Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các DN và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động SXKD trong kỳ của
Trang 1DE TAI
PHAN TICH TINH HINH TAI 0HÍNH TẠI
GONG TY GO PHAN SUA VIRT NAM - VINAMILK
THU VIEN GVHD : THS VO TUONG OANH
rau ct TT Cone ne TEC SVTH : ĐOÀN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Trang 2il
LOI CAM DOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu
trong khóa luận được thực hiện tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam — Vinamilk,
không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường vỆ sự cam đoan này
Tp.HCM, tháng 9 năm 2010
ng — !
Doan Gok; hich đu
Trang 3iii
LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn - Ths Võ Tường Oanh,
các thầy cô trong khoa Kế toán — Tài chính — Ngân hàng của trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này
Tp HCM, năm 2010
Trang 4iv
NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN
_—@ —
oe 6 i i ag nn th teh
Sich tau chiah tai
oY Dean as beh Pl the
yf ve_be be dhe
“Ve tinh anh <tc Bink, wad
ala Mbt lama Viaannle
Trang 5SXKD : Sản xuất kinh doanh
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
CĐKT : Cân đối kế toán
LCTT : Lưu chuyển tiền tệ
TSCĐ : Tài sản cố định
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu
LNST : Lợi nhuận sau thuế
LNTT : Lợi nhuận trước thuế DIT : Doanh thu thuần
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp DVT : Don vi tinh
Trang 6- Bang 1.1: Két cdu Bảng CĐKTT St HT HE ng ren erereg 6
- Bang 1.2: Kết cầu Báo cáo kết qua HDKD 0 EEa 8
2 CHUONG II
- Bang 2.1: Co cau tdi sm cla VNM sesssssssssssssssssssesssssesssssssssesssesttssnsen 43
- Bảng 2.2 : Co cau ngudn vén ctla VNM vunccssscescsssssessccssssccssesssssscsssssssesosen 44
- Bang 2.3 : Mức biến động nguồn vốn và sử dụng vốn -¿: 45
- Bang2.4 : Mức sử dụng vốn theo tỷ trọng các chỉ tiêu -. . 46
- Bảng2.5_ : Kết quả HĐKD của VNM trong 3 năm 2007, 2008, 2009 48
- Bang 2.6 : Tỷ trọng các chỉ tiêu trong báo cáo HĐKD với chỉ tiêu
'M Dư ờngg.44 A4 L 49
- Bang 2.7 : Cơ cấu đoanh thu theo các nhóm san phẩm chính của
Mu.am 50
~ Bang2.8 : Xác định lợi nhuận HĐKD chinh ccecccccccccccccsccscccssesescesceseeees 53
- Bang 2.9 : Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận HĐKD chính 53
- Bang 2.10 : Téng hợp tác động của các nhân tố lên HĐKD chính 54
~._ Báng 2.11: Báo cáo LCTT của VNM s- se St SEE2EES2E2e1ESEExcrrcees 55
- _ Bảng 2.12 : Thu nhập trên mỗi cỗ phiếu thường -2-©2cezSztecczz 65
- _ Bảng 2.13 : Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 2 -222sec Ea, 67
- Bang 2.14 : Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE ©222S.12E21552t2 68
- Bang 2.15 : Cac chi tiéu trong sơ đồ Dupont -s-csevtee Sen: 69
- Bang 2.16: Phân tích ma trận SWOT ctla VNM oneesceccccscscssceseccscececsceseeseces 74
Trang 7- So d6 1.1: Phan tich Dupont c.csccsssscssesssssssssosssessssssassssssssssessssesee 28
- _ Sơ đồ 1,2: Phân tích Dupont rit BỌN . 55-5 toc seckereverrrssee 29
1 CHƯƠNG II
e© Sơđồ
- $0d62.1 : Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý :2tssinnrn 3⁄7
- S§ơđồ2.2_ : DuPont của Công ty cổ phần VNM năm 2009 70
- Sơđồ23 :DuPontrút gọn của công ty cổ phần VNM năm 2009 71
e Biểu đồ
- Biểuđồ2.I: Thị phan ngành sữa Việt Nam 2 - nen 31
- Biểu đồề2.2: Cơ cấu doanh thu theo các nhóm sản phẩm chính của
` 50
-_ Biểu đồ 2.3: Tỷ số thanh khoan hién thoinccccccssssccssssssssesessscsecesceseesecceccee 57
-_ Biểu đồ 2.4: Tỷ số thanh khoản nhanh 5525220082125 58 -_ Biểu đồ 2.5: Tỷ số nợ trên tổng tài sản SE 58 -_ Biểu đồ 2.6: Tỷ số nợ trên VCSH 1e 59
-_ Biểu đồ2.7: Tỷ số tổng tài sản trên VCSH 60
- _ Biểu đồ 2.8: Khả năng thanh toán lãi vay 5 S0EEE2 nen 60 -_ Biểu đồ 2.9: Kỳ thu tiền bình quân S211 61
- _ Biểu đồ 2.10: Số vòng quay hàng tồn kho 2022k 62 -_ Biểu đồ 2.11; Hiệu suất sử dụng TSCĐ SE 62
- Biểu đề 2.12: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản se cscncerecec 63
- Biểu đồ 2.13: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 9911011141811 01030 1 16 HH key 64
- Biéu dé 2.14: Ty suất sinh lợi trên tổng tài sản tt 64
- Biéu dé 2.15: Ty sudt sinh loi trén VCSH eosecccccsscsscssscssssssseccccseceeeeeeeecccccccc 65
- Biéu dé 2.16: LNST qua các năm 2007, 2008, 2009 o.ecsccecsscsssesseeseseeceesees 71
Trang 8viii
MUC LUC
Trang
Lời mở đầu : 22t 2111.1.1.11101021110011ET.011.EEnE.nnaneenseee 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VẺ PHÂN TÍCH TCDN 2 .seg 3 1.1 NHỮNG VẤN ĐÊ CHƯNG VỀ PHẦN TÍCH TÌNH HÌNH TCDN 3
1.1.1 Khái niệm phân tích TCDN 2-222222v2et1222222115111E12012212111E n0 3 1.1.2 Sự cần thiết khách quan cúa việc phân tích TCDN -2sttnnn 3
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích TCDN 5 SE 4
_ 1.1.4 Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính 5
- 1⁄2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TCDN 2 E222 10
j - 1.2.1 Phương pháp so sánh .-ss 22t ve E21 EHE T11 E121 no 10
“6/122 Phương phap thay thé lin hoa .ssccscccsccsccsscssesssvesesssssvssssssssseeceeccceececccc 11
1.2.3 Phương pháp các tỷ số tài chính 2-22 222SSnn 12111120181 13
1.2.4 Phương pháp phân tích theo xu hướng 22 SH E101 nen 13
1.3 NOI DUNG PHAN TÍCH TCDN Wu csssssssssssssssscstesssssssssssesssessssssepestusesssssssesse 14
„ 1.3.1 Phân tích tng quat 080 BCTC.scesscocsosusestutsteteceeeeeoeeceec 14
/ 1.3.1.1 Phân tích bảng CĐKT 222222 s2 2215 neo 14
1.3.1.2 Phân tích bảng kết quả HĐKD 52 0E l6
Lì ˆ 13.13 Phân tích bảng LCTT à E2 17
1.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính 2s 2nnSnEnH He 19
1.3.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán -22 te 19 1.3.2.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời na 19 1.3.2.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh -522S22SES1221511 E5 E005 20 L3.2.2 Các tỷ số về đòn cân nợ -222222Ett222E1EE.1n1nnnee 20
1.3.2.2.1 TY s6 ng ten tai sate cccccsccccccssssssssssssssssssssssssusssesusssesseseeee 20 1.3.2.2.2 Ty s6 ng trén VCSH oscccccccccccccccssccsssssssssssssssssssssssassasssssasessesssesce, 21 1.3.2.2.3 Ty s6 tong tai san trén VCSH o cccccsssssssssssssssssssssssssssesssssesceesescece, 21 1.3.2.2.4 Khả năng thanh toán lai vay ( Times Interest Earned Ratio) 21
1.3.2.3, Cac ty s6 hoat d6ng cc ccccccccssssescsssssssssssssssssstsveccessssesiececeeceseseeccc 22
1.3.2.3.1 Ky thu tién binh quân (Average Collection Period) 22 1.3.2.3.2 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho ( Inventory Ratio) 23
Trang 9ix
1.3.2.3.3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( The Fixed Assets Utilizatio) 23 1.3.2.3.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài san(The Total Assets Utilization) 24
