Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THẢO LINH
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
TSUCHIYA TSCO (VIETNAM)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THẢO LINH
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
TSUCHIYA TSCO (VIETNAM)
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Th.S ĐỖ MINH HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế , trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TSUCHIYA TSCO (VIETNAM) do Nguyễn Thị Thảo Linh, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em vô cùng biết ơn thầy cô, Ban Giám Hiệu, các thầy cô khoa Kinh Tế và tất cả
thầy cô khác ở trường Đại Học Nông Lâm đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
những năm học qua Em xin cảm ơn thầy Trần Hoài Nam và cô Đỗ Minh Hoàng đã tận
tình hướng dẫn em vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn và hoàn thành khóa
luận này
Với kiến thức có hạn nên trong khóa luận này của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong sự góp ý của quý thầy cô để hoàn thiện hơn và có thể
cho em một số kiến thức làm nền tảng trước khi ra trường , bước vào công tác thực tế
Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô , Ban giám hiệu nhà trường dồi dào
sức khỏe và thành công trong công viêc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
NGUYỄN THỊ THẢO LINH
Trang 5Khóa luận “ Phân Tích Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty TSUCHIYA TSCO (VIETNAM)” tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng tại công
ty, đặc điểm, thực trạng công tác hoạt động, quản lý của từng phòng ban thuộc chuỗi cung ứng Qua đó phản ứng khách quan về công tác quản lý chuỗi cung ứng mà công
ty đã thực hiện, những mặt thuận lợi cũng như những điểm còn hạn chế Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại Công ty TSUCHIYA TSCO (VIETNAM)
Khóa luận đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp tại các phòng ban công ty trong năm 2010, 2011 và trên sách, báo, internet,
Các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: Thống kê mô tả, so sánh
Trang 6v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.4 Cấu trúc luận văn 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Giới thiệu về công ty TSUCHIYA TSCO ( VIET NAM ) 4
2.1.1 Sơ lược về công ty 4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty 4
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 6
2.2.1 Chức năng 6
2.2.2 Nhiệm vụ 6
2.3 Bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động của công ty 7
2.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức 7
2.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn các phòng ban 7
2.3.3 Tình hình nhân sự của công ty 8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Cơ sở lý luận 9
3.1.1 Thực trạng chuỗi cung ứng hiện nay tại Việt Nam 9
3.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng 11
Trang 7vi
3.1.3 Năm lĩnh vực quyết định của chuỗi cung ứng 12
3.1.4 Vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 13
3.1.5 Ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14
3.1.6 Các thành viên trong chuỗi cung ứng 16
3.1.7 Bốn loại hoạt động của chuỗi cung ứng 18
3.1.8 Các hoạt động chuỗi cung ứng có thể được thuê ngoài 28
3.1.9 Sử dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng 29
3.1.10 Đánh giá chuỗi cung ứng 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 31
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010-2011 33
4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 33
4.1.2 Đặc điểm sản phẩm của Công ty 35
4.1.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 38
4.2 Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của công ty TSUCHIYA TSCO 39
4.2.1 Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng tại công ty 39
4.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ phận chuỗi cung ứng 44
4.2.3 Đánh giá sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng tại công ty s46 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng của công tyError! Bookmark not defined. 4.3.1 Công tác lập kế hoạch tại công ty TSUCHIYA TSCO 49
4.3.2 Tìm nguồn hàng và mua hàng 53
4.3.3 Thực hiện sản xuất 58
4.3.4 Hoạt động kho bãi và phân phối 60
4.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty 63
4.4.1 Giải pháp về tổ chức bộ phận quản trị chuỗi cung ứng 64
4.4.2 Các giải pháp về hoạt động lập kế hoạch 64
4.4.3 Các giải pháp về tìm nguồn hàng và giao hàng 65
Trang 8vii
4.4.4 Các giải pháp về thực hiện sản xuất 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
Trang 10ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Năm 2010-2011 34
Bảng 4.3 Công Suất Làm Việc Của Máy Móc Tại Công Ty 42
Bảng 4.5 Tỉ Lệ Công Nhân Phân Theo Trình Độ Học Vấn 43
Bảng 4.6 Đơn Hàng Của Mặt Hàng Rol brush( AD-2079) 50
Bảng 4.7 Danh Sách Các Nhà Cung Cấp Và Thời Gian Giao Hàng 55
Trang 11x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu Đồ Doanh Thu Của Công Ty Năm 2011 5
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty TSUCHIYA TSCO(VN) 7
Hình 3.3 Bốn Loại Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng 18
Hình 4.3 Quy Trình Sản Xuất Hàng Kerfmounted 36
Hình 4.4 Quy Trình Sản Xuất Hàng Roll brush 37
Hình 4.6 Biểu Đồ Thể Hiện Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty 38
Hình 4.7 Quy Trình Tổ Chức Chuỗi Cung ứng Tại Công Ty 39
Hình 4.8 Mô Hình Kỹ Thuật MRP Áp Dụng Tại Công Ty TSUCHIYA 41
Hình 4.9 Thị Trường Tiêu Thụ Các Loại Sản Phẩm Năm 2011 44
Hình 4.11 Sơ Đổ Chuỗi Cung ứng Của Công Ty TNHH TSUCHIYA TSCO 47
Hình 4.12 Quy Trình Mua Hàng Của Công Ty TSUCHIYA TSCO(VN) 53
Hình 4.13 Các Thủ Tục Của Hoạt Động Kho Bãi Và Phân Phối 60
Trang 13Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng, vì thực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TSUCHIYA TSCO (VIETNAM), khi được tiếp cận với thực tiễn ở phòng kế hoạch em nhận thấy công tác quản trị, vận
Trang 142
hành chuỗi cung ứng được công ty hết sức chú trọng Tuy còn nhiều điểm sai sót nhưng nhìn chung hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Công ty rất đồng bộ Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm còn tồn tại, em chọn đề tài “ Phân tích chuỗi cung ứng tại Công ty TSUCHIYA TSCO (VIETNAM)”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích chuỗi cung ứng tại công ty TSUCHIYA TSCO (VIETNAM)
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010-2011
Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại công ty
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng tại công ty
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TSUCHIYA TSCO (VIET NAM)
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 15/02/2012 – 15/04/2012
1.4 Cấu trúc luận văn
ty, chức năng, nhiệm vụ của công ty cũng như của các phòng ban
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu như khái niệm, ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, các nhân tố, thành viên của chuỗi cung ứng,…Từ đó, nêu ra phương pháp thu thập và xử lý số liệu
để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
Trang 153
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, thảo luận trên cơ
sở những số liệu thu thập được Qua đó, tác giả cũng trình bày những nhược điểm, khó khăn mà công ty đang gặp phải để từ đó đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty ngày càng tốt hơn
Nêu ra những thuận lợi, khó khăn của công ty, cùng một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng công ty
Chương 5: Kết luận, kiến nghị
Tổng kết những gì đã nghiên cứu từ tình hình thực tế của công ty Từ đó, kiến nghị hay đề xuất ý kiến nhằm thúc đẩy tình hình, nâng cao hiệu quả của CCU để phát triển hoạt động SXKD tại công ty
Trang 164
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về công ty TSUCHIYA TSCO ( VIET NAM )
2.1.1 Sơ lược về công ty
Tên công ty : Công ty TNHH TSUCHITA TSCO (VIET NAM)
Tên giao dịch quốc tế : TSUCHIYA TSCO (VIETNAM) Co., LTD
Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cơ quan quản lý cấp trên : Tập đoàn TSUCHIYA TSCO
Ngành nghề kinh doanh : dệt ron cửa và chổi xoay dùng trong các thiết bị in ấn, máy lạnh
Trụ sở chính : Số 5, Đại lộ Độc Lập, VSIP, Thuận An, tỉnh Bình Dương
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Khởi đầu từ năm 1950, Tập đoàn TSUCHIYA đã mở rộng thị trường của mình bằng việc liên tục phát triển những sản phẩm độc đáo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tự động hóa, hàng không, ô tô, trang thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, nhà
ở và công nghệ sinh thái
Với giá nhân công rẻ hơn so với các nước trong khu vực, vào năm 2002 tập đòan TSUCHIYA đã xây dựng nhà máy sản xuất ron cửa và các sản phẩm dùng trong thiết bị điện tử tại khu công nghiệp VSIP, Việt Nam Công ty TSUCHIYA TSCO (VIETNAM) chuyên về lĩnh vực dệt và sản xuất các mặt hàng trong lĩnh vực xây
Trang 175
dựng, điện tử Trong đó, mặt hàng Polyseal là mặt hàng chủ lực của công ty, đã góp phần không nhỏ vào doanh thu của công ty, đồng thời dần nâng cao uy tín trong lòng khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường và sự phát triển thêm các mẫu hàng mới
Vốn đầu tư của doanh nghiệp là 11,863,000 USD
Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp: Sản xuất các sản phẩm ron dệt mềm và bộ phận linh kiện dùng trong các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng khác nhau
Thị trường: chủ yếu là xuất khẩu (chiếm khoảng 90%), số lượng còn lại tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
Công ty TNHH TSUCHIYA TSCO (VIETNAM) là một nhà máy thành viên của Tập đòan TSUCHIYA Nhật Bản đầu tư tại KCN Việt Nam-Singapore thuộc tỉnh Bình Dương Và hiện nay tập đoàn có nhà máy và trụ sở ở 6 nước : Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kong, Indonesia, Thái Lan, Mexico, và Việt Nam
Với việc đạt được chứng chỉ ISO 14001 và thiết lập hệ thống thông tin hợp lý,
có tổ chức cao trong hoạt động thương mại , Tập đoàn TSUCHIYA đã thể hiện mong muốn củng cố nền tảng của tổ chức mình với tiêu chí là “môi trường, an toàn, và công nghệ thông tin” Với những tiêu chí trên sẽ mở ra cho Tập đoàn TSUCHIYA một thế giới của những cơ hội và thách thức mới
Hình 2.1 Biểu Đồ Doanh Thu Của Công Ty Năm 2011
A/C ROLL BRUSH BRUSH BAND ECOPOLYSEAL LATEX KERFMOUNTED
Nguồn tin: Phòng kế toán
Trang 18Nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu, thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp
2.2.2 Nhiệm vụ
Công ty tập trung SX các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và nội địa
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
Hưởng ứng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty đối với xã hội
Quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh tế đối với tài sản, phương tiện vật chất, tiền vốn, lao động của công ty theo đúng chính sách chế độ quy định của nhà nước Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công ty Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn được cung cấp, cũng như vay vôn nhằm thực hiện tốt các hoạt động SXKD của công ty sao cho ngày càng có hiệu quả
Trang 197
2.3 Bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động của công ty
2.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty TSUCHIYA TSCO(VN)
Nguồn tin: Phòng nhân sự
2.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn các phòng ban
Đứng đầu là giám đốc công ty do công ty mẹ bổ nhiệm và Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước công ty mẹ và pháp luật Việt Nam.Công ty không có hội đồng quản trị mà có các quản lý cấp cao giúp việc cho giám đốc, đồng thời dưới quản lý cấp cao còn có trưởng bộ phận các phòng ban giúp việc cho các quản lý
Văn phòng Công ty :Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự , các mặt tổ chức của công ty : Quan hệ đối ngoại , giải quyết các chế độ chính sách với người lao động Phòng kỹ thuật chất lượng: Quản lý ,phác thảo ,tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty ,kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ nghiên cứu ,khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
kế hoạch
Bộ
phận
XNK
Phân xưởng 1,2, 3
Phân xưởng 4,5,6
Trang 20Phòng kho: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng ,chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất
Phân xưởng: là nơi chuyên sản xuất các loại sản phẩm của công ty Phân xưởng
1 chuyên dệt, cung cấp semi cho tất cả các phân xưởng còn lại, là phân xưởng chủ chốt của công ty Phân xưởng 2 chuyên ép đế nhựa cho các mặt hàng Polyseal và loại hàng Kerftmounted Phân xưởng 3 phụ trách ép fin và đóng gói cho mặt hàng Polyseal Phân xưởng 4 phụ trách ép latex và sản xuất hàng latex, mohair, và Kerfmounted Phân xưởng 5 phụ trách hàng ALL - 1, là một mặt hàng thuộc dòng sản phẩm Brush band Phân xưởng 6 chuyên ép đế carbon và sản xuất các mặt hàng Roll brush, là các sản phẩm dùng trong máy in, máy lạnh,
2.3.3 Tình hình nhân sự của công ty
Tổng số lao động hiện nay của công ty là 168 người, lao động thời vụ là 23 người Tất cả các lao động đều được ký hợp đồng theo chế độ quy định của nhà nước
Nhìn chung, chế độ lương cho công nhân viên mang tính trung bình so với mặt bằng chung hiện nay ở khu công nghiệp VSIP Lương trung bình cho mỗi công nhân viên là khoảng 3 triệu đồng/người/tháng Tuy nhiên, các phụ cấp về kỹ năng, thâm niên, đi lại, trách nhiệm khá cao Điều này góp phần làm cho tình hình nhân sự ở công
ty được ổn định, do công nhân viên hài lòng về phúc lợi mà công ty mang lại
Vì vậy tình hình nhân sự của công ty ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động công ty nói chung, và chuỗi cung ứng nói riêng, là một nhân tố góp phần làm cho chuỗi cung ứng được ổn định
Trang 219
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Thực trạng chuỗi cung ứng hiện nay tại Việt Nam
Logistics và chuỗi cung ứng là các hoạt động mang tính dây chuyền, hiệu qủa của chúng có tính quyết định đến sự cạnh tranh của công nghiệp, thương mại của mỗi quốc gia Nó là ngành dịch vụ mang lại nguồn lợi khổng lồ Sự phát triển của Logistics
và CCU có vai trò đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác
về thời gian cũng như chất lượng, tiết giảm chi phí Logistics và CCU đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong thời gian dài song tại Việt Nam còn khá mới mẻ
Theo các chuyên gia trong ngành, chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học
và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận Hiện nay, ở Việt Nam chuỗi cung ứng có thể được chia làm ba nhóm:
Nhóm chuỗi cung ứng hoàn thiện :
- Ở nhóm này tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đã có thương hiệu và có bộ máy tổ chức quản lý thành công trên thị trường thế giới
- Trong nhóm này không thể không kể đến công ty P&G, cái tên P&G từ lâu đã không còn lạ lẫm đối với nhiều người dân Việt Nam Với nhiều nhãn hiệu uy tín như Head and Shoulders, Downy, Tide, Rejoice, Hugo Boss, Olay, v.v, P&G hiện được coi
Trang 2210
là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng
và luôn cam kết tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, hiệu quả P&G ước tính rằng
nó tiết kiệm 65 triệu USD từ khách hàng bán lẻ thông qua một sáng kiến về chuỗi cung ứng trong 18 tháng gần đây “Theo P&G sự hiện diện của cách tiếp cận dựa vào mối quan hệ làm việc mật thiết giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp…tạo ra các kế hoạch kinh doanh để loại bỏ các hoạt động lãng phí trên toàn chuỗi cung ứng”
- Cũng như công ty P&G, công ty Nabisco đặc biệt chú trọng đến chuỗi cung ứng trong vận tải và sản xuất Nabisco phân phối 500 loại bánh và hơn 10,000 loại kẹo cho hơn 80,000 khách hàng và tiêu tốn hơn 200 triệu USD mỗi năm cho việc vận chuyển Đáng tiếc là có quá nhiều xe tải chở hàng đến hoặc xuất phát từ nơi đến với công suất 50% Điều này lý giải tại sao Nabisco đi tiên phong trong nỗ lực cộng tác nhằm giảm chi phí vận tải, để mà Nabisco có thể chia sẻ các xe chở hàng và nhà kho với các công ty khác Nabisco đã tiết kiệm được 78,000USD cho chi phí vận chuyển
và tổng chi phí của các nhà sản xuất tham gia vào thử nghiệm là gần 900,000 USD
Nhóm chuỗi cung ứng đang trong giai đoạn hoàn thiện: Trong nhóm này tập
trung chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, có hoạt động sản xuất, và dịch vụ uy tín đối với người tiêu dùng trong nước
- Tiêu biểu trong nhóm này là chuỗi siêu thị Coop-mart Nói đến thị trường bán
lẻ thì phải nói đến Wal-mart, là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới và có doanh thu lớn nhất trong số những công ty bán lẻ trên thế giới Dù quy mô của Wal-mart khá lớn, nếu mang so sánh với các nhà bán lẻ Việt Nam thì rõ ràng là khập khiễng Tuy nhiên,
sự đấu tư chuyên nghiệp trong mô hình Wal-mart có thể là kinh nghiệm quý giá cho bất kỳ nhà bán lẻ nào Trong khi Wal-Mart đầu tư 7% doanh thu cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (doanh thu Wal-Mart 600 tỉ USD) thì Co.opMart Việt Nam chỉ chi khoảng 0,4% triệu USD trong doanh thu 450 triệu USD cho hệ thống này Và trong khi Wal-Mart tổ chức thành một chuỗi cung ứng hoàn hảo thì Burke, đại diện hãng luật Baker & McKenzie, nói: “Tại Việt Nam, chuỗi cung ứng đang ở giai đoạn đầu, còn yếu, vận hành mất nhiều thời gian, hiệu quả kém”
Nhóm chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện: bao gồm tất cả các doanh nghiệp Việt
Nam, nước ngoài, mới bước đầu chú trọng, quan tâm đến chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
Trang 2311
3.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường “Fundaments of logistics management” của Lambert, Stock và Elleam
(1988, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill,c.14)
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng “ Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunill
và Peter Meindl (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall , c.1)
“Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De Witt, Deebler, Min
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng: “Quản
lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.”
Mỗi đơn vị thành viên (mắt xích) trong chuỗi cung ứng có giá trị riêng của mình Và chuỗi cung ứng có chức năng kết nối các mắt xích này thành hệ thống
Hình 3.1 Các Mắt Xích Trong Chuỗi Cung Ứng
NHÀ PHÂN PHỐI
KHÁCH HÀNG
Trang 2412
3.1.3 Năm lĩnh vực quyết định của chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách đố kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong năm lĩnh vực sau:
a) Sản xuất
Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm nào
và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị
b) Hàng tồn kho
Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận giảm sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, việc trữ hàng tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu?
c) Vị trí
Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới Một khi các quyết định này đã lập cần xác định các con đường sẵn có
để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
e) Thông tin
Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn Có được
Trang 253.1.4 Vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, chuỗi cung ứng giữ một vai trò hết sức quan trọng Quản
lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả hoạt động của doanh nghiệp sàn xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần,…đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng
Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng là quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của doanh nghiệp Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả , những tập đoàn tầm cỡ thế giới như Dell và Wal-Mart đạt được từ 4 - 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh tranh không nhỏ tí nào
Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp thành công ngày nay là sở hữu một chuỗi cung ứng hơn hẳn các đối thủ Nói cách khác, quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một bộ phận chiến lược của công ty
Theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập với thế giới sau khi gia nhập WTO, đã khiến cho Việt Nam trở thành một ngôi sao sáng trong hoạt động chuỗi cung ứng Trung quốc đã và đang là cái nôi hàng đầu về hoạt động chuỗi cung ứng , thế nhưng ngày nay vị thế này đang dần dịch chuyển sang Việt Nam
vì môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh so với các nước trong khu vực
Trang 2614
Đối với các công ty, CCU có vai trò rất lớn, bởi CCU giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ
mà CCU có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp thích hợp Ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn ,thất bại do đưa ra quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ khôn phù hợp,…
Ngoài ra, CCU còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Production, Price, Place, Promotion) Mục tiêu lớn nhất của CCU là cung cấp sản phẩm , dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống CCU hứa hẹn từng bước nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện
Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa
- Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị cho toàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng
Trang 27+ Khi giảm bớt được sự tồn kho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí lưu kho sản phẩm
+ Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận
+ Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp
+ Nâng cao sức cạnh tranh cho công ty
Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp công ty nâng cao hiệu suất dòng sản phẩm, giảm bớt các loại chi phí: chi phí tồn kho, chi phí lưu kho, và các loại chi phí không cần thiết khác Vì thế sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho công ty
Trang 2816
3.1.6 Các thành viên trong chuỗi cung ứng
Hình 3.2 Các Thành Viên Chuỗi Cung ứng
Nguồn: Tổng hợp
a) Nhà sản xuất
Các nhà sản xuất hay nhà chế biến là các công ty làm ra sản phẩm, gồm các nhà sản xuất nguyên liệu và các công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên liệu là các công ty trồng trọt, chăn nuôi, hay đánh bắt hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản phẩm
Các nhà sản xuất có thể tạo ra sản phẩm là các mặt hàng vô hình như âm nhạc, giải trí, phầm mềm, thiết kế hay dịch vụ Trong nhiều trường hợp, các nhà sản xuất các sản phẩm công nghiệp hữu hình di chuyển đến nơi các nơi trên thế giới mà có giá nhân công thấp để giảm chi phí giá thành sản phẩm
b) Nhà phân phối
Các nhà phân phối là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất
và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng Các nhà phân phối cũng được gọi
là các nhà bán sỉ thông thường họ bán sản phẩm cho các công ty khác và bán sản phẩm với lượng lớn hơn so với lượng người tiêu dùng thông thường mua Các nhà phan phối điều phối các dao động về nhu cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng Đối với khách hàng, các nhà phân phối thực hiện chức năng “ Thời gian
Cty cung
ứng NVL
Cty sản xuất
Cty vận chuyển
Nhà phân phối độc lập
Nhà bán lẻ độc lập
TT phân khúc chuyển động nhanh
Trang 29tố thu hút đối với sản phẩm mà công ty bán
d) Khách hàng
Các khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ công ty nào mua và sử dụng sản phẩm Một khách hàng có thể mua và sử dụng sản phẩm để kết hợp nó với sản phẩm khác mà họ sẽ bán lại cho khách hàng khác Hay một khách hàng có thể là người sử dụng cuối cùng sản phẩm, mua sản phẩm để sử dụng
e) Nhà cung cấp dịch vụ
Đây là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, và khách hàng Các nhà cung cấp dịch vụ phát triển chuyên môn và các kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần Nhờ điều này, chúng có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn và ở một mức giá tốt hơn các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối, hay khách hàng tự làm
Nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng có thể là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, dịch vụ kho, dịch vụ tài chính như cho vay, phân tích tín dung, và thu nợ quá hạn,…Tất cả những nhà cung cấp dịch vụ đều đạt mức độ cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo các hoạt động của các nhà cung cấp, các nhà phân phối, các nhà bán lẻ và khách hàng trong chuỗi cung ứng
Trang 3018
3.1.7 Bốn loại hoạt động của chuỗi cung ứng
Hình 3.3 Bốn Loại Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng
Nguồn: Tổng hợp
a) Lập kế hoạch
Lập kế hoạch dự đoán yêu cầu
Những quyết định quản lý chuỗi cung ứng được dựa trên những dự đoán xác định xem người ta sẽ yêu cầu sản phẩm nào, họ sẽ đòi sản phẩm này với số lượng bao nhiêu và khi nào sẽ cần đến chúng, việc dự đoán nhu cầu là cơ sở để chúng ta lên kế hoạch về những hoạt động nội bộ và cộng tác với nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường
Tất cả các dự đoán đều đối phó với bốn biến số chủ yếu mà kết hợp với nhau để xác định xem tình hình của thị trường sẽ như thế nào Những biến số này là: nhu cầu, nguồn cung, những đặc điểm của sản phẩm, môi trường cạnh tranh
- Nhu cầu: là nhu cầu của toàn bộ thị trường đối với một nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan Thị trường đang phát triển hoặc suy thoái? Hoặc thị trường có lẽ tương đối phát triển, và nhu cầu ổn định một mức độ có thể tiên đoán trước vài năm Thị trường có thể là một thị trưởng đang phát triển thì các sản phẩm và dịch vụ đều
LẬP KẾ HOẠCH
- Dự đoán yêu cầu
- Định giá sản phẩm
- Quản lý hàng tồn kho
Trang 3119
mới mẻ, vả không có nhiều dữ liệu lịch sử về nhu cầu, hoặc nhu cầu thay đổi rất nhiều, bởi vì khách hàng mới chỉ được giới thiệu về sản phẩm Những sản phẩm nào trong đó
có ít dữ liệu lịch sử và lại có nhiều độ biến thiên, thì thị trường đó khó khăn nhất khi
dự đoán nhu cầu
- Nguồn cung: Được xác định bằng con số những nhà sản xuất đối với một sản phẩm và thời gian sản xuất liên quan đến một sản phẩm càng có nhiều nhà sản xuất đối với một sản phẩm và thời gian sản xuất càng ngắn, biến số này càng dễ dự đoán Khi chỉ có mộst vài nhà cung ứng, hoặc khi thời gian sản xuất dài hơn thì tính không chắc chắn tiềm ẩn trong thì truỏng các lớn Giống như tính bien thiên về mặt nhu cầu, tính bấp bênh về mặt cung ứng làm cho dự đoán khó hơ
- Những đặc điểm của sản phẩm: Bao gồm những đặ tính của một sản phẩ,m mà
có ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm Liệu sản phẩm đó có mới
mẻ và phát triển nhanh chóng hoặc liệu sản phẩm đã chín mùi và thay đổi chậm hoặc không hề thay đổi Việc dự đoán những sản phẩm chín mùi có thể bao gồm khung thời gian dài hơn so với những sản phẩm đang phát triển nhanh chóng Một điều cũng quan trọng là phải nhận biết xem một sản phẩm có chiếm mất nhu cầu của một sản phẩm khác hay không Có thể thay thế sản phẩm này bằng một sản phẩm khác hay không? Hoặc liệu việc sử dụng một sản phẩm sẽ kéo theo việc sử dụng một sản phẩm bổ sung
có liên quan hay không? Nên dự đoán cùng lúc sản phẩm có tính cạnh tranh hoặc bổ sung cho nhau
- Môi trường cạnh tranh: Là những hành động của một công ty và các công ty cạnh tranh với nó
Có bốn phương pháp dự đoán cơ bản: định tính, nhân quả, chuỗi thời gian, mô phỏng
Các phương pháp định tính dựa trên trực giác hoặc ý kiến chủ quan của một người về một thị trường Các phương pháp này phù hợp nhất khi có ít dữ liệu lịch sử
để tiến hành cùng nó Khi giới thiệu một sản phẩm mới người ta có thể dự đoán dựa trên cách so sánh với những sản phẩm hoặc tình hình khác họ cho là tương tự
Các phương pháp nhân quả giả định rằng nhu cầu có quan hệ mạnh mẽ với các nhân tố thuộc môi trường đặc trưng của thị trường Chẳng hạn, mối quan hệ nhân quả
Trang 32sử đáng tin tưởng, các thị trường dự đoán đều ổn định và có kiểu mẫu nhu cầu không thay đổi lắm từ năm này sang năm sau
Các phương pháp mô phỏng sử dụng tổng hợp các phương pháp chuỗi thời gian
và nhân quả để bắt chước thái độ của người tiêu dùng trong những hoàn cảnh khác nhau Có thể sử dụng phương pháp này để trả lời câu hỏi như: điều gì sẽ xảy ra đối với mức thu nhập, nếu giá cả trên một mặt hàng của những sản phẩm đều thấp
Tuy nhiên các nghiên cứu đều chứng tỏ rằng phương pháp tạo ra những dự đoán bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau, rồi sau đó tổng hợp kết quả thành một dự đoán cuối cùng thường có độ chính xác tốthơn so với kết quả riêng biệt của bất ký phương pháp nào
Những dự đoán luôn sai sót ở những mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn Không có
dự đoán nào hoàn hảo, và mỗi doanh nghiệp cần ấn định một mức sai sót mà họ cho rằng mỗi dự đoán đều có Một dự đoán chính xác có sai sót cộng hoặc trừ 5% Một dự đoán sai sót lớn hơn có múc sai sót cộng hoặc trừ 20%
Sau khi đã dự đáon nhu cầu bước kế tiếp là lập kế hoạch cho công ty để đáp ứng nhu cầu mong đợi Cách này được gọi là kế hoạch tổng hợp, và mục đích của nó
là thỏa mãn nhu cầu bằng cách gia tăng tối đa lợi nhuận cho công ty Có ba phương pháp lập kế hoạch tổng hợp cơ bản, chúng liên quan đến ba biến số Những biến số này là: công suất sản xuất, mức độ sử dụng công suất và khối lượng hàng tồn kho cần tích trữ Nhưng trên thực tế hầu hết các công ty đều lập kế hoạch tổng hợp với sự phối hợp cả ba phương pháp này:
-Sử dụng công suất sản xuất để phù hợp với nhu cầu Trong phương pháp này tổng công suất sản xuất phù hợp với mức độ nhu cầu Ở đây mục tiêu là luôn sử dụng 100% công suất Phương pháp này được hoàn tất bằng cách bổ sung hoặc loại bỏ công suất của máy móc khi cần thiết, và thuê mướn hoặc sa thải nhân viên khi cần thiết
Trang 3321
Những kết quả của phương pháp này đạt được mức độ thấp hơn về mặt tồn kho nhưng
có thể rất tốn kém khi thực hiện, nếu chi phí bổ sung hoặc loại bỏ máy móc đều cao Phương pháp này có hiệu quả khi chi phí lưu trữ hàng tồn kho cao và chi phí để thay đổi công suất máy móc và lực lượng lao động thấp
-Sử dụng những múc độ khác nhau của tổng công suất để phù hợp với nhu cầu
Có thể sử dụng phương pháp này nếu công suất sản xuất sẵn có dư thừa, bằng cách gia tăng hoặc giảm bớt việc sử dụng công suất sản xuất Có thể duy trì lực lượng lao động
ở một tỉ lệ nhất định và vẫn sử dụng cách lên lịch trình làm việc ngoài giờ một cách linh hoạt để phù hợp với mức sản xuất Kết quả là mức hàng tồn kho thấp và mức độ
sử dụng công suất trung bình cũng thấp hơn Phương pháp này có ý nghĩa khi chi phí lưu trữ hàng tồn kho cao, và chi phí của công suất sản xuất dư thừa tương đối thấp
-Sử dụng hàng tồn kho và đơn đặt hàng tồn đọng để phù hợp nhu cầu Việc sử dụng phương pháp này cung cấp kh3 năng ổn định trong công suất của máy móc và lực lượng lao động và có thể có một mức sản lượng nhất quán Phương pháp này mang lại kết quả là mức sử dụng công suất cao hơn và chi phí của việc thay đổi công suất thấp hơn, nhưng nó lại phát sinh nhiều hàng tồn kho và đơn đặt hàng tồn đọng theo thời gian khi nhu cầu dao động Nên sử dụng phương pháp này khi chi phí công suất
và thay đổi công suất đều cao, và chi phí lưu trữ hàng tồn kho và đơn đặt hàng tồn đọng tương đối thấp
Định giá sản phẩm
Theo thời gian, các công ty và toàn bộ dây chuyền sản xuất có thể ảnh hưởng đến nhu cầu bằng cách sử dụng giá cả dù giá cả được sử dụng thế nào, giá cả đều nhằm gia tăng tối đa doanh thu hoặc lãi gộp Câu hỏi mà mỗi công ty đặt ra là “khuyến mãi về giá cả trong thời kì cao điểm là tốt hơn để gia tăng thu nhập, hoặc trong thời kì thấp điểm để bù đắp chi phí?” Câu trả lời còn tùy thuộc vào cơ cấu của công ty Nếu công ty có sự uyển chuyển để thay đổi quy mô lực lượng lao động của họ và năng suất sản xuất, và chi phí của việc lưu trữ hàng tồn kho cao thì tốt nhất họ nên tạo ra nhiều nhu cầu hơn trong thời kì cao điểm Nếu chi phí để lưu trữ hàng tồn kho thấp thì tốt nhất nên tạo ra nhu cầu trong thời kì thấp điểm
Trang 3422
Lập kế hoạch quản lý hàng tồn kho
Lập kế hoạch quản lý hàng tồn kho là lập ra các phương pháp được sử dụng để quản lý những mức độ hàng tồn kho đối với các công ty hay những bộ phận khác nhau trong một chuỗi cung ứng Mục đích để giảm bớt chi phí hàng tồn kho càng nhiều càng tốt, trong khi vẫn duy trì được mức độ dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi Cò ba loại hàng tồn kho: hàng tồn kho theo chu kì, hàng tồn kho theo mùa, và hàng tồn kho an toàn
-Hàng tồn kho theo chu kì: là hàng tồn kho cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản phẩm theo thời gian giữa các lần đặt hàng Hàng tồn kho theo chu kì tồn tại vì đặt hàng
ít lần theo khối lượng lớn sẽ tiết kiệm đơn đặt hàng liên tục với khối lượng nhỏ Chẳng hạn, một nhà phân phối có thể có kinh nghiệm là nhu cầu đang có với món hàng là 10 đơn vị mỗi tuần Tuy nhiên nhà phân phối lại thấy rằng hiệu quả và chi phí tốt nhất khi đặt hàng theo những đơn hàng gồm 100 đơn vị Cứ mỗi 10 tuần nhà phân phối đặt một đơn hàng , tạo thành mức tồn kho theo chu kì khi bắt đầu đặt hàng
Căn cứ vào cơ cấu chi phí của một công ty có một lượng đặt hàng hiệu quả nhất
về mặt chi phí Lượng này được gọi là lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) và được tính toán như sau:
EOQ = 2UO/hC (căn bậc hai của 2UO/hC)
Trong đó:
U = tỉ lệ sử dụng hàng năm
O = giá đặt hàng
C = chi phí cho từng đơn vị
H = chi phí lưu kho mỗi năm tính theo tỉ lệ % của chi phí đơn vị
Những thay đổi nhỏ trong EOQ không có tác động lớn đến toàn bộ chi phí đặt hàng và lưu kho, vì thế tốt nhất là nên làm tròn số lượng EOQ đến quy mô đặt hàng theo tiêu chuẩn gần nhất
Công thức EOQ tính lượng đặt hàng hiệu quả nhất đối với hàng tồn kho Ở đay hiệu quả được định nghĩa là tổng số chi phí đơn vị thấp nhất đối với từng món hàng tồn kho Nếu một món hàng tồn kho nào đó có mức sử dụng cao và đắt tiền thì EOQ
đề nghị đặt hàng với số lượng thấp, dù có nhiều đơn đặt hàng hơn mỗi năm nhưng đầu
Trang 35- Hàng tồn kho an toàn: hàng tồn kho an toàn cần thiết để bù đắp sự bấp bênh vốn có trong chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ và nhà phân phối đều không muốn cạn kiệt hàng tồn kho trước nhu cầu của khách hàng bất ngờ hoặc trì hoãn tiếp nhận các đơn hàng bổ sung Vì vậy họ cữ giữ mức tồn kho an toàn để có thể sử dụng khi cần thiết
b) Tìm nguồn
Thu mua
Đây là những hoạt động hằng ngày liên quan đến việc phát hành đơn mua hàng đối với những sản phẩm cần thiết Thông thường có hai loại sản phẩm mà công ty mua là: nguyên vật liệu trực tiếp để tạo ra sản phẩm và nguyên vật liệu gián tiếp hoặc thiết
bị dùng để bảo trì, sửa chữa những hoạt động khác…
Ở đây nguyên vật liệu trực tiếp được hiểu là loại nguyên vật liệu, linh kiện, bộ phận sẽ cấu thành nên một bộ phận của sản phẩm Nguyên vật liệu gián tiếp là loại nguyên vật liệu sẽ không cấu thành nên một bộ phận của sản phẩm mà chỉ thiết yếu cho quá trình sản xuất
Trang 3624
Quản lý tiêu thụ
Để việc quản lý thu mua có hiệu quả thì chúng ta phải biết có bao nhiêu loại sản phẩm được mua trên toàn công ty cũng như theo từng đơn vị hoạt động Phỉ biết có bao nhiêu loại sản phẩm được người nào mua với giá bao nhiêu Chúng ta nên lập ra các mức tiêu thụ mong đợi với các sản phẩm khác nhau của công ty, rồi so sánh mức tiêu thụ thực tế Khi mức tiêu thụ thực tế cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với mức mong đợi thì chúng ta phải điều tra nguyên nhân và có những hành động sửa sai thích hợp Mức tiêu thụ thực tế lớn hơn mức tiêu thụ mong đợi thì chúng ta cần cải thiện mức tiêu thụ thực tế hoặc xem xét lại mức tiêu thụ mong đợi
Tìm và lựa chọn nhà cung cấp
Dựa vào nhu cầu của công ty chúng ta phải tiến hành khảo sát năng lực và mô hình hoạt động của nhà cung cấp bên cạnh việc tìm hiểu về giá cả, phẩm chất hàng hóa, mức độ dịch vụ và những hỗ trợ về kỹ thuật khác,…
Khi đã nắm khá rõ thông tin về nhà cung cấp thì chúng ta lựa chọn nhà cung cấp nào đáp ứng các yêu cầu trên tốt để thực hiện hợp đồng mua sản phẩm Thông thường các công ty thu hẹp con số các nhà cung cấp để tăng số lượng đặt hàng và khi
có thì công ty mua sản phẩm với giá rẻ hơn
Quản lý hợp đồng
Sau khi có những bản hợp đồng phù hợp phải đánh giá và quản lý thực hiện của nhà cung cấp theo hợp đồng đó Thực hiện của mỗi nhà cung cấp được chọn càng trở nên quan trọng hơn vì các công ty đang thu hẹp số lượng các nhà cung cấp của họ Một nhà cung cấp cá biệt có thể là nguồn duy nhất cung cấp toàn bộ loại sản phẩm mà
Trang 3725
công ty cần đến, và nếu không đáp ứng được các khoản trong hợp đồng, thì những hoạt động phụ thuộc vào nhũng hoạt động đó sẽ bị tổn thất Công ty cần có khả năng theo dõi thực hiện của các nhà cung cấp của họ, và buộc các nhà cung cấp này chịu trách nhiệm đáp ứng những mức độ dịch vụ mà họ đã thỏa thuận trong hợp đồng
c) Thực hiện
Thiết kế sản phẩm sản xuất
Khi xem xét việc thiế kế sản phẩm từ quan điểm chuỗi cung ứng thì mục tiêu nhắm đến là thiết kế những sản phẩm có ít bộ phận hơn, mẫu thiết kế đơn giản, và cấu trúc chuẩn từ các cụm lắp ráp chung Hàng tồn kho có thể được lưu giữ theo những cụm lắp ráp lại những vị trí thích hợp trong chuỗi cung ứng Sẽ không cần quá nhiều hàng hóa hoàn chỉnh, vì nhu cầu khách hàng sẽ được nhanh chóng đáp ứng bằng cách lắp ráp các sản phẩm cuối cùng từ cụm lắp ráp khi có đơn hàng của khách hàng
Chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc vào việc thiết kế sản phẩm, chuỗi cung ứng càng linh hoạt, dễ điều khiển và chi phí hiệu quả thì khả năng thành công trên thị trường càng cao
Việc thiết kế sản phẩm sẽ được định hình chuỗi cung ứng và có tác động to lớn đến giá và tính sẵn sàng của sản phẩm Ne1u các nhân viên thiết kế, thu mua, sản xuất
có thể cùng nhau hợp tác trong mẫu thiết kế sản phẩm sẽ mở ra thời cơ tuyệt vời để tạo nên những sản phẩm thắng lợi và có lợi nhuận
Lên lịch sản xuất
Lên lịch sản xuất là dùng năng lực sẵn có (thiết bị, người lao động, các cơ sở sản xuất) để thực hiện việc cần làm Mục tiêu là sử dụng năng lực sẵn có một cách hiệu quả, có lợi nhuận nhất Hoạt động lên lịch sản xuất là quy trình tìm kiếm sự cân bằng giữa một số chỉ tiêu cạnh tranh với nhau:
- Tỉ lệ hữ dụng cao: là việc thực hiện sản xuất dài hạn, tập trung hóa các trung tâm sản xuất và phân phối nhằm làm giảm chi phí sản xuất
- Mức lưu trữ hàng tồn kho thấp: là việc thực hiện sản xuất ngắn hạn, giao nguyên vật liệu đúng thời điểm, làm giảm thiểu tài sản và tiền mặt bị bó buộc trong hàng tồn kho
Trang 3826
- Cấp độ dịch vụ khách hàng: là việc đòi hỏi mức trữ hàng tồn kho cao hoặc nhiều quy trình thực hiện sản xuất ngắn hạn nhắm cung cấp cho khách hàng dịch vụ phân phối nhanh chóng và không có sản phẩm nào hết hàng
Khi lên lịch sản xuất thì người ta dựa vào khái niệm “thời hạn” của sản phẩm Thời hạn là số ngày hoặc tuần cần có để giải phóng hết số sản phẩm dự trữ có trong tay Phép tính thời hản cho một sản phẩm được trình báy như sau:
R = P/D
R : thời han; P: số đơn vị sản phẩm có trong tay
D : nhu cầu sản phẩm theo đơn vị cho một ngày/tuần
Sau khi tính R xong thông thường thì quy trình sản xuất đầu tiên được sắp xếp với giá trị R thấp nhất
Hình 3.4 Lên Lịch Sản Xuất
Nguồn: Tổng hợp
Sau khi lên lịch xong, lượng hàng tồn kho sau cùng nên được kiểm tra lai so với nhu cầu thực sự Thực tế thì hiếm xảy ra như khi lên lịch sản xuất, vì vậy việc lên lịch sản xuất cần được điều chỉnh liên tục
Tỷ lệ hữu dụng cao
Thực hiện sản xuất dài hạn, cơ sở phân phối và sản xuất tập trung hóa
Cấp độ dịch vụ khách
hàng cao
Nhiều chu trình sản xuất ngắn hạn thì mức tồn kho càng cao
Trang 3927
Quản lý cơ sở sản xuất
Thường thì sẽ hơi tốn chi phí để đóng cửa một cơ sở sản xuất hay xây dựng một cái mới, vì vậy công ty phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định đặt cơ sở sản xuất của họ
ở địa điểm nào? Quy mô của cơ sở ra sao? Để phát triển hết năng lực sẵn có Điều này bao hàm cả việc ra quyết định trên ba khía cạnh: vai trò của từng cơ sở, năng lực phân
bổ cho từng cơ sở, việc phân bổ thị trường và nhà cung cấp cho từng cơ sở
d) Phân phối
Quản lý phân phối đơn hàng
Quản lý đơn hàng là quá trình theo dõi các thông tin đặt hàng từ khách hàng phản hồi, thông qua chuỗi cung ứng từ những nhà bán lẻ tới nhà phân phối rồi tới những nhà cung cấp và sản xuất dịch vụ Quá trình này bao gồm hoạt động theo dõi các thông tin về ngày thực hiện phân phối, việc thay thế các sản phẩm và đáp ứng đơn hàng thông qua chuỗi cung ứng tới khách hàng Quá trình này chủ yếu là sử dụng điện thoại, chuẩn bị các tài liệu giấy như đơn đặt mua hàng, đơn đặt bán, đơn báo thay đổi, phiếu xuất kho, phiếu đóng gói và hóa đơn thương mại
Hiện nay các chuỗi cung ứng đã trở nên phức tạp hơn trước đây rất nhiều Các công ty hiện nay phải làm việc với nhà cung ứng đa tầng lớp, các nhà cung ứng dịch
vụ thuê ngoài và các đối tác kênh phân phối Sự phức tạp này nhằm hưởng ứng xu hướng thay đổi trong phương thức bán sản phẩm, nâng cao sự mong đợi trong dịch vụ khách hàng và yêu cầu đáp ứng nhanh chóng thị trường mới
Vì tính phức tạp của chuỗi cung ứng và nhu cầu thị trường thay đổi nên quản lý đơn hàng là quá trình tiến triển nhanh chóng Các nguyên tắc cơ bản để hướng dẫn cho hoạt động này như sau:
- Ghi dữ liệu đặt hàng một lần và chỉ một lần: nắm bắt dữ liệu điện tử càng gần với nguồn gốc của nó càng tốt và đừng ghi lại dữ liệu một cách thủ công khi nó di chuyển trong chuỗi cung ứng
- Tự động hóa việc kiểm soát đơn hàng, nên giảm thiểu việc can thiệp thủ công vào việc lộ trình di chuyển và thực hiện những đơn hàng quá bình thường Hệ thống
Trang 40lý dịch vụ có khả năng giải quyết
Dữ liệu về đơn hàng cần cho các hệ thống khác để cập nhật tình hình hàng hóa, tính toán lịch phân phối hàng, làm hóa đơn thương mại Các dữ liệu khác về đơn hàng nên được tự động hóa và đưa vào các hệ thống này một cách chính xác và đúng lúc
Lên lịch phân phối
Phân phối trực tiếp: là hàng hóa được phân phối từ địa điểm khởi ngồn tới địa điểm nhận Với phương pháp phân phối này, lộ trình dịch chuyển chỉ là chọn con đường ngắn nhất giữa hai địa điểm Thuân lợi của phương pháp này là tính đơn giản trong hoạt động tiến hành và trong việc điều phối đơn hàng Phân phối trực tiếp có hiệu suất cao khi nơi tiếp nhận có lượng hàng kinh tế cùng quy mô với số lượng được giao cần thiết nhằm sử dụng tốt nhất phương thức vận chuyển
Phân phối theo lộ trình định sẵn: là kiểu phân phối đã được vạch sẵn lộ trình mang sản phẩm đi từ một địa điểm tới nhiều địa điểm nhận hàng Thuận lợi của phương pháp này là trên thực tế có thể làm cho phương thức vận tải được sử dụng có năng suất cao hơn và chi phí nhận hàng cũng thấp hơn vì địa điểm nhận thường nhận nhiều hàng hơn
3.1.8 Các hoạt động chuỗi cung ứng có thể được thuê ngoài
Áp lực nặng nề lên lợi nhuận biên mà thị trường tự do tạo ra đòi hỏi các công ty cân nhắc đến việc thuê ngoài, thông thường công ty thuê ngoài khi chi phí thuê ngoia2 thấp hơn chi phí công ty tự sản xuất Khi đó công ty sẽ có điều kiện tập trung vào năng lực cốt lõi của mình hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng Tuy nhiên việc thuê ngoài phải được cân nhắc, xem xét, đánh giá và theo dõi rất kỹ để tránh những rủi ro có thể xảy ra