa thể hiện hết những mục tiêu cần đạt đến

1.7 Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Các doanh nghiệp lớn hay nhỏ khi có ý định xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì đều lo ngại về giá của chứng chỉ này, nhìn chung bước đầu xây dựng chi phí khá cao nhưng khi đã xây dựng rồi thì lợi ích của ISO đem lại gấp nhiều lần hơn chi phí ban đầu, những lợi ích đó chính là lý do tại sao các doanh nghiệp nên xây dựng HTQLMT, cụ thể như sau:

Trang 19

Bảng 1.1 Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Tiết kiệm tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm 62%

Ảnh hưởng của Quy định của Chính phủ 9%

Để hợp lý hóa các công trình môi trường đã có 2%

(Nguồn: Quacert – 2003) Nhận xét:

Hầu hết các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đều rất quan tâm đến giá thành phẩm, khách hàng, lợi nhuận,… Từ bảng phân tích trên, việc tiết kiệm tài nguyên và

hạ giá thành chiếm tỷ lệ rất cao và đây là yếu tố đầu tiên mang tính cạnh tranh về hàng hóa, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tiếp theo là yêu cầu của khách hàng và lợi thế cạnh tranh, đây cũng là yếu tố quan trọng vì nó giúp cho doanh nghiệp tìm được khách hàng và có chỗ đứng trên thị trường Chi phí ban đầu cho việc áp dụng ISO

14001 có thể tốn kém, nhưng lợi ích đem lại về sau cả về giá trị doanh thu lẫn giá trị thương hiệu rất khả quan

1.8 Quy trình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010

Quy trình áp dụng HTQLMT được thể hiện theo thứ tự sau và được diễn giải chi

tiết phần Phụ lục 1 TCVN ISO 14001:2010 – Quy định và hướng dẫn

 Chính sách môi trường (4.2)

 Lập kế hoạch (4.3)

 Khía cạnh môi trường (4.3.1)

Trang 20

 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác(4.3.2)

 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường (4.3.3)

 Thực hiện và điều hành (4.4)

 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (4.4.1)

 Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2)

 Trao đổi thông tin (4.4.3)

 Tài liệu (4.4.4)

 Kiểm soát tài liệu (4.4.5)

 Kiểm soát điều hành (4.4.6)

 Xem xét của lãnh đạo (4.6)

Thông thường khi xây dựng HTQLMT các bước thực hiện là thành lập chính sách môi trường, lập kế hoạch và xây dựng chính sách môi trường Nhưng để lập được chính sách môi trường thì đòi hỏi công ty đó phải xác định được các KCMT có ý nghĩa trước, vì ứng với mỗi ngành sản xuất khi đi vào hoạt động sẽ có những tác động khác nhau đến môi trường và ứng với mỗi khía cạnh tác động sẽ có chính sách môi trường tương ứng Do vậy, để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, ta sẽ xác định các KCMT có ý nghĩa trước, rồi đưa ra các CSMT và cuối cùng là chương trình quản

lý môi trường Các quy trình tiếp theo sẽ là nội dung để bổ sung và đi sâu hơn cho quy trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường

Trang 21

1.9 Một số phương pháp xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Phương pháp 1: Theo độ lớn, mức độ lan tỏa và mức độ gây tác động

Để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, dựa vào tiêu chí cho điểm theo: độ lớn, mức độ lan tỏa và mức độ gây tác động

Dựa vào công thức sau để xác định các KCMT có ý nghĩa của các KCMT

Mức độ có ý nghĩa = (độ lớn) x (mức độ lan tỏa) x (mức độ gây tác động)

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sẽ được đánh giá dựa trên điểm mức độ

có ý nghĩa

Phương pháp 2: Dựa vào những tiêu chí để có thể xây dựng tiêu chuẩn như:

- Mức độ chấp hành luật

- Yêu cầu của các bên liên quan

- Tính khả thi về mặt kinh tế khi áp dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất (EVABAT, The Economically Viable Application of Best Available Technology)

- Các nguy hiểm/ rủi ro tiềm ẩn khác…

Trong đồ án này, để đánh giá và xác định KCMT có ý nghĩa tôi đã chọn phương pháp 1 để đánh giá, phân tích và xác định được các KCMT có ý nghĩa vì phương pháp này đơn giản, người đọc dễ nhận ra được vấn đề gây ô nhiễm ở từng mức độ nghiêm trọng và nó phù hợp với loại hình công ty Từ đó, giúp công ty đưa ra được các chính sách môi trường phù hợp với các khía cạnh và tác động mà nó đem lại, đồng thời có các biện pháp kiểm soát và xử lý hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến công nhân viên trong công ty và các bên hữu quan có liên quan

