1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng xóa đói giảm nghèo của nông thôn việt nam

34 2,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 199 KB

Nội dung

Đề tài :Tình trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay I/ MỞ ĐẦU : 1.1 Tính cấp thiết của đề tài : Trong lịch sử của xã hội loài người , đặc biệt từ khi có gia

Trang 1

Đề tài :Tình trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay

I/ MỞ ĐẦU :

1.1 Tính cấp thiết của đề tài :

Trong lịch sử của xã hội loài người , đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay , vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn taị như một tách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia , từngkhu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mới quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới , bởi vì giầu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của mộtquốc gia Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị , xung đột giai cấp , dẫn đến bất ổn về xã hội , bất ổn về chính trị Mọi dân tộc tuy

có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình , dân tộc mình giàu có tron thực

tế ở một số nước cho thấy kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu , năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột Trong nền kinh tế thị trường , quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanhhơn quá trình phát triển không đồng đều , làm sâu sắc hơn sự phân hóa giữa các tầng lớp dân cư trong quốc gia Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giầu ngày càng có xu hướng rộng và đang là một vấn đề có tính toàn cầu , nó thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập , về nạn đói , nạn suy dinh dưỡng vẫn đang đeo đẳng 1/3 dân số thế giới

Nhân loại bước sang thế kỷ 21 và đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ , phát triển kinh tế nhưngvẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối : nạn đói nghèo vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật ở những quốc gia đang phát triển Ở Việt Nam từ khi có đường lối đổi mới , chuyểnđổi kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước , tuy nhiên nền kinh tế có phát triển mạnh , tốc độ tăng trưởng hàng năm khá là cao , nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với vấn

Trang 2

đề phân hóa giàu nghèo hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giàu nghèođang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận lợi so với những vùng khó khăn , trình độ dân trí thấp như nôngthôn , vùng sâu vùng xa Tromg đó số hộ nghèo ở nông thôn chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói trong cả nước Vấn đề đói nghèo đã được Đảng

và Nhà nước hết sức quan tâm Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội Đảng và Nhà nước đã có nhiều chínhsách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay Vì thế việc

nghiên cứu về thực trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa nông thôn Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển

1.2 Mục tiêu nghiên cứu :

Tìm hiểu về thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn nước ta, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm tỉ lệ

hộ nghèo đói ở nông thôn Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghèo đói ở nông thôn

Tìm hiểu về thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo đưa ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Bước đầu có những kiến nghị

về các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn

1.3 Giới hạn nghiên cứu :

Khu vực nông thôn Việt Nam

1.4 Đối tượng nghiên cứu :

Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam

Trang 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu :

-Phương pháp thu thập số liệu : thứ cấp : tham khảo từ một số sách báo , tiểu luận và các nguồn có liên quan đến đói nghèo và xóa đói giảm nghèo trên internet

-Phương pháp xử lý : đọc và chọn lọc

-Phương pháp phân tích :thống kê , so sánh , phân tích swot

II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận :

Theo nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh về bềnvững đối với 61 huyện nghèo của Chính Phủ số: 30a/2008/NQ-CPngày 27 /12 / 2008 :

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tanhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thuhẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữacác dân tộc, nhóm dân cư Thành tựu xóa đói giảm nghèo trongnhững năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thựchiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao Tuynhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu – nghèogiữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở nhữnghuyện có tỷ lệ hộ nghèo cao

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiđến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn)thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùngnày, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bàodân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5lần bình quân cả nước

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do cáchuyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiênrộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận

Trang 4

lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số gồm 2,4 triệu người,trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thunhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nôngnghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu,vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷđồng/năm Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng

bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; độingũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thuhút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Bêncạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước

ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huynội lực và sự nỗ lực vươn lên

Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tại phiên họpngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị vềviệc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh vàbền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%(sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo)

Các quan điểm về nghèo đói :

-Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu khôngthỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…-Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơnmức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộcsống

-Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏamãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theotrình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địaphương

-Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo Việt Nam đưa ra chuẩn đói từ 2-1997 đến 1-1-2000 hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13kg

gạo/người/tháng, tương đương với 45.000 đồng Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005 Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền

Trang 5

núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng.Còn chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000

đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối vớikhu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng

2.2 Cơ sở thực tiễn:

-Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia,

mà là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó

có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen Đan Mạch, những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc

tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại

-Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc Nó

là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiềukhái niệm khác nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á TháiBình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phậndân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của conngười đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã

Trang 6

hội và phong tục tập quán của từng địa phương Đây là khái niệm kháđầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam.

-Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

-Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…

-Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dướimức trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định

-Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển củacộng đồng

*Vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo

Đói nghèo là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Đó cũng là mộttrong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xãhội, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam Chính vìvậy, XĐGN đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:

a Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế

Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững chắc Ngược lại sự phát triển kinh tế

là nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong công tác XĐGN

b Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội

Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Để làm nổi bật những cản trở của nghèo

Trang 7

đói đối với sự phát triển xã hội các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói Từ cái vòng luẩn quẩn của sự

nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng Vì vậy muốn cho đất nước, vùng phát triển chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn chế

gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân, hạn chế sự thất học, nâng cao trình độ dân trí Để đảm bảo phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn đó thì chúng ta phải tháo gỡ từng mắt xích cụ thể chứ không làm chung chung ồ ạt được

c Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội.

Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh vớinước bạn, vùng sâu, vùng xa Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập vềkinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội Xóa đói thực hiện tốt XĐGN giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời sống, góp

phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước

d Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá

Việt Nam đang tập trung phát triển nền văn hoá truyền thống đậm đàbản sắc dân tộc Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá, cần xác định rằng: đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người Gia tăng dân số ,Bệnh tật Suy dinh dưỡng Ô nhiễm môi trường Thất họcTệ nạn xã hội trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá Ở một trình độ văn hoá thấp, đói nghèo luôn

là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng báinhững tư tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và nhân cách con người Chính vì vậy, đầy nhanh công tác XĐGN là một yếu tố quan trọng nâng cao đời sống người

Trang 8

dân, làm cho nền văn hoá phát triển cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay

III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

3.1 Thực trạng nghèo đói và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay

a Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay :

+Về tỷ lệ hộ nghèo: Theo kết quả điều tra, trên toàn quốc năm 2012

có 2.149.110 hộ nghèo, chiếm 9,6% Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng: miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,552%; tiếp đến là miền núi Đông Bắc 17,39%; Bắc Trung bộ 15,01%; Tây Nguyên 15%; Duyên hải miền Trung 12,2%; đồng bằng sông Cửu Long

9,24%; đồng bằng sông Hồng 4,89%; và Đông Nam bộ vùng có tỷ lệ

hộ nghèo thấp nhất là, 1,27% Một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Điện Biên 38,25%; Lai Châu 31,82%; Hà Giang 30,13%; Cao Bằng 28,22%; Yên Bái 29,23% Có tất cả 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là: Quảng Ninh 3,52%;

Hà Nội 1,52%; Bắc Ninh 4,27%; Hải Phòng 4,21%; Đà Nẵng 0,97%; Tây Ninh 2,97%; Đồng Nai 0,91%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1,71%; TP.HồChí Minh 0,00033%; Long An 4,58%

+Về tỷ lệ hộ cận nghèo: Kết quả điều tra cho thấy, trên toàn quốc năm 2012 có 1.469.727 hộ cận nghèo, chiếm 6,57% Tỷ lệ hộ cận nghèo phân theo vùng: vùng có tỷ lệ hộ cận nghèo cao nhất là Bắc Trung bộ 13,04%; vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam bộ 1,08% Các vùng còn lại xếp theo thứ tự tỷ lệ hộ cận nghèo giảm dần là: miền núi Tây Bắc 11,48%; Duyên hải miền Trung 9,32%; miền núi Đông Bắc 8,92%; đồng bằng sông Cửu Long 6,51%; Tây Nguyên6,19%; đồng bằng sông Hồng 4,58%

Đối với các huyện nghèo của cả nước: Theo kết quả điều tra, tỷ lệ

hộ nghèo tại 62 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo) giảm từ 58,33% (năm

