Helge Timmerberg

Một phần của tài liệu Quyền lực thứ tư (Trang 40 - 48)

Helge Timmerberg là một trong những nhà báo tác giả bị tranh cãi nhiều nhất, nhưng cũng là một trong những người thành công nhất. Trong những bài phóng sự thẳng thắn đến mức không thương xót, mang tính phiêu lưu mạo hiểm của anh mà trong đó anh sử dụng lối nhìn hài hước cũng như bi kịch, anh hoặc là được yêu thích hoặc là bị căm ghét, không có gì ở giữa đó. Đối với người này thì anh là một người kể chuyện thiên tài, đối với những người khác thì là một tên lang băm kiêu ngạo, người phớt lờ tất cả các luật lệ về hình thức và nội dung của ngành này với sự ngạo mạn chưa từng thấy. Tất nhiên là lời buộc tội này không phải là do độc giả của anh đưa ra, mà là do các công nhân truyền thông đưa ra, những người trước lực mạnh các bài viết của anh, những cái chỉ nhắm tới con tim chứ không nhắm tới trí óc, cảm thấy mình không đủ khả năng trong lúc biên tập lại. Nhất là khi họ chẳng có cơ hội nào trong lúc xử lý cả, vì hầu như không có ai canh giữ những dòng ý tưởng đã tuôn trào ra của mình một cách nghiêm ngặt như Helge Timmerberg.

Trong khi đó thì con người được cho là bay bổng này đã từng bám sát thực tiễn nhiều năm dài. Anh hưởng sự êm ấm của thời gian đào tạo báo chí ở Minden/Westfalen [Đức]. Việc anh có thể tiến bước xa như thế này là nhờ vào một cảm hứng thời niên thiếu, cái thật ra là đi ngược lại với các kế hoạch của anh. "Năm 17 tuổi, tôi đã đi lang thang từ Bielefeld [Đức] tới Himalaya", anh nhớ lại. Ở đó, tôi bước vào một thiền viện để ở lại mãi mãi và được giác ngộ. Rồi thế nào? Trong lúc thiền, tôi gặp phải tiếng nói nội tâm của tôi, và nó nói rằng: 'Hãy đi về nhà và trở thành nhà báo!' Thế là tôi lang thang trở về và tìm đến ban biên tập của tờ Neue Westfälische. Ông tổng biên tập ngồi ở đó dưới cái đồng hồ của ông ấy, cái đang từ từ chỉ tới sáu giờ. Điều mà lúc đó tôi còn chưa biết: Sáu giờ là deadline cho một tờ nhật báo. Không phải là thời điểm tốt, để kể cho ông ấy nghe về tiếng nói nội tâm của tôi. Tôi không học đại học. Tôi không có bằng tốt nghiệp phổ thông. Tôi có tóc dài. Và ông ấy có cả ngàn lý do để quẳng tôi ra ngoài. Nhưng ông ấy đã không làm vậy. Ông ấy nghe tôi nói để nhớ xem là ông biết gương mặt của tôi từ đâu. Tới một lúc nào đó thì ông ấy nhớ ra. Ông tổng biên tập là bạn nhậu của cha tôi! Tôi được phép viết thử năm bài. Ông ấy thích chúng. Thế là tôi nhận được chân học nghề. Con đường dẫn tôi vào báo chí là như vậy đó, mặc dù tôi không thích nhà báo cho lắm. Đối với tôi, họ quá là trí thức, tự xem mình quá quan trọng, chẳng tin vào điều gì cả và lúc nào cũng hiểu biết mọi thứ tốt hơn."

Nhiệm vụ đầu tiên của anh trong ban biên tập tin địa phương là viết bốn dòng chú thích cho một tấm ảnh về lần khai mạc của một nhà trẻ. Anh đã cần bốn giờ đồng hồ cho việc đó, cần phải thật là tốt mà. Nhưng vì về lâu về dài thì người ta không thể thận trọng như thế trong công việc hàng ngày của ban biên tập được nên anh học cách thỏa hiệp. Vì cuối cùng thì có nhiều việc phải làm lắm. Vùng đó có trên 5000 hội thể thao, 7000 người nuôi gà và 10.000 công ty của thợ thủ công. Tất cả họ đều chen nhau lên báo. Hàng trăm đám cưới vàng muốn được nhắc tới, máy điện báo nhả tin tức mới nhất của cảnh sát ra, và cũng không được phép xem nhẹ chính trị địa phương. "Tất cả đều phải làm xong vào buổi trưa", Timmerberg vừa

Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/

41

41 Helge Timmerberg

mỉm cười vừa nói. "Chúng tôi còn tự chụp ảnh và rồi rửa ảnh nữa. Trong khi đó thì còn phải viết bài và nhận điện thoại. In ở Bielefeld. Tất nhiên là còn chưa có dấu vết gì của xa lộ thông tin. Lúc đó còn chưa có cả máy fax nữa. Vì vậy mà đến trưa bản kẽm phải được mang ra tàu hỏa." Nghe có vẻ như tiếng nói nội tâm đã tặng cho anh rất nhiều stress. "Chúng tôi chỉ có bốn người thôi. Ông tổng biên tập là người rất nóng tính và hay cáu gắt, phó của ông ấy nghiện rượu, và anh chàng phóng viên thì trông giống như thám tử Nick Knatterton trong loạt tranh comic của tờ tạp chí Quick. Và sáng nào vào lúc chín giờ thì đội ngũ này cũng bị trận ngập lụt có tên là thơ từ cuốn trôi đi mất."

Sau khi học nghề, Timmerberg tạm thời cảm thấy thế là đã đủ với nghề nghiệp trong mơ của mình. Anh xin nghỉ việc và khai trương một nhà hàng chay ở Bielefeld, đầu tiên hết thảy trong vùng Ostwestfalen. "Nhưng chỉ sau một năm thôi thì tôi đã phá sản cho tới mức tôi lại đi làm báo. Nhật báo Wolfenbüttel, Nhật báo Braunschweig, Nhật báo Goslar. Ở Goslar, họ gửi tôi đến một sự kiện tranh cử của một ông thuộc đảng SPD [Đảng Dân chủ Xã hội Đức] từ Hannover, người mà tôi đã xé nát lần xuất hiện của ông ấy. Cả ban biên tập đã reo mừng. Trong tuần sau đó, đối thủ của ông ấy từ đảng CDU [Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo] tới, người mà tôi cũng bình luận xấu y như thế. Sau đó, tôi không bao giờ được phép làm mảng chính trị nữa. Chỉ các để tài như: Hãy cẩn thận, có nai con ở bìa rừng! Không được phép sờ vào, nếu không thì mẹ nó không nhận nó nữa! Giống như thế."

Thời đó, anh sống cách cơ sở thí nghiệm chất thải nguyên tử Asse hai kilômét, "nơi đã có tám trăm ngàn tấn chất thải phóng xạ đang nằm mốc meo ở đó". Là biên tập viên mảng tin địa phương và là thành viên của 'Danh sách Xanh Bảo vệ Môi trường', anh thường hay lái xe vào đó. Anh viết một bài về tình trạng trong Asse và gửi nó đến báo Stern. Sau ba tháng dài dằng dặc mà trong đó mỗi tuần anh gọi điện hai lần, cuối cùng câu chuyện cũng được đăng. Đối với Timmerberg thì đã đủ lý do để dọn đến ở tại Hamburg, nơi mà bắt đầu từ đó, anh kiếm tiền sống qua ngày như là công tác viên tự do cho mảng tiêu khiển của tờ Stern.

Sự kính trọng vào lúc ban đầu mà anh biên tập viên tỉnh lẻ bé nhỏ dành cho gã truyền thông khổng lồ Stern đã nhanh chóng biến mất. "Trong những câu chuyện của tôi, tôi cũng muốn nhìn sự việc từ khía cạnh khôi hài. Nhưng ở Stern thì người ta luôn gạch bỏ những đoạn đó của tôi. Với lập luận điên khùng, rằng chuyện đùa thuộc trang 13! Anh có biết chữ viết tắt GVSS không? Nó thường được dùng ở Stern. Anh ngồi trong cuộc họp, và người trưởng ban nói: 'Bài của anh okay, nhưng cần phải có thêm một chút GVSS nữa." GVSS là Giả Vờ Sâu Sắc. Không đùa đâu."