Trang 22

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUYẾT TÂM THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÀ MÁY

- Tên cơ quan chủ quản: Công ty Cổ Phần Quyết Tâm

- Đia chỉ: 875 Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM, gần KCN Tân Bình

- Giám đốc: Ông Lê Hà Thanh

- Loại hình công ty: Công ty Cổ Phần

- Lĩnh vực sản xuất: sản xuất nội thất gia đình (tủ bếp, tủ áo, phòng ngủ, phòng khách,…)

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất thi công lắp đặt tủ bếp, tủ

áo Với nhà xưởng quy mô lớn được trang bị máy móc hiện đại: Máy CNC chuyên dụng cho ngành mộc trang trí, máy cưa Beam saw, máy dán chỉ cạnh của Italy,…Cùng

Trang 23

BAN GIÁM ĐỐC

với đội ngũ giám đốc sản xuất, quản đốc, công nhân được đào tạo bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành nghề cabinet của Bắc Mỹ Sản phẩm của Công ty Cổ Phần Quyết Tâm từng xuất khẩu cho những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Canada,…Từ năm

2008 trở lại đây Công ty Cổ Phần Quyết Tâm đã khẳng định được thương hiệu và ưu thế về kỹ thuật vượt trội Chúng tôi đã được một số công ty nước ngoài có vốn đầu tư lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…chọn làm đối tác

Công ty Cổ Phần Quyết Tâm luôn đặt mục tiêu đào tạo nhân lực, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi lên hàng đầu Đồng thời công ty không ngừng đổi mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung Chính vì những điều này Công ty Cổ Phần Quyết tâm đã được cá nhân và nhà thầu lựa chọn Doanh số của công

ty năm 2011 đạt 38 tỷ tăng trưởng 150%

GIÁM SÁT CT

KỸ THUẬT

TC

PHÂN XƯỞNG SƠN

PHÂN XƯỞNG ĐÓNG GÓI

PHÂN XƯỞNG MỘC

P.THIẾT

KẾ

P.KINH DOANH

P.KẾ TOÁN

P.THI CÔNG

XƯỞNG SẢN XUẤT

Trang 24

2.1.1.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

 Phía Bắc: Công ty Bạt Đạn SNK

 Phía Nam: Cửa hàng ĐTDĐ Tuấn Trinh

 Phía Đông: giáp đường Trường Chinh

 Phía Tây: Công ty Dệt May Thắng Lợi

 Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố kinh tế của Quận Tân Phú:

Quận Tân Phú nằm phía Tây Nam của TP.HCM, phía Bắc giáp Quận 12, phía

Nam – Tây Nam giáp Huyện Bình Chánh, phía Đông giáp Quận Tân Bình

Quận Tân Phú bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16,

17, 18, 19, 20 và một phần diện tích tự nhiên cùng dân số của phường 14, 15 thuộc quận Tân Bình Quận Tân Phú sẽ có diện tích tự nhiên 1.606,98 ha; dân số 310.876 người (mật độ dân số là 19.472 người/km2)

Giao thông thuận lợi, điều kiện kinh tế phù hợp để phát triển

2.1.2 Quy trình sản xuất

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Quy mô sản xuất và lao động

Về cơ sở hạ tầng: Với diện tích rộng 16.320m2, công ty hiện có 3 phân xưởng sản xuất, điều kiện vận chuyển giữa các kho rất thuận lợi Vị trí giữa các bộ phận chức năng trong nhà máy bao gồm: khu sản xuất các xưởng, hệ thống kho bãi, khu làm việc của khối văn phòng, khu vực bảo vệ, bãi để xe

Về nhân sự: hiện nay công ty có tổng số nhân sự là 100 người

Trang 25

Quy mô về thị trường

Sản phẩm của công ty phần lớn được đưa vào thị trường trong nước, tất cả các tỉnh thành Công ty đang có nhu cầu mở rộng thị trường sng các nước Đông Nam Á

2.1.2.2 Nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng sản xuất

Nguyên vật liệu sản xuất

Nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất của công ty là gỗ laminate, ván tổng hợp (MFC, MDF,…)