Trang 9

2010) xuống còn 50,97% (năm 2011) và 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm Tỷ lệ hộ nghèo tại 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 về việc hỗ trợ có mục tiêu

từ ngân sách trung ương cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, giảm từ 43,56% (năm 2011) xuống còn là 30,13% (năm 2011), và giảm còn 13,43% (năm 2012) Tỷ lệ hộ nghèo tại 23 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-

CP của Chính phủ, đến cuối năm 2012 giảm còn 43,14%

b Thực trạng xóa đói giảm nghèo :

* Các chính sách xóa đói giảm nghèo :

- Các dự án hỗ trợ của nhà nước cho chương trình xây dựng nông thôn mới

-Giảm lãi suất cho vay lĩnh vực tam nông nhằm khuyến khích nông dân đầu tư làm ăn hướng đến xóa đói giảm nghèo bền vững

-Hướng dẫn hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh cho ngườinghèo (25/10/2013 10:30)

Đây là nội dung chính của Thông tư liên tịch số BTC do Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành ngày 18/10/2013, hướng dẫn

33/2013/TTLT-BYT-tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaQuyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002

-Hỗ trợ 100% phí BHYT cho một số đối tượng cận nghèo (15/5/201315:58)

Ngày 08/05/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT)cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo

-Hộ cận nghèo được ưu đãi lãi suất cho vay (4/3/2013 14:51)

Đây là quy định đáng chú ý của Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg vềtín dụng đối với hộ cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hànhngày 23/02/2013

Trang 10

-Thí điểm mô hình tạo việc làm công cho người nghèo (15/10/201210:16)

Ngày 08 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốcgia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015

-Tổ chức bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở tổ dân cư (12/9/2012 16:24)Ngày 05 tháng 09 năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

đã ban hành Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quytrình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm làm cơ sởthực hiện các chính sách an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiệnmục tiêu giảm nghèo hàng năm của các địa phương và cả nước

-Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo (3/7/201216:17)

Ngày 26 tháng 06 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 797/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y

tế (BHYT) cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo

* Thực trạng xóa đói giảm nghèo :

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua tháng 1/2011 với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển caohơn trong giai đoạn sau Do đó, các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ đã được xây dựng tập trung trên ba chiến lược chính: Thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của người dân ở các vùng nghèo

Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5 nhóm chính sách: Tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ

sở hạ tầng, giáo dục và y tế Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận với các nguồn lực (vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trường) và các dịch

Trang 11

vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý).

Tính đến năm 2010, có hơn 77% người nghèo được hưởng lợi từ các chương trình và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cho thấy mức

độ phổ cập chính sách rộng khắp trên cả nước

Đánh giá về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng những chính sách giảm nghèo, bà Victoria Kwa kwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh: Thành công của Việt Nam có được đầu tiên là nhờ vào tầm nhìn và quyết tâm lãnh đạo của Chính phủ, cũng như tinh thần chịu khó, làm việc chăm chỉ của người dân Việt Nam Là đối tác phát triển, WB rất tự hào được đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo thời gian qua, đóng góp cho sự phát triển chung của Việt Nam Cơ hội hợp tác này cũng giúp cho

WB kiểm nghiệm những ý tưởng mới với điều chắc chắn rằng, hỗ trợ phát triển là có thể làm được và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62

huyện nghèo là chương trình lớn và quan trọng, có tác động mạnh đếngiảm nghèo và nâng cao điều kiện sống của người nghèo Chương trình này đã lồng ghép một loạt các hạng mục phát triển kinh tế-xã hội như: Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng cấp xã, tín dụng cho

người nghèo, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và các chương trình khuyến nông

Với chính sách toàn diện thúc đẩy mọi khía cạnh của đời sống, hướng đến nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất ở vùng sâu, vùng xa, các chương trình này đã đạt được mục tiêu chung là giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của nhóm

người dân những vùng này Kết quả đánh giá tác động qua 3 năm thực hiện cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm 4-5%/năm và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, điện, nước sạch của các hộ gia đình tăng đáng kể

Vấn đề đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp cũng được nhà nướcquan tâm Nhiều chính sách, chương trình phát triển nhà ở cho các đốitượng có khó khăn về nhà ở như người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên, người nghèo ở nông thôn, người có thu

Trang 12

nhập thấp tại khu vực đô thị đã được ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế.

Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị Thông qua các chương trình đó, đến nay đã cóhơn 530.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; có 62 dự án nhà ở cho công nhân với tổng quy mô 11.719 căn hộ được hoàn thành, đáp ứng chỗ ở cho 67.600 công nhân lao động tại các khu công nghiệp 163 khối nhà cho sinh viên đã được đưa vào sử dụng, đáp ứng khoảng 140.000 chỗ ở (dự kiến hết năm 2013 sẽ đáp ứng được chỗ ở cho 330.000 sinh viên) 56 dự án nhà cho người thu nhập thấp tại khu vực

đô thị được triển khai, đáp ứng cho khoảng 130.000 hộ thu nhập thấp

có nhu cầu về nhà ở

Việt Nam cũng đang nghiên cứu, soạn thảo Luật Nhà ở sửa đổi để trình Quốc hội thông qua vào năm 2014, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ người nghèo (cả đô thị và nông thôn), người thu nhập thấp và các đối tượng ưu tiên khác như công nhân tại khu công nghiệp, học sinh, sinh viên… Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội, nhà cho thuê ở khu vực đô thị và nhà ở tái định cư; thúc đẩy các biện pháp tăng cường trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn có nhà ở, ổn định cuộc sống

Đa dạng hóa phân công lao động :Chiến lược phân công lao động

hộ gia đình khác biệt giữa các xã , các thôn , các hộ , nhưng thường

có sự kết hợp giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp (sự học hành ) giữa các thành viên trong gia đình Đa dạng hóa và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp , tận dụng lợi thế về đất đai là rất quan trọng trong việc tăng năng suất Việc làm phi nông nghiệp mang lại thu nhập cho người lao động , mặc dù phải đi làm ăn xa Cơ hội lao độngcho nam và nữ đã tăng dần trong năm năm qua Một số thích đi làm gần nhà , một số đi làm ăn ngoài tỉnh , nhưng làm ăn xa nhà không phổ biến ở các khu vực miền núi và các dân tộc Việc làm ở địa

phương thường không ổn định vì thế lợi nhuận người dân thường ít vì

Trang 13

thế khó để dành Ngược lại tiền gửi từ nam và nữ đi làm ăn xa đóng góp đáng kể cho thu nhập hộ Tuy nhiên trong những năm vừa qua , tiền để dành và gửi về quê giảm do chi phí sinh hoạt đo thị tăng lên

mà thu nhập của họ không tăng lên

Sản xuất hàng hóa theo phương pháp đa dạng hóa , thâm canh và phát triển chăn nuôi : Chiến lược đa dạng hóa kết hợp giữa cây ngắn ngày với cây dài ngày như kết hợp lúa với chè hoặc rau màu , và ngô với cà phê Đa dạng hóa giúp người nông dân dối mặt với rủi ro , tăng hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng đất ở miền núi , tăng năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa nhò thay đỏi giống

và phương pháp canh tác ở các vùng thấp Tích lũy dần từ chăn nuôi giúp cho các hộ có tiền đầu tư vào làm nhà , mua sắm tài sản , mở rộng sản xuất , cho con ăn học Tuy nhiên mức sinh lời của chăn nuôigia súc rất thấp ( trâu bò mỗi năm chỉ đẻ một lứa , mỗi lứa chỉ đẻ một con ) về lệ thuộc vào rỉu ro về bệnh dịch và thời tiết

Mở rộng diện tích đất sản xuất : Tại các địa bàn miền núi dân tộc thiểu số phía Bắc , nhiều người dân hàng năm vẫn cố gắng khai hoangthêm ruộng bậc thang nhỏ tại những nơi có nguồn nước Tạo điều kiện ở một số khu vực nhưng vẫn còn nhiều bất cập Nhìn chung , quan trọng là phải có nguồn nhân lực

Chính sách hỗ trợ của nhà nước đã giúp cho người nghèo bớt khó khăn trong cuộc sống Với những hộ đặc biệt nghèo , hỗ trợ làm nhà ,tín dụng ưu đãi , hỗ trợ trẻ em khuyết tật và hỗ trợ xã hội giúp người nghèo bớt khó khăn

