1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận nhóm Phân tích chuỗi cung ứng của công ty Sữa đậu nành Vinasoy

28 4,4K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 444 KB

Nội dung

Bởi lẽ, khi doanhnghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâmsâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sảnphẩm và d

Trang 1

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ

CHUỖI CUNG ỨNG

1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng.

Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, cácdoanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vàocông việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởi lẽ, khi doanhnghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâmsâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sảnphẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoànthành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vìthực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng nhưthế nào trọng việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Cạnh tranh có tính toàncầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ

kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư

và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục vàđổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet

và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cungứng và những kỹ thuật để quản lý nó

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ mộthoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó đượcsản xuất ở một hay một số nhà máy, và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giaiđoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chiphí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xétđến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng, cũngđược xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất,nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu,tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở

Trang 2

2 Quản trị chuỗi cung ứng.

2.1 Khái niệm.

Sự xuất hiện của quản trị chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vậnchuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thumua hàng hóa Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối vàlogistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợpchức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này Từ đó, chuỗi cung ứng ngàycàng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp Quản trị chuỗi cung ứng gắnliền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ việc hoạch định và quản lýquá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lýhậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà

cung cấp dịch vụ và khách hàng Nói chung, quản trị chuỗi cung ứng gồm quản lý

cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp

Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích

hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằmphân phối hàng hóa được sản xuất đến cùng địa điểm,đúng lúc với đúng yêu cầu vềchất lượng,với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãnnhững yêu cầu về mức độ phục vụ

2.2 Quy trình quản trị chuỗi cung ứng.

Trang 3

dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt Cả hai hoạt động nàyđều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng.

2.2.3 Sản xuất

Là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm Hoạtđộng này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đốicông việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị

Đây là hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ mà chuỗi cung ứngcung cấp

Các hoạt động cần thiết của sản xuất là thiết kế sản phâm, quản lý sản xuất, quản lýnhà máy

3 Tổng quan về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Phát triển chuỗi cung ứng được đánh giá có thể mang lại nhiều lợi ích chongành công nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay số lượng công ty Việt Nam trong ngành

hỗ trợ, có đủ năng lực để tham gia chuỗi cung ứng còn quá ít Việt Nam vẫn chưa hộinhập vào chuỗi cung ứng của khu vực Do đó, khi Việt Nam trở thành nước có thunhập trung bình, việc tham gia vào chuỗi cung ứng chính là đều Việt Nam cần chú ýhơn nếu vẫn muốn duy trì năng lực cạnh tranh của mình

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi đề cập đến chuỗi cung ứng đề cóchung câu hỏi “Quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Liệu công việc ấy đã đượcthực hiện trong doanh nghiệp chúng tôi hay chưa? Nếu chưa chúng tôi phải làm điều

gì đầu tiên?”

Trang 4

Quả đúng như vậy, trong bối cảnh mà quản trị chuỗi cung ứng và logistics đangtrở thành một xu hướng quan trọng, có ý nghĩa về mặt chiếc lược với doanh nghiệp thìviệc hiểu đúng và đi đúng sẽ là bước quan trọng đầu tiên.

Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là việc quy về một mối và thống nhấtquản lý và cộng tác giữa các bộ phận Trước đây, để bán một sản phẩm phải trải quarất nhiều phòng ban, từ mua hàng, đến bộ phận sản xuất, đến logistics và dịch vụkhách hàng Công việc ấy vẫn đang diễn ra ở tất cả các công ty, tuy nhiên người tanhận ra rằng việc không phối hợp giữa phòng ban sẽ làm chuỗi cung ứng trở nên phứctạp Điều đặc biệt, công việc tối ưu khi đó sẽ trở thành tối ưu cục bộ, dẫn đến lãng phítrong tổng thể doanh nghiệp Nó chẳng khác gì làm cầu mà không có đường thông xe,chẳng khác gì mua nguyên vật liệu giá rẽ chất đống ở đấy để rồi sản xuất thì cầmchừng

