Và nó dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong bức tranh toàn cầu, sự thayđổi thị phần Nội dung nghiên cứu của đề tài Phân tích ngành dệt may Việt Nam: Dệt may là ngành đang có kim ngạch xu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – 2008”
Tên công trình :
SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
GVHD : TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Kim Liên -TCDN9-K30
Đỗ Vũ Hồng Hạnh - TCDN9-K30 Nguyễn Thị Kim Tuyến - TCDN9-K30
Trang 2Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá
1.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá 3
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá 3
1.1.2.1 Tỷ lệ lạm phát tương đối 3
1.1.2.2 Lãi suất 3
1.1.2.3 Thu nhập tương đối 4
1.1.2.4 Kiểm soát của chính phủ 4
1.2 Các loại nhạy cảm với rủi ro tỷ giá
4
1.2.1 Độ nhạy cảm giao dịch 4
1.2.2 Độ nhạy cảm kinh tế 5
1.2.3 Độ nhạy cảm chuyển đổi 6
1.3 Tác động của rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp, cụ thể là tác động tới dòng tiền của doanh nghiệp
7
1.3.1 Đối với khoản chi phí đầu vào sẽ trả bằng ngoại tệ 7
1.3.2 Đối với các khoản doanh thu bằng ngoại tệ
10
1.3.3 Rủi ro kiệt giá tài chính 11 1.4 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
11
1.4.3 Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
11
1.4.2 Hợp đồng giao sau (Future)
12
1.4.3 Hợp đồng quyền chọn ( option)
12
1.4.4 Công cụ hoán đổi (Swap)
15
Trang 3Phần 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Phân tích ngành dệt may VN
16
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may VN
16
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam
16 2.1.1.2 Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 17 2.1.1.3 Nhu cầu về may mặc 18 2.1.1.4 Phân tích tình hình xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam 20 2.1.1.5 Tình hình tiêu thụ hàng dệt may 21 2.1.1.6 Nhận xét chung về tình hình xuất nhập lhẩu của ngành dệt may 22 2.1.2 Các rủi ro trong ngành dệt may VN và đánh giá rủi ro
26
2.1.2.1 Rủi ro từ môi trường bên ngoài
26 2.1.2.3 Rủi ro từ bản thân doanh nghiệp
29 2.1.3 Phân tích SWOT ngành dệt may VN
33
2.1.3.1 Điểm mạnh
34
2.1.3.2 Điểm yếu
35
2.1.3.3 Cơ hội
35
2.1.3.4 Thách thức
36
2.1.4 Dự báo tăng trưởng và chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010
36
2.1.4.1 Mục tiêu
36
2.1.4.2 Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010
Trang 435
2.1.4.3 Các chỉ tiêu chủ yếu
36
2.2 Phân tích ảnh hưởng rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp dệt may Việt Nam
38
2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào
38
2.2.2 Doanh số
39
2.2.3 Lợi nhuận
40
2.2.4 Rủi ro kiệt giá tài chính
40
2.3 Chính sách phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam
41
2.3.1 Vẫn rất ỷ lại vào sự bảo hộ tỷ giá của nhà nước
41
2.3.2 Chưa nhận thấy tầm quan trọng của các công cụ phái sinh
42
2.3.3 Doanh nghiệp chưa có kế hoạch phòng ngừa rủi ro song hành cùng kế hoạch hoạt động
43
2.3.4 Việc sử dụng các công cụ phái sinh ở thị trường Việt Nam còn khá mới mẻ và môi trường kinh tế không có sự khuyến khích
43
2.4 Một số công cụ phái sinh mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua, hiệu quả
45
2.4.1 Một số công cụ phái sinh mà các ngân hàng đã triển khai trong thời gian qua
45
2.4.2 Vấn đề ứng dụng các công cụ phái sinh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, hiệu quả
52
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1 Xây dựng sàn giao dịch quyền chọn ở Việt Nam
53
Trang 53.1.1 Khái niệm thị trường sàn giao dịch quyền chọn
3.2.1.3Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế 60
3.2.1.4Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triểnkhai các hợp đồng phái sinh
613.2.1.5Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính
63
3.2.1.8 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước và các Ngân hàng thương mại 633.2.2 Xây dựng cơ chế chính sách tỷ giá phù hợp
643.2.2.1 Kiểm soát dòng vốn đầu tư
643.2.2.2 Mở rộng biên độ tỷ giá
65
Trang 63.2.2.3 Việc mở rộng biên độ tỷ giá phải đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu
673.2.2.4 Cần xây dựng một lãi suất tham chiếu chuẩn
733.3.3.2 Nâng cao trình độ quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
743.3.3.3 Đẩy mạnh công tác dự báo
Trang 7Mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2008 phải đạt 9,5 tỉ USD, tăng gần 22% so vớinăm 2007
Nhưng cũng là ngành nhập khẩu nguyên vật liệu rất lớn Để có thể xuất được sốhàng dệt may trị giá 7,7 tỉ USD trong năm 2007, VN phải chi tới 5,2-5,3 tỉ USD đểnhập nguyên phụ liệu sản xuất Vì vậy các doanh nghiệp dệt may gặp phải rủi ro tỷgiá rất cao
Tỷ giá hối đoái lại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như lãi suất, giá vàng,đồng USD, giá xăng dầu
Thế giới có những biến động rất mạnh trong thời gian qua Giá vàng tăng kỷ lục963USD/ounce vào chiều ngày 27/2 Do có sự lo ngại về tình trạng suy thoái kinh
tế ở nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và các nền kinh tế lớn mạnh khác do đó giácác đồng tiền mạnh có xu hướng mất giá dẫn tới các nhà đầu tư ưa chuộng vàng vàcác kim loại quý Sụt giảm về nguồn cung vàng và các kim loại quý khi hoạt độngcủa các công ty khai thác tại Nam Phi bị đình trệ do khủng hoảng quyền lực tạinước này càng đẩy giá vàng tăng cao
Giá dầu đạt ngưỡng hơn 100usd/thùng do OPEC quyết đinh không tăng sảnlượng, và đồng USD giảm giá mạnh
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED liên tiếp cắt giảm lãi suất cơ bản, tính từ tháng 9năm ngoái tới nay FED đã 6 lần cắt giảm lãi suất cơ bản đẩy lãi suất xuống còn2,25% nhằm giúp cho nền kinh tế phục hồi trở lại vì mối lo ngại cuộc khủng hoảngđang đến gần và theo nhận định đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất tính
từ sau thế chiến thứ hai Và điều này làm cho đồng USD giảm mạnh so với cácđồng tiền trong rổ tiền tệ
Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam còn cứng nhắc, đồng USD là ngoại tệđược giao dịch chủ yếu trong thanh toán quốc tế Theo thống kê tới 80% doanhnghiệp sử dụng đồng USD để thanh toán nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Namlại bảo đảm tỷ giá USD/VND, và chỉ cho tỷ giá này dao động theo biên độ chophép Trong tương lai sẽ dần nới lỏng hơn và tiến tới còn thả nổi hoàn toàn Vì vậyrủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sựgóp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồngUSD
Các doanh nghiệp dệt may còn thờ ơ với rủi ro tỷ giá Thị trường tiền tệ tại ViệtNam chưa gặp những biến động lớn Những nước chịu khủng hoảng tài chính châu
Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và chính nhờ đó, họ vươn lên mạnh mẽ.Thái Lan, Malaysia, Philipine đang là những quốc gia có hệ thống chống rủi ro tài
Trang 8chính phát triển mạnh trong khu vực Việc ứng dụng các công cụ chống rủi ro tàichính tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng engại của DN Chủ yếu do DN chần chừ, không hiểu và không biết, còn ngân hàngthì phải ra sức thuyết phục.
Dệt may là ngành bị cạnh tranh gay gắt khi nước ta là thành viên của tổ chứcthương mại thế giới WTO Vào WTO đồng nghĩa với việc các nước trong khốiphải thực hiện nghĩa vụ bãi bỏ hạn ngạch dệt may, thực thi tự do hóa thương mạitoàn cầu Và nó dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong bức tranh toàn cầu, sự thayđổi thị phần
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Phân tích ngành dệt may Việt Nam: Dệt may là ngành đang có kim ngạch xuấtkhẩu cao nhất của Việt Nam nhưng lại chịu nhiều rủi ro về cạnh tranh, tỷ giá ,hàng rào mậu dịch,đối tác …nhất là rủi ro tỷ giá do chúng ta xuất khẩu nhiềunhưng cũng nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu, Việt Nam đã là thành viên củaWTO, vì vậy cơ hội mở ra rất lớn nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanhnghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng Chúng ta sẽ
đi phân tích các cơ hội cũng như thách thức này, và để tìm ra đâu là điểm mạnhcủa dệt may VN để từ đó phát huy và đâu là điểm yếu để khắc phục giúp ngànhdệt may hội nhập sâu rộng hơn và mở rộng được nhiều thị phần hơn
Rủi ro tỷ giá đang là nỗi lo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thởi kỳhội nhập Các sản phẩm phái sinh như: SWAP, OPTION, FUTURE, FORWARD
sẽ là các công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp sử dụng để chống lại rủi ro tỷ giá
và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá
Việt Nam chúng ta đã và đang hội nhập sâu rộng với thế giới, chúng ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới cái điều mà Việt Nam đa tha thiết phải làm được trong vòng hàng chục năm qua đã thành hiện thực.Các doan nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình Nhưng chúng ta càng hội nhập sâu rộng bao nhiêu thì cũng có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn vấp phải bấy nhiêu Rủi ro là khó tránh khỏi nhất là rùi ro tỷ giá hối đoái khi các doanh nghiệp tiến hành trao đổi mua bán bằng ngoại tệ
Trang 91.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá
Tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của một đồng tiền trên một đơn vị đồng tiền khác.Khi các điều kiện kinh tế thay đổi, tỷ giá hối đoái có thể biến động một cách đángkể
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà các hoạt động kinh doanh của một công ty sẽ bị tác độngbởi những thay đổi trong tỷ giá Các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tếluôn phải liên tục theo dõi tỷ giá hối đoái vì dòng tiền của các công ty này phụthuộc nhiều vào tỷ giá
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá.