1.3.2.4 Các tỷ số doanh lợi s22 24
1.3.2.4.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ( Net Profit Margin on Sales) 24
1.3.2.4.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets - ROA) 25
1.3.2.4.3 Ty suất sinh lợi trên VCSH ( Retum Ôn Equity - ROE) 25
/1.3.2.5 Các tỷ số về chứng khoán -2-:+22EESEn E111 se 26
j 1.3.2.5.1 Thu nhập trên mỗi cỗ phiếu thường (Earmng per share — EPS) 26
¬ | 1.3.2.5.2 Hệ số giá thị trường so với giá số sách (P/B) -.-cccccce¿ 26
\ 1.3.2.5.3 Tỉ số giá thị trường so với thu nhập trên một cổ phiếu (Price
Earnings Ratio — P/E) cccccscssssssssssssssssssssssssssssessssissessesssasecsseses 27
1.3.3 Phân tích tài chính Du Pont .c.cccccssssssssssssscsssescsessssecssessssecesesssessssseceses 27
Chương Iï: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TAI CONG TY CO PHAN
SỮA VIỆT NAM - VNM sassnconvesecssanesesenesecessssssesense 30
2.1 TIM HIEU CHUNG VE NGANH SUA TAI VIET NAM ciessscssssscocscscccccccccrsssesoeee 30
2.1.1 Giới thiệu chung vé nganh sita Viét Nam cccccssccccssscsssssesssssssssscsseesecosees 30 2.1.2 Triển vọng phát triển của ngành sữa Việt Nam trong tương lai 31
2.2 GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY CO PHAN VNM 31 2.2.1 Giới thiệu chung, 2-St 2 v2 9E2121111E12211221EEE1EEEErree, 32 2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển 2 2 ©2soSCSS E211 nnnnse 33 2.2.3, Lĩnh vực kinh doanhh .ccccecssssssssssssesesevesssessuesssscssscsssessssessesessescsteseseees 35
2.2.4 Cơ cầu tổ chức và bộ máy quản lý 5cssksckevskxrkererereersreree 37
2.2.5 Sản phẩm - cu H112 11 E021 221 37
2.2.6 Vị thế công ty .22 22c tt 39 2.2.7 Một số thành tựu đạt được .2222tttn0201112111211171n na 4I 2.2.8 Chiến lược phát triển và đầu tư 2 22205 42
2.3 PHAN TICH TINH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỎ PHẦN VNM 43
Trang 102.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính . .se222 ve SE v22222152222152122215.-1E5xe 57
2.3.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán .-.s- sa vs re cey 57 2.3.2.2, Cae ty 86 vé dom CAM 90 ccsscccccssssssssssesessesecsesssssscessessesseessssssssssseseesec 58
2.3.2.3 Các tỷ số hoat d6ng o.cccccscccssssssssecseccssssssscesessssscssssessssssssesscesessssssseees 54
2.3.2.4 Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận -<s se css se se resss 61
2.3.2.5 Các tỷ số về chứng khoán 222222222eetE211212211211511 n0 65 2.3.3, Phan tich tai chinh Du Pont .ceccccscccccssscsecsecesessesesesscsrcsrserscesecseceeseeeees 67 2.3.3.1 Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng 2 22zzeccczzz 67
2.3.3.2 Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng ¿ e2 czzz- 68
2.3.4 Phân tích xu hướng phát triỂn s-©S+teSE2v0821152225321250221551EEsse 71
2.4 NHAN XET VA DANH GIA CHUNG TINH HINH TAI CHINH CÔNG TY 72
DAL Ue did oss ccceesssesssssssssccscssssssssssssssscsecsnssssssssssanssssusssssesesssevuscsessersersecees 72 24.2 Nhược điểm vone.ccccsssssssescsssssssssssssssvssssssecssssssssssvassesessssstsssssavesessessecseesen 73 2.4.3 Nguyên nhân tồn tại các nhược điểm HH0 74
Chương III: MỘT SỐ KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TAI CHINH CUA CONG TY CO PHAN VNM .sEEEnnEnneer 76
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN HĐKD CỦA VNM TRONG THỜI GIAN TỚI 76 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 77
3.2.1 Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng đoanh thu + 3.2.2 Quản lý thanh toán c2cse2Ext9E111151111211501721522E11.1EEEEEEsrre 77
3.2.3 Đầu tư đổi mới công nghệ -.22-2222ES 1 nnHEnn 78
3.2.4 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động 552022 78
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 222 22001210100111101111EnEEnnnnneneee 79
3.3.1 Kiến nghị đối với Ban, Ngành có liên quan 2tr 80
3.3.1.1 Kiến nghị với Nhà Nước 2222222SETHnnnHenng re 80
3.3.1.2 Kiến nghị với Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), 81 3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) 82
Tài liệu tham khảoo -s-sc cuc S2E E1 11 12121122112112115EEE 1E 84
Trang 11Luận văn tốt nghiệp 1 GVHD: Ths Vé Tuéng Oanh
LOI MO DAU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh
ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các DN Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi DN cần phải năm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động SXKD Đề đạt được điều đó, các DN phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động SXKD của DN và ngược lại
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các DN
và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động SXKD trong kỳ của DN cũng như xác định được một cách đây đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả SXKD cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của
DN để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả SXKD của
DN
Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản
trị, nhà đầu tư, nhà cho vay mỗi đối tượng quan tâm đến TCDN trên góc độ khác
nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ Do vậy, phân tích tình hình TCDN là việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý TCDN, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu đài Chính vì tầm quan trọng đó em chọn đẻ tài
“Phân tích tình hình tài chính tại công ty cỗ phần sữa Việt Nam — Vinamilk”
để làm đề tài tốt nghiệp cho mình
2 Mục tiêu đề tài:
Bắt kỳ HĐKD trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm
ấn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích tình hình
TCDN mới có thể phát hiện để kinh doanh có hiệu quả Do đó, mục tiêu nghiên cứu
của đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cỗ phần sữa Việt Nam —
Vinamilk” là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả HĐKD và những hạn chế
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 12Luận uăn tốt nghiệp 2 GVHD: Ths Vé Tudng Oanh
còn tồn tại của công ty Qua việc nghiên cứu đề tài, em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các BCTC được cung cấp, dựa trên các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của
công ty Từ tình hình tài chính thực tế tại công ty, em mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của DN
3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của công ty
- Phương pháp xử lý số liệu: lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành tính toán các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của công ty So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng DN trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Từ các BCTC của DN như: bảng CĐKT, báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo
LCTT sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu
nghiên cứu
- Pham vỉ nghiên cứu:
Phân tích các BCTC của công ty trong 3 năm: 2007, 2008, 2009 để đánh giá
thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty
5 Giới thiệu kết cấu chuyên đề:
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương ï : Lý luận cơ bản về phân tích TCDN
Chương II: Phân tích tình hình tài chính tai công ty cô phần Vinamilk
Chương HII : Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công
ty cổ phần Vinamilk
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 13Luận 0ăn tốt nghiệp 3 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
Phân tích TCDN là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh
hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên BCTC để có thể đánh giá tình hình TCDN thông
qua việc so sánh với các mục tiêu mà DN đã đề ra hoặc so với các DN cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của việc phân tích TCDN
Hoạt động tài chính là hoạt động có ý thức của con người Hoạt động này ngày càng được phát triển và yêu cầu hiệu quá ngày càng cao để DN có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa Yêu cầu này đòi hỏi các nhà quản lý phải tổ chức ghi chép, phản ánh, phân tích và đánh giá mọi khía cạnh của hoạt động tài
chính Chính yêu cầu khách quan này dẫn đến việc cần phải phân tích tình hình
TCDN
Trong môi trường tài chính hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng
cũng như qui mô của các công ty cổ phần đại chúng, đòi hỏi các nhà đầu tư phải phân tích đánh giá tình hình tài chính của DN để ra quyết định đầu tư Phân tích TCDN đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư và lựa chọn
đanh mục đầu tư Nhà đầu tư thận trọng cần phải ra quyết định đầu tư trên cơ sở kết
quả đánh giá về hiệu quả hoạt động công ty, tình hình tài chính lành mạnh và triển vọng phát triển của công ty
Phân tích hoạt động TCDN cũng rất cần thiết đối với Nhà nước, với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế Phân tích hoạt động TCDN nhằm giúp Nhà nước đánh giá được những tác động của cơ chế và các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước đôi với các DN đê có cơ sở điêu chỉnh và hoàn thiện, không ngừng nâng cao
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 14Luận văn tốt nghiệp 4 GVHD: Ths V6 Tudng Oanh
hiệu qua cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các DN nói riêng và đối với nên kinh tế nói chung
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích TCDN
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động SXKD Do đó tắt
cả các hoạt động SXKD đều có ảnh hưởng đến tài chính của DN Ngược lại, tình
hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đây hoặc kìm hãm đối với quá trình SXKD Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ DN và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của DN 1.1.3.1 Phân tích tài chính đối với nhà quản trị
Các nhà quản trị DN cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng
sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của DN Bên cạnh đó định
hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân
tích lợi tức cổ phần
1.1.3.2 Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần biết thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính dé nhận biết khả năng sinh lãi của DN Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào DN hay không
1.1.3.3 Phân tích tài chính đối với Hgười cho vay
Người cho vay quan tâm đến khả năng trả nợ của DN Qua việc phân tích tình
hình tài chính của DN, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể
chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của DN
1.1.3.4 Phân tích tài chính đỗi với cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các BCTC của DN, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các HĐKD, hoạt động tài chính tiền
tệ của DN có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng
1.1.3.5 Phân tích tài chính đỗi với người lao động
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng ~ Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 15
Luận văn tốt nghiệp 5 GVHD: Ths Vé Tudng Oanh
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của DN, người được hưởng lương trong DN cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của DN Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của DN có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động Ngoài ra trong một số DN, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũng
là những người chủ DN nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với DN
Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các DN mà biểu hiện của nó là khá năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của DN Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quá hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của DN trong tương lai
1.1.4 Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính
1.1.4.1 Thu thập thông tin Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ DN đến những thông tin bên ngoài DN, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân
tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tỉnh tế và thích đáng
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của DN, có thể sử
dụng thông tin kế toán trong nội bộ DN như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các BCTC
" Khái niệm: Bảng CĐKT là một BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ
tài sản hiện có và nguôn hình thành các tài sản đó tại một thời điểm nhất định
ŠVTH: Đoàn Thị Bích Phượng — Lớp 06DKT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 16Luận văn tốt nghiện 6 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
" Kết cấu và các chỉ tiêu chủ yếu trên Bảng CĐKT: Kết cấu của Bảng CĐKT khái quát được trình bày gồm những yếu tố cơ bản sau:
Bảng 1.1: Kết cấu Bảng CĐKT
1 Tiền và các khoản tương đương tiền | I Nợ ngắn hạn
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1 Nợ vay ngắn hạn
HI Các khoản phải thu ngắn hạn 2 Các khoản phải trả
IV Hàng tồn kho II Nợ dài hạn
2 Các khoản phải trả
I Các khoản phải thu đài hạn I VCSH
II Bất động sản đầu tư
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài
sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình huy động, phân bố, sử dụng
vốn và nguồn vôn đảm bảo cho nhiệm vụ SXKD Ta có mối quan hệ cân đôi sau:
Trang 17Luận văn tốt nghiệp 7 GVHD: Tỉs Võ Tường Oanh
> PHẦN TÀI SÂN: Phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của DN tại
thời điểm lập báo cáo và được chia làm 2 loại: TSNH và TSDH