Quan trọng hơn, bấy lâu nay, logistics và chuỗi cung ứng là những vùng đất màrất ít doanh nghiệp Việt Nam đụng đến Hoặc có “đụng” thì chỉ là những lướt nhẹ hơn

là một cuộc đào xới, và tìm kiếm thực sự Điều này cũng dễ giải thích bởi hai nguyênnhân chính mà nhiều chuyên gia cho rằng đó là “chuyện thường ngày ở huyện” Thứnhất, các nhà điều hành (CEO, tổng giám đốc, ) nghĩ rằng cần tập trung hơn chomarketing, cho bán hàng, cho khai phá thị trường Đặc biệt là trong bối cảnh doanhnghiệp đang yếu toàn diện từ marketing, đến bán hàng, đến phát triển thị trường, kênhphân phối Chưa nói đén dòng xoáy cạnh tranh không ngừng nghĩ với đối thủ, những

kẻ quấy rối quan trọng nhất Và doanh nghiệp vô tình quên mất một vũ khí cạnh tranhthầm lặng- chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng thực sự có thể giúp nhiều hơn ta tưởngtrong cuộc chiến tranh đó Nguyên nhân thứ hai là thiếu thông tin, thiếu sự minh bạchtrong toàn chuỗi cung ứng Khi hỏi một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp về mức

độ hiệu quả của chuỗi cung ứng mà họ đang vận hành, thường thì câu trả lời là “Tốt ,tôi chẳng thấy có vấn dề gì cả” Nhưng khi hỏi thêm “Tốt ở mức độ nào? Cơ sở nàoanh cho là tốt?” thì câu trả lời sẽ rất chung chung Đấy cũng là căn bệnh chung củanhiều doanh nghiệp Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SỮA

ĐẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY

1 Vài nét về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy và chuỗi cung ứng của công ty Vinasoy

1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty Vinasoy

1.1.1 Giới thiệu về Công ty

- Tên doanh nghiệp: Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam Vinasoy

- Tên giao dịch: Vietnam Soya Milk Product Factory

- Trụ sở: 02 Nguyễn Chí Thanh, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 6

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Sữa Đậu Nành

Việt Nam Vinasoy.

Tiền thân của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam Vinasoy là phân xưởng sữađược thành lập vào năm 1997, trực thuộc công ty Cổ Phần đường Quảng Ngãi với têngọi là Trường Xuân − ấp ủ hoài bão của những người sáng lập về một mùa xuântrường tồn Với tổng số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị một dâychuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển với công suất 10 triệulít/năm , với 100 công nhân Mặt hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng,sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sảnphẩm

Đến tháng 3/1999 Nhà máy sữa Trường Xuân sáp nhập vào Nhà máy nướckhoáng thiên nhiên Thạch Bích theo quyết định số 448/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày19/08/1999 của ông Nguyễn Xuân Huế về việc sáp nhập Nhà máy sữa vào Nhà máynước khoáng thiên nhiên Thạch Bích

Đến tháng 01/2003 Nhà máy sữa Trường Xuân được tách ra khỏi Nhà máynước khoáng thiên nhiên Thạch Bích theo quyết định số 15/QĐ-ĐQN-TCLĐ công bốngày 06/01/2003, do ông Võ Thành Đàng – Giám đốc Nhà máy ký và có hiệu lực kể từngày 06/01/2003 Đến tháng 05/2005 Nhà máy sữa Trường Xuân đổi tên thành NhàMáy Sữa Đậu Nành Việt Nam Vinasoy theo quyết định số 265QĐ-TCLĐ ngày16/05/2005

Ngày 24/7/2013, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy đã chính thứckhánh thành nhà máy sản xuất sữa đậu nành thứ 2 tại Bắc Ninh với công nghệ hiện đạinhất của Tetra Pak Sự kiện này đã mở ra một trang mới vì khát vọng đậu nành củaVinasoy trong hành trình phát triển vững bền hơn 15 năm qua, thể hiện tinh thần củadoanh nghiệp: Tập trung để khác biệt và dẫn đầu

Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy - Bắc Ninh xây dựng trên tổng diện tích61.000m2 nằm trong Khu Công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh Nhà máy được khởicông xây dựng vào tháng 8/2012 với tổng số vốn đầu tư hơn 650 tỉ đồng, công suấtthiết kế 180 triệu lít/năm (giai đoạn 1 là 90 triệu lít/năm) Tháng 5/2013, nhà máy đãhoàn thành giai đoạn 1 và đã được đưa vào hoạt động, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịpthời các sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, đặc biệt là khu vực miền Bắc