Tại bất cứ thời điểm nào, một đồng tiền thể hiện mức giá mà tại đó mức cầu bằngmức cung của đồng tiền đó và đây là tỷ giá cân bằng Những thay đổi trong cầuhoặc cung tiền sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá cân bằng, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giáthông qua tác động của chúng lên điều kiện cung cầu:
1.1.2.1 Tỷ lệ lạm phát tương đối
Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt độngthương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền vàcung tiền và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái
Nếu một nước có lạm phát cao một cách tương đối với Mỹ, xuất khẩu của nướcnày sang mỹ sẽ giảm( cầu của Mỹ với tiền của nước này giảm), nhập khẩu củanước này sẽ tăng( cung tiền được đổi lấy đô la tăng) và gây sức ép lên giá trị cânbằng của tiền sự thay đổi mức lạm phát ở mỗi quốc gia sẽ tác động làm thay đổi
tỷ giá hối đoái, tùy thuộc vào mức độ và sự tác động của các yếu tố khác đượcxem xét để có thể thấy được sự tác động của lạm phát Lạm phát có tác động đếnlãi suất thực của một quốc gia nên lãi suất của một nước cũng tác động đến tỷ giá
1.1.2.2 Lãi suất
Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài,đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ và
vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Nếu một nước có lãi suất tăng tương đối so với lãi suất của Mỹ thì dòng vốn của
Mỹ dùng để mua chứng khoán của nước này sẽ tăng ( cầu của Mỹ đối với tiềnnước này tăng) dòng vốn chảy ra để mua chứng khoán Mỹ giảm ( cung tiền đổisang đô la Mỹ giảm ) và có sức ép tăng giá lên giá trị cân bằng của tiền
Trang 10Để đánh giá những biến động của tỷ giá hối đoái ta thường so sánh lãi suất thựcgiữa các quốc gia Bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát, mà
cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng tới tỷ giá Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ cómối tương quan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá đồngtiền của hai nước đó
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
1.1.2.3 Thu nhập tương đối
Thu nhập tương đối của một nước cũng tác động đến tỷ giá hối đoái Giả dụ khithu nhập tương đối của một nước tăng trong khi thu nhập của các nước kháckhông đổi Mức cầu về hàng hóa nước ngoài của người dân nước này tăng, nhucầu về ngoại tệ của của nước này tăng trong khi cung ngoại tệ không đổi tạo sức
ép tăng tỷ giá
1.1.2.4 Kiểm soát của chính phủ
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái có quản lý chính phủ có thể can thiệp vào thịtrường ngoại hối để khống chế giá trị của một đồng tiền Các ngân hàng trungương quản lý tỷ giá hối đoái nhằm: làm dịu bớt các biến động của tỷ giá và thiếtlập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn hoặc ứng phó với các xáo trộn tỷ giá tạm thời.Chính phủ của một nước có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khácnhau
Áp đặt hàng rào về ngoại thương: thí dụ nếu chính phủ Mỹ muốn tăng giá đồng đô
la, họ có thể đánh thuế trên hàng nhập khẩu cao nhằm giảm lượng hàng nhập khẩu,hành động này sẽ làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với ngoại tệ và tạo áp lực tăng giáđồng đô la Chính phủ cũng có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu
Áp đặt những hàng rào về ngoại hối
Can thiệp vào thị trường ngoại hối
Tác động đến những biến động vĩ mô như: lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân
Tỷ giá hối đoái sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp lên giá trịcủa doanh nghiệp.Chúng ta sẽ thấy được thông qua những độ nhạy cảm sẽđưpợc nêu dưới đây
Trang 111.2 Các loại nhạy cảm với rủi ro tỷ giá
Giá trị của dòng tiền vào và ra của một công ty bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau
sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong tỷ giá
1.2.1 Độ nhạy cảm giao dịch
Mức độ mà giá trị của các giao dịch bằng tiền mặt trong tương lai chịu tác độngcủa những giao động trong tỷ giá gọi là độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷgiá
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, độ nhạy cảm giao dịchphát sinh khi có những thay đổi trong giá cả hang hóa, lãi suất và tỷ giá, điều này
sẽ làm thay đổi giá trị của một khoản thu nhập hoặc các khoản chi phí
Đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá được thực theo hai bước: thứnhất xác định dòng tiền vào và ra dự kiến bằng ngoại tệ, thứ hai xác định rủi rotổng thể của độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá của các dòng tiền này
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá đến các dòng tiền thuần: các công ty
đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro ty giá yêu cầu phải dự kiến dòngtiền vào và ra hợp nhất cho tất cả các công ty con phân theo từng loại ngoại tệ.nhưng dòng tiền vào và ra của mỗi loại ngoại tệ là không chắc chắn nên công tycần triển khai một dãy tỷ giá có thể có cho mỗi loại ngoại tệ Để dự đoán chính xác
tỷ giá của các ngoại tệ trong tương lai thì các công ty có thể đánh giá dữ kiện lịchsử:
Tính biến động của tiền tệ theo thời gian: tính biến động của tiền tệ liên tục thayđổi theo thời gian
Khi đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với tỷ giá: thứ nhất là phải xác định quy
mô vị thế mỗi loại tiền Bước thứ hai là xác định vị thế của từng đồng tiền tácđộng như thế nào đến công ty Hai bước này được thực hiện bằng cách đánh giá độlệch chuẩn và hệ số tương quan giữa các đồng tiền
1.2.2 Độ nhạy cảm kinh tế
Các hoạt động kinh tế ở nước ngoài của một công ty, doanh thu và chi phí đượcthể hiện trong báo cáo tài chính của công ty luôn bị tác động bởi những giao độngtrong tỷ giá hối đoái
Trang 12Mức độ mà hiện giá của dòng tiền trong tương lai của một công ty có thể chịu tácđộng bởi những giao động trong tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi
ro tỷ giá
Độ nhạy cảm kinh doanh đối với rủi ro tỷ giá: khái niệm này nói lên những giaođộng trong tỷ giá sẽ làm thay đổi dòng tiền trong tương lai của một công ty nhưthế nào, bao gồm doanh số và chi phí trong tương lai
Cả hai thành phần độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh đối với rủi
ro tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá
Độ nhạy cảm kinh tế trong trường hợp đồng tiền tăng giá và giảm giá: khi đồngnội tệ tăng giá, doanh số bán trong nước có khả năng sẽ giảm đi đáng kể do giá cảhàng hóa tính bằng nội tệ từ các công ty cạnh tranh nước ngoài đang hoạt động tạiđịa phương sẽ giảm đi Kết quả là người tiêu dung trong nước sẽ chuyển sang sửdụng hàng hóa thay thế nước ngoài có giá rẻ hơn tính bằng nội tệ Khi nội tệ tănggiá thì giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ sẽ tăng lên làm cho hàng hóaxuất khẩu mất tính cạnh tranh, do đó doanh số xuất khẩu giảm
Xem xét dòng tiền chi ra của công ty: đồng nột tệ tăng giá, chi phí nhập khẩu chomột đơn vị hàng hóa tính bằng đồng nội tệ sẽ giảm đi Bên cạnh đó nợ nước ngoàicũng sẽ giảm Các kết quả sẽ diễn ra ngược lại trong trường hợp đồng tiền trongnước tăng giá
Tác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với công ty trong nước: không những cáccông ty kinh doanh quốc tế mà ngay cả các công ty kinh doanh thuần túy nội địacũng chịu tác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá Khi một công tychỉ hoạt động kinh doanh thuần túy trong nước, chẳng hạn nếu đồng ngoại tệ giảmgiá làm cho giá cả hàng hóa trong nước của các công ty nước ngoài tính bằng nội
tệ giảm đi, khi đó người tiêu dùng hàng trong nước sẽ chuyển sang tiêu dùng hànghóa thay thế của các công ty nước ngoài Kết quả là doanh số của các công tytrong nước giảm dẫn đến dòng tiền thu vào giảm
Đối với các công ty hoạt động kinh doanh quốc tế, mức độ nhạy cảm đối với rủi ro
tỷ giá sẽ lớn hơn so với các công ty hoạt động kinh doanh nội địa Các tác độngcủa biến động tỷ giá có thể tác động đến thành quả của một công ty, có thể là tácđộng thuận lợi hoặc bất lợi, tác động tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm kinh tế đốivới tỷ giá
Trong khi độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá có tác động thuận lợi hay bấtlợi lên một công ty thì nó mang lại tính chất quyết định đối với công ty khi đánhgiá độ nhạy cảm kinh tế tiềm ẩn rủi ro tỷ giá và sau đó xác định liệu công ty cónên cách ly khỏi nhạy cảm này hay không Đối với các công ty có hoạt động nằm
Trang 13rải rác khắp nơi trên thế giới, do tác động của dòng tiền luân chuyển vào, ra vàdòng tiền luân chuyển nội bộ công ty định danh bằng các loại tiền khác nhau thìviệc đánh giá giao động tỷ giá lên tất cả công ty con rất phức tạp.
1.2.3 Độ nhạy cảm chuyển đổi
Độ nhạy cảm của các báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty đối với rủi ro tỷgiá được gọi là độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá
Vậy có cần thiết quan tâm tới độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá? Việc
sử dụng đồng tiền qui ước để chuyển đổi thu nhập của các công ty con thành cácbáo cáo thu nhập hợp nhất tuy có tác động đến thu nhập nhưng lại không ảnhhưởng gì đến dòng tiền của công ty Chính vì vậy một số nhà phân tích cho rằngkhông cần thiết phải nghiên cứu về độ nhạy cảm chuyển đổi Đối với các MNC,các nhà phân tích cho rằng lợi nhuận của các công ty con không thực sự chuyểnđổi sang đồng tiền của các công ty mẹ Nếu đồng tiền địa phương nơi công ty conđang hoạt động đang yếu đi thì thu nhập sẽ được giữ lại để tái đầu tư chứ khôngchuyển về công ty mẹ Mặc dù vậy báo cáo tài chính của công ty con vẫn phảichuyển đổi sang đồng tiền của công ty mẹ, điều này làm cho báo cáo tài chính củacông ty con bi sai lệch
Các nhân tố xác định độ nhạy cảm chuyển đổi
▪ Mức độ giao dịch với nước ngoài của các công ty con ở nước ngoài: hoạtđộng của các công ty con được thực hiện bởi các chi nhánh ở nước ngoàicàng lớn, thì các khoản mục trong các báo cáo tài chính bị tác động bởi độnhạy cảm chuyển đổi càng lớn
▪ Địa phương hoạt động của các công ty con nước ngoài: các khoản mụctrong báo cáo tài chính của mỗi công ty con ( tài sản, các khoản nợ, thunhập ) được đo lường bởi đồng tiền của quốc gia đó Nếu công ty con hoạtđộng ở những quốc gia có đồng tiền ít biến động thì rủi ro chuyển đổi khichuyển về đồng tiền của công ty mẹ sẽ thấp
▪ Các phương pháp kế toán đang sử dụng: mỗi quốc gia đều có những nguyêntắc kế toán đặc thù mà các chi nhánh nước ngoài của mỗi công ty phải tuântheo Sự khác biệt trong phương pháp kế toán của mỗi quốc gia sẽ tác độngđến báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và đến độ nhạy cảm chuyểnđổi
Để đo lường độ nhạy cảm chuyển đổi, các công ty có thể dự báo thu nhập tínhbằng mỗi loại ngoại tệ và sau đó xác địn biến động tỷ giá tiềm ẩn của mỗi loạingoại tệ so với đồng bản tệ
Trang 141.3 Tác động của rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp, cụ thể là tác động tới dòng tiền của doanh nghiệp
1.3.1 Đối với các khoản chi phí đầu vào sẽ trả bằng ngoại tệ:
Tình huống phân tích: Một công ty Mỹ nhập hàng từ Châu Âu, giá trị lô hàng là 2 triệu EUR, sẽ trả vào 30 ngày sau Hiện tại (giả sử là ngày 01/03), tỷ giá giao ngaygiữa USD và EUR là 1,2 USD/EUR
Theo số liệu thống kê từ diễn biến tỷ giá (hàng tháng) trên thị trường ngoại hối thời gian qua cho thấy, mức tăng cao nhất của EUR so với USD là 11% và mức giảm nhiều nhất của EUR so với USD là 8,4% Với thông tin này, công ty có thể
kỳ vọng vào tình huống tốt nhất xảy ra là 30 ngày sau, EUR giảm giá 8,4% so với USD Khi đó, chi chí để có được 2 triệu EUR trả tiền hàng sẽ chỉ còn 2.198.400 USD Tương tự trường hợp xấu nhất cũng có thể xảy ra là EUR sẽ tăng 11% so với USD vào 30 ngày sau Lúc bấy giờ để có được 2 triệu EUR, công ty phải chi đến 2.664.000USD
Nếu 30 ngày sau, EUR giảm giá hơn so với USD thì điều đó càng tuyệt vời tuy nghiên dưới góc độ quản trị rủi ro, công ty cần quan tâm đến tình huống xấu nhất
và khả năng xảy ra nó Công ty có thể xem xét các phương án bảo hiểm rủi ro tỷ giá sau:
mà kại giảm thấp hơn 1,24USD/EUR thì việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn không có hiệu quả, thậm chí công ty còn bị lỗ một khoản tiền so với thị trường giao ngay vào thời điểm đó Lúc bấy giờ, khoản lỗ ấy sẽ được xem như chi phí bảo hiểm mà công ty phải trả cho việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn
Trang 15Đồ thị biểu hiện chi phí của công ty khi sử dụng
30 ngày sau,công ty bán lại 16 hợp đồng tương lai EUR này cho Sở giao dịch với
tỷ giá F* và ra thị truờng giao ngay mua 2 triệu EUR để trả tiền hàng với tỷ giá S *.Trong thực tế, tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai và tỷ giá giao ngay luôn biến động cùng chiều Có 2 tình huống có thể xảy ra vào thời điểm 30 ngày sau:
Tình huống 1: EUR tăng giá so với USD
Khi đó, ở thị trường tương lai công ty lời 16 x 125000 x (F* - 1,29) (với F*là tỷ giá công ty bán lại hợp đồng 30 ngày sau)
Thời điểm 30 ngày sau cũng là lúc công ty cần 2 triệu EUR để trả tiền hàng nên công ty mua chúng trên thị trường giao ngay tại tỷ giá S* (với 1,2<S*<F*) Như vậy, so với thời điểm 1/3 thì công ty đã bị lỗ ở thị trường giao ngay: 2.000.000 x (S* - 1,2) (USD)
Nhờ vào việc sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá nên khoản bị lỗtrên thị trường giao ngay được bù đắp một phần bằng khoản tiền lời có được từ thị trường tương lai Như vậy tổng số tiền công ty phải chi là: (2.000.000 x S*) – [16 x125.000 x( F* - 1,29)] (USD)
Tình huống 2: EUR giảm giá so với USD:
Ở thị trường tương lai công ty bị lỗ 16 x 125000 x (1,29 – S*) (USD)
30 ngày sau, công ty mua trên thị trường giao ngay tại tỷ giá S*, công ty lời:
Trang 16Tóm lại, khi sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá công ty không lời hoàn toàn cũng không lỗ hoàn toàn do có sự bù đắp lẫn nhau giữa thị trường tương lai và thị trường giao ngay.
1.3.1.3 Sử dụng hợp đồng quyền chọn:
Hiện tại, công ty ký kết với ngân hàng hợp đồng quyền chọn, trong đó công ty mua quyền chọn mua 2 triêu EUR Giả sử quyền chọn mua do ngân hàng phát hành có các đặc điểm sau:
Quyền chọn mua: 2 triệu EUR
Kiểu quyền chọn: kiểu Châu Âu
Tỷ giá thực hiện quyền chọn (E): 1,24USD/EUR
Phí quyền chọn: 0,017USD/EUR
Ngày đáo hạn: 30 ngày sau
Như vậy công ty phải trả cho ngân hàng một khoản phí là: 34.000USD (0,017 x 2.000.000) vào lúc ký kết hợp đồng Số tiền này được xem như phí bảo hiểm mà công ty sẽ không được hoàn lại cho dù có thực hiện quyền của mình hay không.Nếu 30 ngày sau, S*>E thì công ty sẽ thực hiện quyền của mình theo call option đãmua, nghĩa là công ty sẽ mua 2 triệu EUR tại mức tỷ giá 1,24USD/EUR Tổng chi phí công ty bỏ ra là:34.000 + 2.000.000 x 1,24 = 2.524.000 USD
Nếu 30 ngày sau, S* <E thì công ty sẽ không thực hiện quyền của mình mà sẽ mualại trên thị trường giao ngay tại mức tỷ giá S* Tổng chi phí công ty bỏ ra là: 34.000+2.000.000 x S* = 2 000.000 x (S* + 0,017) (USD)
Như vậy, công ty đã chắc chắn một điều là để có được 2 triệu EUR vào 30 ngày sau thì 2.514.000USD là chi phí tối đa mà công ty sẽ chi ra
Trên đây là các cách sử dụng 3 công cụ phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản phải trả bằng ngoại tệ Công ty có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất với tình hình tài chính và đặc thù riêng của mình trên cơ sở so sánh hiệu quả
dự tính của từng phương án, có sử dụng các công cụ hỗ tợ dự báo sự biến động tỷ giá
1.3.1.4 Sử dụng hợp đông hóan đổi ngoại hối:
Trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá, hóan đổi thường được sử dụng khi người bảo hiểm có các luồng tiền bằng ngoại tệ ngược chiều nhau nhưng lại mất cân đối về mặt thời gian Ta hãy xem tình huống sau:
Công ty ABC ( Việt Nam) hiện đang có 1 triệu USD nhưng cần sử dụng Công ty
đã ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu (trị giá 1 triệu USD) với 1 đối tác ở Mỹ, theo đó 1 tháng sau công ty sẽ trả tiền hàng Lúc nay công ty cũng cần tiền để trang trải các khỏan phải trả trong nước như vậy, công ty đang ở vị thế bất cân đối
về thời gian giữa các luồng tiền Một vài giải pháp mà công ty ABC có thể xem xét:
(1) Cứ giữ 1 triệu USD (gửi tiết kiệm) để 1 tháng sau trả riền hàng nhập
khẩu.Số tiền VND đang cần có thể vay ngân hàng Làm như vật công ty không phải lo ngại về rủi ro tỷ giá giữa USD và VND nhưng lại cân nhắc lãi vay VND,và những khó khăn gặp phải khi đi vay ngân hàng
Trang 17(2) Công ty bán giao ngay 1 triệu USD để lấy VND sử dụng trong 1 tháng rồi 1tháng sau sẽ mua lại 1 triệu USD theo tỷ giá giao ngay lúc đó Lúc này công ty phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
(3)Nếu sử dụng giao dịch hoán đổi, công ty sẽ ký kết một hợp đồng hoán đổi với ngân hàng, trong đó công ty bán giao ngay 1 triệu USD tại tỷ giá S và mua kỳ hạ 1 tháng 1 triệu USD tại tỷ gái F (với S và F được xác định ngay khi ký kết hợp đồng) Làm như vậy, công ty sẽ có được ngay số tiền mình cần để chi trả trong nước, đồng thời 1 tháng sau công ty có 1 triệu USD để trả tiền hàng theo tỷ giá kỳ hạn đã thỏa thuận với ngân hàng cho dù lúc đó USD có tăng hay giảm so với VND Điêu quan trọng là khi tiến hành swap giữa USD và VND, công ty hòan toàn chủ động được lế hoạch tài chính của mình do các luồng tiền phát sinh từ giao dịch này đều được xác định trước
1.3.2 Đối với các khoản doanh thu bằng ngoại tệ:
Giả sử công ty Mỹ xuất hàng sang Châu Âu, giá trị lô hàng là 2 triệu EUR, sẽ thu vào 30 ngày sau Công ty hiện đang lo ngại về việc 30 ngày sau EUR giảm giá đáng kể do với USD Công ty sẽ xem xét các phương án bảo hiểm rủi ro tỷ giá sau:
1.3.2 1 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn:
Công ty sẽ ký hợp đồng bán 2 triệu EUR kỳ hạn 30 ngày với ngân hàng 30 ngày sau khi công ty thu được tiền hàng, công ty sẽ bán cho ngân hàng với tỷ giá thỏa thuận lúc ban đầu
1.3.2.2Sử dụng hợp đồng tương lai:
Hiện tại, công ty bán 16 hợp đồng tườn lai EUR giao hàng tháng 6 ( cùng năm) tại mức tỷ giá của hợp đồng tương lai mua bán ở hiện tại 30 ngày sau, công ty mua lại 16 hợp đồng tương lai EUR giao hàng tháng 6 tại tỷ giá mà hợp đồng này đang được mua bán trên thị trường tương lai vào thời điểm đó Như vậy vị thế của công
ty tại thị trường tương lai đã được tất toán Thực hiện 2 giao dịch đối ứng này trên thị trường tương lai có thể làm công ty lời(khi tỷ giá hợp đồng tương lai giảm) hoặc lỗ ( khi tỷ giá hợp đồng tương lai tăng) một lhỏan tiền (tính bằng USD)Công ty tiến hành bán giao ngay 2 triệu EUR theo tỷ giá giao ngay vào thời điểm
30 ngày sau Khi đó, khoản lời (hoặc lỗ) trên thị trường tương lai sẽ bù đắp cho khỏan lỗ (hoặc lời) ở thị trường giao ngay nếu so với thời điểm 1/03
1.3.2.3 Sử dụng hợp đồng quyền chọn:
Công ty sẽ ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng, trong đó công ty sẽ trả một khỏan phí quyền chọn cho ngân hàng để mua quyền chọn bán (put option) 2 triệu EUR tại mức tỷ giá thực hiện quyền chọn thỏa thuận, ngày đáo hạn quyền chọn là
30 ngày sau Nếu 30 ngày sau tỷ giá giao ngay trên thị thấp hơn tỷ gái thực hiện quền chọn thì công ty sẽ thực hiện quyền chọn của mình, nghĩa là bán 2 triệu EUR cho ngân hàng Còn nếu tỷ gái giao ngay cao hơn tỷ gái quyền chọn đã thỏa thuận thì công ty sẽ không thực hiện quyền chọn của mình mà sẽ tiến hành bá 2 triệu EUR trên thị trường giao ngay
Trang 181.3.3 Rủi ro kiệt giá tài chính
Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá , giá cả hàng hoá
và chứng khoán thị trường tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi
ro kiệt giá tài chính
Các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những nhạy cảm từ các nhân tốthị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán Những rủi ro kinhdoanh phát sinh do những quyết định của doanh nghiệp như doanh nghiệp nênmua hàng ở đâu, nên sử dụng đồng tiền nào trong giao dịch thương mại quốc tế,đây là những rủi ro có thể phòng ngừa được
Những bất ổn trong tỷ giá, lãi suất hay giá cả hàng hóa chắc chắn sẽ làm thay đổidòng tiền thực sự của công ty Những bất ổn trong tỷ giá ngày càng trở nên rõ rànghơn từ thập kỷ 1970 đến nay đã làm cho ngày càng có nhiều hơn các công ty nhận
ra tầm quan trọng độ nhạy cảm với rủi ro tài chính Tính dễ bị tổn thương với rủi
ro tài chính khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính khikhông có sự tương thích giữa doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp
Và nhận thấy mối lo ngại từ rủi ro tỷ giá mang lại là vấn đề rất quan trọng trongthế giới mở ngày nay.Thị trường tài chính đã phát triển ra các công cụ để phòngngừa và hạn chế rủi ro mà tỷ giá mang lại bẳng một loại sản phẩm áo tính ưu việtrất cao đó là các sản phẩm phái sinh
1.4 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừhay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro Thị trường này đòi hỏi phải tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Các công cụ phái sinh chủ yếu được áp dụng trên thị trường tài chính thế giới hiệnnay bao gồm: kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi:
1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng kỳ hạn: là hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – để muahoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận ngày hôm nay.Nếu vào ngày đáo hạn giá thực tế cao hơn giá thực hiện người sở hữu hợp đồng sẽkiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn người sở hữu sẽ chiu một khoản lỗ
Hợp đồng kỳ hạn gần giống một quyền chọn, nhưng quyền chọn cho quyền nhưngkhông bắt buộc phải thực hiện giao dich trong khi hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phảithực hiện nếu giá tài sản cơ sở thay đổi, người nắm giữ quyền chọn có thể quyết
Trang 19định mua hoặc bán với giá cố định Mặt khác, hai bên trong hợp đồng kỳ hạn cónghĩa vụ phải mua và bán hàng hóa.
