1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chuỗi cung ứng của công ty việt nam NOK (VNN)

21 1,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 409,79 KB

Nội dung

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biết đổi nguyên vật liệu này qua các khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG Đ ẠI HỌ C MỞ TH ÀN H PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHO A ĐÀO T ẠO S AU Đ ẠI HỌC

Trang 2

Mục lục

PHẦN 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu n ghi ên cứu 2

1.3 Giới thiệu về côn g ty VI ỆT NAM NOK 3

1.3.1 Giới thiệu tổ chức 3

1.3.2 Tổng quan hoạt động nộ i bộ của NOK 3

1.3.3 Nhữn g đặc trưng hệ thống sản xuất tại NOK 3

PHẦN 2: LÝ TH UYẾT VỀ CHUỖI CUNG Ứ NG 5

2.1.Ch uỗi cun g ứn g: 5

2.2 Quản lý ch uỗi cun g ứng: 6

2.3 Nguyên tắc quản lý ch uỗi cun g ứng: 8

2.4 Cơ cấu ch uỗi cun g ứn g: 8

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CÔN G T Y TN HH VI ỆT NAM NOK 9

3.1 Quản trị nhà c ung cấp 9

3.2 Quản trị vật tư 10

3.3 Quản trị vận tải 10

3.4 Quản trị kho bãi 11

3.5 Quản trị t ồn kho 12

3.6 Quản trị sản x uất 13

3.6.1 Quy trình sản xuất 13

3.6.2 Sự liên kết thông tin giữa thông tin đơn h àn g và dây ch uyên sản xuất 15

3.7.Quản trị phân phối 16

3.8 Quản trị hệ thống thông tin 16

PHẦN 4: KẾT LUẬN 19

Trang 3

PHẦN 1: TỔ NG Q UAN

1.1 Lý do chọn đề tài

- Sự khan hiếm về nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình toàn cầu hóa đã gây s ức

ép rất lớn lên nền kinh tế thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng gây gắt.Ngày nayChuỗi cung ứng được xem là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp.Và các doanh nghiệp đều hiểu rằng chuỗi cung ứng là s ự khác biệt mang tính sống còn.Họ liên tục tìm ra n hững cách thức để tạo thêm giá trị, mở rộng ranh giới hiệu quả hoạt động và luôn phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để có thể đi trước một bước trong cạnh tranh Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đ ối thủ vào ngày mai “Theo Ganeshan & Harrison ( 1995) Chuỗi cung ứng là một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô đến khi s ản phẩm được hoàn thành hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biết đổi nguyên vật liệu này qua các khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này đến tay người tiêu dùng Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà s ản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng

Để hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng trong thực tiễn của doanh nghiệp đang hoạt sản xuất tại Việt Na m, Đề tài “ Phân tích chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Việt Na m NOK”

đã được nhóm quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng

- Phân tích chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Việt Na m NOK (VNN)

- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm chuỗi cung ứng của VN N

Trang 4

1.3 G iới thiệu về công ty VIỆT NAM NO K

1.3.1 Giới thiệu tổ ch ức

VIỆT NAM NOK được thành lập vào tháng 8/2004 với 100% vốn đầu tư từ Tập Đoàn NOK Nhật Bản

Lĩnh vực hoạt động chính:Vớ i vị trí là nhà sản xuất các loại Phốt chặn kín (Oil Seals)

và Roon cao s u (O-Rings ) chuyên cung cấp cho các ngành công nghiệp ôtô, xe máy

và các thiết bị động cơ chính xác khác

Nhân lực: Sau 8 nă m đi vào sản xuất VNN đã đạt đến quy mô hơn 1,850 nhân viên VNN đang trên đà phát triển và ngày một lớn mạnh hơn nữa v ề quy mô sản xuất, kỹ thuật công nghệ, thiết bị máy móc, đồng thời đa dạng hóa chủng loại s ản phẩm và phát triển vững chắc về mặt tổ chức

Địa chỉ: Nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Amata - Tp Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai

1.3.2 Tổng quan hoạt động nội bộ của VNN

- VNN luôn luôn đi đầu trong các lĩnh vực hoạt động nhằm sản xuất ra những s ản phẩm có chất lượng cao, dùng trong các ngành công nghiệp mũi nhọn Ngoài dây chuyền trang thiết bị đồng bộ, vật tư và linh kiện ngoại nh ập, đội ng ũ công nhân kỹ thuật cao được đào tạo chuyên nghiệp, sản phẩm được kiể m tra chất lượng chặt chẽ, VNN còn chú trọng đẩy mạnh những hoạt động mang lại những giá trị thặng dư khác Với phương châm “Slim và Strong” (Tinh gọn và Mạnh mẽ), VNN luôn cố gắng tìm tòi cải thiện hệ thống máy móc trang thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa những giá trị lãng phí, giảm các y ếu tố gây ô nhiễm môi trường, tạo môi trường làm việc s ạch sẽ và an toàn, đơn giản hóa các quy trình sản xuất tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho công nhân thao tác cũng như đội ngũ quản lý Tăng cường giáo dục và nâng cao tinh thần làm việc và ý thức an toàn lao động cho nhân viên

1.3.3 Nh ững đặc trưng h ệ thống sản xuất tại VNN

- JIT ( Jus t in time – Đúng lúc/ kị p thời)

JIT là hệ thống nhằm giảm thiểu tính không hiệu quả việc cung cấp chính xác n hững chi tiết cần thiết cho mỗi công đoạn sản xuất

Trang 5

- KAIZEN

Kaizen là một hệ thống “Cải tiến liên tục” nhằm khuyến khích tất cả mọi thành viên của công ty luôn phấn đấu vì năng s uất và chất lượng cao nhất

Trang 6

PHẦN 2: LÝ TH UYẾT VỀ C HUỖ I CUNG ỨNG

2.1.Chuỗi cung ứng:

Cụm từ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90.Có rất nhiều định nghĩa về "chuỗi cung ứng"và dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết v ới các công ty nhằm đư a sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock

và Elleam (1998, Boston MA : Irwin/McGraw-Hill, c.14)

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trự c tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, ngư ời bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain manag ement: strategy, planing and operation” của

Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)

“Chuỗi cung ứ ng là m ột mạng lưới các lự a chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chứ c năng thu m ua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm , và phân phối chúng cho khách hàng” – “An

introduction to s upply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harris on, 1995

“Việc kết hợp m ột cách hệ thống, chiến lược các chứ c năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữ a các chứ c năng kinh doanh đó trong phạm vi một công

ty và giữ a các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từ ng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De

W itt, Deebler, Min

Và có s ự tồn tại cho rằng chuỗi cung ứng cũng giống như công việc hầu cần phía s au mục tiêu kinh doanh chính của công ty, hỗ trợ việc đưa s ản phẩm hay dịch vụ

ra thị trường, tuy nhiên có s ự khác biệt giữa khái niệ m quản lý chuỗi cung ứng và khái niệm quản lý hậu cần truyền thống Hậu cần là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một côn g ty nhỏ và chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác

để phân phối s ản phẩm đến thị trường Hậu cần truyền thống chỉ tập trung chú ý vào

Trang 7

các hoạt động như thu mua, phân phối, bảo trì và quản lý tồn kho Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ gồm hậu cần truyền thống mà còn bao gồm các hoạt động như tiếp thị, phát triển s ản phẩm mới, tài chính, và dịch vụ khách hàng

2.2.Q uản lý chuỗi cung ứng:

Quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm s oát dòng thông tin và nguyên vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất ở hiện tại và tương lai

Quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; từ nhà cung ứng và các cơ s ở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến chi phí và vai trò chúng trong việc s ản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà phân tích phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hang bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng Quản trị chu ỗi cung ứng là hiệu lực và h iệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong s ản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa.Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống.Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là s ự khác biệt giữa giá trị của s ản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa s ố các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng là s ự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng

Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong 5 lĩnh vực sau:

- Sản xuất: Thị trường muốn loại s ản phẩm nào ? Cần sản xuất bao nhiêu

loại s ản phẩm nào và khi nào ? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch

Trang 8

s ản xuất chính theo công s uất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị

- Hàng tồn kh o: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho

những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm?Mục đ ích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận giảm s ốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, việc trữ hàng tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ s ung tối ưu ?