Đầu tư cho giáo dục cho thế hệ sau đặc biệt quan trọng để cải thiệncuộc sống trong tương lai Tuy nhiên hiện nay đầu tư này chưa tạo ra ảnh hưởng tích cực Trong ngắn hạn con em đi học cao còn là gánh nặng chi phí cho gia đình Nhiều gia đình vay nợ để cho con ăn học cao đẳng đại học Tại một số nơi thanh niên đi học về không kiếm được việc làm , lại qay về làm nông hoặc đi làm thuê

-Thành tựu đáng tự hào

Ghi nhận thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam , bà Victoria Kwa kwa nhận định: Hai mươi năm qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam Năm 1993, Việt Nam là một trong những

Trang 14

nước nghèo nhất trên thế giới với bình quân thu nhập đầu người chỉ khoảng 100 USD và có các chỉ số thấp kém về phát triển xã hội

Ngày nay, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình đang lên, với nền kinh tế có quy mô gần 154 tỷ USD và thu nhập bình quân đầungười khoảng 1.700 USD Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2012, với hơn 30 triệu người thoát

nghèo Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập và thậm chí cả một số nước có thu nhập cao hơn Việt Nam đã đạt được 5 trong số 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) ban đầu và đang trên đường hoàn thành nốt 3 mục tiêu nữa vào năm 2015

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế gặp khó khăn hơn trước, nhưng nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội vẫn được Việt Nam ưu tiên duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 13,7% năm 2008 xuống còn 9,6% năm 2012 và dự kiến còn khoảng 7,6-7,8% vào cuối năm 2013

Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gần 2 lần trong 5 năm qua Năm 2012, số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% và tỷ lệ hộ nghèo cả nướccũng giảm 1,76% so với năm 2011 Xu thế giảm mạnh được thể hiện

ở cả 3 thước đo nghèo quan trọng: Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo

và mức độ nghiêm trọng của nghèo Điều quan trọng là không chỉ một số lượng lớn người dân thoát nghèo mà mức sống và chất lượng sống của họ được cải thiện đáng kể

Tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo bình quân giảm hơn 7%/năm Hơn

1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, hơn 500.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sống người dân không ngừng được cải thiện Mới đây, phát biểu tại Hội nghị lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam

và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, ông Marko Lovrekovic, đồng giám đốc Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ cho biết: Mười năm trở lại đây đã đánh dấu nhiều chuyển biến tích cực, Việt Nam đã chia sẻ với quốc tế thông điệp sự phát triển chỉ có được khi toàn xã hội phát triển và sự phát triển này phải mang lại lợi ích cho tất

Trang 15

cả mọi người, đặc biệt là cho những người nghèo khổ nhất Việt Nam

đã làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng mà quan trọng hơn là những thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

Công nhận thành tích nổi bật trong xóa đói giảm nghèo thời gian qua, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Việt Nam nằm trong số 38 quốc gia được vinh danh là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Chính sách xóađói nghèo của Việt Nam không chỉ nhằm giúp tăng thu nhập cho người nghèo mà còn giúp họ cải thiện sinh kế và tiếp cận với các dịch

vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hòa nhập xã hội Nhà nước cũng mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên lên trên 2,5 triệu người, tăng mức, mở rộng diện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, hỗ trợ gạo cho học sinh

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đang đứng thứ 6 trên toàn cầu về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ Do đó, việc tiếp tục duy trì những thành tựu đã đạt được và hoàn thành các mục tiêu còn lại là một trong những nội dung quan trọng đòi hỏi phải có những giảipháp thiết thực để vượt qua Hơn nữa, sự ổn định kinh tế vĩ mô còn chưa vững chắc, nguy cơ lạm phát tăng trở lại, nhưng công tác xóa đói giảm nghèo cho toàn dân chính là động lực mạnh mẽ để Việt Namquyết tâm thực hiện và sẽ hoàn thành tốt nhất mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã cam kết Vấn đề này, thực sự quan trọng cho sự

thành công của Việt Nam với vị thế là một quốc gia thu nhập trung bình và để đạt được mục tiêu dài hạn hơn là trở thành một nước công nghiệp hóa