Công cụ này là loại hợp đồng “song phương”, thực hiện vô điều kiện Theo đó, haibên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định trong hợp đồng Hợp đồng kỳ hạnthường được giao dịch trên thị trường phi tập trung, không có một qui định/thể chếnào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các tổ chức/cá nhân; Không thực hiệnthanh toán bù trừ hàng ngày và giá trị khác “0” chỉ được hạch toán vào ngày đáohạn cho bên thắng (+) và bên thua (-) nếu hợp đồng được thực hiện thành công
1.4.2 Hợp đồng giao sau (Future)
Hợp đồng giao sau là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặcbán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận ngày hôm nay Cáchợp đồng được giao dịch trên sàn giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toánhằng ngày
Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống vớihợp đồng kỳ hạn Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳhạn, nhưng các hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi làsàn giao dịch giao sau Người mua hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ muahang hóa vào một ngày trong tương lai có thể bán hợp đồng trên thị trường giaosau Điều này giúp họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng hóa Ngược lại, người bánhợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ bán hàng hóa vào một ngày trong tươnglai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau, điều này giúp họ thoát khỏinghĩa vụ bán hàng hóa
Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau cũng có rủi ro hai chiều Nhưngkhác biệt rõ rệt nhất với thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau sử dụng hai công cụ
để loại bỏ rủi ro tín dụng: Thứ nhất thay vì giao nhận giá trị hợp đồng thông quaviêc thanh toán đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị của hợp đồnggiao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng được giao dịch Đặc tính thứ hai củahợp đồng giao sau giúp làm giảm rủi ro không thanh toán là yêu cầu tất cả thànhviên tham gia thị trường, người bán và người mua đều như nhau- thực hiện mộtkhoản ký gửi được gọi là ‘khoản ký quỹ’ Nếu hợp đồng giao sau của bạn tăng giátrị trong ngày trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản kýquỹ của bạn vào cuối ngày Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, khoản
lỗ sẽ được trừ ra và số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức tối thiểu
đã được thỏa thuận, bạn sẽ bị yêu cầu nộp khoản ký quỹ bổ sung
Trang 201.4.3 Hợp đồng quyền chọn ( option)
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, trong
đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ để mua hoặc bán một tài sảnvào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay
Người mua trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn Người bánquyền chọn sẵn sàng bán hoặc nắm giữ tài sản nếu người mua từ bỏ quyền mua.Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call) Một quyền chọn đểbán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put) Hợp đồng quyền chọn chỉ qui địnhquyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình
Quyền chọn mua (CALL): cho phép người mua option có quyền mua haykhông mua tài sản theo giá hợp đồng
Quyền chọn bán (PUT): cho phép người mua option có quyền bán hay khôngbán tài sản theo giá hợp đồng
Giá thực hiện option (Strike): là tỷ giá mà người mua Option được quyền ấnđịnh trước với người bán Option và được chốt trong suốt thời hiệu hợp đồng
Dựa vào sự chênh lệch giữa giá Strike và giá Spot, có 3 kiểu giá Strike:
In – The –Money (ITM)
At – The Money (ATM)
Out Of The Money (OTM)
Ví dụ: Giá Strike
Giả sử gía spot là 1 EUR = 19500 VND
Trang 21Một người mua hợp đồng quyền chọn mà sẵn sàng chấp nhận mức lỗ tiềmnăng lớn hơn và đổi lại sẽ chịu phí quyền chọn thấp hơn thì sử dụng quyền chọnkiệt giá OTM ( Out of the money )
Người mua quyền có thể: thực hiện quyền, hay bán quyền cho một ngườimua khác; hay không thực hiện quyền Các giao dịch quyền chọn thường đượcthực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, cả hai bên không cần giao dịchtrực tiếp với nhau mà thông qua các thành viên đã đăng ký của trung tâm giaodich, các thỏa thuận mua và bán hợp đồng được khớp khi hồ sơ của hai bên đượckhớp với nhau về giá thực hiện, phí quyền chọn, ngày đáo hạn Việc từ chối haykhông từ chối quyền khi giá vào ngày đáo hạn cao (hay thấp) hơn giá trong hợpđồng sẽ được quyết định trên cơ sở mức độ chênh lệch giữa giá định trước với giáthực tế của sản phẩm chính ở ngày đáo hạn và quyền phí Nghĩa là “giá của hợpđồng quyền chọn bằng chênh lệch giá giữa giá thực tế với giá trong hợp đồng
“cộng” với phí mua quyền nếu người mua quyền thực hiện được quyền thành côngtheo hợp đồng, hoặc đơn giản chỉ là phí để “rút lui” không thực hiện hợp đồng Cụthể, trong khi người mua hợp đồng quyền chọn mua mong muốn giá của sản phẩmhợp đồng sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng lựa chọn bán lại
hy vọng giá xuống, nếu cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịumất quyền phí
Diễn biến giá trị option
Yếu tố thị trường Giá trị của CALL option Giá trị của PUT option
So sánh option với giao dịch spot
Giao dịch option Giao dịch spot
Vốn ít, lời nhiều Phải bỏ nhiều vốn
Trang 22Tỷ suất lợi nhuận cao Tỷ suất lợi nhuận thấp
Ít chi phí vay mượn vốn Chi phí vay mượn vốn cao
Tổng chi phí đã xác định Mức lỗ chưa xác định
Tóm tắt các đồ thị lợi nhuận đối với các vị thế được giữ đến khi đáo hạn
- Giao dịch quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua Bán quyền chọn mua
Trang 23- giao dịch quyền chọn bán
1.4.4 Công cụ hoán đổi (Swap)
Là việc mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với
số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham giacác điều kiện thuận lợi hơn mong muốn Thực chất của hợp đồng này là hai bênthoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi làgiao dịch trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn Cụ thể, ở thị trườnghoán đổi Mỹ, hầu như chưa có qui định nào ràng buộc Hiện nay, hiệp hội hoánđổi và phái sinh quốc tế mới chỉ đưa ra tài liệu chuẩn về quy trình giao dịch và thủtục pháp lý (chỉ áp dụng ở Mỹ) Ở Châu Âu, thị trường hoán đổi chủ yếu do cácngân hàng vận hành, được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Ngân hàng.Nhìn chung, cho đến nay chỉ có quy định đối với người môi giới về việc tổ chứccác giao dịch hoán đổi, không quy định về trách nhiệm của các đối tác trên thịtrường đối với việc thực hiện hợp đồng Hạn chế của thị trường này là khi muốngiao dịch, một bên đối tác phải tìm được đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tácgiao dịch với mình ( phải có sự trùng hợp về nhu cầu đối với thời gian đáo hạn,cấu trúc các dòng tiền và khối lượng vốn ) Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêngtheo nhu cầu của hai bên đối tác, chính vì vậy các điều kiện của hợp đồng mangtính cứng nhắc và thiếu linh hoạt Hợp đồng hoán đổi ra đời để xử lý những bấttương xứng giữa tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng và doanh nghiệp về lãisuất, kỳ hạn và quốc tịch của đồng tiền, giúp ngân hàng và doanh nghiệp quản lýtốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình
Mua quyền chọn bán Bán quyền chọn bán
Trang 24Phần 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Phân tích ngành dệt may VN
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may VN
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam:
Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử pháttriển lâu đời ở Việt Nam Đặc biệt, ngành dệt sợi có từ lâu và phát triển mạnhtrong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Trước khi thực dân Pháp xâm lược ĐôngDương đã tồn tại nhiều nhà sản xuất vải tại Việt Nam sử dụng sợi nhập khẩu Thựcdân Pháp đã tăng thuế nhập khẩu sợi làm cho sản xuất vải tại Việt Nam gặp nhiềukhó khăn.Nhưng trong thời kỳ này nhiều nhà máy dệt hiện đại do Pháp đầu tư đãđược thành lập Năm 1889, nhà máy dệt đầu tư tại Việt Nam được Pháp xây dựngtại Nam Định, tiếp theo là năm 1894 tại Hà Nội và sau đó tại Hải Phòng Năm
1912, ba nhà máy hợp nhất thành “Công ty dệt vải Đông Kinh” Chính phủ Thựcdân thu được nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền ngành này
Sau đại chiến thế giới thứ hai, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triểnđáng kể Vào thới gian đó, các doanh nghiệp dệt ở miền Bắc nhập máy móc thiết
bị deẹt sợi từ tTrung Quốc, Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, còn các doanh nghiệp
ở miền Nam nhập từ các nước phương tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt- may.Năm 1975, sau khi Việt Nam thống nhất, các doanh nghiệp dệt – may quy mô lớncủa miền Nam được quốc hữu hóa và được đưa vào hệ thống kinh tế bao cấp Ủyban Kế hoạch Nhà Nước giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp may về kế hoạch sảnxuất, số lượng, giá Các doanh nghiệp may căn cứ vào đó tính số lượng nguyênliệu đầu vào trình lên Ủy ban Kế hoạch về các doanh nghiệp nhuoọm có thể đápứng yêu cầu Sau đó, căn cứ vào những đề nghị này, Ủy ban Kế hoạch lại giao chỉtiêu sản luọng cho các doanh nghiệp nhuộm, ấn định về giá và ngày giao hàng, cácdoanh nghiệp nhuộm lại tính lượng sợi cần thiết rồi trình Ủy ban Lế hoạch Nhànước về nhà sản xuất sợi theo yêu cầu Cuối cùng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nướcgiao chỉ thị cho doanh nghiệp sợi sản xuất lượng sợi cần thết như kế hoạch đượctrình bày ở trên
Trong nền kinh tế kế hoạch, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt, nhuộm vàmay rất mật thiết Các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất theo thiết kế, số lượng
và giá đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định Các doanh nghiệp nàythường xuyên nắm bắt những thông tin như loại vải nào thì có thể sản xuất ởdoanh nghiệp nào và giữ mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhuộm Đơngiá, mẫu mã… của vải sử dụng ở các doanh nghiệp may do Ủy ban Kế hoạch Nhànước quy định, nhưng nhà cung cấp vải lại do các doanh nghiệp may đệ trình lên
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nhưng thực chất quyết định cuối cùng vẫn do các
Trang 25doanh nghiệp này đưa ra Đồng thời, các doanh nghiệp nhuộm cũng giữ mối quan
hệ khăng khít với casc doanh nghiệp dệt Xét trên toàn ngành, mối quan hệ trựctiếp, laau dài giữa các doanh nghiệp đã được duy trì khá tốt Tuy nhiên, mối quan
hệ khăng khít cùng việc chia xẻ thông tin giữa các doanh nghiệp khác ngành đã có
sự thay đổi lớn từ sau khi có Hiệp định thương mại gia công ủy thác (Hiệp địnhngày 19 tháng 5) được ký kết giữa chính phủ Liên Xô cũ và Chính phủ Việt Namvào naem 1986 Theo Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu
tơ sợi từ Liên Xô để tiến hành sản xuất hàng may mặc tại các doanh nghiệp Nhànước, sau đó, xuất khẩu trở lại Liên Xô Hiệp định này đã làm giảm hẳn nhu cầuđối với sản phẩm của các doanh nghiệp nhuộm và dệt trong nước và mối quan hệmật thiết giữa các doanh nghiệp cũng bị rạn nứt Việc các doanh nghiệp dệt,nhuộm lớn đầu tư vào ngành may đã đẩy nhanh hơn sự rạn nứt này Các nhà sảnxuất dệt và nhuộm cũng hoạt động trên cả lĩnh vực may và để tồn tại họ cần nhậnđược những đơn đặt hàng gia công ủy thác của Liên Xô Các doanh nghiệp trongcác lĩnh vực dệt, nhuộm, vải từ mối quan hệ hợp tác đã trở thành đối thủ cạnhtranh của nhau Người ta cho rằng đó là nguyên nhân lịch sử chủ yếu khiến cho sựphân ngành trong ngành dệt – may Việt Nam chưa phát triển
2.1.1.2 Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam:
* Vị trí ngành công nghiệp dệt may trên thế giới:
Ngành công nghiệp dệt may gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người Vì vậy, từ rất lâu trên thế giới, ngành công nghiệp này được hình thành
và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản Đây là ngành thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao, có điều kiện mở rộng thương mại quốc
tế, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không lớn lắm Do vậy, trong quá trình công nghiệp hóa tư bản ở các nước phát triển Anh, Pháp, Ý…cho đến các nước công nghiệp mới như Hàn quốc, Đài loan, Hồng kông, Singapore…ngành dệt may đều có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của họ Nhưng hiện nay, giờ công lao động của công nhân dệt may ở các nước này cao hơn ta rất nhiều, do vạy hiệu quả sản xuất dệt may ở các nước đó thấp
Các nước NIC châu Á như Hàn quốc, Đài Loan, Malaisia…đang chuyển sản xuất dệt may sang các nước có lao động dồi dào và giá nhân công rẻ hơn như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Bănglađet, Việt Nam…Chúng ta tiếp nhận nhiều công trình liên doanh hoặc 100% vốn từ các nước đó
* Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam:
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo hàng hóa cho tiêu dùng trong nước, có điều mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước Liên tục trong hơn 15 năm qua(từnăm 1992 đến nay), ngành dệt may đã từ vị trí thứ 2 vươn lên vị trí thứ 1 vào năm
2007 trong 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất đất nước, vượt qua mặt dầu khí
Trang 26Trong gần nử thế kỷ phát triển của mình, ngành dệt may Việt Nam luôn luôn đượcchính phủ Việt Nam coi là ngành công nghiệp thuộc loại ưu tiên hỗ trợ vốn để đầu
tư phát triển Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, Nghị quyết, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đápứng nhu cầu đa dàng ngày càng cao, phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu” Nhờ vậy mà trong các thời kỳ qua, ngành đã có bước phát triển và giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất hàng tiêu dùng; từ Bắc vào Nam, đâu cũng có ngành dệt với đội ngũ lao động đông đảo, có kinh nghiệm, tay nghề và trình độ Ngành thu hút nhiều lao động xã hội – khỏang 1600000 người, chiếm 25% lao động công nghiệp toàn quốc, giải quyết được công ăn việc làm, tạo sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội Ngành dệt may vẫn đang chiếm một vị trí quan trọng về
ăn mặc của nhân dân, quốc phòng và tiêu dùng trong công nghiệp khác Nước ta hiện nay có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp FDI chiếm 25% và còn lại phần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần
2.1.1.3 Nhu cầu về may mặc:
* Thị trường nội địa:
Hiện nay dân số nước ta vào khoảng hơn 80 triệu dân Nhưng tới gần 70% dân số sống bằng nghề nông Vì vậy nhu cầu về vải, sản phẩm may mặc còn thấp do thu nhập của họ không cao
Mức tiêu thụ vải vào khoảng 1,17 kg/người/năm Thị trường nội địa có nhu cầu thấp nhưng các doanh nghiệp dệt may cũng chưa mấy chú trọng mở rộng thị trường trong nước Vấn đề bức xúc hiện nay là hàng vải sợi may mặc từ nước
Trang 27ngoài tràn vào từ nhiều nguồn < hàng trốn lậu thuế, hàng cũ có giá rất rẻ đã làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng Mặt khác hệ thống bán buôn, bán lẻ vải sợi may mặc trong nước chưa có tổ chức, đã thả nổi cho một số tư thương làm giả nhãn mác một số công ty có uy tín Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại chưa tạo được các lênh tiêu thụ ngay ở thị trường trong nước.
Chỉ vài doanh nghiệp lớn như Vinatex, Thành Công, An Phước, Thái Tuấn… có các chuỗi cửa hàng bán lẻ nhưng chỉ rập trung vào các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Do đó, thị trường nội địa còn một khoảng trống thị trường tiêu thụ rất lớn mà các doanh nghiệp dệt may chưa khai thác hết
GDP trong những năm gần đay của Việt Nam luôn đạt trên 8%/năm, Việt Nam là thành viên của WTO mở rộng quan hệ đa phương, song phương với nhiều nước trên thế giới, thu nhập người dân tăng mạnh Vì vậyhứa hẹn một lượng nhu cầu về sản phẩm may mặc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Theo dự báo của ngành dệt về nhu cầu tiêu dùng vải trong nước như sau:
NHU CẦU VẢI TRONG NƯỚC
Năm Đv: Triệu m
Với số liệu trên ta thấy bình quân một người dân tiêu dùng vải qua các năm như sau:
- Năm 1995: 4,3 mét/người/năm
- Năm 2000: 5,7 mét/người/năm
- Năm 2005: 7,1 mét/người/năm
- Năm 2010: 8,5 mét/người/năm
Mặt khác, với chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhẹ, chính sách bảo
hộ hàng nội địa, chúng ta lại am hiểu tập quán tiêu dùng của từng vùng lãnh thổ, từthành thị đến nông thôn, từ vùng núi đến hải đảo…nhất định chúng ta sẽ đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại tại thị trường trong nước
Thị trường nội địa nông dân sẽ vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm dệt may to lớn, vừa
là nguồn nhân lực dồi dào thúc đẩy ngành dệt nước ta phát triển
Trang 28* Thị trường nước ngoài:
Nhờ chính trị ổn định và chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nên ngành dệt may có nhiều điều kiện mở rộng thị trường với nhiều bạn hàng trên thế giới Đặc biệt từ năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận và quan hệ bình thường với Việt Nam cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN, gia nhập APEC và là thành viên của WTO, đã tạo điều kiện thuận lợi chochúng ta phát triển ngành công nghiệp dệt may
Thị trường các nước liên minh Châu Âu (EU): Đây là một thị trường đông dân (370 triệu người) lại có mức tiêu dùng vải cao (17kg/người/năm) Hàng năm EU nhập gần 70 tỷ USD quần áo
Thị trường SNG và Đong Âu: là thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam Đâuy là một thị trường có dân số lớn (300 triêukj người), lại không cần quota, có nguyên liệu bông dồi dào, máy dệt, thuốc nhuộm, hóa chất tốt, giá rẻ
Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là cường quốc dệt may lớn nhưng do giá nhân công ngày càng cao, đồng Yen Nhật lại lên giá và thiếu nhân công, nên từ
1986 Nhật chuyển đổi chiến lược: giảm sản xuất trong nước và tăng cường nhập lhẩu hàng dệt may Nhu cầu may mặc của Nhật bản mỗi năm từ 2-3 tỷ USD Đây
là thị trường lớn lại không cần quota
Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Là một thị trường đông dân (xấp xỉ 360 triệungười), mức tiêu thụ hàng dệt may gấp rưỡi EU (27kg/người/năm) Ở đây, nhua cầu về may mặc lớn nhưng nhập là chủ yếu, sản xuất trong nước là không đáng kể.Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ hàng năm trên 50 tỷ USD, bằng cả khối lượng của Nhật và EU cộng lại
Các thị trường khác: như Canada, Nauy, Hàn quốc, Hòng kông…đang
là thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, có nhiều triển vọng tốt
2.1.1.4 Phân tích tình hình xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam:
* Tình hình nhập khẩu và sản xuất nguyên vật liệu:
Hiện nay ngành dệt may Việt Nam phải nhập đến 80%nguyên phụ liệu Các doanhnghiệp dệt may có vốn FDI thì nhập khẩu 100% nguyên vật liệu ở nước ngoài Riêng năm 2007, để có thể xuất khẩu được số hàng dệt may trị giá 7,7 tỷ USD, Việt Nam phải chi tới 5,2-5,3 tỷ USD để nhập nguyên phụ liệu sản xuất
Năng lực sản suất nguyên vật liệu dệt may Việt Nam (tính đến năm 2006) như sau:
Trang 29Nguồn tổng cục thống kê
Lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu hiện nay trong nước mới chỉ đạt khoảng tư 15 đến 20% nhu cầu, số còn lại là do chính các doanh nghiệp may nhập khẩu (60%) hoặc do các khách hàng đưa vào may gia công để tái xuất khẩu
Nguyên liệu dử dụng cho ngành dệt may ở Vệt Nam gồm có các loại xơ bông thiên nhiên, xơ Visco, xơ PE, lông cừu, tơ tằm và các loại xơ liber, các loại hóa chất cơ bảnvà thuốc nhuộm Nhưng đa số là ta phải nhập khẩu từ bên ngoài nên chịu siức ép nặng nề về tăng giá và rủi ro tỷ giá khi nhập khẩu nguyên vật liệu.Mặt khác, do nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhập lhẩumà không thống nhất ở một vài đơn vị có chức năng nhập mà do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt vẫn đứng ra nhập và phân phối bông sợi theo nhiều loại giá khác nhau, đầu cơ làm biến động giá đầu vàokhiến cho đầu ra không ổn định Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á về trồng bông và hiện chúng ta có thể khai thác được 30.000 ha diện tích trồng bông và còn được sự khuyến khích của Chính phủ nhưng sự khuyến khích chưa sâu sát nên khi thấy giá bắp tăng 4 lần
là nông dân nhổ bông chuyển sang trồng bắp Vì vậy sản lượng bông rất ít
Diện tích trồng dâu hiện nay ước đạt 38.000ha cho gần 2.000 tấn kén nhưng thực
tế thấp hơn nhiều và chất lượng cò lém do đa số làm thủ công và khi thu hoạch, bảo quản, quay sợi không tốt
Nguồn tơ sợi tổng hợp nhập khẩu khoảng gần 3.000 tấn xơ PE, gần 6.000 tấn xơ PETEX Nguồn đay thì có khoảng gần 30.000 tấn đay nhưng chính sách bảo hộ Nhà nước không tốt nên đay tràn lậu vào nhiều -> giá rẻ nên các xí nghiệp, cơ sở sản xuất không cạnh tranh nổi nên dần bị thu hẹp
2.1.1.5 Tình hình tiêu thụ hàng dệt may:
* Trong nước:
Nhìn chung thị trường dệt may trong nước gần như bị bỏ ngỏ, hàng hóa có xuất xứ
từ Trung Quốc tràn lan được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, giá rẻ, mẫu mã đa dạng nên lấn át mạnh mẽ hàng nội địa
Hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp dệt may trong nước không nhiều và chỉ tập trung đa số ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội với giá cả cao, ít mẫu mã mới
Hàng Trung Quốc có giá cả thấp hơn hàng nội địa
* Xuất khẩu:
Thị trường dệt may thế giới trong 5 năm qua có mức tăng trưởng bình quân 6% đối với sản phẩm dệt và 8% đối với sản phấm may mặc Tổng nhập khẩu hàng hóadệt may trên toàn thế giới năm 2005 là 480 tỷ USD và dự tính năm 2010 ước đạt
700 tỷ USD Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về hầu hểt các nước đang phát triển tại Châu Á
Việt Nam đang được xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới Trongnăm năm trở lại đây tăng trưởng của dệt may Việt Nam vào khoảng hơn 20% Thị trường xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là vào Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản
Trang 30Trong vài năm trở lại đây xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam gia tăng một cáchđáng kể, thị phần, thị trường đều được mở rộng hơn so với trước Nam 2007 tăng hơn 30% so với 2006 và dự kiến năm 2008 tăng 48% so với năm 2007.
