CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP – LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
Trang 1MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách và mở cửa, các chủ thể sản xuất kinh doanhtrong nền kinh tế đã có những bước trưởng thành đáng kể, trong đó có sự góp phầnkhông nhỏ của việc được tự chủ tài chính Cái “mạch” chung của công cuộc cải cáchkinh tế là mở rộng quyền tự chủ, đã và đang dẫn đến nhiều kết quả tốt đẹp thấy rõ, gópphần giải phóng sức sản xuất Tác dụng tích cực của cơ chế tự chủ tài chính ai cũngthấy rõ: Sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã thực sự khơi dậy tính năng động sáng tạokhông chỉ trong kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xãhội
Trong khi đó, quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nóichung,đại học công lập Việt Nam nói riêng vẫn đang trong tình trạng tụt hậu và thấp kém.Các trường Đại học công lập đang và sẽ “đối mặt” với thực tế đi sau các trường dânlập Bởi, các trường dân lập, tư thục mới mở không chịu sức ép từ phía các cơ quanquản lý, họ tự quyết với mức thu học phí cao nên trả lương giảng viên cao Do vậy, nếucác trường công không có chế độ đãi ngộ chính đáng thì sẽ bị chảy máu chất xám Hơnnữa, muốn có chất lượng đào tạo thì đi đôi với nó phải có chi phí đào tạo tương ứng.Chi phí hiện nay cho đào tạo rất thấp, vì thế nên chất lượng đào tạo giáo dục đại họccủa chúng ta hiện nay còn thấp Việc duy trì quá lâu cơ chế bao cấp từ ngân sách Nhànước đã làm cho các cơ sở đại học, nhất là Đại học công lập mất sự tự chủ và tự chịutrách nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng tài chính của chính mình để rồi phải chấpnhận là Đại học nghèo khó và xơ cứng trong đời sống vật chất Thiếu quyền tự chủ,mọi hoạt động sáng tạo của công dân trong tất cả mọi ngành nghề đều sẽ bị bóp nghẹthoặc không thể phát huy đúng mức, điều này lại càng đúng hơn khi đem áp dụng vàophạm vi, môi trường đại học, nơi đòi hỏi có nền học thuật cao nhất nước vốn dĩ chỉ cóthể xây dựng được trên cơ sở tổng hợp kết quả học tập - nghiên cứu khách quan củanhững chủ thể hoạt động hoàn toàn tự do
Trang 2Vấn đề “tự chủ đại học”, nhất là tự chủ tài chính đã được nêu lên từ nhiều nămtrước nhưng hiện thực tự chủ đại học ở Việt Nam cho đến hiện nay đã đạt được đếnđâu, nhất là khi so với bảng xếp hạng chung của các đại học trên thế giới? Tuy hãy cònchưa đủ cơ sở, nhất là những so sánh có tính định lượng để có được lời giải hoàn toànchuẩn xác, nhưng phần lớn những người am hiểu và tâm huyết trong giới đại học đềucho rằng về “tự chủ đại học” ở Việt Nam đang còn đứng ở vị trí rất thấp, trong số cácđại học ở “top” sau cùng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Chiến lược giáo dục 2009-2020, tậptrung vào 2 giải pháp chính là đổi mới quản lí giáo dục và xây dụng đội ngũ nhàgiáo,cán bộ quản lý Dưới góc độ vi mô cho thấy, giáo dục đại học trong chiến lượcgiáo dục chỉ thành công khi trường đại học là những trung tâm đào tạo, nghiên cứukhoa học, sản xuất, chuyển giao công công nghệ và xuất khẩu tri thức; hay nói cáchkhác, mỗi trường phải có thương hiệu về tri thức cho riêng mình Để thực hiện mụctiêu trên, nhà trường cần có đủ nguồn lực tài chính, đặc biệt là phải có cơ chế tự chủ tàichính linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể, huy động được tối
đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhàtrường
Tự chủ tài chính hiện đang là vấn đề bức thiết đối với đại học công lập Việt Nam.Việc đổi mới quản trị đại học, cơ chế tự chủ tài chính đại học cần có sự nghiên cứuthực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ các nước Nghiên cứu vấn đề tự chủ tài chính ở cácđơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có đại học công lập là cần thiết Chính vì lẽ đó,nhóm chúng em chọn đề tài “CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP – LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC ĐẠI HỌC CÔNG LẬPVIỆT NAM”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định, nguyên tắc liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính đốivới sự nghiệp công lập nói chung, đại học công lập nói riêng
Trang 3Nghiên cứu, phân tích thực trạng của cơ chế tự chủ tài chính tại các đại học cônglập Việt Nam.