Bảng 2.1 Nguyên nhiên liệu đầu vào

06 Phụ liệu khác (giấy nhám, đinh vít, buke,…) kg/năm 520

Năng lượng sản xuất

Nhu cầu điện, nước

- Điện: Công ty sử dụng mạng lưới điện quốc gia với định mức tiêu thụ trung bình là 10.350 kwh/tháng với mục đích:

 Sử dụng cho các thiết bị máy móc trong sản xuất

 Sinh hoạt (thắp sáng xưởng sản xuất, khuôn viên, văn phòng…)

Trang 26

- Nước: Nước sử dụng chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt đươc lấy từ nguồn nước giếng tại công ty 100 người x 100lít/người.ngày =10 m3/ngày

Bảng 2.2 Năng lượng sản xuất

STT Nhiên liệu, điện, nước Đơn vị tính Số lượng

2.1.2.3 Trang thiết bị máy móc

Bảng 2.3 Máy móc thiết bị

Tất cả các loại máy móc đều là các máy mới 90% Tất cả các loại máy móc đều sản xuất từ năm 2011 trở về sau

Trang 27

2.1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất

Sơ đồ quy trình sản xuất

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Quyết Tâm)

Nguyên liệu (gỗ, ván MDF, MFC)

CO, SO2, gas,…

Ồn

Ồn

Ồn

Trang 28

Thuyết minh dây chuyền sản xuất:

Nguyện liệu đầu vào sản xuất có thể là gỗ laminate hoặc ván (MDF, MFC,…)

có kích thước 1,6m*2,4m được đưa vào máy cưa, để cắt ván theo tỉ lệ, kích thước của bản vẽ thiết kế Sau khi cắt thành từng miếng theo kích thước đã có, được đưa vào máy dán chỉ có cùng màu với loại ván đã cắt Lượng gỗ dư và ván vụn loại ra sau máy cắt được thu gom để tận dụng tái chế và sử dụng vào các quy trình khác

Hoàn thành một tấm ván hoàn chỉnh sẽ được đưa vào máy chà nhám, để cho tấm ván nhẵn nhụi và làm cho tấm ván vuông vắn đẹp hơn

Tiếp tục những tấm ván hoàn chỉnh tập hợp lại để lắp thùng cabinet nhờ vào các đinh vít, bản lề ben hơi Sau đó từng thùng cabinet được quét dầu và sơn bóng để bảo

vệ bề mặt ván và trang trí đẹp sang trọng hơn

Cuối cùng, từng thùng cabinet được đóng gói bằng giấy carton, nilon để chống

va chạm trầy xướt bề mặt tủ Và được chuyên chở bằng xe tải đến hộ gia đình và các

Trang 29

Nguồn phát sinh chủ yếu từ:

- Bụi và khí thải do các phương tiện vận tải ra vào công ty

- Bụi và khí thải trong công đoạn sản xuất: cắt, cưa gỗ, chà nhám, dán chỉ, cắt mài thủy tinh,…

- Bụi và khí thải từ các việc vận hành máy móc

- Bụi và khí thải SO2, CO, NOx, từ máy phát điện dự phòng

- Bụi sơn và hơi dung môi

- Tiếng ồn sinh ra từ quá trình xe vận chuyển và các loại máy cưa, máy dán chỉ, máy cắt, máy chà,…trong khâu sản xuất

Nước thải

- Nước thải sinh hoạt của công nhân viên có chứa cặn bã (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật

- Nước thải sản xuất chủ yếu là nước làm mát máy móc, thiết bị

- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng công ty cuốn theo rác, cát, đất, các chất hữu cơ… trên bề mặt

Chất thải rắn

- Rác sinh hoạt của công nhân tại công ty chủ yếu là chất hữu cơ

- Phế thải không độc hại của quá trình sản xuất bao gồm: mùn cưa, gỗ (ván) vụn, vụn thủy tinh, bao bì carton, plastic, vải lau, giấy nhám, đinh vít, buke,

- Chất thải độc hại của công ty gồm: dầu nhớt, dầu cặn của máy phát, vải lau dính dầu, xăng, thùng đựng sơn PU (vernille), keo,…

Trang 30

2.2 Hiện trạng quản lý môi trường

2.2.1 Khí thải

Nguồn gốc những tác nhân ô nhiễm không khí trong hoạt động của công ty bao gồm:

- Bụi và khí thải do các phương tiện vận tải ra vào công ty

- Bụi và khí thải từ các máy móc vận hành như máy cắt và cưa gỗ, chà nhám thùng, máy dán chỉ, mài thủy tinh…Bụi sơn và hơi dung môi

- Bụi và khí thải SO2, CO, NOx từ máy phát điện dự phòng (khi vận hành)

Kết quả giám sát chất lượng không khí

Thời gian đo đạc thu mẫu khí được tiến hành trong điều kiện Nhà máy hoạt động sản xuất bình thường Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 2.5

Bảng 2.5 Kết quả giám sát chất lượng không khí môi trường xung quanh

19:2009

Kết quả (K1)

Trang 31

Kết quả (K1)

Kết quả (K2)

có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

- Hầu hết các thông số vi khí hậu trong khu vực nhà xưởng, môi trường lao động đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có thông số về tiếng ồn là vượt tiêu chuẩn cần phải đưa ra biện pháp xử lý kịp thời

Trang 32

- Nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt tiêu chuẩn cho phép Ngoại trừ tiêu chuẩn tiếng ồn

2.2.2 Tiếng ồn, độ rung và vi khí hậu

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động

Độ ồn phụ thuộc vào tính năng và công suất hoạt động của từng máy

Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển và hoạt động của công nhân trong nhà máy cũng gây nên độ ồn

2.2.3 Nước thải

Nguồn phát sinh nước thải trong nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn

a) Nước thải sinh hoạt

Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước này thường chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực Thành phần nước thải sinh hoạt như sau:

Xưởng sản xuất chỉ có 60 công nhân làm việc 1ca /ngày và lượng nước thải chủ yếu phát sinh từ nhà vệ sinh và nước rửa tay của công nhân nên nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công ty ở mức độ nhẹ

b) Nước mưa chảy tràn

Nước mưa được xem là nước thải quy ước sạch không gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên khi chảy tràn qua mặt bằng công ty có thể lôi cuốn theo rác, cát, đất… trên

bề mặt nên cần thiết phải có song chắn giữ lại các rác có kích thước lớn cũng như hố

ga lắng các cặn bẩn lại tránh ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận nước trong khu vực

Trang 33

c) Nước thải sản xuất

Vì đặc thù của ngành sản xuất mộc là hạn chế sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước nên đa phần nước thải sản xuất của công ty chỉ là nước làm mát thiết bị máy móc, nên hiện tại công ty chưa có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải của công ty

STT Thông số Đơn vị Kết quả

Tiêu chuẩn tiếp nhận vào hệ thống thoát nước chung đạt QCVN 40:2011 loại B

Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Công ty tại thời điểm lấy mẫu so

với tiêu chuẩn tiếp nhận của hệ thống thoát nước chung cho thấy chất lượng nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép thải vào cống chung

Trang 34

2.2.4 Chất thải rắn

Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của Công ty bao gồm các loại sau:

a) Rác thải sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu từ thức ăn thừa, rác thải từ khu nhà vệ sinh

Theo tài liệu của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định mức trung bình chất thải sinh hoạt là 0,65 kg/người/ngày Như vậy lượng rác thải sinh hoạt của 100 công nhân viên làm việc tại công ty được tính khoảng 65kg/ngày

b) Rác thải công nghiệp

Chất thải rắn sản xuất không nguy hại của Công ty chủ yếu là mùn cưa, gỗ vụn, ván vụn, giấy nhám, bìa carton, bao nilon, đinh vít, vải lau… Các chất thải này được công

ty thu gom và tập kết nơi quy định để Công ty Môi Trường Đô Thị Thành Phố thu gom định kỳ

Bảng 2.8 Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh

Trang 35

c) Chất thải nguy hại

Chất thải rắn sản xuất nguy hại của Công ty chủ yếu là thùng đựng xăng Nhật, sơn PU/vernille, keo 502, bóng đèn, chai mực in, giẻ lau mực in, giẻ lau xăng, dầu đánh bóng,…

Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6707:2000 về phân loại chất thải nguy hại

Bảng 2.9 Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh STT Chất thải nguy hại Đơn vị Số lượng

1 Dẻ lau dính xăng dầu, sơn,

4 Thùng đựng xăng Nhật, sơn

2.2.5 Sử dụng nhiên liệu và tài nguyên thiên nhiên

2.2.5.1 Sử dụng năng lượng

Sự cố về các thiết bị điện như: dây điện, động cơ, quạt… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy Bên cạnh đó, sự cố về điện còn do chập mạch cầu dao, bất cẩn trong việc dùng điện

Trang 36

- Không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về PCCC như cấm đưa lửa vào các khu vực dễ cháy nổ (kho chứa nhiên liệu,…)

- Các sự cố do sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ

Sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất, nước, không khí một cách nghiêm trọng Hơn nữa sự cố còn ảnh hưởng đến hoạt động của khu dân cư xung quanh, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản Do vậy, công ty cần chú ý đến công tác PCCC để đảm bảo an toàn trong hoạt động của dân cư xung quanh và hạn chế những mất mát tổn thất có thể xảy ra Phải có những biện pháp nghiêm ngặt về phòng chống cháy nên trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC theo quy định của cơ quan PCCC

 Nguy cơ gây tai nạn lao động

Do phải làm việc với các máy móc, thiết bị có khả năng gây tai nạn lao động Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do:

- Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động của Công ty

- Không tuân thủ các quy định vận hành máy, thiết bị trong dây chuyền sản xuất

và bất cẩn hay thiếu tập trung trong khi sử máy móc, thiết bị

- Rơi hàng hóa khi bốc dỡ, tai nạn giao thông trong khu vực

2.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã áp dụng

2.3.1 Biện pháp quản lý

2.3.1.1 Phương án giám sát và quản lý chất lượng môi trường

Giám sát chất lượng không khí

a) Thông số chọn lọc

Trang 37

- Vi khí hậu: bụi, NOx, SOx, CO

- Điều kiện sản xuất lao động: tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

b) Vị trí các điểm lấy mẫu

Để giám sát chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực sản xuất, Nhà máy đã phối hợp với Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Môi Trường – Viện Môi Trường và Tài Nguyên khảo sát và thu mẫu tại các vị trí như sau:

Bảng 2.10 Vị trí khảo sát chất lượng không khí

Ký hiệu Địa điểm

c) Tần số thu mẫu và phân tích: 2 lần/năm

d) Tiêu chuẩn so sánh: theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ) số

2.3.2.1 Biện pháp xử lý ô nhiễm không khí

Đối với việc cải thiện vi khí hậu khu vực

Việc cải tạo môi trường vi khí hậu là một công tác khá quan trọng Tình trạng vi khí hậu, điều kiện lao động khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Do đó, để làm giảm ảnh hưởng

Trang 38

của nhiệt độ cao đến sức khỏe của công nhân, Công ty áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

- Trong khu vực sản xuất, Công ty đã trang bị thêm hệ thống thông thoáng lấy khí

tự nhiên từ bên ngoài

- Công ty đảm bảo môi trường lao động an toàn và hợp vệ sinh cho công nhân, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết về an toàn tương ứng với từng khu sản xuất

- Các hoạt động thông thoáng nhà xưởng được hoạt động thường xuyên để đảm bảo lượng không khí cần thiết cho công nhân làm việc

- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo hoạt động tốt theo Tiêu chuẩn về chiếu sáng cho công nhân lao động trong nhà xưởng

Đối với ô nhiễm bụi trong quá trình sản xuất

Công ty thực hiện việc sản xuất chủ yếu bằng điện, trong quy trình sản xuất một khối lượng bụi sinh ra từ các khâu cắt ván, dán chỉ và chà nhám sản phẩm Quy trình tách bụi được tóm tắt:

Hình 2.3 Sơ đồ quy trình xử lý bụi của máy chà nhám, máy cưa CNC, máy dán

chỉ cạnh

Khí thải Chụp hút Cyclon

Ống khói

Thu hồi bụi Khí sạch

Trang 39

Khí thải từ các máy móc sau khi qua cyclon tách bụi (kích thước d x h = 1,5m x 1,7m) được phát tán vào môi trường qua ống khói cao 10m, đường kính 1m nhằm tận dụng điều kiện tự nhiên giúp pha loãng nồng độ chất ô nhiễm trong dòng khí thải Bụi

từ hệ thống xử lý khí thải được tập trung lại và Công ty hợp đồng với Công ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị TP.HCM định kỳ đến thu gom, vận chuyển, xử lý