Năm Xuất khẩu ( triệu USD) Tăng trưởng (%)
Đv: Triệu
USD
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm
2.1.1.6 Nhận xét chung về tình hình xuất nhập khẩu của ngành dệt may:
Được đánh giá là ngành xuất khẩu chủ chốt trong các mặt hàng công nghiệp của
VN, trong những năm qua bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành dệt may VN cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại Sau một năm gia nhập tổ chức thươngmại thế giới WTO, tình hình xuất khẩu ngành dệt may đã có nhũng bước phát triểnđáng kể
STT Thị trường Kim ngạch 2006 Kim ngạch 2007 Dự kiến 2008
1 Nhật Bản 3,044 tỷ USD 4,5 tỷ USD 5,3-5,5 tỷ USD
3 Nhật Bản 627 triệu USD 700 triệu USD 800 triệu USD
Trang 31Đặc thù của ngành dệt may Việt Nam là xuất khẩu hầu hết qua trung giandưới hình thức gia công, các giao dịch kinh tế phụ thuộc vào nhiều ý kiến chỉ định
từ phía khách hàng Vì vậy các rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp dệt may cónguy cơ gặp phải chủ yếu là loại rủi ro tiềm ẩn mang tính chính sách như rào cản
kỹ thuật, rào cản thương mại từ nước nhập khẩu
Mặc dù dệt may Việt Nam xuất khẩu rất ngoại mục tăng trưởng trong những năm gần đây luôn đạt 20 – 30% nhưng đa số chúng ta xuất khẩu theo hạn ngạch là chính và không phải là do yếu tố cạnh tranh
Để vươn lên vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu, các DN dệt may trong nước đãphải vượt qua hàng loạt thách thức khắc nghiệt từ phía đối tác, trong đó có khókhăn nhất là chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ VN do Chính phủ
Mỹ thực hiện Áp lực càng gia tăng nặng nề khi hầu hết chi phí đầu vào sản xuấtđều tăng hơn 40% so với năm ngoái Sở dĩ dệt may đạt tốc độ tăng trưởng vượt tốctrong năm ngoái, phần đóng góp rất lớn thuộc về các DN có vốn đầu tư nước ngoài
và sự tham gia của một số DN mới Trong khi đó, Tập đoàn dệt may Việt Nam(Vinatex) lại chỉ đạt tốc độ tăng 50% so với toàn ngành, đa phần các DN “cũ” chỉđạt tốc độ khoảng 16%/năm, xét về mặt giá trị thì dệt may chỉ xếp thứ hai, tốc độtăng của toàn ngành trong năm qua đạt 32%, nhưng thực chất tốc độ riêng lẻ củamỗi doanh nghiệp (DN) chỉ đạt từ 15-17%
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,chính tác động của WTO
đã giúp ngành dệt may có được những ta thành quả đó Năm 2007, hầu hết cácđơn vị trong ngành dệt may đã đẩy mạnh công tác sản xuất, quản lý chất lượng,tập trung làm các mặt hàng có giá trị kinh tế cao nên vẫn được Hoa Kỳ nhận xétxuất khẩu tốt và không có dấu hiệu bán phá giá Nhiều đơn vị đã đạt tỷ suất lợinhuận rất cao, điển hình là: Tổng Công ty Phong Phú, Việt Tiến, Nhà Bè tăng30%, đặc biệt công ty Thái Tuấn tăng tỷ suất lợi nhuận tới 90%"
Năm 2008, chính phủ và Bộ công thương đã giao kế hoạch toàn ngành dệt may
VN là 9,5 tỷ USD trong đó Tập đoàn dệt may VN đang xây dựng kế hoạch phấnđấu từ 1,7 tỷ đến 1,8 tỷ USD xuất khẩu, cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,giảm bớt xuất khẩu sang thị trường Mỹ để giảm bớt rủi ro, EU chiếm khoảng 1,6-
1, 8 tỉ USD, mở rộng thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường mới như Úc,Nam Phi, Nam Mỹ…
Tuy nhiên vấn đề nguyên liệu vẫn đang là bài toán khó với các doanh nghiệp dệtmay VN Tuy xuất khẩu đạt 7,7 tỉ USD nhưng các doanh nghiệp dệt may VN phảichi tới 5,2-5,3 tỉ USD để nhập nguyên phụ liệu sản xuất Như vậy, giá trị màngành dệt may tạo ra để thực hưởng vẫn quá khiêm tốn, chỉ khoảng 25-30% kimngạch xuất khẩu Đây cũng chính là tồn tại của ngành dệt may khi ngành này vẫnchưa xóa được đặc thù của mình là "gia công - bán sức lao động" Một trở ngại làvào năm tới EU sẽ bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, đẩy sức cạnh tranh của
Trang 32các DN trong nước so với DN Trung Quốc ngày càng khốc liệt hơn về giá và khảnăng cung ứng đơn hàng lớn Riêng thị trường Nhật, dù chiếm tỉ trọng khiêm tốnnhưng đây vẫn là thị trường tiềm năng đối với các DN đã xây dựng được niềm tinvới khách hàng Nhật.
Một thách thức lớn trong năm 2007, nguyên liệu đã tăng 30, 40% trong khi giá cảđầu ra không tăng thậm chí giảm do cạnh tranh lớn Năm 2008, giá cả nguyên liệu
sẽ tiếp tục tăng vì giá dầu hiện nay đã tăng quá 100 USD/ thùng Giá cả đầu rakhông tăng, trong khi đầu vào liên tục gia tăng Bên cạnh đó, theo phân tích của bộcông thương năm 2008, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 trở lực lớn:
Thứ nhất, sự tăng trưởng lớn của 4 “đại gia”: Trung Quốc, Bangladesh,Campuchia và Ấn Độ Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường Hoa Kỳ, do lần đánhgiá thứ 2 (vào tháng 3-2008) sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi trong 6 tháng cuốinăm 2007, tốc độ tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã lên tới 40% Thứ ba, vấn đề đìnhcông và thiếu công nhân ngành dệt may đang ngày một trầm trọng , đây là khókhăn lớn đối với các doanh nghiệp.Và thứ tư, cần phải giải quyết vấn đề tiền lươngngành dệt may cho tương xứng với những ngành khác Luơng của công nhân cácdoanh ngghiệp dệt may vẫn còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng XH ngàycàng tăng
Hoa Kỳ – thị trường chiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may - sẽ tiếp tụctiềm ẩn rủi ro do chương trình giám sát vẫn được duy trì Cho đến nay, Bộ Thươngmại Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tácđộng tiêu cực của chương trình này như: không giảm bớt số lượng mặt hàng nằmtrong diện giám sát và cũng không nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể làm cơ sở tựkhởi kiện điều tra chống bán phá
Ngoài việc thiếu nguyên liệu, một hạn chế khác của ngành dệt may là tính liên kếtcủa các Doanh nghiệp (DN) trong ngành Hiện nay, việc liên kết các DN trongngành dệt may đã có nhưng cần phải chặt chẽ hơn và Hiệp hội chính là một nhân
tố tích cực để giúp cho sự liên kết này Từ 2 năm trước Bộ trưởng Trương ĐìnhTuyển đã đưa ra ý tưởng thành lập các chuỗi liên kết để phân công thị trường,chống việc khách hàng xé lẻ phá giá Hiện nay chuỗi liên kết này đang dần đượchình thành Đặc biệt là việc hình thành Tập đoàn dệt may VN, một liên kết lớnnhất trong Hiệp hội dệt may vì Tập đoàn hiện nay có đến khoảng 100 đơn vị lànhững công ty liên kết cùng với Tập đoàn để thực hiện các chiến lược, với cơ chếhình thành tập đoàn và tạo 1 liên kết chặt chẽ hơn thì chắc chắn vấn đề liên kếttrong ngành dệt may sẽ tốt hơn
Hiện nay ngành dệt may VN đang phải đối mặt với việc bị co hẹp thị phần và thiếunguyên liệu
Trang 33Các doanh nghiệp chủ trương tăng tốc việc sản xuất nguyên liệu và phụ liệu tại
VN Đề án phát triển cây bông đã được Chính phủ giao cho Tập đoàn dệt mayđược hai năm nhưng diện tích cây bông liên tục bị thu hẹp Việc giá mặt hàng ngôtăng tới 250% trong hai năm qua khiến hầu hết nông dân đều chuyển trồng bôngsang trồng ngô Về lâu dài, ngành dệt may đang dự kiến trình Chính phủ chiếnlược phát triển cây bông một cách bài bản, quy mô, tránh phụ thuộc quá nhiều vàonông dân bằng việc lập những nông, trang trại trồng bông một cách ổn định Các
dự án nhà máy sản xuất vải mới, nhà máy sản xuất phụ liệu mới đang được triểnkhai Song từ ý tưởng tới được hiện thực còn một quãng rất dài Trước mắt, ngànhdệt may vẫn phải đối mặt với việc bị co hẹp thị phần và thiếu nguyên liệu Vớinhững khó khăn cả về nội lực và ngoại lực như thế, tăng trưởng nóng của ngànhdệt may rất khó bền nếu không có được lời giải cần thiết
Các doanh nghiệp phải nhập khẩu tới 70% nguyên vật liệu để sản xuất Ngànhcông nghiệp dệt may (DM) Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lựccủa VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành DM chiếmkhoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Nhưng hiện nay gần như hoàntoàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu DM VN phải nhập khẩu.Giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may VN chủ yếu là gia côngcho nhà nhập khẩu nước ngoài.Do vậy giá trị lợi nhậun không cao
Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơbông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi Qua
đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộcvào nước ngoài Vì vậy để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đềuphải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp Bởi khi gia công,đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu
Hiện các doanh nghiệp sản xuất dệt - nhuộm chưa có hiệu quả, đặc biệt là chưalàm chủ được kỹ thuật, làm chất lượng vải không ổn định Vì vậy, chưa đượckhách hàng tiêu thụ sản phẩm may đánh giá để có thể trở thành nhà cung cấp vảicho các doanh nghiệp may gia công trong nước chứ chưa nói đến việc gia tăngxuất khẩu vải
Hiện vải dệt kim trong nước mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, vải dệt thoikhoảng 30% Cũng chính vì thế mà khách hàng Mỹ thường chỉ định nhà cung cấpvải từ các nơi (như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan ) để cung cấp cho các doanhnghiệp may Việt Nam Hơn nữa, từ ngày 1/6/2007, Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụngnhững biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu Điều nàylàm cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ gặp rất nhiều khó khăn
Theo sự khuyến khích của Chính phủ nước ta cố gắng mở rộng diện tích trồngbong để chủ động nguồn nguyên liệu cho dệt may nhưng giá ngô trông năm qua đã
Trang 34tăng 250% do đó nông dân lại nhổ bông trồng ngô, cho nên dù có sự khuyến khích
của chính phủ nhưng diện tích bong vẫn không mở rộn gmà còn bị thu hẹp cho
thấy sự khuyến khích chưa thực sự tốt và còn nhiều bất cập Do đó vấn đề xây
dựng hai trung tâm lớn nguyên vật liệu cho dệt may trong tương lai gần thì chưa
thể thực hiện được
