C. (CH3)2CHOH và(CH3)2 CHNHCH3 D (CH 3)3COH và(CH3) 3CNH
A. 358,4 B 448,0 C 286,7 D 224,0 Bài2/ Muốn tổng hợp 120 kg polimetyl metacrylat thì khối lượng của axit và rượu
Bài2/ Muốn tổng hợp 120 kg polimetyl metacrylat thì khối lượng của axit và rượu tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu ? Biết hiệu suất este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%)
A. 170 kg và 80 kg B. 171 kg và 82 kg
C. 65 kg và 40 kg D . 215kg và 80 kg
2.3.3 Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học để phát huy tính tự học của họcsinh sinh
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm,có vai trò vô cùng quan trọng với thực tiễn. Do vậy, việc đưa thêm những bài tập thực tiễn là cần thiết. Bởi như vậy, học sinh sẽ nắm rõ, hiểu rõ hơn, gần gũi hơn với bản chất vấn đề với cuộc sống .Bài tập thực tiễn giúp học sinh có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống từ đó giúp các em hứng thú với môn hoá hơn –một môn học mà các em cho là khô khan.
Ví dụ: Sau khi học bài amin các em đã được nắm về tính chất vật lí, hoá học ...của amin và các em cũng được biết trong cá có nhiều amin. Chính các amin tạo nên mùi tanh của cá. GV sẽ đưa ra một câu hỏi thực tế mà trong cuộc sống thường ngày chúng ta áp dụng đó là :
Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các loại quả chua như khế, me, sấu …Hãy giải thích ?
Giải thích Trong cá có các amin như đimetyl amin, trimetyl amin là chất tạo ra mùi tanh của cá. Khi cho thêm chất chua, tức là cho thêm axit vào để chúng tác dụng với các amin trên tạo ta muối làm giảm độ tanh của cá.
Hoặc sau khi học bài peptit và protein học sinh được học sự đông tụ protit, nhóm – CO-NH- kém bền trong môi trường axit, kiềm, nhiệt GV đưa ra câu hỏi
Vì sao khi nấu canh riêu cua thì thấy các mảng gạch cua nổi lên ?
Giải thích Khi bị đun nóng protein trong nước lọc cua bị đông tụ lại thành kết tủa. Vì sao không ngâm lâu quần áo bằng len trong xà phòng ?
Giải thích Len từ lông thú là polipeptit. Dung dịch xà phòng có môi trường kiềm sẽ xúc tác cho phản ứng thuỷ phân liên kết peptit(-CO-NH-)làm đứt chuổi polipeptit sợi len mau hỏng.
Hoặc sau khi học chương IV : Polime và vật liệu polime GV đưa ra một số câu hỏi Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn ?
Dưới tác dụng của oxi không khí, hơi ẩm, ánh sáng và nhiệt polime và các phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia phản ứng ở nhóm chức của nó. Kết quả là mạch polime bị phân cắt hoặc vẫn giữ nguyên mạch nhưng cấu tạo của chúng thay đổi do đó màu sắc và tính chất thay đổi. Hiện tượng đó gọi là sự lão hoá polime.
Vì sao không nên giặt áo quần nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng các đồ dùng trên ?
Giải thích Tơ nilon(tơ poliamit), len và tơ tằm(protein) đều có nhóm (-CO-NH-)trong phân tử. Các nhóm này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit vì vậy độ bền áo quần sẽ bị giảm nhiều khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao. Len, tơ tằm, nilon kém bền với nhiệt. Do đó không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng. Dùng bao bì bằng chất dẽo để đựng thực phẩm có lợi và bất lợi như thế nào ? Cách khắc phục những bất lợi đó.
Giải thích Chất dẽo làm bao bì thực phẩm cần tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như không chứa các chất độc hại đối với sức khoẻ. Các bao bì bằng chất dẽo sau khi sử dụng thường rất khó tiêu huỷ do đó gây ô nhiễm môi trường. Không nên quá lạm dụng nó mà nên dùng các bao bì truyền thống từ các vật liệu thiên nhiên dễ phân huỷ như tre, gỗ, lá, xenlulozơ...
Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi trình bày một số vấn đề sau:
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon thuộc hóa học 11 nâng cao. Gồm bài tập trắc nghiêm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan phân theo các mức độ tư duy đảm bảo những yêu cầu lí luận dạy học cơ bản để phát huy tính tích cực của học sinh trong day học.
- Đề xuất cách sử dụng bài tập trong xây dựng kiến thức mới, kĩ năng mới; trong vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng của HS; trong kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng để phát huy tính tích cực của HS trong dạy học.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆN SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆN SƯ PHẠM
Kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài thông qua kết quả thu được, đánh giá mức độ phù hợp của đề tài.
3.2. NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm sư phạm và đề nghị giáo viên thực hiện đúng nội dung đã biên soạn, gồm giáo án và đề kiển tra.
- Kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của tài liệu thực nghiệm - Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm từ đó rút ra kết luận
3.3. KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng TNSP: Học sinh lớp 12 NC
- Địa bàn TNSP: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Phong Điền, Thừa Thiên Huế và trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quãng Điền, Thừa Thiên Huế.
3.3.2. Bài dạy thực nghiệm
+ Tiết 26, 27: Đại cương về Polime + Tiết 28, 29: Vật liêuk Polime + Tiết 30: Luyện tập
3.3.3. Người dạy thực nghiệm sư phạm
- Thầy Trần Như Ý GV trường THPT Nguyễn Chí Thanh - Cô Phạm Thị Lệ Hằng GV trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.4.1. Chọn lớp TN và lớp ĐC 3.4.1. Chọn lớp TN và lớp ĐC
Chúng tôi thống nhất chọn đối tượng TNSP như sau:
- Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu chọn lớp 12A1(TN), 12A2(ĐC) - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh chọn lớp 12.1(TN) , 12.2(ĐC)
3.4.2. Chọn bài dạy và ra đề kiểm tra
- Chọn bài dạy:
- Ra đề kiểm tra một tiết để đánh giá mức độ tiến bộ của các học sinh - Tiến hành chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10 và sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm. Sau đó, chúng tôi phân loại HS theo năm nhóm:
- Nhóm giỏi có điểm 9÷10.
- Nhóm khá có điểm 7÷8.
- Nhóm trung bình có điểm 5÷6.
- Nhóm yếu có điểm 3÷4.
- Nhóm kém có điểm 1÷2.
3.4.3. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học như sau: