1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam

51 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 586,49 KB

Nội dung

Đối với nước ta chăn nuôi gà Tây đã xuất hiện từ lâu song còn tản mạn, công tác giống và các biện pháp kỹ thuật chưa được chú ý nghiên cứu nên gà Tây của Việt Nam bị lai tạp, lý lịch giố

Trang 1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƯƠNG

-

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG GÀ TÂY HUNGARY Ở VIỆT NAM

MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 18/2008/HĐ - NĐT

Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm

Thụy Phương - Viện Chăn nuôi

8754

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

MỞ ĐẦU 5

1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6

1 2 Tình hình nghiên cứu trong nước 13 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1.1 Khảo sát nguồn trứng giống nhập nội 18 2.1.2 Nhập 1500 trứng gà tây giống Huba cấp ông bà 18 2.1 3 Tổ chức ấp trứng gà tây Huba nhập từ Hungary về Việt Nam 18 2.1.4 Xác định một số đặc điểm sinh học của gà tây giống Huba Hungary

nuôi tại Việt Nam

18

2.1.5 Nghiên cứu khả năng thích nghi đàn gà tây giống Huba cấp ông bà của

Hungary ở Việt Nam

18

2.1.6 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật 18

2 2 Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1 Xây dựng quy trình chăn nuôi 18 2.2.2 Xây dựng quy trình kỹ thuật ấp trứng gà tây 21 2.2.3 Xây dựng quy trình thú y phòng bệnh 21

2 3 Phương pháp xử lý số liệu 23 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1 Khảo sát nguồn trứng giống nhập nội 24 3.2 Nhập trứng giống gà tây giống Huba cấp ông bà 24 3.3 Tổ chức ấp nở trứng gà tây giống Huba cấp ông bà nhập về 24 3.4 Kết quả xác định một số đặc điểm sinh học của gà tây giống Huba

Hungary nuôi tại Việt Nam

25

Trang 3

3.4.3 Đặc điểm ngoại hình 27 3.5 Kết quả theo dõi khả năng thích nghi đàn gà tây giống Huba cấp ông bà

của Hungary ở Việt Nam

28

3.5.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà tây cấp ông bà qua các giai đoạn 28

3 5.2 Khả năng sinh trưởng của gà tây cấp ông bà qua các giai đoạn 31 3.5.3 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây 33 3.5.4 Khả năng sinh sản của gà tây cấp ông bà giai đoạn đẻ trứng 36 3.5.5 Khả năng cho thịt của con lai trong điều kiện Việt Nam 39 3.6 Kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật 44

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

4 2 Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC 50

Trang 4

DANH MỤC CÁC K Ý HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ

AGP Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch

B Bronze (mầu thiếc)

BC Con lai giữa trống mầu thiếc với mái mầu đồng

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục Trang

Bảng 1 2: Một số chỉ tiêu sinh sản của gà tây 16

Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi gà tây vỗ béo 19

Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng nuôi gà tây sinh sản 20

Bảng 3.1: Kết quả ấp nở trứng gà tây Huba 24

Bảng 3 2: Tỷ lệ mầu sắc lông gà tây Huba nhập từ Hungary (%) 25

Bảng 3.3: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con(%) 28

Bảng 3.4: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà dò(%) 29

Bảng 3.5: Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tây nuôi giai đoạn hậu bị (%) 29

Bảng 3.6: Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tây nuôi giai đoạn sinh sản (%) 30

Bảng 3.7: Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi giai đoạn gà con 31

Bảng 3.8: Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi giai đoạn gà dò 31

Bảng 3.9: Khối lượng cơ thể gà tây giai đoạn hậu bị 32

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà con 33

Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà dò 34

Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà sinh sản 35

Bảng 3.13: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng 36

Bảng 3.14: Khả năng sinh sản của gà tây mầu thiếc 36

Bảng 3.15: Khả năng sinh sản của gà tây mầu đồng 37

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu ấp nở trứng gà tây mầu thiếc 37

Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu ấp nở trứng gà tây mầu đồng 38

Bảng 3.18: Tiêu tốn thức ăn/10 trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống của

gà tây mầu thiếc và mầu đồng giai đoạn sinh sản 38

Bảng 3.19: Tỷ lệ nuôi sống của gà tây Huba thương phẩm (%) 39

Bảng 3.20: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (g/con) 40

Bảng 3.21: Khả năng thu nhận thức ăn/con (kg), tiêu tốn thức ăn/kg P 40

Bảng 3.22: Kích thước một số chiều đo ở 20 tuần tuổi 41

Bảng 3.23: Kết quả mổ khảo sát đàn gà tây lai nuôi thịt ở 20 tuần tuổi 41

Bảng 3.24: Một số kết quả theo dõi trên đàn gà tây nuôi thịt lúc 20 tuần tuổi 42

Bảng 3.25: Hiệu quả nuôi thử nghiệm gà tây lấy thịt 43

Trang 6

MỞ ĐẦU

Gà Tây (Melagis gallopavo) có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ La Tinh, từ thế kỷ thứ

13 đã được nuôi thuần hóa và thế kỷ 15 được đưa sang các nước Châu Âu và Châu Á

Gà Tây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, ở tuổi thành thục con đực nặng từ 6 - 16kg, con mái năng từ 4 - 9kg Thịt gà Tây rất ngon và có hàm lượng protein từ 19,5 - 21,6%; mỡ từ 1,2 - 2,2%; khoáng từ 0,9 - 1%

Chăn nuôi gà Tây hiện nay phát triển mạnh ở một số nước như Pháp, Đức, Mỹ, Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Bungari

Đối với nước ta chăn nuôi gà Tây đã xuất hiện từ lâu song còn tản mạn, công tác giống và các biện pháp kỹ thuật chưa được chú ý nghiên cứu nên gà Tây của Việt Nam bị lai tạp, lý lịch giống không rõ ràng, năng suất còn hạn chế, chăn nuôi gà Tây hoàn toàn mang tính quảng canh, hiệu quả kinh tế còn thấp Từng bước khôi phục và đẩy mạnh nghề chăn nuôi gà Tây ở Việt Nam trước hết phải nhập con giống tốt, nghiên cứu chọn lọc và biện pháp kỹ thuật để có quy trình chăn nuôi phù hợp

Hungary là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm Đã tạo ra nhiều giống gà (gà Sao, gà tây ) trong đó có các giống gà tây mầu đồng đỏ và mầu thiếc Đó là giống gà tây lông mầu chăn thả có năng suất, chất lượng cao nổi tiếng thế giới, phù hợp với điều kiện và phương thức chăn nuôi đang thông dụng tại Việt nam

Nhằm giải quyết vấn đề trên, trong khuôn khổ hợp tác về Khoa học và Công nghệ giữa hai chính phủ Việt Nam và Hungary theo Nghị định thư khóa họp lần thứ nhất ngày 15 tháng 8 năm 2007 tại Hà Nội về chương trình: Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư với nước Hungary Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi đã được Bộ Khoa học

và Công nghệ giao triển khai nhiệm vụ: “ Nghiên cứu phát triển giống gà tây Hungary ở Việt Nam „

Trang 7

Tình hình phát triển gà tây trên thế giới

Gà Tây (Melagis gallopavo) có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ La Tinh, từ thế kỷ thứ 13 đã được nuôi thuần hóa và thế kỷ 15 được đưa sang các nước Châu Âu và Châu Á

Trên thế giới đã có nhiều hãng gia cầm nghiên cứu và phát triển giống

gà tây như, hãng Huba, hãng Grimaud- Freres của Cộng hoà Pháp, các hãng gia cầm ở Đức, Hà Lan, Mỹ, Mexico Hiện nay, chăn nuôi gà tây phát triển mạnh ở nhiều nước như Nga, Bungari, Hungary, Ba lan, Tiệp Khắc, Pháp , Đức, Mỹ Theo số liệu tổ chức FAO trung bình hàng tuần thể giới giết mổ 5,2 triệu gà tây, khối lượng trung bình 12,3 kg/ con Như vây sản lượng ước trong năm 2007 đạt 3,326 triệu tấn thịt Sản phẩm thịt gà tây không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết No en trong các hộ gia đình nhiều nước trên thế giới

Theo L Schuberth số lượng các giống gà tây khá phong phú và đa dạng Tuy vậy việc chọn lọc các giống gà tây có năng suất cao, sức sống tốt mới thực

sự tiến hành mạnh mẽ trong mấy chục năm gần đây và thu được nhiều kết quả tốt như một số giống:

Giống gà tây mầu thiếc (Bronze) nguồn gốc ở Mỹ Đặc điểm chung là đầu trụi, được bao phủ lớp da sần sùi, mắt màu đỏ nâu Từ mỏ đến giữa cổ có lớp da tạo thành yếm Trưởng thành con trống nặng 8-10kg, con mái nặng từ

Trang 8

6-8 kg Sức đẻ trứng từ 80-100 quả, trứng nặng 80-100g Gà tây mầu đồng được nuôi phổ biến ở nhiều nước

Giống gà tây bắc Capcazo : Được tạo ra từ gà tây địa phương vùng Capcazo (Liên Xô cũ) với gà tây mầu đồng ngực rộng của Mỹ Màu lông đen

có đuôi ánh đồng, cơ thể khoẻ mạnh khả năng cho thịt cao Trưởng thành con trống nặng12-14kg, con mái 6-7 kg Sức đẻ trứng 80-90 quả

Gà tây Trắng ngực rộng (Broad Breasted Larg White): Được tạo ra ở

Mỹ Lông màu trắng, ngực to rộng, cơ thể chắc chắn, lưng thẳng chân to, có khả năng sinh trưởng cao, sử dụng thức ăn tốt Gà tây trưởng thành con trống nặng 14-15kg, con mái 6-8 kg Năng suất trứng trung bình 90 quả

Giống gà tây đen (Black) là giống chủ yếu nuôi để lấy thịt, có màu lông đen Trưởng thành con trống nặng 9-12 kg con mái nặng 5-7kg

Hiện nay căn cứ vào khả năng sản xuất thịt người ta chia gà tây thành 2 loại chính:

Tình hình nghiên cứu gà tây trên thế giới

Giống và công tác giống gà tây

Theo Schuberth L, 1978 [15,91], số lượng các giống gà tây khá phong phú và

đa dạng Tuy vậy việc chọn lọc và tạo ra các giống gà tây có năng suất cao,

Trang 9

sức sống tốt mới thực sự tiến hành mạnh mẽ trong mấy chục năm gần đây và

đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp

Pingel H, 1984 [62, 11 – 12], trước đây sự chọn lọc gà tây chủ yếu là chọn lọc mầu sắc có kết hợp một phần khối lượng Ngày nay sức đẻ trứng, số lượng thịt trong cơ thể đã trở thành những chỉ tiêu quan trọng trong chọn lọc

Schuberth L, 1978 [15, 91] và Pingel H, 1984 [62, 11 – 12] đã khái quát đặc điểm một số giống gà tây có năng suất cao đã và đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, gồm:

- Gà tây mầu thiếc (Bronze): có nguồn gốc ở Mỹ, đặc điểm chung của giống là đầu trụi được bao phủ bởi một lớp da mềm, sần sùi, mắt mầu đỏ nâu,

mỏ dài cứng, từ mỏ đến giữa cổ có nếp da tạo thành yếm Thân dài, rộng, giữa ngực có chùm lông Đùi nhiều thịt, bàn chân cao màu nâu, lông áp sát thân, đuôi và cánh dài Phần lông cổ, ngực, vai, cánh màu đen xen lẫn những vạch màu đồng Trưởng thành con trống nặng con trống nặng 8 - 10kg, con mái nặng 6 - 8 kg Sức đẻ trứng 80 – 100 quả Trứng nặng 80 - 100g Vỏ trứng màu vàng nâu điểm những chấm màu nâu sẫm

- Gà tây mầu thiếc ngực rộng (Broad Breasted Bronze - BBB):cơ ngực rộng, rất phát triển Gà mái BBB bình thường có những chóp trắng trên đỉnh đầu, lông ngực màu đen (đây cũng là đặc điểm giúp xác định tính biệt một cách chính xác lúc gà ở 12 tuần tuổi) Gà tây trưởng thành con trống nặng 18 -

20 kg, con mái: 9 - 11kg

- Gà tây Bắc Capcazơ: được tạo ra từ gà địa phương vùng Bắc Capcazơ (Liên Xô cũ) với gà tây mầu thiếc ngực rộng Mỹ Lông màu đen có đuôi ánh đồng, cơ thể khỏe mạnh, khả năng cho thịt cao Gà tây trưởng thành con trống nặng 12 -14kg, con mái: 6 - 7kg Sức đẻ trứng 80 - 90 quả

- Gà tây Beltsvill trắng (Beltsvill Small White): được tạo ra từ Trung tâm nông nghiệp Beltsvill tại Bắc Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 Đây

là giống gà nhẹ cân có nhiều điểm lợi về kinh tế Gà tây trưởng thành con

Trang 10

trống nặng 7 - 10 kg, con mái: 5 - 7kg Năng suất trứng 80 - 85 quả Chất lượng thịt tốt Tuổi thành thục sớm

- Gà tây ngực rộng trắng (Broad Breasted Large White - BBLW): được tạo ra ở Mỹ Lông màu trắng, ngực to rộng, cơ thể chắc chắn, lưng thẳng, chân

to, khả năng sinh trưởng cao, lợi dụng thức ăn tốt Gà tây trưởng thành con trống nặng 14 - 15kg, con mái: 6 - 8kg Năng suất trứng 70 - 90 quả

- Gà tây trắng Hà Lan (White Holland): là giống gà được nuôi phổ biến

ở các nước châu Âu Lông màu trắng, là giống gà nhẹ cân song có tỷ lệ thịt cao

và chất lượng thịt tốt Gà tây trưởng thành con trống nặng 10 – 12kg, con mái nặng 5 – 7kg Năng suất trứng 80 – 90 quả

- Gà tây đen (Black): là giống được nuôi chủ yếu để lấy thịt, có màu lông đen và chỉ có một loại hình đơn dụng Gà tây trưởng thành con trống nặng 9 – 12kg, mái nặng 5 – 7kg Căn cứ vào khối lượng và khả năng sản xuất thịt người ta chia gà tây thành 2 loại hình: loại hình nặng cân (Heavy type); loại hình gà thịt (Broiler type)

Theo Sasimonski E, 1987 [56] chia các giống gà tây thành 3 nhóm:

+ Nhóm tầm vóc nhỏ (Small): gà trưởng thành gà trống nặng 10kg, gà mái nặng 6kg

+ Nhóm tầm vóc trung bình (Medium): khi trưởng thành gà trống nặng 12kg, gà mái nặng 7kg

+ Nhóm tầm vóc lớn (Large): khi trưởng thành gà trống nặng 16kg, gà mái nặng 9kg

Khả năng sản xuất của gà tây

- Sức sống và khả năng kháng bệnh:

Theo Neumeister H, 1978 [11]; Carver D.K, 1991 [29]; Brown T J, 1991

[28]; Sphen.A,1997 [59] cho biết: khác với một số loài gia cầm khác, gà tây con mới nở rất ngờ nghệch, nhút nhát và yếu đuối Những ngày đầu nếu thức

ăn, nước uống để cố định không di động thì gà tây con không biết đi tới để ăn

Trang 11

uống Gà tây con rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh môi trường Tỷ lệ nuôi sống của gà tây con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mật độ nuôi, nhiệt độ và

ẩm độ môi trường, điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng của thức ăn

Theo Lueddeckens M, 1978 [7], Hird D.W, 1991 [43]: mật độ nuôi có vai trò rất quan trọng Tỷ lệ chết của gà tây con nuôi nhốt là 10,7% và 1% tương ứng với diện tích chuồng nuôi cho một gà tây con là 462 và 930cm2 Các tác giả còn cho biết: nhiệt độ và độ ẩm môi trường có một ý nghĩa quan trọng Nhiệt độ thích hợp cho

gà tây 1 ngày tuổi là 350C, sau đó giảm đi 50C mỗi tuần cho đến 180C Gà tây con nuôi trong lồng phải có độ thông khí mạnh Độ ẩm thích hợp nhất nằm trong giới hạn 60 - 70% Kéo dài thời gian chiếu sáng 14 – 15giờ/ngày làm tăng khả năng ăn,

do đó làm cho gà tây tăng trọng nhanh và ít chết

Theo Sphen.A,1997 [59] và Edens F, 1997 [35]: gà tây con rất mẫn cảm với tình hình dịch bệnh

Gryfiths G.L, 1989 [39], Castaldo D.J, 1990 [30] và Miles S.A, 1990 [49]:

thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tình hình dịch bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà tây

- Khả năng sinh trưởng:

+ Khối lượng cơ thế:

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, ở gà tây sự khác nhau về khối lượng cơ thể phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố: giống, tuổi, tính biệt, chế độ chăn nuôi và đặc điểm của từng cá thể Grashom M.A, 1995 [44a]; Faruga A

và Puchajda H, 1997 [40a]: sự biến động về khối lượng cơ thể của một số giống gà tây nuôi phổ biến ở châu Âu là 7,7 – 9,7kg đối với gà mái 15 tuần tuổi và 14,2 – 18,9kg đối với gà trống 22 tuần tuổi

+ Tốc độ sinh trưởng:

Theo Neumeister H, 1978 [11, 258]; Luedeckens, 1978 [7, 433]: gà tây có tốc

độ sinh trưởng khá nhanh Gà tây trống ngày nay có tốc độ lớn nhanh hơn gà

Trang 12

tây trống 20 năm trước 50 – 60% và gà tây mái ngày nay có tốc độ lớn nhanh như gà tây trống 20 năm về trước

- Khả năng sinh sản

+ Tuổi đẻ:

Theo Sasimonski E, 1987 [56]: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà tây biến động trong khoảng khá rộng (từ 240 – 300 ngày) Kết quả nghiên cứu của Faruga A và Puchajda H, 1997 [34] cho biết: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của 3 giống gà tây châu Âu HLW, BIG – 6 và WAMA – 3 tương ứng là 229 ngày,

224 ngày và 223 ngày Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà tây sớm hay muộn có liên quan và phụ thuộc vào các yếu tố: giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Theo Sing R.A, 1992 [58] tính trạng này có hệ số di truyền h2 = 0,4

+ Sức đẻ trứng:

Theo Brandsch H và Biichel H, 1978 [1]: sức đẻ trứng của gà tây có hệ số di truyền h2 = 0,21 Sức đẻ trứng của gà tây không những phụ thuộc vào các yếu

tố như: tuổi thành thục sinh dục, thời gian đẻ trứng kéo dài, thời gian nghỉ đẻ

mà còn phụ thuộc vào số trứng đẻ ở các tháng mùa xuân

Theo Jone J và CTV,1976 [46]; Nestor K.E và Bacon W.L, 1981 [50];

Jankowski J, 1994 [44] cho rằng: các yếu tố môi trường như độ chiếu sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, thức ăn, điều kiện và kỹ thuật chăn nuôi ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gà tây mãnh liệt hơn so với gà Ở gà tây bản năng ấp trứng phát triển rất mạnh Tính đẻ trứng theo chu kỳ của tây thể hiện ít hơn so với

gà, thường gà tây đẻ ngắt quãng Theo Schuberth L, 1978 [15, 91 – 93]; Owoade A.A, 1996 [51]; Jankowski J , 1996 [45]: năng suất trứng ở các giống gà tây khác nhau có sự biến động khá lớn, có thể từ 55 đến 100 quả/mái/năm

Theo Brandsch H và Biichel H, 1978 [1] cho biết: năng suất trứng của gà tây đạt cao nhất ở năm đẻ đầu Sức đẻ trứng giảm ở năm đẻ thứ 2 từ 30 – 40%, gà tây mái ba năm tuổi thì năng suất đẻ trứng giảm hẳn Theo Shomin A và

Trang 13

Gapleyski I, 1975 [57]: gà tây mái năng suất trứng đạt 85,2 quả/mái ở năm đẻ

đầu và 59,3 quả ở năm đẻ đầu

+ Chất lượng trứng:

Theo Sing R.A,1992 [58]; Jankowski J , 1996 [45]: tỷ lệ các phần

chính của trứng gà tây gồm: lòng trắng 55,9%, lòng đỏ 32,3% và vỏ 11,8%

Thành phần hóa học của trứng gà tây gồm: nước 72,6%; protein 13,1%; lipit

11,8%; carbohydrate 1,7% và tro 0,8% Trứng gà tây có độ dày vỏ trung bình

là 0,38 – 0,39mm

+ Khả năng thụ tinh và tỷ lệ nở:

Kết quả nghiên cứu của O woade A.A, 1996 [51] trên gà tây lông đen cho

thấy trung bình tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở là 41,81% và 30,90%

Jankowski J và CTV, 1996 [45] khi nghiên cứu trên 3 giống gà tây quen thuộc

ở châu Âu lại cho kết quả khác hẳn với tỷ lệ trứng có phôi 88,6 – 91,8% và tỷ

lệ nở 63,2 – 72,0%

Theo Shomin A; Gapleyskii I, 1975 [57]: tuổi và năm đẻ của gà tây mái có

liên quan đến tỷ lệ nở của trứng (Bảng: Ảnh hưởng của tuổi gà tây mái đến tỷ

lệ ấp nở của trứng)

Bảng 1.1: Ảnh hưởng của tuổi gà tây mái đến tỷ lệ ấp nở của trứng

(Theo Shomin A; Gapleyskii I, 1975 [57]

Chỉ tiêu Năm đẻ 1 Năm đẻ 2

Trong chăn nuôi nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng thường gắn liền với các

nghiên cứu về tỷ lệ chuyển hóa thức ăn

Theo Jankowski J và CTV, 1996 [45]: tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (Feed

Conversion Ration) của gà tây trong cùng điều kiện chăn nuôi ở các giống

khác nhau có sự khác nhau

Trang 14

Kết quả nghiên cứu của các tác giả: Coskum B,1990 [33]; Philbey A.W, 1991

[53]; Grimes J.L,1994 [40]; Weiking T.S,1994 [60] cho biết: đặc điểm và tính chất thức ăn có liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và hiệu quả chăn nuôi gà tây

Kết quả nghiên cứu của Singh, R.A, 1992 [58] cho rằng tỷ lệ chuyển hóa thức

ăn ở gà tây chịu ảnh hưởng rất nhiều của mức năng lượng trong khẩu phần và lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày

Hàm lượng protein trong khẩu phần ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của gà tây Theo Ritz C.W,1995 [55]; Weiking T.S,1995 [61]: tỷ lệ protein thô trong khẩu phần trong phạm vi nhất định có mối tương quan thuận với sự tăng khối lượng cơ thể

1 2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta chăn nuôi gà Tây đã trở thành nghề chăn nuôi truyền thống của nhiều

hộ nông dân, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Tây Gà tây nội có đặc điểm dễ nuôi, chịu khó kiếm mồi, chủ yếu có bộ lông màu đen sắc tím, một số ít có màu hoa mơ Thể hình thuộc loại nhỏ và trung bình Được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả tận dụng thóc rơi vãi trong vụ gặt và nguồn thức ăn xanh sẵn có trong thiên nhiên, quy mô theo đàn từ 20-100 con/hộ

Gà tây nội màu đen trưởng thành khối lượng cơ thể đạt 3-5kg ở con mái và 6-7kg ở con trống

Trong điều kiện nuôi chăn thả tại Ân Thi (Hưng Yên, 1998) gà tây thể hiện chịu khó kiếm mồi và có sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống đến 7,5 tháng tuổi đạt 94,57% Khối lượng cơ thể gà tây lúc 2 tháng, 5,5 tháng và 7,5 tháng tuổi đạt tương ứng là: 1164; 3993 và 4216 g/ con ở 7,5 tháng tuổi khối lượng cơ thể trung bình của gà trống là 5231g và gà mái 3201g

Theo Lương Tất Nhợ,1998: Gà tây nội nuôi chăn thả tận dụng bắt đầu đẻ ở 7,5 tháng tuổi Năng suất trứng trung bình đạt 53,4 quả/ mái/ năm, khối lượng

Trang 15

trứng 68,48 g, tỷ lệ ấp nở tự nhiên 75,98% Mặc dù năng suất chưa cao song do chi phí thấp nên nuôi gà tây sinh sản vẫn mang lại nguồn thu nhập lớn

Năm 1988 nước ta có nhập và nuôi thử nghiệm giống gà Tây trắng công nghiệp tầm vóc lớn của Pháp tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc, do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp nên không tồn tại được trong điều kiện Việt Nam

Năm 1996 tiếp tục nhập giống gà tây lông đen của Pháp, nuôi thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hà Tây) Năm 1997 nhập giống gà Tây trắng của Pháp, nuôi thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hà Tây) theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy: Gà tây Pháp trắng nuôi tại Việt Nam có sức đề kháng tốt Khối lượng cơ thể gà tây trắng nhập nội đat cao, lúc 16 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 7031-8051g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,66-3,82kg, Đến 36 tuần tuổi khối lượng trung bình của gà trống 15810g và con mái 10047g

Kết quả nghiên cứu trứng gà tây trắng của Pháp cho thấy khối lượng trứng đạt 87,73-87,81g/ quả, chỉ số hình dạng1,38-1,39, tỷ lệ khối lượng lòng đỏ 33,41%, lòng trắng 56,88%, vỏ 9,76%

Các giống gà tây trên nhập về là giống thương phẩm vì vậy không thể nhân giống phát triển được, mặt khác điều kiện phát triển chăn nuôi trong nông hộ chưa đáp ứng yêu cầu của giống

Nhìn chung chăn nuôi gà tây ở nước ta chưa phát triển Mặc dù kinh nghiệm của nhân ta rất phong phú nhưng những nghiên cứu, tổng kết về gà tây còn ít, việc nghiên cứu về gà tây mới chỉ dừng lại ở phạm vi điều tra chung trên một số ít chỉ tiêu với số lượng và địa bàn nghiên cứu nhỏ

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng

Theo Tô Du, Đào Đức Long, 1996 [2] và Nguyễn Duy Hoan, 1999 [3] cho biết: giống gà tây nuôi ở nước ta hiện nay có bộ lông màu đen sắc tím, một số ít màu

Trang 16

hoa mơ Giống bị thoái hóa, pha tạp nhiều, năng suất thấp Gà tây trưởng thành khối lượng cơ thể đạt 3 -5 kg ở con mái và 6 – 7 kg ở con trống

Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Đức Trọng,

1996 [20] cho thấy: ở phương thức nuôi nhốt công nghiệp khối lượng cơ thể gà tây ở 17 tuần tuổi trung bình đạt 2576,72g Ở phương thức nuôi kết hợp giữa nhốt và chăn thả khối lượng cơ thể gà tây ở 19 tuần tuổi trung bình đạt 2.632,04g Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà tây nuôi nhốt là 4,32kg thức ăn tinh và 9,12 kg thức ăn xanh Chi phí cho gà tây nuôi nhốt kết hợp chăn thả có thấp hơn song phải kéo dài thêm thời gian nuôi từ 2 đến 3 tuần Theo Lương Tất Nhợ và CTV, 1997 [12], trong điều kiện nuôi chăn thả tại Ân Thi (Hưng Yên) khối lượng cơ thể gà tây ở các giai đoạn tuổi: 1 ngày tuổi; 2 tháng tuổi; 5,5 tháng tuổi và 7,5 tháng tuổi đạt tương ứng là: 51,31g; 1.164,0g; 3.993,0g

và 4.216,0g Ở 7,5 tháng tuổi khối lượng cơ thể trung bình của gà trống là 5.321,0g

và của gà mái là 3.201g Tỷ lệ nuôi sống đến 7,5 tháng tuổi đạt 94,57% Với đặc tính dễ nuôi, chịu khó kiếm mồi, chi phí ít nên nuôi 100 gà tây thịt trong vòng 5 - 6 tháng với số vốn đầu tư không cao (1.706.000 đồng) thu lợi nhuận 3.779.000 đồng Thu nhập bình quân từ 629.000 – 755.000 đồng/tháng

Theo Bùi Quang Tiến, Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân và CTV, 1997 [19],

gà tây trắng của Pháp nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) lúc 16 tuần tuổi có các chỉ số sau:

+ Khối lượng cơ thể: 7.031,0 - 8.051,0g/con

+ Tiêu tốn thức ăn: 2,66 - 3,83kg/kg tăng khối lượng

Trang 17

trung bình 3.324g/con, tiêu tốn thức ăn 2,78kg/kg tăng khối lượng Gà tây đen của Pháp đạt 3.067g/con, tiêu tốn thức ăn là 3,89kg/kg tăng khối lượng

Kết quả khảo sát về khối lượng cơ thể và thức ăn tiêu tốn tương ứng với gà tây địa phương là 2.441g/con và 4,93kg/kg tăng khối lượng

Khả năng sinh sản

Theo Lê Đức Kỷ, Nguyễn Văn Hoàn, 1987 [6]; Tô Du, Đào Đức Long, 1996 [2]

thì gà tây trống 7 tháng tuổi đã có thể giao phối được, thời gian sử dụng được 3 – 4 năm Gà tây mái 8 tháng tuổi bắt đầu đẻ, chúng đẻ theo thời vụ tập trung từ tháng 3 đến tháng 9, nhưng đẻ rộ nhất từ tháng 4 đến tháng 7 Năng suất trứng

từ 60 – 90 quả/mái/năm tùy từng giống

Theo Bùi Quang Tiến, Phạm Văn Trượng và CTV,1997 [21], gà tây nuôi nhốt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp tại Trung tân nghiên cứu vịt Đại Xuyên tuổi đẻ quả trứng đầu biến động từ 28 đến 37 tuần tuổi phụ thuộc vào giống

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu sinh sản của gà tây

Chỉ tiêu Đơn vị tính Gà tây Pháp

mầu trắng

Gà tây Pháp mầu đen

Gà tây địa phương

do chi phí thức ăn thấp, nên nuôi gà tây sinh sản vẫn mang lại nguồn thu nhập lớn Nuôi 100 gà tây mái sinh sản theo phương thức chăn thả tận dụng một năm

có thể thu lợi nhuận tới 13.830.000 đồng

Trang 18

Bùi Quang Tiến, Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân và CTV, 1997 [19], gà tây Pháp trắng nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) có tuổi đẻ đầu là 265 ngày (tương đương 37,86 tuần tuổi), khối lượng trứng bình quân: 87,35g; tuổi đẻ đạt 50% toàn đàn: 280 ngày (tương đương 40 tuần tuổi) Ở tuần đẻ thứ 6 tỷ lệ đẻ đạt 45,44%, năng suất trứng đạt 19,26 quả/mái, tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là 8,48 kg

Nguyễn Ngọc Thái, 1998 [16]; Lương Tất Nhợ và CTV, 1999 [13, 68 – 76] cho biết gà tây nội nuôi ở Ân Thi (Hưng Yên) có năng suất trứng trung bình đạt 47 – 53 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi 91 – 92% với tỷ lệ ấp nở tự nhiên đạt trung bình 95 % so với tổng số trứng có phôi

Trang 19

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Khảo sát nguồn trứng giống nhập nội, trao đổi học tập kinh nghiệm về kiến thức di truyền chọn giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật ấp nở, thú y phòng dịch bệnh và quản lý gà tây giống Huba giữa Việt Nam – Hungary

2.1.2 Nhập 1500 trứng gà tây giống Huba cấp ông bà

2.1 3 Tổ chức ấp trứng gà tây Huba nhập từ Hungary về Việt Nam

2.1.4 Xác định một số đặc điểm sinh học của gà tây giống Huba Hungary nuôi tại Việt Nam

2.1.5 Nghiên cứu khả năng thích nghi đàn gà tây giống Huba cấp ông bà của Hungary ở Việt Nam thông qua các chỉ tiêu sau:

- Khả năng kháng bệnh thông qua một số chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống

- Khả năng sinh trưởng gà ông bà

- Khả năng sinh sản của gà ông bà

- Khả năng cho thịt của con lai trong điều kiện Việt Nam

- Các chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu

2.1.6 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật

- Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà tây sinh sản

(giai đoạn gà con, gà dò, hậu bị, sinh sản, dập đẻ) và gà tây lấy thịt (giai đoạn sinh trưởng, kết thúc)

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ấp, nở trứng gà tây

- Quy trình thú y phòng bệnh đối với gà sinh sản và gà thịt

2 2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Xây dựng quy trình chăn nuôi

Đối với đàn gà tây nuôi sinh sản: đeo số theo dõi từng cá thể các giai đoạn

* Phương thức và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:

Đàn gà tây giống Huba nhập về được nuôi theo chế độ nuôi nhốt kết hợp với chăn thả

Trang 20

Giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi: gà được nuôi nhốt hoàn toàn, dựa trên qui trình chăm

súc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y của hãng (Hội chăn nuôi tiểu gia súc và bảo tồn gen

Hungary – MGE )

Giai đoạn 5- 12 tuần tuổi: gà được nuôi nhốt kết hợp với chăn thả Để

gà làm quen với môi trường tự nhiên, những ngày đầu gà được thả 1-2

lần/ngày, mỗi lần 30 phút đến 1h vào lúc nắng ấm, khô sương vào buổi sáng

và dịu nắng của buổi chiều Những ngày tiếp sau tăng dần thời gian chăn thả

và mở rộng phạm vi chăn thả, giảm dần lượng thức ăn hỗn hợp trong khẩu

phần hàng ngày 30-50%

Đối với gà nuôi thịt từ 13-19 tuần tuổi: gà được tăng thời gian chăn thả

5-6h/1 ngày Ở 2 tuần cuối, gà được tăng thức ăn bổ sung thêm để vỗ béo,

chuẩn bi xuất bán

Đối với gà nuôi sinh sản trong giai đoạn 13- 29 tuần: Gà được tăng

khẩu phần ăn hàng tuần trên cơ sở cân trọng lượng hàng tuần và được tăng tỉ lệ

thức ăn xơ thô, thức ăn giàu canxi, năng lượng và protêin thấp để tránh gà quá

béo chuẩn bị bước vào giai đoạn đẻ

Ở các giai đoạn, vào những ngày thời tiết xấu (mưa, rét đậm, gió bão),

gà tây được nhốt tại chuồng và được tăng lượng thức ăn bổ sung thêm (gấp 2-3

Trang 21

Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng nuôi gà tây sinh sản

* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định: Đặc điểm ngoại hình,

tập tính, một số chỉ tiêu về sức sống, khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà tây: qua các giai đoạn

Khả năng sinh trưởng

Khối lượng cơ thể: hàng tuần được cân vào một ngày cố định, trước khi cho gà ăn vào buổi sáng

Kích thước một số chiều đo: Đo kích thước một số chiều đo cơ thể của

gà tây ở giai đoạn 20 tuần tuổi gồm: vòng ngực, dài thân, dài lườn, dài đùi, cao chân (Theo phương pháp của R.Auaas và R Wilke, 1978)

Năng suất thịt

Mổ khảo sát: Theo phương pháp của R.Auaas và R Wilke, 1978 (Bùi

Quang Tiến,1993) ở thời điểm gà tây đạt 20 tuần tuổi

Khả năng sinh sản: Tuổi thành thục (thời điểm tại đó trong đàn có gà

tây mái đẻ quả trứng đầu tiên) Tuổi đẻ 5%: (tuổi đẻ của mỗi đàn được tính là ngày tuổi khi trong đàn có số mái đẻ 5%), năng suất trứng

Một số chỉ tiêu ấp nở trứng: Tỷ lệ trứng có phôi (%), Tỷ lệ chết phôi (%),Tỷ lệ

(chết sát+tắc) (%), Tỷ lệ nở/trứng ấp (%),Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%), Tỷ lệ gà loại 1 (%)

Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu: Giai đoạn gà con, dò, sinh sản thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, protein tổng số và các tiểu phần của bạch cầu, albumin, globulin

Trang 22

2.2.2 Xây dựng quy trình kỹ thuật ấp trứng gà tây

- Khảo sát phân tích các chỉ tiêu chất lượng trứng gà tây thông qua việc đánh giá đặc điểm vật lý của trứng gà tây về các chỉ tiêu: khối lượng trứng (g), chỉ số hình dạng(R/D), chu vi bao quanh (mm), chu vi qua đỉnh (mm), dung lượng trứng (ml), lòng trắng (g), lòng đỏ (g), vỏ trứng (g), số lỗ khí, độ chịu lực, đơn vị Haugh

Phân tích thành phần hóa học của trứng

- Nghiên cứu phương pháp và liều lượng thuốc khử trùng bảo quản trứng trước khi đưa vào ấp

- Xác định chế độ nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trong quy trình ấp nở trứng

+ Nghiên cứu xây dựng chương trình phòng bệnh Newcastle bằng vaccin

- Sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu Haemagglutination Inhibition (HI) để xác định hàm lượng kháng thể thụ động và chủ động Newcastle

- Số lượng gà thí nghiệm: 50 con thí nghiệm x 3 lần lặp lại + 10 con đối chứng

* Bố trí thí nghiệm:

- Theo dõi diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động Newcastle

Lấy máu ở các thời điểm: 1, 3, 5, 7, 9 ngày tuổi, số lượng mẫu: 15 mẫu/lần (5 lần lấy mẫu )

Khi nào hàm lượng kháng thể giảm xuống dưới 3log2 thì sử dụng vaccin

- Theo dõi diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle sau khi sử dụng vaccin Lấy mẫu ở các thời điểm: 7, 14, 21, ngày sau khi sử dụng ND-IB và sau khi

sử dụng vaccin nhũ dầu 14, 21, 35 và cứ sau 1 tháng lấy mẫu kiểm tra 1 lần

Trang 23

Số lượng mẫu: 15 mẫu/1 lần lấy mẫu

- Khi hàm lượng kháng thể giảm dưới 3log2 thì sẽ sử dụng vaccin nhắc lại hoặc tiêm ND-Emultion, theo hướng dẫn của Mary Young, Robyn Alders, Sally Grimes, Peter Spradbrow, Paula Dias, Amislcar da Sliva and Quintino Lobo,

+ Nghiên cứu xây dựng chương trình phòng bệnh Gumboro bằng vaccin

Xác định sự có mặt của kháng thể Gumboro bằng phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch (AGP)

- Số lượng gà thí nghiệm: 50 con thí nghiệm x 3 lần lặp lại+ 10 con đối chứng

- Số lượng mẫu: 15 mẫu/1 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại

- Theo dõi diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động

Lấy máu lỳc gà được 1, 3, 5, 7 ngày tuổi, chắt huyết thanh để làm phản ứng (AGP) : 4 lần lấy mẫu x 15 mẫu x 3 lần lặp lại

- Theo dõi diễn biến hàm lượng sau khi sử dụng vaccin Gumboro

Sau khi sử dụng vaccin được 7, 14, 21 ngày lấy máu kiểm tra AGP

(3 lần lấy mẫu x 15 mẫu x 3 lần lặp lại

Công cường độc

- Công cường độc khi gà được 42 ngày tuổi, số lượng công cường độc là 5 con

sử dụng vaccin và 5 con không sử dụng vaccin(đối chứng)

Trước khi công cường độc kiểm tra AGP và xác định hàm lượng kháng thể gumboro ở lô sử dụng vaccin và lô không sử dụng vaccin

10 mẫu AGP

Trang 24

5 mẫu xác định hàm lượng kháng thể

Dựa vào biến đổi hàm lượng kháng thể để xây dựng chương trình phòng bệnh bằng vaccin

+ Nghiên cứu xây dựng chương trình phòng bệnh Salmonella

Xác định sự có mặt của Salmonella dựa vào vào phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính

Số lượng mẫu: 10% tổng đàn

Thời điểm lấy mẫu: 1 lần/ tuần đối với giai đoạn gà con 1 lần/tháng đối với gà

dò, hậu bị, sinh sản

Tỷ lệ nhiễm cho phép: dưới 4% tổng đàn

Sau khi sử dụng thuốc điều trị: kiểm tra lại tỷ lệ nhiễm trong đàn

Theo dõi triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ đẻ, hình dạng trứng… Đưa ra chương trình phòng bệnh Salmonella

Địa điểm xét nghiệm mẫu và công cường độc: Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương

*Dựa vào những chương trình phòng bệnh có thể kết hợp những biện pháp vệ sinh an toàn sinh học để đưa ra quy trình phòng bệnh cho gà Tây nuôi sinh sản

có hiệu quả ở các giai đoạn con, dò, hậu bị và cho gà tây nuôi lấy thịt

2 3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học (theo các tài liệu: Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi - Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên, 1975; Thống kê sinh vật học và phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi - Nguyễn Văn Thiện, 1995 Được xử lý bằng toán thống kê trên máy tính kỹ thuật và máy vi tính phần mềm Exell 2003

Trang 25

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khảo sát nguồn trứng nhập nội, trao đổi học tập kinh nghiệm về kiến thức di truyền chọn giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật ấp nở, thú y phòng dịch bệnh và quản lý gà tây giống Huba giữa Việt Nam – Hungary

- Phía Hungary đã tuyển chọn được trên 1500 trứng gà tây giống Huba cấp

ông bà của dòng mầu đồng (Copper) và mầu thiếc (Bronze) năng suất chất lượng cao, cung cấp cho Việt Nam

- Đã bồi dưỡng cán bộ của Việt Nam sang Hungary học tập trao đổi kinh nghiệm về kiến thức di truyền chọn giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật ấp nở, thú y phòng dịch bệnh và quản lý gà tây giống Huba giữa Việt Nam và Hungary

- Đã tiến hành tập huấn và trao đổi kinh nghiệm triển khai chương trình hợp tác nghiên cứu sử dụng giống gà tây sinh sản Hungary trong việc phát triển chăn nuôi và sản xuất gia cầm ở Việt Nam, trên cơ sở cử chuyên gia sang Việt Nam trực tiếp giúp đỡ và hợp tác trao đổi về nghiên cứu và phát triển

3.2 Nhập trứng giống gà tây giống Huba cấp ông bà

Đã nhập được 1589 trứng gà tây giống Huba cấp ông bà từ Hungary về Việt Nam trong đó có 792 quả trứng gà tây mầu đồng (Copper, kí hiệu: C) và 797 trứng gà tây mầu thiếc (Bronze, kí hiệu: B)

3.3 Tổ chức ấp nở trứng gà tây giống Huba cấp ông bà nhập về

Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tổ chức tốt việc chuyển 1589 trứng gà tây giống Huba cấp ông bà từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài về Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương Tiến hành triển khai công tác ấp nở số trứng gà tây giống Huba nhập

từ Hungary

Ngày đăng: 21/04/2014, 20:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brandsch. H và Biichel. H, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, NXB khoa học và kỹ thuật,1978, 129 – 192 Khác
2. Tô Du, Đào Đức Long. Kỹ thuật nuôi chim cút, gà tây. Phần III: Nuôi gà tây. NXB nông nghiệp, 1996, tr 87 - 1153. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. NXB nông nghiệp, 1998, tr137 - 138; 179 - 183 Khác
5. Nguyễn Quý Khiêm và CTV, Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng và kết quả ấp nở trứng gà Tam Hoàng, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998 – 1999, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội đồng khoa học – Ban động vật thú y, Phần chăn nuôi gia cầm, 1999, 1 – 9 Khác
7. Lueddeckens. M, Chăm sóc nuôi dưỡng gà mái đẻ, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, NXB khoa học và kỹ thuật,1978, 415 – 439 Khác
8. Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Nhị, Nguyễn Huy Đạt và CTV, Chọn lọc và nhân thuần 10 dòng gà thịt thuần chủng Plymouth- Rock, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 – 1996, NXB nông nghiệp, 1996, 7 – 13 Khác
9.Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn, Chọn giống và nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy các trường đại học nông nghiệp, NXB nông nghiệp, 1992, 40-116 Khác
10. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực, Chọn giống và nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy các trường đại học nông nghiệp, NXB nông nghiệp, 1975, 48-79; 127 Khác
11. Neumeister. H, Sự thuần hóa gia cầm – Cơ sở sinh lý của sự dinh dưỡng, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, NXB khoa học và kỹ thuật,1978, 19 – 28; 193 – 255; 258 Khác
12. Theo Lương Tất Nhợ, Nguyễn Ngọc Thái, Văn Lệ Hằng. Tính năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của gà tây nuôi chăn thả tại Hưng Yên. Thông tin KHKT chăn nuôi - số 3/1997, tr 1 - 3 Khác
13. Lương Tất Nhợ, Đào Hùng Giang, Nguyễn Ngọc Thái, Lê Đình Cường, Nghiên cứu tính năng sản xuất của gà tây nọi trong điều kiện nuôi chăn thả truyền thống ở huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên Khác
14. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình và CTV, Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng – thịt gà ri. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1969 – 1984, NXB nông nghiệp, 1985, 100 - 107 Khác
15. Schuberth. L, Ấp trứng, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, NXB khoa học và kỹ thuật,1978, 91 - 93 Khác
17. Nguyễn Văn Thiện, Di truyền học số lượng trong chăn nuôi, NXB nông nghiệp, 1995, 3 – 78 Khác
19. Bùi Quang Tiến, Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Lê Thu Hiền, Bạch Mạnh Điều. Kết quả bước đầu về khả năng sản xuất của giống gà tây trắng Pháp nuôi tại Viện Chăn nuôi. Tóm tắt báo cáo khoa học 1997 - Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1998, 28 – 29 Khác
20. Bùi Quang Tiến, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Đức Trọng. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học khả năng sản xuất của gà tây. Thông tin KHKT chăn nuôi- số 4/1996, tr 10 - 14 Khác
21. Bùi Quang Tiến, Doãn Văn Xuân, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Ngọc Liên và CTV. Kết quả bước đầu về khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà tây Pháp nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tóm tắt báo cáo khoa học 1997 - Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1998, 26 Khác
22. Tiêu chuẩn Việt Nam – 1977, Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN2 – 39 – 77 Khác
23. Tiêu chuẩn Việt Nam – 1977, Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN2 – 40 – 77 Khác
24. Trần Huê Viên, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của gà tây nội nuôi chăn thả trong nông hộ một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, 2000 Khác
25. Nguyễn Thị Bạch Yến, Một số đặc điểm di truyền về tính trạng năng suất của vịt khakicampbell qua 4 thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, 1997.TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi gà tây vỗ béo - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi gà tây vỗ béo (Trang 20)
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng nuôi gà tây sinh sản - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng nuôi gà tây sinh sản (Trang 21)
Bảng 3.1: Kết quả ấp nở trứng gà tây Huba - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.1 Kết quả ấp nở trứng gà tây Huba (Trang 26)
Bảng 3. 2: Tỷ lệ mầu sắc lông gà tây Huba nhập từ Hungary (%) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3. 2: Tỷ lệ mầu sắc lông gà tây Huba nhập từ Hungary (%) (Trang 26)
Bảng 3.3: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con(%) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.3 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con(%) (Trang 30)
Bảng 3.4: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà dò(%) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.4 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà dò(%) (Trang 30)
Bảng 3.6: Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tây nuôi giai đoạn sinh sản (%) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.6 Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tây nuôi giai đoạn sinh sản (%) (Trang 31)
Bảng 3.5: Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tây nuôi giai đoạn hậu bị (%) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.5 Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tây nuôi giai đoạn hậu bị (%) (Trang 31)
Bảng 3.7:  Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi giai đoạn gà con - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.7 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi giai đoạn gà con (Trang 32)
Bảng 3.9:  Khối lượng cơ thể gà tây giai đoạn hậu bị - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.9 Khối lượng cơ thể gà tây giai đoạn hậu bị (Trang 33)
Bảng 3.10:  Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà con - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.10 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà con (Trang 34)
Bảng 3.11:  Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà dò - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà dò (Trang 35)
Bảng 3.12:  Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà sinh sản - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà tây giai đoạn gà sinh sản (Trang 36)
Bảng 3.13: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.13 Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng (Trang 37)
Bảng 3.14: Khả năng sinh sản của gà tây mầu đồng (Ký hiệu: Dòng C) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.14 Khả năng sinh sản của gà tây mầu đồng (Ký hiệu: Dòng C) (Trang 38)
Bảng 3.15: Khả năng sinh sản của gà  tây mầu thiếc (Ký hiệu: Dòng B) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.15 Khả năng sinh sản của gà tây mầu thiếc (Ký hiệu: Dòng B) (Trang 38)
Bảng 3.19: Tỷ lệ nuôi sống của gà tây Huba thương phẩm (%) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.19 Tỷ lệ nuôi sống của gà tây Huba thương phẩm (%) (Trang 40)
Bảng 3.18: Tiêu tốn thức ăn/10 trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống của gà tây - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.18 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống của gà tây (Trang 40)
Bảng 3.20: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (g/con)  n=50 con - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.20 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (g/con) n=50 con (Trang 41)
Bảng 3.22:  Kích thước một số chiều đo ở 20 tuần tuổi  Chỉ tiêu  ĐVT  Gà  lai (  ♂  m ầ u thiế (KH:  BC)c  x   ♀   m ầ u đồ ng) - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.22 Kích thước một số chiều đo ở 20 tuần tuổi Chỉ tiêu ĐVT Gà lai ( ♂ m ầ u thiế (KH: BC)c x ♀ m ầ u đồ ng) (Trang 42)
Bảng 3.21: Khả năng thu nhận thức ăn/con (kg), tiêu tốn thức ăn/kg P - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.21 Khả năng thu nhận thức ăn/con (kg), tiêu tốn thức ăn/kg P (Trang 42)
Bảng 3.23:    Kết quả mổ khảo sát đàn gà tây lai nuôi thịt ở 20 tuần tuổi - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.23 Kết quả mổ khảo sát đàn gà tây lai nuôi thịt ở 20 tuần tuổi (Trang 43)
Bảng 3.24 : Một số kết quả theo dõi trên gà tây nuôi thịt lúc 20 tuần tuổi - nghiên cứu phát triển giống gà tây hungary ở việt nam
Bảng 3.24 Một số kết quả theo dõi trên gà tây nuôi thịt lúc 20 tuần tuổi (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w