1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp việt nam

16 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 540,59 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam trong thời gian tới.. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN THỊ THỦY

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN THỊ THỦY

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng

Mã số : 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THẾ HÙNG

Hà Nội – 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt i

Danh mục các bảng ii

Danh mục các hình vẽ iv

Danh mục các sơ đồ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.2 Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1.2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10 1.2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12

1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 14

1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 14

1.3.2 Các nhóm hệ số tài chính 18

1.4 Các yếu tố phi tài chính: 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 30

2.1 Khái quát về công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 32

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 37

Trang 4

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện tử

và truyền hình cáp Việt Nam 39

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 39

2.2.2 Các nhóm hệ số tài chính 52

2.2.3 Các yếu tố tác động phi tài chính 73

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam 76

2.3.1 Ưu điểm 76

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 80

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 80

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam trong thời gian tới

82

3.2.1 Các giải pháp ngắn hạn 82

3.2.2 Các giải pháp dài hạn 90

3.3 Một số kiến nghị 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những khả năng xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị và đề xuất các biện pháp để tận dụng triệt để phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu Hay nói một cách khác, thông qua kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá được một cách tương đối chính xác tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng cân đối cơ cấu vốn

và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ Từ đó dự báo khả năng phát triển trong tương lai để đưa

ra các quyết định tài chính, dựa trên năng lực tài chính hiện tại đưa doanh nghiệp đến mục tiêu cuối cùng là tối

đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cổ đông Vì vậy phân tích tình hình tài chính có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình điều hành, quản trị tài chính doanh nghiệp

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, phân tích các thông tin về doanh nghiệp, về ngành,

về đối thủ cạnh tranh…Tuy nhiên, trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn mang tính hình thức Trong doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính mà công tác phân tích tài chính thường được giao cho bộ phận kế toán đảm trách với quy trình phân tích chưa được chuẩn hóa, kết quả phân tích thường rất sơ sài, chưa trở thành nguồn thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính, kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính

trong các Doanh nghiệp nói chung và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình Cáp Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thực tế đã có một số luận văn nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính như “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật TECHNIMEX”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Chí Thành viết năm 2010, “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần VINACONEX 25”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Bùi Văn Lâm viết năm 2011

Các luận văn trên đã đề cập đến những vấn đề chung về thực trạng phân tích tài chính công ty hiện nay, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính Tuy nhiên, chưa có đề tài nào phân tích về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cũng như của công ty cổ phần điện

tử và truyền hình cáp Việt Nam.Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp nói riêng và các công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề vẫn đang được quan tâm và hết sức cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích: Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của

công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam

* Nhiệm vụ:

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân gây nên hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam

Trang 6

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình Cáp Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp phân tích

cơ cấu, phương pháp phân tích Dupont Đánh giá dựa trên phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của công ty để thấy được thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Đưa ra hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

- Phân tích tình hình tài chính của công ty có kết hợp xem xét các yếu tố tác động phi tài chính nhằm tìm

ra các điểm hạn chế trong hoạt động quản lý tài chính của công ty

- Đề xuất các giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại công ty cổ phần điện

tử và truyền hình cáp Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

- Tên đề tài: “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình Cáp Việt Nam”

- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định Phân tích tài chính doanh nghiệp thường tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng

và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản

lý phù hợp

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cho các đối tượng có lợi ích liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp những đối tượng này có khả năng dự báo được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như đánh giá mức độ rủi ro, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp từ đó ra những quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp nhất

Các đối tượng có lợi ích liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm chủ doanh nghiệp với vai trò người quản lý, người lao động, chủ đầu tư và Chính phủ với vai trò điều tiết dòng chảy kinh tế trong đó mỗi doanh nghiệp là một cá thể

- Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời

gian hoàn vốn, mức sinh lãi và rủi ro Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động,

kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp

- Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cho doanh nghiệp sử dụng

phân tích tài chính nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp

- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp

đến tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và khách hàng

1.2 Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1.Vai trò của các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp

1.2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

Trang 8

- Bảng cân đối kế toán: được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ

chi tiết) các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

và bảng cân đối kế toán kỳ trước

- Báo cáo kết quả kinh doanh: được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các

khoản phản ánh doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

1.2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1 Phương pháp phân tích xu hướng

1.2.2.2 Phương pháp phân tích cơ cấu

1.2.2.3 Phương pháp phân tích Dupont

1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1.1 Biến động của tài sản, nguồn vốn

1.3.1.2 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

1.3.1.3 Biến động của dòng tiền

1.3.2 Các nhóm hệ số tài chính

1.3.2.1 Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản

Vòng quay hàng tồn kho:

Kỳ thu tiền bình quân:

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

1.3.2.3 Đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

1.3.2.4 Khả năng sinh lời

Tỷ suất doanh lợi (hệ số lợi nhuận trên doanh thu)

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

1.3.2.5 Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số phá sản Z)

Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5

Nếu Z-Score ≥ 2.99 thì doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh

Nếu 1.81<Z-Score<2.99 thì doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng

Nếu Z-Score ≤ 1.81 thì doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính

1.4 Các yếu tố phi tài chính:

Tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng quan trọng bảo đảm năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần, đầu tư vào các dự án

Trang 9

lớn, có chính sách kinh doanh cạnh tranh, do đó có thể chiến thắng đối thủ có năng lực tài chính yếu hơn Tuy nhiên năng lực tài chính không phải là tất cả sức mạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Ngày nay các yếu tố phi tài chính được quan tâm như : Người tiêu thụ, nhà cung cấp, sản phẩm và tác động của chính sách

vĩ mô

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM

2.1 Khái quát về công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty điện tử và truyền hình cáp Việt Nam - CEC được thành lập từ năm 1996 lúc đó công ty CEC nguyên là Xí nghiệp điện tử Truyền hình

Ngày 17/09/2007 Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định số 123/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty điện tử và truyền hình cáp Việt Nam - CEC thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC

Ngày 26/12/2007: Chính thức đổi tên thành công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam – CEC

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt dịch vụ truyền hình cáp và kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

2.2.1.1 Biến động của tài sản, nguồn vốn

Năm 2009 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 142.952 triệu VNĐ trong đó tài sản ngắn hạn là 68.824 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 48,14%, tài sản dài hạn là 74.128 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 51,86% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và

sử dụng là 178.525 triệu VND, trong đó tài sản ngắn hạn là 70.608 triệu VND chiếm tỷ trọng 39,55% và tài sản dài hạn là 107.917 triệu VND chiếm tỷ trọng 60,45% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp So với năm 2010, tổng tài sản tăng lên 8.085 triệu VND với tỷ lệ tăng là 4,74% ( tài sản ngắn hạn tăng thêm 8.260 triệu VND và tài sản dài hạn giảm 176 triệu VND)

Quy mô về vốn của công ty tăng qua các năm Trong cả ba năm 2009, 2010 và 2011 thì nguồn vốn chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn đi vay và vốn chiếm dụng, cụ thể tỷ trọng nợ phải trả các năm tương ứng lần lượt là 89,45%, 96,83% và 120,59% Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 38,92%, 37,92% và 53,38%; chủ yếu là các khoản phải trả người bán và trả các khoản vay ngắn hạn Năm 2011 nợ phải trả của công ty là 215.267 triệu VND và năm 2010 là 165.046 triệu VND, năm

2011 tăng so với năm 2010 là 50.230 triệu VND tương ứng tỷ lệ tăng 30,43%

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết ngày 31/12/2011 là âm (-51.752 triệu VNĐ) Như vậy nguồn vốn chủ đã thấp (chỉ có 15 tỷ) nhưng đã mất Ngoài ra đã lỗ thêm 42.148 triệu VNĐ Chính vì mất nguồn vốn chủ nên hoạt động sản xuất kinh doanh mất tính tự chủ, phải dựa hoàn toàn vào nguồn vốn vay, và khi nguồn vốn vay bị ngưng trệ (không thể vay tiếp) thì hoạt động kinh doanh gần như cũng ngưng trệ theo, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng doanh thu

1.2.1.2 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

- Phân tích doanh thu

Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty Năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 25.722

Trang 10

triệu chiếm tỷ trọng 99,65% tổng doanh thu (Tỷ trọng doanh thu bán hàng năm 2009 và 2010 lần lượt là 99,85% và 99,92%) Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng doanh thu

- Phân tích chi phí :

Tổng chi phí của công ty liên tục gia tăng qua các năm Từ 28.722 triệu năm 2009 tăng lên 45.630 triệu năm 2010 và đạt tới 67.958 triệu năm 2011 Chi phí hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của công ty Tỷ trọng của chi phí tài chính năm 2011 là 47,25%, tiếp đến là giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ (37,50%) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ (Tỷ trọng của các khoản mục này trong tổng chi phí lần lượt là 8,1%; 7,13%)

- Phân tích lợi nhuận :

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2011 Cụ thể: Lợi nhuận gộp của Công ty giảm từ 7.979 triệu của năm 2010 xuống chỉ còn 237 triệu năm 2011 với tỷ lệ giảm tương ứng là 97% Lợi nhuận sau thuế giảm từ 23 triệu của năm 2009 xuống còn (9.679) triệu năm 2010 và (42.147) triệu năm 2011

2.2.1.3 Biến động của dòng tiền

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động mạnh qua các năm Năm 2009 dòng tiền này dương nguyên nhân chủ yếu là trong năm công ty đã ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng BIDV để phát triển dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số hiện đại hàng đầu tại Việt Nam Ngân hàng đã giải ngân một số tiền lớn để nhập khẩu thiết bị phục vụ công việc kinh doanh của công ty

Năm 2010 và năm 2011 dòng tiền này âm và tương đối lớn Trong 2 năm nay công ty đã thành công trong việc đưa truyền hình cáp kỹ thuật số tới thị trường Việt Nam Tuy nhiên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế cộng với thị hiếu của người tiêu dùng không như mong muốn nên công ty gặp khó khăn trong việc bán hàng Lượng hàng tồn kho của công ty lớn đồng thời tình hình thu hồi các khoản nợ từ các đối tác gặp khó khăn đẩy công ty lâm vào tình thế khó khăn làm ăn thua lỗ

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong 3 năm đều mang giá trị âm với giá trị lần lượt là 2.409, 2.751 và

-207 triệu đồng tương ứng trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 chứng tỏ công ty đầu tư không có lãi

Dòng tiền hoạt động tài chính trong 3 năm đều mang giá trị dương, dòng tiền này có được đều là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn từ Ngân hàng và các cá nhân

2.2.2 Các nhóm hệ số tài chính

2.2.2.1 Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 0,61 giảm 0,38 lần so với năm 2010 với

tỷ lệ giảm tương ứng là 38,38% Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 đang gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro không trả được nợ đúng hạn Mặc dù tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 tăng (Từ 62.348 triệu đồng lên 70.608 triệu với tỷ lệ tăng là 13,25%) nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (Tỷ lệ tăng nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 là 83,60% từ 62.586 triệu lên 114.910 triệu) đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm mạnh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Qua bảng cân đối kế toán ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty Vì thế khi loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh toán của công ty Trong 3 năm thì khả năng thanh toán của công ty ngày càng thấp và có xu hướng ngày càng xấu Hệ số thanh toán nhanh của cả 3 năm từ 2009 đến năm 2011 đều nhỏ hơn 1 và giảm từ 0,86 lần năm 2009

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w