Việt Nam thành công trong giảm nghèo và tỷ lệ nghèo nhìn chung giảm

Hệ thống an sinh xã hội hướng tới người dễ bị tổn thương và cung cấp hỗ trợ quan trọng để thoát nghèo

Dịch vụ khuyến nông đã mở rộng và tiếp cạn nhiều nông dân ở nhiều xã hơn

Thanh niên đi lao động ở các khu đô thị tạo ra nhiều cơ hội việc làm học tập và tiền gửi về cho các hộ gia đình ỏ nông thôn

Trang 16

Học sinh có thể tiếp cận nhiều cơ hội học tập hơn và thử nghiệm giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ cho dân tộc thiểu số

-Những thách thức mới phải đối mặt

Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những thách thức mới Phần lớn những người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe kém Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số là một thách thức kéo dài Tuy chỉ chiếm 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 47% tổng số người nghèo vào năm 2010, so với 29% năm 1998 Hơn nữa, những người nghèo ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện giảm

nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu

số

Bên cạnh những thách thức giảm nghèo mang tính lâu dài thì công cuộc giảm nghèo ở nước ta còn phải tính đến một số thách thức mới như: Bất ổn vĩ mô ngày càng tăng khiến cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại; nghèo tại khu vực thành thị gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi

và nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn, ven biển…

Nhiều người còn nghèo kinh niên và nhiều người khác còn khả năng tái nghèo

Các chương trình an sinh xã hội bao phủ chưa đủ hộ trợ thấp so vớichi phí cuộc sống và nhiều khi chưa đúng đối tượng

Dịch vụ khuyến nông không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu của nông dân vê nội dung và phù hợp với bối cảnh

Người di cư ra đo thị gặp phải khó khăn khi tiếp nhận dịch vụ cơ bản và rủi ro do việc làm là không ổn định

Chi phí trả thêm và chi phí không chính thức cho giáo dục với hộ gia đình đang tăng và làm cản trở tiếp cận giáo dục , làm cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục mở rộng gặp rủi ro

Trang 17

3.2 Giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn mới :

Để chủ động, sáng tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện chínhsách xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn mới, trước hết cần làm rõnhững nhân tố tác động đến chính sách này, có quan hệ trực tiếp đến

sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế, nhất là thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh" Làm rõ những nhân tố tác động đến chínhsách còn góp phần khắc phục bệnh "chủ quan, duy ý chí một cách tậpthể" và bệnh thành tích đã lan rộng trong các cấp quản lý

*Trong thập niên 2011 - 2020, chính sách xóa đói, giảm nghèo ởnước ta chịu tác động của những nhân tố sau đây:(nguyên nhân củatình trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo chưa được hiệu quả ):

1 - Tăng trưởng kinh tế phiến diện

Vấn đề đói nghèo, về khách quan, là sản phẩm tất yếu của một môhình kinh tế nhất định Khi một mô hình kinh tế đã cạn kiệt tiềm năngphát triển, thì dù có cố gắng của chính quyền cũng không thể giảiquyết tốt vấn đề đói nghèo

Nước ta đã chuyển sang mô hình công nghiệp hóa từ nhiều nămnay Đó là mô hình kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao độnggiá rẻ, dựa vào đầu tư nước ngoài để xuất khẩu nhằm tăng trưởngnhanh Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, mô hình ấy có vai trò nhấtđịnh ở giai đoạn khởi động nền kinh tế thị trường, nhưng nếu kéo dàithời gian thực hiện mô hình ấy chỉ lo tăng trưởng số lượng thì nhữngvấn đề xã hội sẽ phát sinh và tăng lên, thể hiện ở vấn đề đói nghèo trởnên nghiêm trọng, phân hóa giàu nghèo mở rộng khoảng cách nhanhchóng, lối sống trong xã hội xuất hiện nhiều vấn nạn mới

Trong lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới thì mô hìnhcông nghiệp hóa này đã diễn ra hơn 200 năm trước đây trong hìnhthái kinh tế tư bản chủ nghĩa Trong thế kỷ XX, mô hình này đã biếnđổi dần dưới hình thức "khủng hoảng - phát triển", đã lỗi thời và kếtthúc vào nửa sau thế kỷ XX, khi mô hình phát triển bền vững dựa trên

Ngày đăng: 22/04/2014, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w