Trang 7

Ngày 13/11/2013, Vinasoy thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậunành Vinasoy đầu tiên tại Việt Nam (gọi tắt là VSAC) với mục tiêu đầu tư chuyên sâunghiên cứu về hạt đậu nành phục vụ cho việc phát triển kinh doanh bền vững Quy môhoạt động của VSAC được hoạch định sâu và rộng, từ khâu đầu đến khâu cuối: Từnghiên cứu phục tráng, lai tạo giống; cải tiến quy trình trồng trọt - cơ giới hóa; nhằmnâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu đầu vào đến việc nghiên cứu chuyên sâu

về dinh dưỡng hạt đậu nành và công nghệ sản xuất nhằm chế biến ra các sản phẩmgiàu dinh dưỡng phục vụ người tiêu dùng Việc ra đời Trung tâm VSAC theo mô hìnhquốc tế đã đánh dấu bước đi chiến lược của Vinasoy, khẳng định vị thế, trách nhiệmcủa doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực đậu nành

Ngày 25/8/2015, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chính thức khánhthành giai đoạn 2 nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh với tổng công suất thiết kế

là 180 triệu lít sữa/ năm, tổng số vốn đầu tư cho 2 giai đoạn là hơn 1.280 tỉ đồng Với

2 nhà máy ở Quảng Ngãi và Bắc Ninh, Vinasoy quyết tâm nâng khả năng cung ứngsữa đậu nành lên hơn 1,5 tỉ sản phẩm/năm, vinh dự đứng trong danh sách top 5 công tysản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới Sự kiện này tiếp tục ghi nhận một thành tựumới của Vinasoy trong suốt hành trình 18 năm khai phá tiềm năng quý giá của hạt đậunành, với một niềm tin bền bỉ vào một mục tiêu tốt đẹp, góp phần thúc đẩy xu hướngdinh dưỡng lành trong cuộc sống hiện đại của người tiêu dùng Việt Nam Vị thế củaVinasoy sẽ tiếp tục được nâng cao khi nhà máy thứ 3 tại KCN VSIP 2A Bình Dươngbắt đầu khởi công xây dựng vào cuối năm 2015

1.2 Hoạt động kinh doanh của công ty Vinasoy

1.2.1 Các dòng sản phẩm.

Đậu nành là nguồn cung cấp protein hoàn hảo nhất với đầy đủ các axit amin cầnthiết, nhiều omega 3 và omega 6 nhưng không chứa cholesterol và rất ít chất béo no.Nắm bắt những đặc điểm này, nhà máy đã và đang nghiên cứu sản xuất các sản phẩm

từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng Hiệncông ty đang sản xuất 2 dòng sản phẩm là Fami và Vinasoy

- Fami là dòng sản phẩm dành cho gia đình bổ sung những dưỡng chất thiết yếu,đặc biệt là đạm đậu nành Với mức giá thấp phù hợp với mọi gia đình, đặc biệt là

Trang 8

nhóm khách hàng có thu nhập thấp Hiện nay Fami đang có các dòng sản phẩm như:Fami nguyên chất, Fami canxi và Fami kid.

- Vinasoy là dòng sản phẩm cao cấp, cung cấp các dưỡng chất chăm sóc sức khỏe

và vẻ đẹp từ bên trong Dòng sản phẩm Vinasoy giàu đạm tự nhiên và giàuisoflavones, giúp cân bằng nội tiết tố estrogen và chống oxy hóa Điều này giúp chosản phẩm định vị là sản phẩm dành cho phụ nữ với nhu cầu làm đẹp Hiện nayVinasoy có 2 dòng sản phẩm là: Vinasoy nguyên chất và Vinasoy mè đen

1.2.2 Thị phần của Vinasoy.

Từ năm 2010-2012 luôn đạt trên 50% và luôn giữ vị trí đầu ngành Cụ thể năm

2010 chiếm 65% thị phần sữa đậu nành cả nước, năm 2011 chiếm 72% thị phần, năm

2012 chiếm 78% thị phần Đến năm 2013 chiếm 77,8% thị phần, đến năm 2014 chiếm82,7 % thị phần sản lượng toàn quốc Vị thế này gần như là chiếm độc tôn trên thịtrường sữa đậu nành của Việt Nam

1.2.3 Sản lượng của Vinasoy.

Tổng sản lượng sữa tiêu thụ của Nhà máy từ năm 2010-2013 tăng đều qua cácnăm cho thấy Doanh nghiệp đã có chiến lược phát triển bền vững và đạt hiệu quả caotrong quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp

Tổng sản lượng VinaSoy đạt được trong năm 2013 là 134 triệu lít, đến năm 2014 đạtgần 193 triệu lít – tăng gần 60 triệu lít Năm 2015 dự kiến tổng sản lượng sẽ tăng lênkhoảng 230 đến 240 triệu lít Do đó trong 2015 Vinasoy đã đầu tư nâng công suất Nhàmáy sữa đậu nành ở Tiên Sơn - Bắc Ninh từ 90 triệu lít lên 180 triệu lít/năm, nhằm đápứng nhu cầu của thị trường

1.2.4 Doanh thu.

Năm 2014, doanh thu thuần của VinaSoy trên 3.142 tỷ đồng (tăng gần 49% sovới năm 2013); nộp thuế 201 tỷ đồng (tăng 42%), lương bình quân chung trên 10 triệuđồng/ người/tháng Hiện VinaSoy đang giải quyết việc làm cho khoảng 1.400 laođộng Nói thêm về tăng trưởng, năm 2014 sản lượng của VinaSoy tăng 44% Trongtình hình kinh tế khó khăn và khi ngành hàng tiêu dùng cả nước chỉ tăng ở mức bìnhquân là 10%, nên tốc độ tăng trưởng của VinaSoy được xem là một hiện tượng đặcbiệt của cả nước Đây cũng là điều kiện để VinaSoy đầu tư nâng công suất, tăng sảnlượng trong thời gian tới

Trang 9

Trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi luôn theo dõi tình hình thị trường để bắt

kịp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Vì vậy, sau Fami nguyên chất, VinaSoytiếp tục cho ra sản phẩm Fami Canxi nhằm gia tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm

Và vào cuối tháng 10.2014 VinaSoy đưa ra thị trường sản phẩm Fami Kid, đáp ứng thịhiếu, nhu cầu của khách hàng nhỏ tuổi Nhờ Fami Canxi và Fami Kid mà sản lượngcủa VinaSoy tăng trưởng cao trong năm 2014

2 Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm Fami của công ty Vinasoy

2.1 Nguồn cung ứng

Ngày 13/11/2013 Vinasoy thành lập “Trung tâm nghiên cứu ứng dụng đậu nànhVinasoy”(VSAC) với hai đối tác chiến lược cùng hợp tác nghiên cứu là Đại họcMissouri và Đại học Illinois-hai trường đại học hàng đầu của Mỹ để tìm ra giống đậunành tốt nhất cho nông dân

Trong nhiều năm qua, Vinasoy luôn ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu là đậunành trong nước do chất lượng dinh dưỡng, vị thơm ngon và đảm bảo sự tươi mới chosản phẩm do không mất thời gian nhập khẩu Xuất phát từ trái tim của những ngườilàm kỹ thuật, đội ngũ Vinasoy luôn tìm thấy niềm vui và tâm huyết cho các công táccải thiện giống và phương thức trồng trọt cùng với người nông dân, cụ thể là ngườinông dân ở khu vực Đắc Nông Với sự ra đời của VSAC, trong thời gian tới, Vinasoy

sẽ tập trung tạo ra mô hình trồng đậu nành chuẩn tại khu vực này, cải thiện cả chấtlượng và năng suất vùng nguyên liệu, phục vụ tốt cho sản xuất

Vinasoy hiểu rằng nguồn nguyên liệu là cội nguồn giá trị của sản phẩm Để cónguồn nguyên liệu hảo hạng, nhiều năm qua, các chuyên gia Vinasoy đã đi khắp cácvùng miền, tìm vùng đất và phương pháp canh tác thích hợp nhất cho giống đậu nànhthơm ngon đặc biệt Với kinh nghiệm quý báu của mình, Vinasoy tinh tường trongviệc tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo 100% hạt đậu nành “tươi” có hàmlượng dinh dưỡng cao nhất Với sự hợp tác từ các Trung tâm nghiên cứu đậu nành uytín nhất ở trong và ngoài nước, các kỹ sư nông nghiệp của Vinasoy đã bền bỉ nghiêncứu chọn thuần giống đậu nành trong nước và lai tạo các giống mới, tổ chức các hoạtđộng “hội nghị đầu bờ” giúpngười nông dân hiểu hơn về kỹ thuật canh tác hiện đại, ápdụng cơ giới hóa giúp tăng năng suất, rút gọn quy trình bao tiêu sản phẩm

Trang 10

Với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm, Vinasoy nhận thấy hạt đậu nànhtrong nước, đặc biệt ở vùng nguyên liệu chủ lực Đắc Nông, cho hương vị thơm ngonđặc trưng mà hầu hết các loại đậu nành nhập khẩu đều không có Vì thế, dù gặp nhiềukhó khăn trong công tác tổ chức thu mua số lượng lớn, Vinasoy vẫn luôn ưu tiên lựachọn vùng nguyên liệu trong nước để đảm bảo hương vị cũng như sự tươi mới cho sảnphẩm nhờ giảm thời gian vận chuyển