Thị trường nội đia thì hầu như bỏ ngõ để hàng hóa Trung Quốc xâm nhập tràn
ngập thị trường, các doanh nghiệp ra sức nỗ lực xuất khẩu ra các thị trường bên
ngoài nhưng thị trường trong nước thì hầu như không chú trọng trong khi đây là
thị trường rất tiềm năng và lại chịu ít rủi ro về tỷ giá nhất và giảm được nhiều chi
phí như phí vận chuyển, kho bãi…
Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam còn lạc hậu so với các nước tiên
tiến trong khu vực khoảng hơn thập kỷ; riêng công nghệ cắt may và may còn lạc
hậu hơn so với các nước phát triển trong khu vực gần 5 năm, năng lực thiết kế thời
trang, nhất là thời trang cho cuộc sống vẫn còn quá yếu Trong khi năng suất lao
động ngành May của Việt Nam chỉ bằng khoảng 60- 70% so với năng suất lao
động của các nước phát triển trong khu vực Đây cũng chính là yếu tố quan trọng
làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may
So sánh giá bán sản phẩm may mặc của Việt Nam với các nước trên thế giới
đơn vị: USD/mét vuông
Cho thấy một vấn đề là mặc dù chất lượng hàng của ta không cao hơn cac nước
bạn nhưng giá cả lại cao hơn nhiều.Cho thấy tính cạnh tranh không cao
Ngoài ra, theo nhận định của Hiệp hội Dệt- May Việt Nam, mặc dù trong mấy
năm trở lại đây, “công tác maketting và nghệ thuật bán hàng ” của Việt Nam tuy
đã được cải thiện; song vẫn là điểm yếu so với các nước trong khu vực Thậm chí,
rất nhiều doanh nghiệp còn chưa thiết lập được mạng lưới thông tin, hệ thống phân
Trang 35phối trong cả nước, nói gì đến đặt đại diện thương mại tại nước ngoài Và chínhhạn chế này, đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của một số doanhnghiệp, ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh, khả năng xoay chuyển tình thếnhanh
2.1.2 Các rủi ro trong ngành dệt may VN và đánh giá rủi ro 2.1.2.1 Rủi ro từ môi trường bên ngoài
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh:
Hầu hết các nhóm sản phẩm nhập khẩu với tỷ lệ cao để tiêu thụ tại mỹ đều lànhững chủng loại hang mà việt nam có khả năng sản xuất, tuy nhiên để xuấtkhẩu các loại sản phẩm này các doanh nghiệp việt nam phải xem xét các đốithủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ
Trung quốc: Ưu thế của trung quốc là giá thành thấp, là thành viên của
WTO nên việc dỡ bỏ hạn nghạch vào năm 2005 là một lợi thế cho họ, có nhiềunăm kinh doanh với thị trường mỹ thong qua hoa kiều sống tại mỹ hang củatrung quốc vào mỹ qua hai kênh là cửa hàng bán lẻ có nhãn hiệu và các cửahàng nhỏ Kênh thứ hai là kênh trung quốc có ưư thế lớn vì có thể cung cấplượng hàng rất lớn trong thời gian ngắn với giá rẻ
Mêxicô và các nước vùng vịnh Cairibê: ưu thế của các nước này là vị trí
rất gần với Mỹ, dễ dàng kiểm soát và đảm bảo tiến độ giao hang, giá nhân côngtương đối rẻ, đặc biệt là ưu đãi về thuế quan (gsp) Hang hoá được cắt tại mỹđưa sang gia công tại nước này không bị khống chế hạn ngạch
Các nước Asean: Philipine, Indonesia, Malaysia, Thailand đã có rất nhiều
kinh nghiệm trong việc xuất khẩu sang thị trường mỹ với các ưu thế về trình độquản lý, năng xuất lao động, ưu đãi về thuế quân và hạn ngạch Trên thực tế,giá nhân công ở các nước này tuy có cao hơn việt nam nhưng vẫn còn rẻ, đặcbiệt là philipine, Indonesia giá đất và nhà xưởng rẻ hơn việt nam nên thu hútđược nhiều nhà đầu tư Mỹ sản xuất hang may mặc
Các nước Nam Á: India, Bangladesh, Pakistan, Srilanka cũng có nhiều ưu
thế về kinh nghiệm xuất khẩu hang sang Mỹ, năng xuất lao động cao, giá nhâncông rẻ được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi
Các nước Đông Âu: do giá nhân công rẻ và có kinh nghiệm về tổ chức sản
xuất nên một số nước đông âu như rumani, hungary, litva… cũng có gia côngmay mặc cho các công ty Mỹ
Rủi ro từ hệ thống pháp luật điều chỉnh cần chú ý: bao gồm các luật như
sau:
Luật điều tiết nhập khẩu đối với hàng dệt may: do là thành viên của WTO,
và có tham gia vào hiệp định Đa Sợi (MFA – Multi Fiber Arranggement),cho nên hang dệt may vào nước Mỹ phải tuân theo những qui tắc chungcủa MFA Tuy nhiên, hiệp định này không còn có hiệu đối với thành viêncủa WTO từ ngày 01/01/2005
Qui định về hệ thống hạn ngạch: căn cứ vào các quyết định của MFA,tổng thống Mỹ quyết định việc đàm phán hiệp định hang dệt song phương
Trang 36giữa Mỹ và và các nước hiệp định hàng dệt may song phương được xâydựng trên cơ sở thương lượng với thời hạn cĩ hiệu lực từ 3 đến 6 năm.mức quota nhập khẩu h dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được xác định trên
cơ sở giá trị hoặc khối lượng hang dệt may được đưa vào thị trường Mỹ ởthời điểm đàm phán
Quyền tự vệ: áp dụng điều 19 của GATT, Mỹ áp dụng quyền tự vệ nghĩa
là tuy cho các nước ưu đãi về thuế và phi thuế nhưng nếu xét thây sản xuấttrong nước bị phương hại thì Mỹ sẽ giành quyền đơn phương huỷ bỏ các
ưu đãi đĩ và áp dụng các biện pháp hạn chế
Luật chống phá giá- thuế đối kháng: luật pháp Hoa Kỳ qui định chống bánphá giá trong thương mại quốc tế khi cĩ hiện tượng một nước bán phá giávào Mỹ, thì Mỹ sẽ cho điều tra và nếu kết quả điều tra khẳng định thì Mỹ
sẽ áp dụng thuế đối kháng để triệt tiêu tác động của việc này gây ra cho thịtrường Mỹ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: phần 337 - luật thuế 1930 cĩ quy chế nghiêmcấm việc sử dụng bất hợp pháp quyền tác giả, mẫu mã, nhãn hiệu sẽ bị Mỹtrùng phạt rất nặng
Luật trách nhiệm sản phẩm: qui định người sản xuất phải chịu trách nhiệm
về chất lượng hàng hố đối với sức khoẻ của người tiêu dùng Nếu sảnxuất sai quy chế về chất lượng quốc gia sẽ bị phạt luật này ra đời nhằm đểbảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Các hàng rào của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam:
- Chế độ hạn ngạch: các biện pháp bảo hộ sản xuất nột địa của hoa
kỳ đang cĩ chiều hướng gia tăng Một số mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ cĩ tốc
độ tăng trưởng nhanh đã và đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo
hộ này điển hình là hang dệt may việt nam phải chịu hạn ngạch từ ngày 1 tháng
5 năm 2003 với mức thấp hơn nhiều so với năng lực xuất khẩu của ta
- Khai báo xuất xứ hàng dệt may : cơ quan Hải quan và bảo vệ
biên giới hoa kỳ mới ra một qui định tạm thời về việc khai xuất xứ hàng dệt may.Theo qui định này, các nhà nhập khẩu phải khai báo mã số của nhà sản xuất –Manufacturer Identification Code (MID) Qui định này được áp dụng từ từ ngày05/10/2005 cho tất cả các hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm
cả hàng may mặc bị áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa là thànhviên của wto mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định hang dệt may song phương ( nhưBelarus, Nga, Ukraina, và Việt nam) chỉ cĩ nhà sản xuất mới được tạo MID.Những cơng ty kinh doanh, người bán hàng khơng phải là nhà sản xuất thì khơngthể tạo MID Nếu hải quan tại một cảng thấy nghi ngờ về khai báo MID khơngphải là của nhà sản xuất, cảng cĩ thể yêu cầu sửa chữa thơng tin sau khi hàng đãqua cửa khẩu những lỗi lặp lại về việc xác định mid khi nhập khẩu hàng dệt may
sẽ đưa đến việc đánh giá mức phạt đối với nhà nhập khẩu hay mối giới hải quan
do khơng lưu tâm đúng mức Nếu khơng cung cấp thơng tin cho việc phân loạichính xác hay báo cáo thơng tin khơng chính xác ( ví dụ như cung cấp thơng tin
Trang 37của người vận chuyển thay cho thông tin của nhà sản xuất) sẽ làm tăng khả năng
cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Hoa kỳ từ chối lô hàng
- Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy: hầu hết các sản phẩm hàng dệt may
nhập vào hoa kỳ để tiêu thụ đều phải tuân thủ các qui định của luật về sản phẩm
dễ cháy (flammable fabrics act – ffa) luật này có qui định về bén lửa đối vớihàng dệt may Không ai có thể xuất khẩu vào Hoa Kỳ các sản phẩm hàng maymặc hoặc đồ trang trí nội thất hoặc bất kỳ loại vải hay chất liệu liên quan nào để
sử dụng cho các sản phẩm đó nếu người sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn
về hàng dễ cháy
- Các qui tắc, luật định khác: Việt nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nền
kinh tế phi thị trường; do vậy, phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấpthương mại tại thị trường này Các tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ đều phải giải quyết trên cơ sơ song phương và các vụ kiện bán phá giá hàngviệt nam tại Hoa Kỳ đều giải quyết theo luật Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam thường
bị ép vào thế bất lợi
Luật pháp và các qui chế của việt nam lên hàng dệt may xuất khẩu
Thực tế thì nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục và phương thức phân bổquota, cấp giấy phép là một trong những yếu tố gây khó khăn cho họ khi tìmkiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng việc đột ngột cắt bớt chỉtiêu hạn ngạch thường khiến một số doanh nghiệp từng đổ công sức đi làm hàngphi quota, hàng sử dụng nguyên phụ liệu trong nước thất vọng sự chậm trễ banhành qui chế chuyển nhượng hạn ngạch cũng như quá trình đưa nó vào thực thikhiến những xưởng may đang thiếu quota rơi vào tình trạng khó khăn khi đối tácnước ngoài không tiếp tục ký hợp đồng mà chuyển sang đơn vị khác có quotahay thậm chí bỏ thị trường Việt Nam để chuyển sang các thị trường khác lân cận
Quy chế, quyết định đến phân giao hạn ngạch chậm trễ và thay đổi liêntục gây ảnh hưởng đến định hướng đầu tư của doanh nghiệp dệt may:
Việc đầu tư quá nhiều vào ngành may và đầu tư không tập trung (ở mỗitỉnh, thành phố đều có ít nhất hai nhà máy may) đã làm các ngành công nghiệp hỗtrợ khó long theo kịp vì không thể tính được sẽ đặt nhàm máy ở đâu, hỗ trợ nhưthế nào cho phù hợp với qui mô phát triển của tỉnh, vùng đó
Nguyên phụ liệu về may hàng xuất khẩu bị đánh thuế nhập khẩu và thuếgiá trị gia tăng, khi xuất thành phẩm, doanh nghiệp mới được hoàn thuế Thuế suấtlên tới 40 – 45% giá trị nguyên phụ liệu, bị kẹt ở cơ quan thuế, trong khi doanhnghiệp phải chịu lãi lãi vay ngân hang để nộp thuế một bất hợp lý khác là trongkhi chính phủ khuyến khích xuất khẩu theo hình thức FOB (mua đứt bán đoạn),nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp không cho phép có tỉ
lệ hư hao là 2% Nguyên liệu thừa, muốn sử dụng thì phải nộp thuế, tái xuất cũngkhông thể, chỉ còn một con đường là phải huỷ
Trang 382.1.2.2 Rủi ro từ bản thân doanh nghiệp
Rủi ro từ đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng
Rủi ro trong khâu đàm phán:
Theo điều tra từ 50 công ty dệt may, có đến 46% doanh nghiệp đàm phán sử dụngphiên dịch đối tác, đây là con số không nhỏ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưakhắc phục được điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ thường
ít chú ý đầu tư vào nhân viên giỏi tiếng anh để có thể sử dụng trong đàm phán.thường các doanh nghiệp này, hoặc là không có cán bộ đàm phán hoặc có nhưngvốn tiếng anh còn yếu đến lúc đối tác nước ngoài cần gặp để đàm phán về hợpđồng thì họ thuê hay nhờ phiên dịch bên ngoài vào dịch những người này có thểvốn tiếng anh giỏi nhưng không chuyên về dệt may nên có thể gây hiểu sai ý củahai bên điều này dẫn đến rủi ro nghiêm trọng cho doanh nghiệp về sau nếu đồng
ý ký kết hợp đồng mà mình không thể thực hiện hay gặp nhiều rủi ro khi thực hiệnhợp đồng này Ngoài ra cũng có rất nhiều trường hợp đàm phán giữa doanh nghiệp
và đối tác sử dụng phiên dịch của đối tác, điều này cũng đem lại không ít rủi rocho doanh nghiệp nếu đối tác cố ý đặt bẫy doanh nghiệp
Rủi ro trong khâu soạn thảo ký kết hợp đồng
Đa số các hợp đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ ký kết với đối tác đều do đốitác soạn thảo Từ điều tra thực tế có 38 doanh nghiệp trong tổng số 50 doanhnghiệp, chiếm 76% là sử dụng hợp đồng của đối tác Như vậy rủi ro của doanhnghiệp sẽ là rất lớn nếu không kiểm tra kỹ càng nội dung của hợp đồng nếu đốitác cố ý gài bẫy doanh nghiệp thì nếu kiểm tra vẫn có thể sơ sót là cho doanhnghiệp gặp nhiều rủi ro khi thực hiện hợp đồng
Tên địa chỉ, fax, số điện thoại của công ty, tên hang, mã hàng bị sai sẽ gâyrủi ro khi làm thủ tục hải quan xuất hàng Tên hàng, mã hàng không khớp haykhông đúng theo mã hàng cần gia công khi làm không đúng sẽ bị thiệt hại khi đốitác đòi bồi thường
Ngoài ra các yêu cầu qui định về số lượng loại nguyên phụ liệu, định mứcnguyên phụ liệu nếu không rõ rang mà không kiểm tra kỹ sẽ gặp phải rui ro khixuất khẩu, có thể sản xuất thiếu số lượng cần xuất gây thiệt hại cho doanh nghiệp.các qui định về kỹ thuật, chất lượng, giá, thời gian và địa điểm giao hàng cũng rấtquan trọng nếu không đảm bảo sẽ dẫn đến rủi ro khi không sản xuất đúng mẫu quiđịnh, trì trệ thời gian sản xuất giá phải dựa trên mẫu gốc tính cả chi phí khác nhưwash, đóng gói…
Rủi ro trong khâu thực hiện hợp đồng:
Rủi ro liên quan đến quota: ở Hoa Kỳ có hàng ngàn thương hiệu thời trang hàngdệt may qui mô vừa và nhỏ họ thường đặt hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏviệt nam, với các đơn hàng nhỏ đòi hỏi giao hàng nhanh, nhiều mẫu mã mới màcác doanh nghiệp vừa và nhỏ khó lòng xoay chuyển đáp ứng Điều này đã manglại kim ngạch xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp lơn sẽ tạo nên sự độc quyềnđối với các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa biếtchạy về đâu, lien kết với ai Kết quả là toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp vừa vànhỏ sẽ bị rối loạn, hợp đồng đang thực hiện bị phá vỡ và các nhà thương mại
Trang 39cũng sẽ bỏ thị trường việt nam đến với các nước khác Như vậy là hàng loạt cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản Liên quan đến vấn đề quota, các doanhnghiệp thực sự gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng đi Hoa Kỳ.
Rủi ro trong khâu chuẩn bị hàng hóa:
Trong khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu, theo ông Diệp Thành Kiệt, tổng thư kýhội dệt may thêu đan thành phố hồ chí minh, cho biết nếu doanh nghiệp gia côngtheo chỉ định của khách hàng thì giá trị gia tăng (gồm phụ liệu mua trong nước,tiền lương, khấu hao tài sản, tiền thuế, tiền lãi…) tổng cộng chỉ được 20% trên đơnhàng thỏa thuận giá này khách hàng đã thỏa thuận trên thị trường nên đơn giá giacông rất rẻ nếu doanh nghiệp làm tốt và gặp khách hàng tốt thì có thể hưởng thêm2.5% còn làm hàng để tự xuất khẩu bán theo giá FOB thì ngoài 20% giá trị nộiđịa, doanh nghiệp có thể lãi thêm 10% trên giá xuất Tuy nhiên, phương thức nàychứa đựng nhiều rủi ro như: thị trường các nước phát sinh những rào cản kỹ thuậtmới, doanh nghiệp thực hiện giao hàng trễ, nguồn nguyên liệu nhập khẩu vềchậm…các yếu tố rủi ro này doanh nghiệp phải gánh chịu nên dẫn tới thua lỗ Vìvốn nhỏ kinh nghiệm thương trường thiếu nên để phòng thân, đa số các doanhnghiệp chọn phương thức gia công
Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may việt nam còn gặp rất nhiều rủi ro khác liênquan tới khâu chuẩn bị hàng hóa cho xuất khẩu Đặc biệt khi đã chuẩn bị hàng hóaxuất khẩu các doanh nghiệp dệt may việt nam hiện nay phải đối mặt với rủi ro lớntrong thời kỳ hội nhập
- Rủi ro cạnh tranh: khi chúng ta đã là thành viên của tổ chức WTO VàoWTO đồng nghĩa với việc các nước nằm trong khối phải thực hiện nghĩa vụ bãi bỏhạn ngạch dệt may, thực thi tự do hóa thương mại tòan cầu Và nó dẫn tới sự thayđồi quan trọng trong bức tranh tòan cảnh thương mại tòan cầu , sự thay đổi thịphần trên thế giới Mặc dù dệt may Việt Nam xuất khẩu rất ngoại mục tăng trưởngtrong những năm gần đây luôn đạt 20 – 30% nhưng đa số chúng ta xuất khẩu theohạn ngạch là chính và không phải là do yếu tố cạnh tranh Vì vậy khi đã là thànhviên của WTO thì hạn ngạch sẽ bị bãi bỏ và chúng ta phải tự đi trên đôi chân củamình Chúng ta sẽ phải cạnh tranh với người “khổng lồ” Trung Quốc là quốc gia
sẽ thống lĩnh thị trường thế giới trong thời gian tới với thị phần lớn nhất khỏang40- 50%, sau đó là Ấn Độ Chúng ta phải gia tăng năng lực cạnh tranh Có 2 giảipháp, một là tăng năng suất lao động, hai là tăng giá trị gia tăng của sản phẩm,phải làm ra được những mặt hàng có tính năng khác biệt cao hơn, đáp ứng đượcnhiều nhu cầu của người tiêu dùng để chúng ta có cơ sở tăng giá bán phù hợp vớigiá trị sử dụng của nó
- Rủi ro đối tác: đó là khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi rồi màkhông nhận được thanh toán từ đối tác Có thể ngăn ngừa thông qua sử dụng tíndụng chứng từ, tín dụng dự phòng…và bảo lãnh thanh toán
Trang 40- Rủi ro kinh tế: đó là các doanh nghiệp không thực hiện đúng theo tiến độhợp đồng và bị phạt về hành động này Có thể loại bỏ rủi ro này bằng cách thựchiện đúng theo hợp đồng.
- Rủi ro tỷ giá: là loại rủi ro sẽ được quan tâm nhiều nhất trong đề tài này
Tỷ giá hối đoái chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố như lạm phát, tăn gtrưởng kinh
tế, thu nhập quốc dân…
Ở Việt Nam chúng ta sử dụng tới hơn 80% ngoại tệ để giao dịch là đồng USD.Nhưng trong thời gain qua và tình hình hiện nay quả là rất bất lợi khi mà thế giớiđang lo ngại cho “sức khỏe” của nền kinh tế lớn nhất thế giới này,nguy cơ xảy ramột cuộc khủng hoảng tài chính sau 30năm trở lại đây đã và đan gdần dần hiệnrõ.Và khi cuộc khủng hoảng tài chính npổ ra chúng ta không thể lường được hậuquả sẽ ra sao
Mặc dù theo đánh giá của các chuyên gia thì những tác động của “cơn sốc” trên thịtrường tài chính thế giới hiện nay tác động không nhiều đến Việt Nam vì thịtrường của ta vẫn còn quá nhỏ so với thế giới và cũng chưa liên thông với thịtrường thế giới Nhưng ở Việt Nam thời gian qua tỷ giá USD/NVD cũng có nhữngbiến động rất mạnh Với chỉ số lạm phát tăng cao ngất cộng với luồng vốn đầu tưnước ngoài đổ bộ tao nên hiện tượng dư cung USD và cầu USD là NHNNVN muavào thì rất nhỏ giọt, dần tới giá USD giảm và VND tăng Nếu các doanh nghiệpxuất khẩu hàng định danh bằng đồng USD trong thời gian qua hẳn lỗ nặng nề
+ Rủi ro tỷ giá là một trong những áp lực kinh doanh đối với DN Sự biếnđộng thất thường, phức tạp của tỷ giá tác động không nhỏ đến việc mua nguyên,nhiên liệu đầu vào cho đến doanh thu của DN Dệt may là ngành hoạt động xuấtnhập khẩu, do đó họ phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề khi tỷ giá giao dịchbiến đổi theo chiều hướng bất lợi Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường sửdụng đồng USD trong giao dịch thanh toán quốc tế và nhấn mạnh rằng chúng taxuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm tới 56% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.Trước tình hình tỷ giá luôn biến động sẽ gây bất lợi rất lớn cho các doanhnghiệp.Nhất là trong thời gian gần đây thị trường tiển tệ luôn có biến động rấtmạnh, đồng USD giảm giá mạnh trong rổ tiền tệ khi những thong tin kinh tế của
Mỹ tiếp tục không khả quan và lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới này bị rơi vàosuy thoái từ vụ khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp nhà đất hồi cuối năm
2007 Và cục dự trữ lien bang Mỹ FED liên tiếp cắt giảm lãi suất xuống còn 3% vàtheo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế thì FED còn cắt giảm lãi suất nữa đểduy trì đồng USD yếu nhằm phục hồi lại nền kinh tế
+ Việc EUR tăng giá so với USD ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp ViệtNam có hoạt động xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp có các khoản nợ, hợp đồngnhập khẩu phải thanh toán bằng EUR thì được lợi, các doanh nghiệp xuất khẩu nào
có nguồn thu bằng EUR khi tính đổi ra VND thì bị thiệt Hiện nay đồng VND