Dựa trên những điều kiện thực tế của Việt Nam, kinh nghiệm tự chủ tài chính củađại học các nước trên thế giới để từ đó nhóm nêu lên một số kiến nghị nhằm thúc đẩyhoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệpcông lập, trong đó đi sâu vào thực tiễn tự chủ tài chính ở các đại học công lập ViệtNam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp thảo luận nhóm Các sốliệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn trên báo, tạpchí, internet Dựa trên các số liệu thu thập được, ý kiến của các chuyên gia, nhóm tiếnhành chia thành các nhóm nhỏ thảo luận các vấn đề còn tồn tại trong cơ chế tự chủ tàichính tại các trường đại học công lập từ đó nêu lên một số kiến nghị
1.5 Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đốivới các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công –Liên hệ đại học công lập Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học cônglập Việt Nam
Trang 4KẾT LUẬN
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường Đại học đã được hầu hếtcác nước, trước hết là các nước có trình độ phát triển cao thực hiện, chứng tỏ là mộtchủ trương phù hợp để quản lý có hiệu quả nền giáo dục đại học Thời gian chỉ ủng hộnếu chúng ta đi đúng hướng và có lộ trình thích hợp Đúng hướng bây giờ vẫn chưa đủ,
vì đúng hướng nhưng đi quá chậm thì cũng thất bại.
Vấn đề hiện nay không phải là có trao quyền tự chủ cho các trường đại học haykhông, mà là ở chỗ lộ trình của công việc này phải như thế nào để vừa đủ thận trọng vànghiêm túc vừa không làm trì trên hơn nữa sự phát triển của nền giáo dục đại học trongbối cảnh hội nhập kinh tế trong “thế giới phẳng”
Như đi trên một đoàn tàu thì chúng ta đang ở trên một toa nằm ở cuối đoàn tàu,cách quá xa những toa phía trước, thậm chí rất xa những toa của các nước phát triển ởmức độ trung bình Những khuyết tật của sự lạc hậu và bất cập của nền giáo dục đạihọc đang dần dần lọ diện và e rằng những điều xã hội đang nhìn nhận là tiêu cực cũngchỉ là phần nổi của tảng băng yếu kém và lạc hậu
Nhưng chuyện to lớn nhất, cấp bách nhất là năng lực của nền giáo dục đại họcquá thấp, chất lượng của sản phẩm tạo ra có quá nhiều mặt yếu kém, bất cập để có thểphục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học đã được hầu hếtcác nước, trước hết là các nước có trình độ phát triển cao, chứng tỏ là một chủ trươngphù hợp để quản lý có hiệu quả nền giáo dục đại học Nó không phải chỉ toàn là hay,
là tốt, nhưng chắc chắn hay và tốt là chủ yếu, và nó hay, tốt nhiều hay ít còn phụ thuộcvào chủ quan những tổ chức và cá nhân thực thi
Xin đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục, trước hết là Bộ GD-ĐT, có quyết tâmcao và những quyết sách phù hợp nhất với yêu cầu trong việc theo đuổi một lộ trình cókhả năng dẫn chúng ta vượt qua trì trệ và lạc hậu sớm nhất có thể được
Trang 5DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 04 năm
2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
2 Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫnthực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập
3 Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạongày 09/08/2006 và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệpcông lập giáo dục và đào tạo
4 Đề án đổi mới tài chính giai đoạn 2009-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập ở Việt Nam năm 2007 9
Bảng 2.2: Mức tăng thu nhập cuả một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh 11
Bảng 2.3: Quy mô sinh viên bậc đại học 16
Bảng 2.4: Chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục 23
Bảng 2.5: Cơ cấu chi Ngân sách nhà nước theo cấp học và trình độ đào tạo 24
Bảng 2.6 : Tỷ lệ chi của Nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học 25
Bảng 3.1: Những vấn đề cần quan tâm đối với các mô hình phát triển tài chính đại học .38
Trang 7MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập 1
1.1 Khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 1
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập 1
1.2 Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 2
1.3 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập 2
1.4 Các nguyên tắc cơ bản về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 4
1.5 Khái quát những quy định cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 4
Chương 2: Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công – Liên hệ Đại học công lập Việt Nam 9
2.1 Khái quát thực trạng tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập 9
2.2 Cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam 13
2.2.1Vài nét về hệ thống đại học ở Việt Nam 13
2.2.2 Kinh nghiệm tự chủ tài chính ở các đại học trên thế giới 17
2.2.3 Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam hiện nay 22 Chương 3: Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Việt Nam 32