- Vị trí: Các nhà máy s ản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu

là vị trí h iệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới Một khi các quyết định này đã lập cần xác định các con đường s ẵn có để đưa s ản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Vận ch uyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng

này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không và xe tải nói chung là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúng thường tốn kém Vận chuyển bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng thường mất thời gian trung chuyển và không đảm bảo Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ trữ hàng tồn cao hơn

- Thông tin : Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia s ẻ bao nhiêu thông tin?

Th ông tin chính xác và kịp thời s ẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất

Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng của công ty.Những gì mà công ty có thể làm v à các cách mà nó có thể thực hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi cung ứng

Trang 9

2.3 Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng:

Có 5 nguyên tắc cốt lõi đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho những nỗ lực đ ơn giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cung ứng

- Giá trị sản phẩm: Giá trị đưa ra phải được xác định từ viễn cảnh của các

khách hàng – cho dù giá trị đó là chi phí thấp, dịch vụ tốt nhất, ch ất lượng cao nhất, hay một giải pháp đơn nhất cho các yêu cầu s ản phẩm, dịch vụ

-Tối ưu hoá dòng giá trị: Quy trình sản xuất và hoàn thiện s ản phẩm phải

được vạch ra một cách chi tiết để nắm được mọi rào cản, qua đó nâng cao giá trị

và tối ưu hoá dây chuyền cung ứng

- Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn s ang m ột dòng chảy kh ông n gừng

Một khi các rào cản và s ự lãng phí được loại bỏ, mục tiêu là để thay th ế lối suy nghĩ “đứt đoạn kế tiếp” và những đánh giá hành động có liên quan bằng một lối

tư duy “dòng chảy không ngừng” về sản phẩm và dịch vụ

- Kích hoạt một s ức hút nhu cầu Cùng với tư duy dòng chảy, các dây chuyền

cung ứng có thể chuyển dịch từ chỗ bị chèo lái bởi các nhu cầu dự đoán tới chỗ

có thể được định hướng trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng

- Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, qu y trình và dịch vụ Với bốn nguyên tắc

trên, các dây chuyền cung ứng có thể tập trung sự quan tâm chú ý của h ọ vào việc cải thiện hiệu s uất, ch i phí, thời gian quy trình và chất lượng

khách hàng như s ố lượng giao nhận luân phiên và phương thức vận chuyển) cũng như tính linh hoạt (ví dụ, có khả năng tận dụng tối đa các s ản phẩm, nguồn lực b ên ngoài và triển khai việc định giá và xúc tiến năng động) Trong các dây chuyền cung ứng khung, outsourcing được s ử dụng để trợ giúp các điểm yếu nội bộ.Cuối cùng, các dây chuyền cung ứng khung luôn tận tuỵ với những cải thiện không ngừng về con người và quy trình xuyên suốt tổng thể

2.4 C ơ cấu chuỗi cung ứng:

Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ Mỗi thành phần tham gia

có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi không thể tách rời

Trang 10

N hà sản xuất: Là côn g ty làm ra s ản phẩm gồm nhà s ản xuất thành phẩm và

nguyên vật liệu Họ có thể s ử dụng nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ từ nhà

s ản xuất khác để sản xuất ra s ản phẩm

N hà ph ân phối : Là cô ng ty mua sản phầm với số số lượng lớn từ nhà sản xuất

Là trung gian trung chuyển s ản phấm từ nhà s ản xuất đến khách hàng

N hà bán lẻ: Là người mua h àng từ nhà ph ân phối, dự trữ hàng và bán lại cho

người tiêu dùng dựa vào nhu cầu và sở thích của họ

Khách hàng: Là người tiêu dùng cuối cùng mua hàng từ nhà bán lẻ hoặc là

người mua hàng và cung cấp lại sản phẩm

N hà cung cấp dịch vụ : Là công ty cung cấp dịch vụ - nhu cầu chuyên môn, kỹ

năng theo yêu cầu của nhà s ản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng

- Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản:

Nhà cung cấp <-> Nhà sản xuất <-> Khách hàng

- Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng:

