Câu 3: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44.
Câu 4:Người ta thu được m kg protein khi tổng hợp từ 2,34 kg glĩin với H= 75%. Giá trị của m là
A. 1,3338 kg B.1,60056 kg C.1,7784 kg D.1,067 kg
Câu 5:Nếu biết rằng mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe và trong hemoglobin hàm lượng Fe là 4% thì PTK của hemoglobin là
A. 7000 dvC B.28000 dvC C.14000 dvC D.5600 dvC
2.2.2.3.4. Vận dụng sáng tạo
Câu 1 : Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit
(no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy
hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
Câu 2 : Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val B. Gly-Ala-Val-Val-Phe
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl
trong phân tử). Nếu cho 1
10hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam. B. 16,30 gam C. 8,15 gam D. 7,82 gam.
Câu 4:Người ta thu được m g protein X khi thực hiện phản ứng đồng trùng ngưng hỗn hợp 29,25 g glyxin và 57,85 g alanin với H= 80% .Giá trị của m là
A.54,704 g B.43,763 g C.42,08 g D.41,028 g
Câu 5:Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala, và tripeptit Gly-Gly-Val. Phần trăm khối lượng N trong X là
A.20,29% B.19,5% C.11,2% D.15%
2.2.3.Tuyển chọn bài tập chương Polime và vật liệu polime theo 4 mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dung bậc cao
2.2.3.1 Bài Đại cương về Polime
2.2.3.1.1 Biết
Câu 1: Polivinyl clorua có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 2: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. B. trao đổi.
C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 3: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. polivinyl clorua. B. polietilen.
C. polimetyl metacrylat. D. polistiren.
Câu 4: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.