TSNH (Tài sản lưu động): là những tài sản luân chuyên nhanh, không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một vòng luân chuyển sau mỗi chu ky SXKD TSNH là những tài sản có thời gian luân chuyển đưới 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh nếu DN có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng TSNH bao gồm 5 yếu tố chủ yếu được sắp xếp vào bảng CĐKT theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần
TSDH: là những tài sản có thời gian luân chuyển trên 1 năm, hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (đối với DN có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng)
> PHAN NGUON VON: Nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ
cấu nguồn vốn của DN tại thời điểm báo cáo Các nguồn vốn trong bang CDKT được sắp xếp theo thứ tự tinh ổn định ting dan
DN có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia thành 2 loại: Nợ phải trả và Nguồn VCSH
Nợ phải trả: là các nguồn vốn hình thành do vay mượn, mua chịu hàng hóa của nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy, nợ thuế với Nhà nước, lương và bảo hiểm
xã hội chưa thanh toán cho người lao động
VCSH: khác với nợ phải trả, VCSH có đặc điểm là không phải hoàn trả, DN
có thể chủ động sử dụng ổn định
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng CDKT còn có phần tài sản ngoài báng Phần tài sản ngoài bảng phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của DN nhưng DN đang quán lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bang CDKT
1.1.4.1.2, Béo céo két quả HĐKD (Mẫu số B02-DN)
" Khái niệm: Báo cáo kết quả HĐKD là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát
tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định, chỉ tiết theo
HĐKD chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về
thuê và các khoản phải nộp khác
SVTH: Doan Thị Bích Phượng — Lép 06DKT3 - Khoa Ké todn-Tai chính-Ngân Hàng
Trang 18
Luận văn tốt nghiệ P § GVHD: Ths Võ Tường Oanh
"_ Kết cấu: Báo cáo kết quả HĐKD gồm 3 phan:
Bảng 1.2: Kết cấu Báo cáo kết quá HĐKD
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ (5= 3 - 4 )
6 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8 Chi phi ban hang
9 Chi phi quan ly DN
10 Lợi nhuận thuan từ HĐKD {10 = 5 + (6 - 7) - (8 + 9)}
| 15 Chi phi thué TNDN hién hanh
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
> Phần I - Lãi / lỗ: phản ánh tình hình kết quả HĐKD của DN bao gồm
HĐKD và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo
> Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác.Tất cả các chỉ
tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo
> Phan III - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; đã khấu trừ và còn được
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 19
khẩu trừ cuối kỳ; số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, đã hoàn lại và còn hoàn lại cuối kỳ, số thuế giá trị gia tăng được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn
giảm cuối kỳ
114.13 Báo cáo LCTT (Mẫu số B03-DN)
" Khái niệm: Báo cáo LCTT là BCTC phản ánh các khoản thu và chỉ tiền trong kỳ của DN theo các HĐKD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Dựa vào báo cáo LCTT ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và đự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của DN
= Kết cấu: Báo cáo LCTT gồm 3 phần:
» LCTT tir HDKD: phan ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chỉ ra liên quan trực tiếp đến HĐKD của DN như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bắt thường bằng tiền mặt khác, chỉ tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chỉ trả lương nộp thuế, chỉ trả lãi tiền vay
> LCTT từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chỉ ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của DN Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các công ty khác, thu lại về phần đầu tư Các khoản chỉ tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của DN khác
> LCTT từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chỉ liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của DN bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của DN như chủ DN góp vốn, vay vốn dài hạn, ngăn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu
1.14.1.4 Thuyết mình BCTC (Mẫu số B09 - DN)
Thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC của DN, được
lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của DN trong kỳ báo cáo
mà các BCTC không thể trình bày rõ ràng và chỉ tiết được
Thuyết minh BCTC trình bày khái quát địa điểm hoạt động SXKD, nội dung
một số chế độ kế toán được DN lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu
tài sản chủ yếu và các kiến nghị của DN Cơ sở số liệu lập thuyết minh BCTC là các
số kế toán kỳ báo cáo, bảng CĐKT kỳ báo cáo thuyết minh BCTC kỳ trước, năm
trước
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng ~ Lớp 06DKT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 20Luận ăn tốt nghiệp 10 GVHD: The Võ Tường Oanh 11.42 Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so
sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm
phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định
1.143 Dự đoán và ra quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết
để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định HĐKD Đối
với chủ DN, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của DN là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa
hoá doanh thu Đối với cho vay và đầu tư vào DN thì đưa ra các quyết định về tài
trợ đầu tư, đối với cấp trên của DN thì đưa ra các quyết định quản lý DN
1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Phương pháp so sánh
1211 Dinh nghia:
Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích chủ yếu được dùng trong phân tích Để đánh giá thực trạng HĐKD cần phải so sánh chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu tương ứng của quá khứ, của kế hoạch hoặc của các DN khác cùng ngành nghèẻ, mỗi cơ sở so sánh sẽ cho những kết quả đánh giá khác nhau về thực trạng của chỉ tiêu phân tích Các số liệu dùng làm cơ sở để so sánh được gọi là số liệu kỳ gốc
- Nếu kỳ gốc là số liệu quá khứ, kết quả so sánh sẽ cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích
- Nếu kỳ gốc là số liệu kế hoạch, kết quả so sánh sẽ giúp đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích so với kế hoạch đề ra
- Nếu kỳ gốc là số liệu của các DN cùng ngành nghẻ, kết quả so sánh sẽ cho thấy mức độ hiệu quả của DN so với các DN cùng ngành khác
1.2.1.2 Điều kiện so sánh
Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu dùng làm cơ
Sở so sánh phải có những điều kiện sau:
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 21Luận văn tốt nghiệp 1] GVHD: Tỉhs Võ Tường Oanh
- Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phương pháp tính toán
- Phải được xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm tương ứng
Mục đích của so sánh số tuyệt đối là để thấy được sự thay déi hoặc sự khác
biệt về quy mô của một chỉ tiêu kinh tế
s* So sánh số tương đối
Số tương đối là tỉ lệ hoặc một hệ số được xác định dựa trên cùng một chí tiêu
kinh tế nhưng được xác định trong khoảng thời gian hoặc không gian khác nhau,
hoặc có thể được xác định dựa trên hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong cùng một thời kỳ,
1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định
trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Khi thực hiện phương pháp này cần theo
các nguyên tắc sau:
- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân
tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tế chất lượng: Trong
trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tế chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu
- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất,
nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc, nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế Cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó, lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Láp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 22Luận uăn tốt nghiệp 12 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế
trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc)
- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc)
Có thé cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc
Nếu Gọi A¡ là chỉ tiêu kỳ phân tích và A¿ là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân
tích được xác định là: A¡ - As= AA
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hướng với chỉ tiêu phân
tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A Nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất, theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A=a.b.c
Kỳ phân tích: A; = a;.b;.c; va Ky gốc la: Ag = ap.bo.co
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2
Thể lần 1: a.bạ.cọ
Thế lần 2: a.bị.cọ
Thế lần 3: ai.Dị.Cy
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân
tố ở kỳ gốc Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thé Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:
+ Ảnh hưởng của nhân tô a: ai -Đọ.co - ap.Dp.cạ = AAa
+ Ảnh hưởng của nhân tố b: a.Dị.co - ai.bg.cạ = AAb
+ Ảnh hưởng của nhân tố c: ai.bi.cạ - ai.bị.cạ = AAc
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: AAa + AAb + AAc = AA
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 23Luận uăn tốt nghiệp 13 GVHD: Th: Võ Tường Oanh 1.2.3 Phương pháp các tỷ số tài chính
Phương pháp tỷ số tài chính là phương pháp phân tích dựa trên dữ liệu của các BCTC xác định tỉ lệ giữa các chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng cũng như mối tương quan của các nhân tố đến kết quá kinh doanh của DN Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai
đoạn
Các tỷ số tài chính gồm các nhóm :
- Tỷ số về khả năng thanh toán : đo lường khả năng thanh toán của công ty
- Tỷ số đòn cân nợ : cho thấy việc sử dụng nợ của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả HĐKD
- Tỷ số hoạt động : đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của công
ty
- Tỷ số doanh lợi: biểu hiện khả năng tạo lãi của tài san va VCSH
- Tỷ số chứng khoán: cho thấy công ty được các nhà đầu tư đánh giá như thế nào
1.2.4 Phương pháp phân tích theo xu hướng
Phương pháp phân tích theo xu hướng là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, có thể so sánh
với năm trước đó hoặc theo đối sự biến động qua nhiều năm (thông thường 3 đến 5
năm) Kết quả của việc phân tích theo xu hướng là thông tin rất cần thiết cho cả người quản trị công ty lẫn nhà đầu tư
Khi phân tích các tỷ số tài chính của DN, cần so sánh với các giá trị của những năm trước đó dé tim ra khuynh hướng phát triển của nó Chẳng hạn, giá trị của các
tỷ số của DN A trong nhiều trường hợp có thể dé đàng được chấp nhận bởi chúng ở mức cao hơn trung bình của ngành Trong khi đó các tỷ số của DN B có thể ở mức thấp hơn trung bình của ngành nên để đem lại cho mọi người cảm giác bất dn Tuy nhiên, khi xem xét mức biến động của các tỷ số cho thấy, tuy DN A có giá trị của các tỷ số cao hơn trung bình ngành nhưng trong những năm gần đây có chiều hướng giảm mạnh, thì đó là nguy cơ đối với DN Ngược lại, DN B tuy các giá trị của tỷ số
ở mức thấp hơn trung bình ngành, nhưng có thể DN đang đi lên bởi các tỷ số này
SVTH: Đoàn Thị Bich Phượng - Lớp 06DKT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 24Luận văn tốt nghiệp 14 GVHD: Ths V6 Tudng Oanh tăng ôn định trong những năm gần đây Bởi vậy, sự biến động theo chiều hướng tích cực sẽ cho phép những ai quan tâm đến tình hình TCDN yén tâm hơn
13 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Phân tích tổng quát các BCTC
1.3.1.1 Phân tích bảng CĐKT
1.3.1.1.1 Phân tích khái quát cơ cẫu tài sản và nguồn vốn của cong ty Mục đích phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn giúp người phân tích
thấy được tỉ trọng các yếu tổ tài sản và nguồn vốn của công ty, trong đó công ty sử
dung vén dau tư chủ yếu vào những tài sản nào và nguồn vốn nào là nguồn vốn quan trọng mà công ty đang sử dụng
Cơ cấu tài sản của một công ty phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, trình độ quản lý và đầu tư của công ty
Một công ty có tỷ trọng VCSH cao là biểu hiện một cơ cấu tài chính mạnh và
én định, rủi ro thanh toán thấp và trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của
công ty cao Một công ty có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hàng năm cao sẽ duy trì tỉ lệ vốn đầu tư của chủ sở hữu phù hợp với tốc độ tăng trưởng qui mô SXKD của công ty
Tỷ trọng nợ ngắn hạn cao cho thấy công ty có rủi ro thanh toán cao Nhu cầu
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ là một áp lực lớn trong các chính sách tài chính của công ty, những khả năng dẫn đến việc công ty phải hy sinh mục tiêu sinh
lời nhằm duy trì khả năng thanh toán sẽ rất dễ xảy ra và điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và sự tồn tại của công ty
Những công ty có tỷ trọng các khoản phải trả cao thể hiện công ty chiếm dụng
vốn lớn, tiết kiệm được nguồn vốn huy động từ nợ vay và VCSH
1.3.1.1.2 Phân tích tình hình biến động nguôn vẫn và sử dụng vốn
Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của DN theo hướng tốt hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích nào, hoặc DN có thể trả nợ vay
ngân hàng từ những nguồn nào
