Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học chương iii (amin- amino axit- protein) và chương iv(polime) lớp 12 (Trang 88 - 90)

- Bước 3: Tiến hành chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10 và sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm Sau đó, chúng tôi phân loại HS theo năm nhóm:

3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm trên chúng tôi có một số nhận xét sau: - Chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể như sau:

+ Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp TN luôn thấp hơn so với lớp ĐC. + Tỉ lệ % HS đạt khá giỏi của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ HS ở lớp TN sau khi học xong bài thi hiểu bài và vận dụng kiến thức để giải bài tập tốt hơn lớp ĐC.

- Trung bình cộng điểm kiểm tra của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC từng đôi một. Trong khi đó, độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn của các lớp ĐC (bảng 3.6). Như vậy, việc sử dụng bài tập Hóa học vào dạy học đã góp phần nâng cao

hiệu quả học tập của HS thông qua điểm và xếp loại chất lượng các bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC.

- Đồ thị đường lũy tích của các TN thường nằm bên phải và phía dưới so với các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn các lớp ĐC. Nói cách khác, số HS có điểm kiểm tra cao hơn thường hiện diện nhiều hơn trong các lớp TN. Đây cũng là một bằng chứng khách quan về tác động tích cực của phương pháp được áp dụng.

- Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phép thử Student: Tra bảng tLT = 1,96 với =0,05α , f = 189.

tính

t > tLT , sự khác nhau giữa xTN và xDC là có ý nghĩa. Việc sử dụng bài tập

Hóa học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dạy học có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống với mức ý nghĩa 0,05.

Tiểu kết chương 3

- Từ việc sử dụng hệ thống bài tập trong việc giảng dạy phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 nâng cao thực tế cho thấy :

- Việc lựa chọn và sử dụng bài tập phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của HS, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thích hợp cho từng kiểu bài lên lớp tạo cho HS được chủ động hơn, tích cực hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức, tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động nhóm trong các giờ học. Hình thức tổ chức của các giờ học đa dạng phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT.

- HS các lớp TN nắm vững kiến thức hơn, có kết quả cao hơn so với các lớp ĐC và các em đã có sự tiến bộ nhất định; hướng các em biết cách tự học, tự trau dồi tri thức.

Như vậy, có thể kết luận rằng: việc sử dụng bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy trong dạy học có vai trò quan trọng đối với HS, đây là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả, giúp HS nắm vững những kiến thức hóa học, phát triển tư duy, hình thành

khái niệm, khả năng ứng dụng hóa học vào thực tiễn, làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối kiến thức và gây hứng thú cho HS trong học tập.

Các GV dạy TN đều có ý kiến thống nhất rằng: hệ thống bài tập khá rõ ràng, phong phú đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của việc thiết kế các bài soạn, các bài kiểm tra phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 nâng cao. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích dạy học, tính phức tạp và đặc trưng của từng loại bài lên lớp, GV cần sử dụng hệ thống bài tập theo các mức khác nhau một cách linh hoạt, phải tự thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với các đối tượng HS để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học chương iii (amin- amino axit- protein) và chương iv(polime) lớp 12 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w