3.1 Quan điểm định hướng 32
3.2 Điều kiện để đại học công lập Việt Nam có thể tự chủ tài chính 34 3.3 Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam 36
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là cơchế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu tráchnhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không vượt quá mức khung
do Nhà nước quy định
Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công đang được thựcthi theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư số71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số
43 Ngoài ra còn có Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2005quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học và công nghệ cônglập, chỉ thị số 01/2006/CT-BXD của Bộ xây dựng ngày 22/02/2006 về việc tăng cườngquản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ
Y tế và Bộ Nội vụ điều chỉnh một số điều của nghị định số 43 đối với đơn vị sự nghiệpcông lập trong lĩnh vực y tế, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ đối với đơn vị
sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo…
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 9Đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnquyết định thành lập, thuộc sở hữu của Nhà Nước, là đơn vị dự toán độc lập, có condấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán Có thể
kể đến các đơn vị sự nghiệp công lập như: trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hóa,
sở khoa học công nghệ, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…
1.2 Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc
tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoànthành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ vớichất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập chongười lao động; phát huy tính sáng tạo, năng động, xây dựng “thương hiệu riêng” chođơn vị mình
Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,
huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp,từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước
Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp,
Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảmcho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn
1.3 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất, tạo tính linh hoạt, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kích thích tínhsáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công
Thứ hai, thu hút nhân lực tài năng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, cảithiện chất lượng dịch vụ
Trang 10Xem xét trong ngành giáo dục chẳng hạn, trong những năm qua, mặc dù điềukiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâmdành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục Với nguồn ngân sách đó, lĩnhvực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, trong khinền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được 20 năm, đã hình thành các
cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày một tăng, thì cơ chế tài chính giáo dục thực tế vẫnchưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp Mứcchi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành Định mứcphân bổ ngân sách giáo dục chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo(đội ngũ nhà giáo, điều kiện về cơ sở vật chất ), chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chiphí đào tạo giữa nhà nước và người học ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, về
cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân Việc phân bổ ngân sách cho giáo dụcchủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giáchuẩn Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hằng năm chưa gắn với kế hoạch pháttriển trung hạn và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ động sắp xếp thứ tự
ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chế độ, chính sách và cân đối giữa nhu cầu chi với khảnăng nguồn lực tài chính công Chế độ học phí xây dựng từ 11 năm trước chưa thayđổi Mức học phí quá thấp, dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng đô thị,không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trongnhững năm qua Một hệ quả tất yếu là môi trường và chất lượng giáo dục không đápứng yêu cầu của xã hội, thạc sĩ, tiến sĩ đi tu nghiệp ở nước ngoài không muốn quay vềphục vụ do mức lương quá thấp Những gia đình có điều kiện, ngay cả Bộ trưởng Bộgiáo dục & đào tạo cũng cho con đi du học Đã có người từng gọi “du học” như mộthình thức “tị nạn giáo dục” Với cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức, ngành giáodục có thể khắc phục được những khuyết điểm và hạn chế trên, thu hút nguồn nhân lựctài năng, cải thiện chất lượng đào tạo từ đó mới phát triển ngành giáo dục Việt Namxứng tầm với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của đất nước, biến các đại học Việt Namtrong tương lai không xa trở thành trung tâm của tri thức