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 25Luận uăn tốt nghiệp 15 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
Thông qua phân tích diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy được tài sản tăng lên trong kỳ được hình thành bởi những nguồn nào và việc sử dụng các nguồn này vào những mục đích gì Đồng thời qua đó các nhà tài trợ vốn cũng thấy được nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích hay không
Các bước phân tích:
1 Rut gon bang CDKT
Đây là bước cần thiết trước khi tiến hành phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn và tài sản Báng CĐKT của các DN thường gồm nhiều chỉ tiết theo mẫu biểu của Bộ Tài Chính Việc rút gọn bảng cân đối sẽ cho ta thấy được một cách bao quát những yếu tố tài sản và nguồn gốc chủ yếu của DN Phương pháp rút gọn: gộp chung những chỉ tiết tài sản hoặc nguồn vốn có cùng tính chất hoặc giá trị nhỏ, không cần thiết phải nghiên cứu riêng
2 Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để lập bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn Để lập Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng CĐKT rút gọn giữa hai thời điểm của kỳ nghiên cứu (cuối kỳ và đầu kỳ) Số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của các yếu tố tài sản và nguồn vốn ghi vào một trong hai cột : nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn
- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn
Khi liệt kê các chỉ tiêu trên Bảng CĐKT, tùy theo yêu cầu cần phân tích chỉ
tiết hay chỉ cần đánh giá khái quát mà việc liệt kê được thực hiện theo khoản, mục
hay loại, nhưng đề tránh sự trùng lặp, cần lưu ý đã liệt kê theo loại thì không liệt kê
mục và khoản nằm trong nó và ngược lại
3 Lập bảng phân tích
Bảng phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn được lập căn cứ vào số liệu trên
bảng kê, trong đó mục đích sử dụng vến được phân biệt làm 2 phần là tăng tài sản
và giảm nguồn vốn, nguồn vốn huy động trong kỳ cũng được phân biệt thành 2 nguôn là giảm tài sản và tăng nguồn vốn Dé thay rõ trọng tâm của việc sử dụng
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính- Ngân Hàng
Trang 261.3.1.2.1 Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh
Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả HĐKD của DN là phương pháp so sánh, việc so sánh được thực hiện theo các trường hợp sau:
- Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất
cả các chỉ tiêu của báo cáo kết quá kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này
So sánh tốc độ tăng, giảm của các khoản mục chỉ phí và lợi nhuận với tốc độ
tăng, giảm của chỉ tiêu DTT Sự gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu thường kéo theo sự gia tăng của chỉ phí, nhất là các khoản mục thuộc loại chỉ phí biến đổi như: giá vốn hàng bán, chỉ phí vận chuyển bốc do hàng hóa Tuy vậy DN cần phải phấn đấu đẻ tỷ lệ tăng của chi phí không vượt quá tỷ lệ tăng của doanh thu, làm được như vậy DN mới giảm được mức chỉ phí trên 100 đồng đoanh thu
- Phân tích theo chiều đọc: So sánh mức chỉ phí và lợi nhuận trên 100 đồng DTT ky nay với kỳ trước Để làm được điều này trước tiên cần phải xác định mức
chỉ phí và lợi nhuận trên 100 đồng DTT hàng năm
Trang 27Luận văn tốt nghiệp 17 GVHD: The Võ Tường Oanh
Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chỉ phí hoặc lợi nhuận trên doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc tiết kiệm chỉ phí
HĐKD cũng như mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận khác vào ty suat lợi nhuận trên doanh thu chung của DN
13.122 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận HĐKD chính và các nhân tổ ảnh
hướng
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp địch vụ là một chỉ tiêu quan trọng đối với
sự ôn định và phát triển lâu dài của một DN Vì vậy, sự biến động của lợi nhuận bán hàng cần phải được theo dõi chặt chẽ Có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quyết định tới mức tăng trưởng lợi nhuận bán hàng đó là: doanh thu bán hàng và hiệu quả tiết kiệm chỉ phí HĐKD chính Ảnh hưởng của doanh thu được xem là tác động về qui
mô, còn ảnh hưởng của của hiệu quả tiết kiệm chỉ phí được thể hiện qua sự biến
động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của HĐKD chính trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận của HĐKD chính trên doanh thu lại phụ thuộc vào các chỉ tiêu tỷ lệ giá vốn hàng bán, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quán lý DN trên doanh thu
Lợi nhuận hoạt động _ Doanh _ Giá vốn Chi phi _ Chi phi
kinh doanh chinh thuthiần hàngbán bánhàng quảnlý DN
1.3.1.3 Phân tích Bảng LCTT
13.13.1 Mỗi quan hệ giữa Bảng CĐKT với LCTT ròng từ HĐKD
Mối quan hệ giữa báo cáo LCTT với bảng CĐKT được phân tích từ mối quan
hệ cân bằng của tổng tài sản và tổng nguồn vốn như sau:
> ATién = (A Các khoản phải trả — A Các khoản phải thu - ATần kho ~
ATSNH khác) - ATSDH + ANợ vay + AVCSH
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 28Luận ăn tốt nghiệp 18 GVHD: Ths Vé Tường Oanh
Sự thay đổi của nhóm các yếu tố tài sản và nguồn vốn có liên quan đến từng đòng ngân lưu như sau:
- Sự biến động của các yếu tố tài sản sẽ ngược chiều với biến động của tiền, có nghĩa là khi một yếu tố tài sản tăng sẽ làm cho tiền giảm và ngược lại
- Sự biến động của các yếu tế nguồn vốn sẽ cùng chiều với biến động của tiền,
có nghĩa là khi một yếu tố nguồn vốn tăng sẽ làm tăng tiền và ngược lại
1.3.1.3.2 Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT ròng từ HĐKD
LCTT ròng từ HĐKD là tiền DN tạo ra trong kỳ phân tích, nó chính là nguồn
tiền mà công ty có thể sử dụng để chia lãi cho chủ sở hữu, trả các khoản nợ dài hạn
và khoản nợ vay ngắn hạn cũng như mở rong đâu tư
" Khả năng chia lợi nhuận
bị âm thì công ty không thể chia được lợi nhuận cho chú sở hữu Nếu việc chia lợi nhuận vẫn tiễn hành trong trường hợp này, có nghĩa là công ty đã sử dụng dòng tiền
từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động đầu tư để chia lợi nhuận cho chủ sở hữu
- Chỉ tiêu khả năng chia lợi nhuận > 1, chứng tỏ công ty có khả năng chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong HDKD
- Chỉ tiêu khả năng chia Igi nhuan < 1, chứng tỏ công ty không đủ khả năng
chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu từ tiền tao ra trong HDKD
" Khả năng thanh toán nợ dài han đến han
Trang 29Luận uăn tốt nghiệp 19 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến han > 1 chứng tỏ DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn < 1 chứng tô HĐKD của DN không
tạo ra đủ tiền để thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả trong kỳ
" Đánh giá mức độ phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn hay khả năng tự chủ tài chính của DN
