Câu 3: Cho 3,04 g hh X gồm 2 amin no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 400 ml dd HCl 0,2M . Thể tích khí CO2(đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn X là :
A. 2,688 lit B. 1,792 lit C. 22,4 lit D. 3,36 lit
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxy (đktc). Công thức của amin đó là:
A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C4H9NH2 D. C3H7NH2
Câu 5 : X là hợp chất thơm (C, H, N). Cho 9,3 gam X tác dụng vừa đủ với 100 dd HCl 1M tạo 12,95 gam muối. CT X là :
A. Metylamin B. Toluiđin C. Hexametylendiamin D. Anilin
Câu 6: Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi
0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo
kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng:
A. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
C. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16)
A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H9N.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng:
NH3 →+CH I3 (ty le mol 1:1) X →+HONO Y +CuO t,°→ Z.
Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là:
A. C2H5OH, HCHO. B. C2H5OH, CH3CHO.
Câu 9 :Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 10: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 11 : Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. CH3NH2 và (CH3)3N
2.2.2.1.4 Vận dụng sáng tạo
Câu 1: Khi đốt cháy mỗi đồng đẳng của ankylamin, thì tỉ lệ thể tích X = VCO2: VH O2 biến đổi như thế nào theo số lượng nguyên tử cacbon tăng dần trong phân tử ?
A. 0,4 ≤ X < 1,2. B. 0,8 ≤ X < 2,5.
C. 0,4 ≤ X < 1. D. 0,75 < X ≤ 1.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m g amin A bằng 1 lượng không khí vừa đủ thu được 8,96 lit CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lit N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Biết kk gồm 80% thể tích là N2 còn lại là O2. Công thức A là:
A. CH3 – NH2 B. C2H5 – NH2
C. C3H7 – NH2 D. C4H9 – NH2
Câu 3 .(ĐHKB 08) : Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85. B. 68. C. 45. D. 46.
Câu 4 (ĐHKB 07): Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
Câu 5 : Cho m gam amin đơn chức bậc một X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được m+7,3 gam muối. Đốt m gam X cần 23,52 lít O2(đktc). X có thể là :
A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C.C3H7NH2 C. C3H5NH2
Câu 6: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tách nước Y chỉ thu được một anken duy nhất.
B. Trong phân tử X có một liên kết π.