Đối với bụi, khí thải phương tiện vận chuyển

- Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe tải vận chuyển thuộc tài sản công ty, tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các loại khí thải

- Các phương tiện vận chuyển ra vào công ty tuyệt đối không được nổ máy trong khi chờ giao nhận hàng nhằm giảm thiểu các loại khí thải

- Sân bãi được bêtông hóa, giảm bụi do xe vận chuyển ra vào xưởng

- Thường xuyên phun nước nhất là vào mùa nắng để tránh bụi theo gió phát tán từ mặt đường vào không khí, đồng thời để tạo độ ẩm cho sân bãi nhằm mục đích

hạ nhiệt cho khu vực xung quanh công ty

Đối với việc giảm thiểu tiếng ồn và độ rung

Nhà máy được bao che cẩn thận nên giảm âm thanh phát ra bên ngoài Công nhân vận hành trực tiếp được trang bị quần áo bảo hộ lao động, bố trí thời gian làm việc xen

kẽ để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả công việc

Tất cả các loại xe dược phép ra vào khuôn viên Công ty đều giảm tốc độ 5km/h

Xe không được nổ máy hay bấm còi khi không cần thiết, riêng đối với xe của cán bộ công nhân viên trong công ty phải xuống xe tắt máy dẫn bộ

Bố trí mặt bằng làm việc đủ rộng, ngăn cách riêng biệt giữa các khu sản xuất Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các quạt thông gió và làm mát, các máy phát điện dự phòng và tất cả máy móc thiết bị trong công ty

Trang 40

2.3.2.2 Biện pháp xử lý ô nhiễm nước thải

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và

nước rửa tay của công nhân với lưu lượng khoảng 9m3/ngày Vì nồng độ chất ô nhiễm thấp nên hiện nay công ty chưa đầu tư hệ thống xử lý mà xả thẳng vào hệ thống cống thoát nước chung của thành phố

Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất của công ty chủ yếu là nước làm mát Nước này có nhiệt độ

và cặn lắng, tuy nhiên vì lượng nước này được công ty tuần hoàn liên tục nên ít thải ra môi trường mà chỉ 1 phần nhỏ bị thất thoát do bay hơi Lượng nước thải (nước làm mát) tới thời gian vệ sinh định kỳ sẽ được thu gom vào hệ thống xử lý nước sinh hoạt

để xử lý trước khi thải ra cống thoát nước chung

Nước mưa chảy tràn

Hệ thống mương thoát nước mưa thải trục tiếp vào hệ thống thu gom nước thải của Nhà máy Hệ thống này được xây dựng bằng xi măng, bố trí dọc theo phân xưởng Nhà máy, trên hệ thống thoát nước có bố trí các hố ga có song chắn rác để tránh tắc nghẽn Ngoài ra, để tránh hiện tượng nước mưa cuốn theo rác thải hay bị nhiễm bẩn các loại chất thải như rác sinh hoạt, bao bì phế thải, chất thải rắn sản xuất… được tập trung tại một khu vực qui định

Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống thoát nước của công ty Cổ Phần Quyết Tâm