Trang 11Thứ ba, giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước Đơn cử ngành giáodục chẳng hạn, ngân sách chi cho giáo dục năm 2008 đã tăng hơn 40 lần so với năm
1990 với mức chi lên tới 4.7 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách quốc giatrong khi mức học phí chỉ chiếm 5.5% ngân sách hằng năm chi cho giáo dục Nếu giaoquyền tự chủ tài chính cho các trường sẽ có thể tiết kiệm được một khoản lớn
1.4 Các nguyên tắc cơ bản về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Khi thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các đơn vị sự nghiệp công lậpphải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cungcấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đượcgiao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị
Thứ hai, thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật
Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quanquản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thờichịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ tư, Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theoquy định của pháp luật
1.5 Khái quát những quy định cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chinh, các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuânthủ các quy định cụ thể như sau:
Trang 12 Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ cácloại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định củapháp luật
Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng,được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng vànâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định củapháp luật
Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quyđịnh của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp Đối với tàisản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồivốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Số tiền trích khấuhao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sáchnhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoảnkinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhànước; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước đểphản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ
Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp sẽ gồm: Kinh phí bảo đảm hoạt độngthường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm mộtphần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quanquản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyềngiao; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Kinh phí thựchiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí thực hiện cácchương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quannhà nước có thẩm quyền đặt hàng; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đượccấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo
Trang 13chế độ do nhà nước quy định; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắmtrang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàngnăm
Nguồn thu bao gồm:
+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệphí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Thu từ hoạtđộng dịch vụ; Thu từ hoạt động sự nghiệp khác; Lãi được chia từ các hoạtđộng liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật+ Nguồn khác, gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy độngcủa cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
Khoản chi:
+ Chi thường xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp
có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thuphí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ vớingân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trảvốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật)
+ Chi không thường xuyên, gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện các nhiệm vụ
do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theogiá hoặc khung giá do nhà nước quy định; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự
án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ độtxuất được cấp có thẩm quyền giao; Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế
Trang 14độ do nhà nước quy định; Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết
bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt; Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; Chicho các hoạt động liên doanh, liên kết
Các đơn vị sự nghiệp trên được tự chủ về các khoản thu, mức thu nghĩa là:
- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phíphải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đốitượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mứcthu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sảnphẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thuđược xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩmđịnh chấp thuận
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định cáckhoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tíchluỹ
- Đối với các khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định43/2006/NĐ-CP, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý,chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định
- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thứckhoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiệntheo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định 43
Trang 15Nói riêng về các đại học công lập Việt Nam hiện nay, theo Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho phép trường đại học thực hiện cơchế tự chủ nguồn tài chính bao gồm, tự chủ về các khoản thu, mức thu phí, lệ phínhưng không vượt khung mức thu do Nhà nước quy định Hoạt động dịch vụ, liêndoanh, liên kết được tự quyết định khoản thu, mức thu theo nguyên tắc lấy thu bù chi
và có tích luỹ Tự chủ chi hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ; thu phí, lệ phí; chihoạt động dịch vụ, nhưng khoản chi không thường xuyên như chi thực hiện nhiệm vụkhoa học công nghệ; chương trình mục tiêu quốc gia phải theo sự phê duyệt của cấp
có thẩm quyền Được tự quyết định một số khoản chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyênmôn với mức cao hơn hoặc thấp hơn mức chi của Nhà nước hoặc khoán chi cho bộphận, đơn vị trực thuộc Chi sửa chữa lớn, mua sắm mới tài sản cố định, hoặc đầu tưxây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật Ngoài ra, được chủ động sử dụngphần chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước… để chitrả cho người lao động trên nguyên tắc người có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiềucho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả thu nhập cao hơn (không khống chế thu nhậpcủa từng người lao động) nhưng không vượt quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụđối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí
Trang 16CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG - LIÊN HỆ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
2.1 Khái quát thực trạng tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/04/2006 là văn bảnpháp lý mới nhất quy định tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về tự chủ, tự chịu tráchnhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Theo thống kê của Tổng Cục thống kê, số đơn vị hành chính sự nghiệp cônglập vào năm 2007 trong cả nước như sau:
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập ở Việt Nam năm 2007
4 Cơ sở thuộc Tổ chức, Đảng, Đoàn thể, hiệp hội 32,414
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)
Theo bảng trên, tính đến tháng 7-2007, cả nước có trên 110.000 cơ sở sựnghiệp, tuyển dụng gần 2 triệu cán bộ, nhân viên; so với năm năm trước đó, số cơ sở sựnghiệp tăng đến 43% và số cán bộ, nhân viên tăng 29%
Phân theo ngành kinh tế, các cơ sở hành chính sự nghiệp tham gia nhiều nhấtvào các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo; y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội; thông tin,truyền hình, truyền thông; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Trong số
110804 cơ sở sự nghiệp này, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các cơ sở giáo dục và đào tạo
Trang 17(trên 87.000), sau đó là đến y tế (13.700), thông tin và truyền thông (1.500), hoạt độngchuyên môn, khoa học, công nghệ (1.500), nghệ thuật, giải trí (1.300), hoạt động hànhchính và dịch vụ hỗ trợ (430)
Đây là những lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế và cần nguồn vốn đầu
tư lớn cũng như sự kiểm soát, điều hành của Nhà nước
Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các nguồn lực trong xã hội phảiđược sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn của Nhà nước Nhằm mục đích xã hộihoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội đểphát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhànước, Chính phủ đã ban hành các văn bản về thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm cho đơn vị sự nghiệp
Quyền tự chủ đối với các tổ chức sự nghiệp được thể hiện trên ba nội dunglớn là: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức biên chế và tự chủ về tài chính
Qua quá trình thực hiện triển khai trao quyền tự chủ cho các đơn vị sựnghiệp trong những năm vừa qua, những thành tựu đạt được như sau:
- Chế độ tự chủ nhìn chung đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các đơn vị tổchức sắp xếp lại công việc, tổ chức bộ máy, biên chế một cách hợp lý và sử dụng kinhphí, tài sản nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm công khai để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng và đưa ra được các biện pháp để quản
lý kinh phí tiết kiệm như: khoán chi văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, hộinghị, tiếp khách đến từng phòng, ban, bộ phận; quy định chặt chẽ việc sử dụng xe ô
tô công, sử dụng xăng dầu, mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc
- Một số đơn vị thực hiện tốt chế độ tự chủ, mở rộng hoạt động sự nghiệp,dịch vụ nên đã khai thác được thêm nguồn kinh phí nâng cao chất lượng hoạt động sựnghiệp, cải thiện đời sống thu nhập cho người lao động trong đơn vị Đơn cử ở tỉnhYên Bái, trong năm 2008 các cơ quan nhà nước được giao tự chủ tài chính đã tiết kiệm
Trang 18được 150 người so với chỉ tiêu biên chế được giao, kinh phí tiết kiệm được là 2.387triệu đồng, bằng 2,4% dự toán, và tăng gần gấp 5,4 lần so với năm 2006; các đơn vị sựnghiệp công lập có mức kinh phí tiết kiệm được và chênh lệch thu lớn hơn chi đạt 19,8
tỷ đồng, tăng gần gấp 8 lần so với năm 2006 Mức thu nhập bình quân tăng thêm năm
2008 là 85.000 đồng/người/tháng đối với các cơ quan nhà nước và 55.000đồng/người/tháng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Một số đơn vị sự nghiệp ởcấp tỉnh có mức tăng thu nhập bình quân khá (đồng/người/tháng) là:
Bảng 2.2: Mức tăng thu nhập cuả một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
(Đvt: Đồng/người/tháng)
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 512.000
2 Trung tâm nội tiết 512.500
3 Trung tâm Giáo dục thường xuyên 156.000
4 Trường trung cấp nghề 240.700
5 Trường trung cấp y tế 1.198.100
6 Đài phát thanh truyền hình tỉnh 724.700
7 Trung tâm kiểm định xây dựng 1.157.000
8 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 347.000
(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)
Các tổ chức KH&CN của Thành phố Hồ Chí Minh sau khi chuyển đổi mô hìnhhoạt động, thu nhập đều tăng, ví dụ Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm năm 2008thu nhập tăng 15,5% so với năm 2007, Trung tâm Thông tin KH&CN tăng 30% so vớinăm 2007
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn, vướng mắckhông thể tránh khỏi Có thể rút ra một số tồn tại trong quá trình giao quyền tự chủ tàichính cho các đơn vị sự nghiệp như sau:
Trang 19- Bản thân các đơn vị sự nghiệp chưa nhận thức đúng và đủ về mục tiêu,vai trò của việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp cônglập Do đó, quá trình thực hiện nảy sinh nhiều bất cập.
- Hiệu quả thực hiện việc tự chủ còn chưa cao, chất lượng hoạt động củacác cơ quan đơn vị thực hiện tự chủ còn hạn chế; sử dụng tài sản, tài chính hiệu quảchưa cao
- Việc cung ứng dịch vụ cho xã hội ở một số lĩnh vực sự nghiệp còn chậmđổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Ví dụ trong lĩnh vực khoahọc công nghệ, các đơn vị sự nghiệp chưa thực sự đổi mới để có thể cạnh tranh và tựchủ tài chính
- Thói quen bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, sự phối kết hợp giữa cácngành chức năng còn chưa đồng bộ, việc chỉ đạo thực hiện còn thiếu quyết liệt
- Do tiềm lực còn yếu nên nhiều tổ chức, đơn vị sự nghiệp vẫn có tư tưởng
e ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vẫn muốn tiếp tục được sự hỗtrợ theo phương thức bao cấp của Nhà nước để hoạt động
- Một số địa phương, ngành chưa quan tâm đúng mức cũng như khôngthực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình triển việc chuyển đổi cơ chế hoạtđộng của các đơn vị sự nghiệp
- Trên thực tế, nhiều thủ trưởng đơn vị sự nghiệp không thực sự được traoquyền tự chủ Họ mới chỉ được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối vớinhững công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và cáchình thức hợp tác khác Còn lại, rất nhiều nội dung chưa được tự chủ như tuyển dụng,
bổ nhiệm, miễn nhiệm và xử lý kỷ luật, bộ máy tổ chức của đơn vị, chính sách phí vàgiá cả Điều này đã sai với chủ trương của Nghị định
Nhìn chung, để các đơn vị sự nghiệp công lập có thể thực sự tự chủ về mặt tàichính đòi hỏi một quá trình đồng bộ từ việc nghiên cứu chính sách, nhận thức, thực
Trang 20hiện cũng như năng lực bản thân và điều kiện khách quan nền kinh tế Đây là chủtrương đúng đắn của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp và huyđộng được nguồn vốn trong nền kinh tế Quá trình thực hiện tuy nảy sinh nhiều bất cậpnhưng những thành tựu bước đầu là không thể phủ nhận Việc tiếp tục nghiên cứu đểđưa ra những mô hình hoạt động hiệu quả, hành lang pháp lý chắc chắn, thực sự giaoquyền tự chủ cho các đơn vị sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho các đơn vị sự nghiệp cônglập.