Chính vì vậy, VinaSoy tiến hành mở rộng đầu tư vùng nguyên liệu lớn tại ĐăkNông và thu mua sản phẩm từ nông dân với giá cao hơn thị trường 3.000-4.000đồng/kg để luôn mua được nguyên liệu tốt

2.2 Sản xuất

Đối với một doanh nghiệp, muốn sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng thì bên cạnh những tiêu chuẩn về bộ máy quản lý, trình độ lao động, còn đòi hỏi phải có một hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến và dây chuyền công nghệ hiện đại thì mới có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ

Xuất phát từ nhu cầu hiện nay của thị trường, Nhà máy đã chủ động nghiên cứu

và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Sau nhiều lần đổi mới, ngày nayvới hệ thống máy tính nối mạng toàn Nhà máy, tất cả mọi công việc điều được thựchiện trên máy tính Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong nhiều bước vậndụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.Điều này giúp cho Nhà máy giải quyết được các công việc nhanh chóng hơn, hiệu quảhơn và sẽ giúp tăng năng xuất lao động

Dây chuyền thiết bị của VinaSoy do tập đoàn Tetrapak - Thụy Điển cung cấp.Đây là hệ thống dây chuyền khép kín tự động sản xuất sữa đậu nành hiện đại, đồng bộnhất tại Việt Nam

Kết hợp với việc áp dụng phù hợp công nghệ Tetra – Alwinsoy, hệ thống khépkín này tạo nên sự đột phá về chất lượng của VinaSoy, vừa giữ được hương vị đậunành đậm đà hương vị tự nhiên, vừa bảo toàn các thành phần dinh dưỡng có trong đậunành

Trang 11

Hình: Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành

Thuyết minh quy trình công nghệ.

- Chuẩn bị và làm sạch nguyên liệu đậu :

Đậu nành khô sạch được đổ vào phểu tới hệ thống gàu tải đưa vào thiết bị phânloại Tại đây, đậu nành được lựa chọn kích thước phù hợp, tách bỏ những hạt lép, nhỏhạt vỡ vụn để chuyển qua công đoạn sử lý tiếp theo

Tại công đoạn này đậu nành hạt được tách kim loại nhiễm từ, tách đá sạn, Kết quả là

ta thu được đậu nành sạch đồng đều cung cấp cho công đoạn nghiền

- Nghiền nguyên liệu :

Phụ gia

Hươn g

Đồng hóa Thùng trữ Làm lạnh

Tiệt trùng

Thùng chứa vô trùng Làm mát

Chiết rót vô trùng

Co lốc Đóng thùng Kho chứa

Trang 12

Đậu nành hạt sau khi làm sạch được đưa vào máy nghiền kín hai cấp Tại đâynước nóng được đưa vào theo tỷ lệ nhất định nhằm mục đích tăng hương vị cho sảnphẩm.

Phương pháp nghiền nóng rất tốt cho việc hydrat hoá dịch nghiền và quá trình nghiền.Kết quả có thể thu được dịch đậu có hàm lượng chất rắn lên đến 90%

- Trích ly :

Dịch sữa sau khi nghiền được bơm qua máy bơm qua một thiết bị trích ly kiểu

ly tâm liên tục để tách bã không hoà tan

Bã sau khi ly tâm chuyển qua ngăn dùng làm thức ăn gia súc hoặc dùng cho các mụcđích tương tự Phần dịch sữa khi hoà tan sau trích ly được đưa đến thiết bị khử hạt tínhEnzime

- Khử hoạt tính Enzime :

Dịch sữa đậu nành được đưa qua một van phun hơi kiểu Injector làm nhiệt độdịch tăng tức thời và được giữ trong ống giữ nhiệt để khử hoạt tính của EnzimeTripson, Lyposydaza,

- Sau đó, được đưa vào thùng chân không để tách mùi, dịch sữa sau đó được làmlạnh và chuyển đến thùng chứa, loại bỏ quá trình hydrat hoá sẽ làm cho các hươngkhông hấp dẫn dễ dàng thoát ra, kết thúc phân đoạn sơ chế

- Hoà trộn :

