Sử dụng nguồn (chi trả trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam" pot (Trang 31 - 36)

hội)

Nguồn quỹ BHXH được sử dụng để chi:

+ Hoạt động sự nghiệp: Chính phủ cho phép Bảo hiểm xã hội Việt nam được sử dụng 4% số thu BHXH để chi cho các hoạt động của ngành.

+ Chi trợ cấp: Nội dung về điều kiện và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với từng chế độ đã được thể hiện rất chi tiết tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định 12/CP của Chính phủ ngày 26.01.1995; Nghị định 93/1998/CP ngày 12.11.1998 của chính phủ về việc sử đổi, bổ xung một số điều lệ của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định 12/CP và các văn bản pháp

quy liên quan. ở đây chỉ xin được nêu ra những vấn đề hết sức cơ bản trong các

văn bản pháp quy đó.

1. Chế độ ốm đau

a, Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau

- Bản thân người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm.

- Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm.

- Người lao động được thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số.

b, Điều kiện được hưởng trợ cấp

-Phải có đóng bảo hiểm xã hội, thời hạn hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời

gian tham gia bảo hiểm xã hội.

-Có giấy xác nhận của tổ chức y tế (do Bộ y tế quy định).

c, Thời hạn và mức trợ cấp

Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

- 30 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

- 40 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 dến 30 năm

- 50 ngày trong một năm nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên

Đối với người lao động làm việc trong các ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực nơi có hệ số 0,7 trở lên được nghỉ dài hơn 10 ngày so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường có thời gian đóng BHXH tương ứng nhu trên.

Người lao động bị mắc các loại bệnh cần điều trị dài ngày (theo quy định của Bộ y tế ) thì thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày không phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH. Trường hợp hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp trợ cấp nhưng với mức thấp hơn.

Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số thì được nghỉ việc từ 7 đến 20 ngày tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Người lao động được nghỉ chăm sóc con ốm 20 ngày trong năm đối với con dưới 3 tuổi và 15 ngày trong năm đối với con từ 3 đến 7 tuổi.

Trong thời hạn nghỉ theo quy định người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 75% mức tiền luơng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc. Đối với những người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì sau thời hạn 80 ngày, được nghỉ và hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ ốm, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 30 năm. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương theo cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có )...

2. Chế độ thai sản

a, Các trường hợp được hưởng

- Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai

- Lao động nữ nuôi con sơ sinh

b, Điều kiện

Có tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c, Thời hạn và mức hưởng bảo hiểm xã hội

Thời hạn:

- Khi có thai được nghỉ việc khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày

- Sảy thai được nghỉ từ 20 đến 30 ngày tuỳ theo tháng thai

- Sinh một lần nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con sinh thêm mẹ

được nghỉ thêm 30 ngày

- Trường hợp sau khi sinh con chết, người mẹ được nghỉ 75 ngày kể từ ngày

sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ thêm 15 ngày kể từ khi con bị chết nhưng không quá thời hạn nghỉ sinh con theo quy định chung

- Nếu nuôi con sơ sinh thì người nuôi được nghỉ cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

Mức trợ cấp:

- Được hưởng trợ cấp bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm

xã hội trước khi nghỉ hưởng trợ cấp.

- Được trợ cấp thêm một tháng tiền lương.

3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động.

- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động.

- Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.

- Bị các bệnh nghề nghiệp do môi trường và điều kiện lao động. Danh mục

BNN do Bộ y tế và Bộ lao động- Thương binh và xã hội quy định.

b, Điều kiện hưởng trợ cấp

- Có tham gia đóng bảo hiểm xã hội

- Có giám định thương tật, bệnh tật theo quy định của pháp luật hiện hành.

c, Các loại trợ cấp

- Khi bị TNLĐ-BNN trong thời gian điều trị người lao động vẫn được hưởng

lương và các chi phí điều trị do chủ sử dụng lao động chi trả ( không thuộc trợ cấp BHXH )

- Khi đã ổn định thương tật, được giám định thương tật thì được hưởng trợ

cấp bảo hiểm xã hội tính từ khi ra viện, gồm:

+ Trợ cấp 1 lần ( nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% bằng từ 4-12 tháng tiền lương tối thiểu ).

+ Trợ cấp hàng tháng ( nếu bị suy giảm từ 31% trở lên ) bằng 0,4 - 1,6 lần mức tiền lương tối thiểu tuỳ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Được phụ cấp cho người phục vụ bằng 0,8 lần mức tiền lương tối thiểu đối với những người mất khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng.