2.2 Cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam
2.2.1 Vài nét về hệ thống đại học ở Việt Nam
2.2.1.1 Khái niệm đại học công lập
Một trường đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặcđịa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủyếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận,khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng
và các khoản hiến tặng
Ở nhiều khu vực trên thế giới, các trường đại học công lập là các cơ sở đào tạo
và nghiên cứu có uy tín và ảnh hưởng cao; nhiều cơ sở trong số đó được THES - QSWorld University Rankingiáo sư và Academic Ranking of World Universities xếphạng tốt nhất Ở một số nơi khác các trường công lập có không có danh tiếng bằng cáctrường đại học tư thục
2.2.1.2 Khái niệm đại học tư thục hay đại học dân lập
Trường đại học tư thục là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân, do cá nhân hoặc tổ chức của một nước xin phép thành lập và tự đầu tư.Không giống những trường đại học công lập, đại học tư thục không nhận được sự hỗtrợ về vốn của Nhà nước Nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh
Trang 21viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng Học phí tại các trường này có
xu hướng cao hơn nhiều so với trường đại học công lập
Mô hình trường đại học tư thục phổ biến ở một số nước như Bangladesh, Brasil,Trung Quốc, Chile, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,Pakistan, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam
2.2.1.3 Cấu trúc của giáo dục đại học
- Đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo ngành nghềđào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệptrung cấp; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùngchuyên ngành;
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tuỳ theo ngànhnghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốtnghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấpcùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳngcùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người cóbằng tốt nghiệp đại học;
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằngtốt nghiệp đại học; từ 2 đến 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ Trong trường hợpđặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.2.1.4 Quy mô các trường đại học cao đẳng
Trang 22Tính đến tháng 7 năm 2008, tổng số các trường đại học, cao đẳng trong toànquốc là 369 trường (đại học : 163 trường, cao đẳng: 206 trường), trong đó các trườngđại học , cao đẳng công lập do các bộ, ngành trung ương quản lý là 180 trường (đạihọc: 108 trường, cao đẳng:72 trường), chiếm 48,8%, các trường đại học , cao đẳngcông lập do các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý là 125 trường (đại học : 15 trường,cao đẳng: 110 trường), chiếm 33,9%, các trường đại học , cao đẳng ngoài công lập là
64 trường (đại học : 40 trường, cao đẳng: 24 trường), chiếm 17,3% Trong tổng sốtrường đại học , cao đẳng của cả nước, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54trường (đại học : 48 trường, cao đẳng: 6 trường), chiếm 14,6% Quy mô sinh viên caođẳng, đại học tăng (0,918 triệu năm 2000 và 1,675 triệu năm 2008), đạt tỷ lệ 194 sinhviên/1 vạn dân Năm 2007 quy mô sinh viên cao đẳng, đại học là 1,603 triệu, đạt 188sinh viên/1 vạn dân
Tổng số học sinh, sinh viên của cả nước tăng: Năm 2000 là 22,301 triệu và năm
2008 là 22,839 triệu (tăng 2,4%) Năm 2008 học sinh, sinh viên ngoài công lập là 3,440triệu, chiếm tỷ lệ 15,06% (năm 2000 tỷ lệ này là 11,84%) Số liệu cụ thể theo biểu 1dưới đây:
Bảng 2.3: Quy mô sinh viên bậc đại học
Trang 23(Nguồn: Tổng cục thống kê - http://www.giáo sư o.gov.vn )
Mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đã pháttriển mạnh trong thời gian vừa qua Năm 2001 cả nước có 252 trường trung cấp chuyên