Gồm hai thùng hoà trộn dung tích mỗi thùng 5.000 lít Máy trộn, các bộ lọc vàbơm vận chuyển sữa, đường, chất phụ gia, được bổ sung nhằm tạo ra một dịch sữanhư mong muốn trước khi qua hệ thống sử lý nhiệt và bao gói

- Hệ thống làm lạnh và thùng chứa :

Hỗn hợp dịch sữa sau khi hoà trộn được lọc và bơm đi làm lạnh qua bộ trao đổinhiệt dạng tấm và nhiệt độ dòng sữa lúc này là khoảng 250C Hỗn hợp sữa lạnh đượcchứa tại thùng đệm thể tích 4.000 lít trước khi tuyệt trùng

- Đồng hóa :

Hỗn hợp sữa tại thùng đệm chứa được bơm đi gia nhiệt và đồng hóa nhằm làmtăng sự đồng nhất dịch sữa nâng cao chất lượng sản phẩm cuối

- Tiệt trùng :

Trang 13

Hỗn hợp sữa sau đồng hóa, được đưa vào hệ thống tiệt trùng tự động để tiêudiệt hoàn toàn vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, sau đó được làmnguội trước khi vào thùng chứa vô trùng.

- Chứa vô trùng :

Sữa sau tiệt trùng được chứa tại thùng chứa vô trùng trước khi bơm qua máychiết Tại thùng chứa vô trùng, khí vô trùng được đưa vào trên đỉnh thùng để duy trì ápsuất rót

- Chiết rót vô trùng :

Máy chiết rót sẽ thực hiện đóng gói sữa một cách tự động vào hộp giấy và bịchgiấy đã được tiệt trùng trước bằng nước nặng H2O2 ngay trên máy Dịch sữa cung cấpcho máy chiết có thể từ thiết bị tiệt trùng UHT hoặc có thể từ thùng chứa vô trùng

- Đóng gói, lưu kho :

Sản phẩm sau khi được dán ống hút sẽ được đóng vào thùng carton số lượng 50hộp/thùng hoặc 50 bịch/thùng, vận chuyển vào kho lưu giữ chờ KCS kiểm tra trước khi xuất ra thị trường

2.3 Phân phối

Sữa đậu nành là sản phẩm tiêu dùng nhanh và VinaSoy là doanh nghiệp đầutiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung vào kinh doanh sản phẩm sữa từ đậu nành, vìvậy Công ty sử dụng chính sách phân phối rộng rãi để bao phủ thị trường

a Cấu trúc kênh phân phối hiện tại.

Kênh phân phối trực tiếp

Trang 14

Kênh phân phối trực tiếp

Hiện nay, kênh phân phối trực tiếp của Công ty gồm có nhân viên kinh doanhcủa Công ty, thực hiện việc giải quyết đơn đặt hàng qua điện thoại, bán trực tiếp chongười tiêu dùng như: cấp phát sữa cho các cơ quan có chế độ làm việc độc hại (nhàmáy mì, trường học, nhà máy lọc dầu Dung Quất,…); và trong nội bộ Công ty ĐườngQuảng Ngãi hay bán từ cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt trước cổng Công ty.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua kênh trực tiếp chỉ chiếm khoảng hơn 9% trong tổngdoanh thu của công ty

Kênh phân phối gián tiếp:

Là doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa đậu nành, Công ty SữaĐậu Nành Việt Nam Vinasoy đang chiếm giữ 82,7 % thị phần sản lượng toàn quốc.Hiện tại, công ty có 156 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinasoy và có trên142.000 điểm bán hàng trên hệ thống cả nước Kênh bán hàng chủ yếu là thông quacác hệ thống điểm bán lẻ, tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc

Mô hình nhà phân phối

Mô hình nhà phân phối, bên cạnh sử dụng kênh phân phối truyền thống Công ty

sử dụng kênh phân phối hiện đại qua siêu thị và hình thức Horeca (Hotel – Restaurant

- Cafe) Trong mô hình này, các nhà phân phối sẽ mua hàng trực tiếp từ Công ty vớimức giá do Công ty đưa ra đã có trừ một phần chiết khấu Các nhà phân phối khi phânphối lại cho các trung gian sỉ và lẻ phải thực hiện chiết khấu theo mức mà Công ty yêucầu Người tiêu dùng sẽ mua hàng với mức giá bán ra ở các điểm bán lẻ

Mô hình đại lý

dùng

Bán lẻĐại lý

Horeca

Công ty

Siêu thị

Các điểm bán lẻ

Nhà phân phối

Ngườitiêu dùng

Ngày đăng: 06/10/2016, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w