+ Nếu bị TNLĐ-BNN mà chết thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng trợ cấp trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

+ Người bị TNLĐ-BNN có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí.

4. Chế độ hưu trí a, Điều kiện a, Điều kiện

Trong chế độ hưu trí điều kiện hưởng trợ cấp gồm tuổi đời và số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Để được hưởng trợ cấp lương hưu đầy đủ thì về tuổi đời:

+ Nam đủ 60 tuổi trong điều kiện lao động bình thường và đủ 55 tuổi nếu làm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, hoặc công tác ở chiến trường B,C,K.

+ Nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường hoặc đủ 50 tuổi nếu làm việc ở các công việc và khu vực nêu trên như nam giới.

Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải có đủ 20 năm đóng đối với các loại lao động và đối với các trường hợp giảm tiền thì trong đó phải có 15 năm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc công tác ở các chiến trường B,C,K.

Những người nghỉ hưu nhưng hưởng trợ cấp thấp hơn với các điều kiện sau: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ Nam đủ 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không phụ thuộc tuổi đời.

b, Mức trợ cấp

Những người có đủ các điều kiện nêu trên được hưởng trợ cấp hàng tháng:

-Mức trợ cấp được tính dao động từ 45-75% mức bình quân tiền lương làm

-Đối với những người được hưởng hưu nhưng với mức trợ cấp thấp hơn thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì trừ đi 2% trợ cấp nhưng thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu.

-Đối với những người có từ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, người trợ

cấp hàng tháng được trợ cấp 1 lần trước khi nghỉ hưu, từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi năm đóng thêm, người lao động được nhận thêm 0,5 của mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 5 tháng.

-Những người có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi đời

thì chờ (hưu chờ) cho đến khi đủ tuổi để hưởng hưu hàng tháng.

-Người không có đủ các điều kiện hưởng hưu hàng tháng hoặc hưu chờ thì

được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.

c, Sự thay đổi chế độ hưu trí

Ngày 12/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 93/CP sửa đổi một số quy định đối với chế độ hưu trí như sau:

- Đối với những người có đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ mà có

đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng đủ 75% tiền lương bình quân của 5 năm cuối mà không bị trừ tỷ lệ % như trước. Còn đối với những người không đủ điều kiện được hưởng hưu đầy đủ thay vì trừ đi 2% nay chỉ trừ 1%.

- Đối với những người đã từng có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại

mà sau đó chuyển sang làm công việc khác có mức tiền công thấp hơn thì khi tính tiền lương bình quân, được tính bình quân của 5 năm liền kề có mức tiền lương cao nhất.

5. Chế độ tử tuất a, Các trường hợp a, Các trường hợp

- Người lao động đang làm việc bị ốm, bệnh tật hoặc bị tai nạn chết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người lao động nghỉ chờ hưu bị chết

- Người đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ( hưu,

MSLĐ,TNLĐ-BNN) bị chết. Những trường hợp này thân nhân được hưởng chế độ trả trước.

b, Điều kiện hưởng

- Tham gia BHXH dưới 15 năm mà chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1

lần.

- Tham gia BHXH từ 15 năm trở lên mà chết thì được hưởng trợ cấp hàng

tháng kèm theo các điều kiện của thân nhân

c, Các loại trợ cấp

- Mai táng phí: chung cho tất cả mọi người chết bằng 8 tháng tiền lương tối

thiểu.

- Trợ cấp 1 lần: người lao động chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc

thân nhân chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp là mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không quá 12 tháng.

Đối với người đang hưởng hưu chết mà thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì nếu chết trong năm hưởng hưu thứ nhất thì được hưởng 12 tháng lương hưu. Nếu chết từ năm hưởng hưu thứ hai trở đi, mỗi năm đã hưởng bảo hiểm xã hội giảm đi 1 tháng lương, nhưng tối thiểu cũng bằng 3 tháng lương hưu.

- Trợ cấp tuất hàng tháng: khi thân nhân của người đủ điều kiện hưởng trợ

cấp hàng tháng ở vào một trong các điều kiện sau:

+ Con chưa đủ 15 tuổi hoặc đến 15 tuổi nếu đang đi học.,

+ Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Mức trợ cấp được hưởng đối với mỗi thân nhân bằng 40% tiền lương tối thiểu nhưng không quá 4 suất. Những người cô đơn, không người nuôi dưỡng thì được trợ cấp bằng 70% tiền lương tối thiểu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam" pot (Trang 31 - 36)