Nhà cung cấp cuối cùng <-> Nhà cung cấp <-> Nhà s ản xuất <-> Khách hàng <-> Khách hàng cuối cù ng

PHẦN 3: PH ÂN TÍCH CH UỖ I C UNG ỨNG CÔ NG TY TNH H VIỆT NAM NO K 3.1 Q uản trị nhà cung cấp

Đối với các nguyên liệu chính: Cao su, thép Công ty VNN s ử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu 100% từ các nhà cung cấp Nhật Bản.Tất cả nguyên liệu điều được nhập từ nguồn chỉ định của công ty mẹ VNN luôn luôn tạo mọi điều kiện và giữ mối qu an hệ bền chặt với các nhà cung ứng từ Nhật Bản

Đối với các phụ liệu: Công ty tìm kiế m nhà các nhà cung cấp tại Việt Nam

VNN luôn chủ trương tìm kiếm các nhà cung ứng có s ức cạnh tranh mạnh trong nước VNN và các nhà các cung cấp luôn có bản cam kết hợp tác từ nhà cung cấp như:

“CAM KẾT TỪ N HÀ CUN G CẤ P”, “ THEO DÕI CHẤ T LƯỢN G NHÀ CUN G CẤP” Từ việc làm này sẽ tạo nên hệ thống làm việc chặt chẽ , hữu nghị, và đảm bảo chất lượng giữa nhà cung cấp thân thiết và VNN

Trang 11

Tiêu chí của VN N đối với nhà cung cấp:

Giữ mối quan hệ lâu dài và ổn định đối với các nhà cung cấp từ Nhật Bản và một số nhà cung cấp tại Việt Nam

Đàm phán trên cở s ở cam kết từ nhà cung cấp và nâng cao ch ất lượng từ nhà cung cấp Quan tâm và giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh đối với nhà cung cấp

Ưu điểm của công ty là ch ất lượng nguyên liệu luôn được đảm bảo, tiết kiệm được chi phí tìm kiếm nhà cung cấp.Nhưng đây cũng chính là nhược điểm vì nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ, VNN bị chi phối hoàn toàn trong vấn đề giá nguyên liệu

3.2 Q uản trị vật tư

VNN là một công ty s ản xuất nên sản lượng s ản xuất phụ hoàn toàn vào đơn đặt hàng Thời hạn VNN nhận đơn hàng đến lúc giao hàng là 45 ngày

Vật tư tại VNN luôn được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất

VNN luôn dự trữ số tồn kho vật tư nguyên vật liệu cho kế hoạch dự tính trong 3 tháng Thường xuyên kiểm kê n guyên liệu tồn kho, theo dõi số lượng nguyên liệu tồn kho để kịp th ời lên kế hoạch s ản xuất khi có đơn hàng mới Phải nắm bắt rõ ràng thông tin các đơn hàng đang sản xuất và các đơn hàng sẽ s ản xuất trong tuần sau (tháng sau) cũng như thông tin nguyên liệu đan g trên đường nhập về Việt Na m Để có th ể phối hợp nhịp hàng với bộ phận sản xuất tạo ra một kế hoạch sản xuất tối ưu nhất

VNN chỉ đặt hàng nguyên liệu khi đã nhận được đ ơn hàng ch ính thức cho tháng kế tiếp và dự tính PO cho forecast của 3 tháng s au, và chỉ đặt hàng th eo số lượng đã tính theo tỷ lệ hao hụt để đảm bảo cho s ản xuất, điều này giúp VNN giảm tối thiểu số lượng nguyên liệu tồn kho dài hạn

Thế nên việc đ ặt hàng và qu ản lý số lượng nguyên liệu tồn kho phải thật hợp lý để vừa tiết kiệm chi phí tồn kho vừa linh hoạt trong những đơn hàng cần s ản xuất gấp

3.3Q uản trị vận tải

Vận tải là một khâu quan trọng quá trình vận chuyển nguồn nguyên liệu từ cảng về kho vật liệu tại công ty hoặc v ận chuyển thành phẩm đến kho thành phẩm hoặc đ ến

Ngày đăng: 22/04/2014, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w