Nước thải sinh hoạt

Nước thải là nước mưa

Nước thải qui ước sạch

Công trình xử lý cục

bộ

Cống thoát nước chung

Ngày đăng: 25/04/2014, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14000. http://www.hoinhapkinhte.com.vn Link
6. Sở tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14001:2010.http://www.hepa.gov.vn/content/iso_content.php?catid=234 Link
7. Trung tâm năng suất sạch Việt Nam. Lợi ích và các bước áp dụng ISO 14001, tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 trên Thế Giới và tại Việt Nam.http://vpc.vn/Ems/introduct.asp Link
8. Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14001 http://www.vsqc.org.vn/news000099.aspx Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư 12/2006/TT – BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng kí cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
4. Sổ tay Chất lượng và Môi trường Công ty Cổ Phần Quyết Tâm, Thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Hồ sơ năng lực, tài liệu sản xuất của Công ty Cổ Phần Quyết Tâm Khác
9. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2010 – Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 3)
Hình 1.1. Mô hình ISO 14001  1.2. Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 1.1. Mô hình ISO 14001 1.2. Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (Trang 8)
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện Top10 quốc gia áp dụng ISO 14001 trên thế giới - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện Top10 quốc gia áp dụng ISO 14001 trên thế giới (Trang 12)
Hình 1.4. Số Doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng nhận từ năm 1999 – 2009 - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 1.4. Số Doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng nhận từ năm 1999 – 2009 (Trang 13)
Bảng 1.1. Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 1.1. Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (Trang 19)
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Công ty Công ty Cổ Phần Quyết Tâm - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Công ty Công ty Cổ Phần Quyết Tâm (Trang 23)
Bảng 2.1. Nguyên nhiên liệu đầu vào - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 2.1. Nguyên nhiên liệu đầu vào (Trang 25)
Bảng 2.3. Máy móc thiết bị - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 2.3. Máy móc thiết bị (Trang 26)
2.1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất  Sơ đồ quy trình sản xuất - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
2.1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất Sơ đồ quy trình sản xuất (Trang 27)
Bảng 2.4. Sản phẩm công ty theo tháng - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 2.4. Sản phẩm công ty theo tháng (Trang 28)
Bảng 2.5. Kết quả giám sát chất lượng không khí môi trường xung quanh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 2.5. Kết quả giám sát chất lượng không khí môi trường xung quanh (Trang 30)
Bảng 2.6. Kết quả giám sát chất lượng không khí trong môi trường sản xuất - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 2.6. Kết quả giám sát chất lượng không khí trong môi trường sản xuất (Trang 31)
Bảng 2.8. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 2.8. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh (Trang 34)
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình xử lý bụi của máy chà nhám, máy cưa CNC, máy dán - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình xử lý bụi của máy chà nhám, máy cưa CNC, máy dán (Trang 38)
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống thoát nước của công ty Cổ Phần Quyết Tâm Nước thải sinh hoạt - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống thoát nước của công ty Cổ Phần Quyết Tâm Nước thải sinh hoạt (Trang 40)
Hình 3.1. Quy trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 3.1. Quy trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa (Trang 66)
Hình 4.1. Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 4.1. Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (Trang 90)
Bảng 4.2. Diễn giải quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.2. Diễn giải quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác (Trang 91)
Bảng 4.3. Đánh giá thực trạng về mục tiêu và chỉ tiêu - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.3. Đánh giá thực trạng về mục tiêu và chỉ tiêu (Trang 94)
Bảng 4.4. Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.4. Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường (Trang 95)
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường  Bảng 4.5. Tổ chức quản lý môi trường tại Công ty Cổ Phần Quyết Tâm - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường Bảng 4.5. Tổ chức quản lý môi trường tại Công ty Cổ Phần Quyết Tâm (Trang 100)
Bảng 4.6. Kế hoạch đào tạo nhận thức xuất phát từ yêu cầu Công ty - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.6. Kế hoạch đào tạo nhận thức xuất phát từ yêu cầu Công ty (Trang 103)
Bảng 4.7. Mô hình tư liệu HTQLMT tại Công ty - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.7. Mô hình tư liệu HTQLMT tại Công ty (Trang 107)
Hình 4.3. Lưu đồ kiểm soát điều hành  Bảng 4.8. Diễn giải thực hiện quy trình kiểm soát điều hành - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 4.3. Lưu đồ kiểm soát điều hành Bảng 4.8. Diễn giải thực hiện quy trình kiểm soát điều hành (Trang 109)
Bảng 4.9. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.9. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp (Trang 111)
Bảng 4.10. Thủ tục giám sát và đo lường tại công ty  Các đặc trưng - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.10. Thủ tục giám sát và đo lường tại công ty Các đặc trưng (Trang 112)
Hình 4.4. Sơ đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 4.4. Sơ đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa (Trang 113)
Bảng 4.11. Thủ tục đánh giá định kỳ sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.11. Thủ tục đánh giá định kỳ sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật (Trang 113)
Hình 4.5. Sơ đồ hành động khắc phục phòng ngừa  4.16. Kiểm soát hồ sơ - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Hình 4.5. Sơ đồ hành động khắc phục phòng ngừa 4.16. Kiểm soát hồ sơ (Trang 114)
Bảng 4.12. Chương trình đánh giá nội bộ tại Công ty  Phạm vi đánh giá  Toàn bộ công ty - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001:2010 cho công ty cổ phần Quyết Tâm, Quận Tân Phú, TPHCM
Bảng 4.12. Chương trình đánh giá nội bộ tại Công ty Phạm vi đánh giá Toàn bộ công ty (Trang 115)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w