LCTT rong _ No dai han
từ HĐKD đến hạn đầu kỳ Khả năng tự chủ tài chính =
Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ
Hệ số khả năng tự chủ tài chính phản ánh mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ
vay ngắn hạn của công ty
Chỉ tiêu này > l chứng tỏ công ty không lệ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn
hạn, khả năng tự chủ vẻ tài chính của công ty cao, rủi ro thanh toán thấp
Ngược lại, nếu hệ số khả năng tự chủ tài chính < I chứng tỏ công ty phụ thuộc
vào các khoản nợ vay ngắn hạn, chỉ tiêu này càng nhỏ, mức độ phụ thuộc vào nợ
vay ngắn hạn càng cao và rủi ro thanh toán càng lớn
1.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính
1.3.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán — đánh giá năng lực thanh toán
1.3.2.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời ( The current ratio - CR)
đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, tức là việc quản trị tài sản lưu động của
SVTH: Doan Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 30Luận uăn tốt nghiệp 20 GVHD: Ths V6 Tường Oanh
DN không hiệu quả bởi có thể có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ
khó đòi Do đó có thể làm giản lợi nhuận DN
Tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng trả nợ của DN giảm
và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng
Mặt khác, trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản, bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì DN rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ Bởi vậy, cần phải quan tâm tới tỷ số thanh toán nhanh
1.3.2.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (The Quick Ratio - QR)
Trong đó, tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho còn được gọi là tài sản vòng
quay nhanh Do hàng tồn kho (dự trữ) là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tài sản lưu động, mắt nhiều thời gian và đễ bị lỗ nhất khi bán nên không
được tính vào tỷ số thanh toán nhanh
Các TSNH bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán có
khả năng chuyển đối thành tiền nhanh và các khoản phải thu Do các loại hàng hóa
tồn kho có tính thanh khoản thấp nên không được tính vào tỷ số này
1.3.2.2 Các tý số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vẫn
1.3.2.2.L Tỷ số nợ trên tài sân ( Debt Ratio)
Trang 31
Trong đó, tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và đài hạn tại thời
điểm lập BCTC Còn tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và TSCĐ hay là tổng
toàn bộ kinh phí đầu tu cho SXKD của DN trong phần bên trái của bang CDKT
Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp DN bị phá sản Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì DN dễ bị rơi vào tình trạng mắt khả năng thanh toán Để có nhận định đúng vẻ tỷ số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa
Một tỷ số khác cũng được sử dung dé tính toán mức độ đi vay mà công ty đang
gánh chịu, đó là tỷ số tông tài sản trên VCSH
1.3.2.2.4 Khả năng thanh toán lãi vay ( Times Interest Earned Ratio)
Thu nhập trước thué va 14i (EBIT)
Kha năng thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay
Trang 32Luận văn tốt nghiệp 22 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
ngắn hạn, tiền lãi cho các khoán vay trung và đài hạn, tiền lãi của các hình thức vay
mượn khác Đây là một khoản tương đối 6n định và có thé tính trước được
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của
DN, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng DN
có nguy cơ bị phá sản
1.3.2.3 Các tj số hoạt động — đính giá năng lực kinh doanh
13.2.3.1 Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period)
Cac khoan phai thu
Ky thu tién binh quan =
Doanh thu binh quan mét ngay
Trong đó, các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền, có thé
là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản tam
ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán
Tổng doanh thu Doanh thu bình quân ngày =
360
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả
năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của DN Vì rằng nếu các khoản phải thu của DN không được thu hồi đủ
số, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho DN mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ DN không
bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ
thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao Đồng thời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớt kinh phí thu nợ và tôn thất tồn đọng
vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tài sản lưu động của DN tăng lên tương
đối Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì DN cần phải tiến hành phân tích chính sách
bán chịu hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ Trong nhiều trường hợp, có thể
SVTH: Dodn Thị Bích Phượng - Lắp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 33
Luận văn tốt nghiệp 23 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà
khắc làm cho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có Kỳ thu tiền bình quân cao
1.3.2.3.2 Tỷ số Vòng quay hàng tôn kho ( Inventory Ratio)
mua vu,
Tý số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu, là chỉ tiêu phản ánh năng lực tiêu thụ hàng hoá và tốc độ vòng quay hàng tôn trữ, đồng thời để ước lượng hiệu suất quản
lý hàng tồn trữ của DN và là căn cứ để người quản lý tài chính biết được DN bỏ vốn vào lượng trữ hàng quá nhiều hay không Do đó, nhìn chung hàng tồn kho lưu thông càng nhanh càng tốt Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quá thấp, chứng tỏ lượng
hàng tồn quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt sẽ là một biểu hiện
xấu trong kinh doanh Vì hàng tồn trữ còn trực tiếp liên quan đến năng lực thu lợi của DN Cho nên trong trường hợp lợi nhuận lớn hơn không, số lần quay vòng hàng tồn kho nhiều chứng tỏ hàng lớn trữ chỉ chiếm dụng số vốn nhỏ, thời gian trữ hàng
ngắn, hàng tiêu thụ nhanh, thu lợi sẽ càng nhiễu
Trang 34Luận ăn tốt nghiệp 24 GVHD: Tị: Võ Tường Oanh
Trong đó, giá trị TSCĐ là giá trị thuần của các loại TSCĐ tính theo gia tri ghi
số kế toán, tức nguyên giá của TSCĐ khấu trừ phần hao mon TSCĐ đồn đến thời
điểm tính
Tý số này còn được gọi là Mức quay vòng của TSCĐ, phản ánh tình hình quay vòng của TSCĐ, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng TSCĐ Như vậy, tỷ
số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ của DN, hay nói cách khác
là một đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm Tỷ số này cao chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ của DN là đúng đắn, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng TSCĐ cao Ngược lại, nếu vòng quay TSCĐ không cao thì chứng tỏ hiệu suất
sử dụng TSCĐ thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của
DN không mạnh Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản
Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử
dụng toàn bộ các loại tài sản của DN, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào tài sản
DN đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng
hợp toàn bộ tài sản của DN, chỉ tiêu này càng cao càng tốt Giá trị của chỉ tiêu càng
cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ
quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của DN càng cao Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của DN chưa được sử dụng có hiệu quả
1.3.2.4 Các tÿ số doanh lợi hay tÿ suất lợi nhuận — đánh giá năng lực thu lợi
Trang 35Luận văn tốt nghiệp 25 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng DTT thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận
Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động của về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm Nếu tỷ số này giảm thì
DN cần phân tích và tìm biện pháp giảm các khoản chỉ phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi của DN
Lợi nhuận thuần là khoản lời ròng sau khi đã trừ hết các chỉ phí, nộp thuế lợi
Tỷ số này đo lường hiệu quả hoạt động của một công fy trong việc sử dụng tài
san dé tao ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này được hình
thành bởi nguồn vến vay hay VCSH ROA là suất sinh lời trên tài sản của công ty
sau tác động của thuế nhưng chưa có tác động của nợ
1.3.2.4.3 Tỷ suất sinh lợi trên VCSH ( Return On Equity - ROE)
là chỉ tiêu tổng hợp phan ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động
của đòn bẩy tài chính
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKTT3 ~ Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 36Luận văn tốt nghiệp 26 GVHD: Ths Vé Tuéng Oanh
1.3.2.5 Các tỷ số về chứng khoán
1.3.2.5.1 Thu nhập trên mỗi cỗ phiếu thường (Earning per share - EPS)
Lợi nhuận ròng — Cô tức ưu đãi
DN
Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi
có thể chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ phiếu thường của công ty, khi những người này thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phiếu
thường sẽ làm cho thu nhập trên mỗi cỗ phiếu của công ty bị sụt giảm (do số lượng
cỗ phiếu thường tăng)
EPS chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
- Don bẩy tài chính
- Số lượng cỗ phiếu thường lưu hành bình quân trong năm
1.3.2.5.2 Hệ số giá thị trường so với giá số sách (P/B)
Chỉ số này cho biết giá thị trường của một cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị
trên số sách của một cổ phiếu Gia tăng chỉ số P/B thể hiện sự thành công của công
ty trong việc gia tăng tài sản cho các chủ sở hữu và tối đa giá thị trường của công ty
Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư tiềm năng thì hệ số P/B cao có thể là một dấu hiệu
công ty đang được định giá cao
Giá thị trường cỗ phiếu phụ thuộc vào cung cầu cổ phiếu của công ty trên thị trường Cung cầu cỗ phiếu công ty trên thị trường phụ thuộc vào những nhân tổ khách quan về triển vọng phát triển của ngành, của nền kinh tế và hơn hết là nhân tế
về kết quả kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng
Trang 37
Luận văn tốt nghiệp 27 GVHD: Ths Vé Tường Oanh
1.3.2.5.3, Ti sé gid thị trường so với thu nhập trên một cỗ phiếu (Price earnings ratio — P/E)
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) va thu
nhập của mỗi cỗ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
Chỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi nhuận của
công ty, các cô đông thường phải đầu tư bao nhiêu đồng vốn
P/E cho thấy giá cỗ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cỗ tức cao trong tương
lai Ngược lại, một công ty có chỉ số P/E thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ
phiếu của công ty cao hoặc giá thị trường của cổ phiếu thấp và có thể công ty đang
được định giá thấp
1.3.3 Phân tích tài chính Du Pont
Bản chất của phương pháp DUPONT là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức
sinh lợi của DN như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên VCSH (ROE ) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mỗi quan hệ nhân quả với nhau Điều
đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp
* Trong quá trình phân tích có thể thực hiện tách các chỉ tiêu ROE và ROA như sau:
Trang 38
Luận văn tốt nghiệp 28 GVHD: Ths V6 Tudng Oanh
ROA = LNST / Téng tai san
= (LNST / Doanh thu) x (Doanh thu/ Téng tai sản )
= Doanh lợi tiêu thụ x Hiệu suất sử dụng tài sản của DN
>> ROE = Doanh lợi tiêu thụ x Hiệu suất sử dụng tài sản của DN x Số nhân vốn Như vậy, phương pháp Dupont giúp nhà phân tích nhận biết được các yếu tố
cơ bản tác động tới ROE của một DN là: khả năng tăng doanh thu; công tác quản lý chỉ phí; quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính
Sơ đồ 1.1: Phân tích Dupont
| ROE
Vong quay Don bay tai
Trang 39Luận văn tốt nghiệp 29 GVHD: Ths Võ Tường Oanh
Sơ đồ 1.2: Phân tích Dupont rút gọn
Trang 40Luận uăn tốt nghiệp 30 GVHD: Ths V6 Tường Oanh
\ Chuong II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CONG TY CO PHAN VINAMILK
2.1 TÌM HIEU CHUNG VE NGANH SUA TAI VIET NAM
2.1.1, Giéi thigu chung về ngành sữa Việt Nam
® Thị trường sữa hiện nay
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân Nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều
DN phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng
Ngành sữa Việt Nam trong những năm qua luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao Ngành sữa là một trong những ngành có tính
én định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tang trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực Giai đoạn 2004-2009, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%4/năm của Trung Quốc
Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện
tại vẫn đang ở mức thấp
se Cơ cấu các sản phẩm sữa
Thị trường sữa có các sản phẩm chính gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột và sữa dinh dưỡng Trong đó sữa bột chiếm tới gần một nửa tổng giá trị tiêu thụ, sữa tươi đứng thứ 2 với khoảng 23% thị phần, các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ, phó mát chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 13%
© Thi phan cdc Công ty sữa Việt Nam
Tỉnh thị phần theo giá trị thì VNM và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan
có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước,
đang chiếm gần 60% thi phan
SVTH: Đoàn Thị Bích Phượng - Lớp 06DKT3 - Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân Hàng