CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010 TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ
4.3.1. Xác định khía cạnh mơi trường
Khía cạnh mơi trường liên quan đến hoạt động sản xuất của Cơng ty và nó được định nghĩa là “yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường”. Việc xác định các KCMT dựa trên quy trình sản xuất và các hoạt động xảy ra trong phạm vi Công ty. Các KCMT phải được xem xét trong ba trường hợp:
Bình thường: các hoạt động diễn ra hằng ngày.
Bất thường: trường hợp làm việc định kỳ khơng liên tục, đột xuất hay ngồi dự kiến như các hoạt động bảo trì, sự cố hỏng máy móc…
Khẩn cấp: trường hợp rủi ro, nguy hiểm ngồi dự kiến như cháy nổ, rị rỉ hay tràn đổ hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường.
Xác định các tác dộng đến mơi trường của từng hoạt động, thơng thường gồm có: Cạn kiệt tài nguyên
Ơ nhiễm mơi trường: đất, nước, khơng khí…
Góp phần gây biến đổi môi trường: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ơzơne, mưa axit,…
Góp phần gây mất cân bằng sinh thái. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Công ty cần thiết lập hệ thống các tiêu chí để đánh giá các KCMT và xác định các KCMT tiềm tàng.
Các khía cạnh mơi trường tiềm tàng như: - Nhiên liệu lỏng
- Điện năng - Các chất độc hại - Phát thải nhiệt - Trường điện từ
Các khía cạnh này được thể hiện và đánh giá tác động chi tiết trong Chương 3 (bảng
3.2).
Việc đánh giá và xác định các KCMT có ý nghĩa được thực hiện và đánh giá chi tiết trong chương 3 (bảng 3.3 và bảng 4.4).