Helge Timmerberg đã làm việc cho các nhật báo địa phương cũng như trên toàn quốc. Bài của anh xuất hiện cả trong tờ Süddeutsche lẫn trong Neuer Zürcher hay Bild. Anh viết cho

ZeitStern cũng như cho Playboy, Tempo, MerianBunte. Những người phê phán anh lên án rằng anh bán thân cho bất cứ ai trả đủ tiền. Timmerberg buồn cười lắc đầu: "Tư tưởng phe phái này là tầm bậy", anh nói, "ở đây là các nhà báo tự do cánh tả và ở kia là cánh hữu, tất cả đều là vô lý. Đó là vì tiền, đó là vì thị phần, đó là vì một giới độc giả nhất định, cái mà người ta dựa lên trên đó. Anh có thể để cho Walter Mayer của tờ Bild làm tờ Spiegel ngay lập tức hay là ngược lại. Những người đó là dân chuyên nghiệp, không phải là những người mang lý tưởng. Họ sẵn sàng ngay lập tức cho mỗi một nhiệm vụ mới."

Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/

42

Tới một lúc nào đó, viết cho tờ Süddeutsche hay cho tờ Bild đối với anh cũng như nhau. Cho tới chừng nào mà anh không phải uốn cong mình và viết ngược lại với ý kiến của anh thì việc đó hoàn toàn không có vấn đề gì cả, như anh nói. "Lối suy nghĩ phe phái là một thể hiện của sự kiêu căng. Nhiều nhà báo thích dấu mình sau nhãn hiệu của tờ báo, tạp chí hay đài phát thanh truyền hình mà họ làm việc cho nó. Ông Spiegel và bà Stern … hai tuýp người không thể chê vào đâu được, phục vụ cho quyền lực thứ tư, phê phán và không ăn hối lộ, những người canh giữ nền dân chủ. Những người đó thông thường thì cũng thích công danh sự nghiệp, quyền lực và quan tâm đến tiền bạc của họ như bất cứ ai khác. Thần thánh hóa nhà báo, việc thật ra chỉ từ các nhà báo mà ra, khiến cho người ta đã muốn phát ngượng rồi. Khi tôi nghe về trách nhiệm của nhà báo và rồi nhìn thấy những người đó thì đại đa số đều là đạo đức giả. Tất nhiên là cũng có người tốt, chính trực, nói thật lòng, những người hành động vì niềm tin, nhưng phần lớn thì tôi không tin họ."

Thế thì trách nhiệm của truyển thông là gì, và anh định nghĩa trách nhiệm của mình ra sao? Anh suy nghĩ tương đối lâu. Rồi anh nói: "Tôi ở Nam Ấn Độ năm 2002, khi dịch hạch bùng phát trong thành phố Surat hai triệu dân. Tất nhiên là truyền thông Ấn Độ đã tường thuật thật tận tường về việc này, ồn áo như có báo động, cái chỉ dẫn tới việc 600.000 con người hoảng sợ chạy trốn ra khỏi Sursat. Họ sợ đến dựng tóc gáy, họ giật sập rào cản đường và chiếm những đoàn tàu có canh gác. Bằng cách đó, dịch hạch đã lan truyền khắp Ấn Độ. Tại những trận dịch hay những mối nguy hiểm khác, báo chí giống như dầu được đổ vào lửa. Cả tại khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế, cách làm báo điều tra giải thích phản tác dụng nhiều hơn. Khi người dân đọc mỗi ngày, rằng tình hình tiền bạc và ngân hàng xấu tới như thế thì tiêu dùng sẽ chấm dứt. Ở đó, giới truyền thông thật ra chỉ là cái tăng cường vấn đề. Ở đó thì người ta có thể chứng tỏ mình có trách nhiệm, nếu như người ta không tường thuật về việc đó. Nhưng điều đó thì hẳn là đòi hỏi quá nhiều."

Còn về trách nhiệm của bản thân trong thời khủng hoảng thì sao? "Tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm nào trong thời khủng hoảng này ư? Cái trách nhiệm mà tôi luôn cảm thấy. Tôi muốn làm cho con người cười lên. Cười là một món quà to lớn. Nó kéo con người ra khỏi cái thung lũng than thở của anh ta trong một thời gian ngắn, anh ta ở đâu cũng vậy. Tôi chỉ không đau đớn khi tôi viết. Khi bạn đọc bất chợt cũng cảm thấy không đau đớn nữa, vì anh ấy cảm động hay cảm thấy đã giải trí tốt, thì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ nội tâm của tôi rồi. Nó tự giới hạn nó ở việc viết tốt như có thể, dẫn dắt càng gần càng tốt tới những gì là niềm tin sâu sắc nhất của tôi và những gì tương ứng với phong cách của tôi. Cây cối chết vì những bài viết nhàm chán đã đủ rồi. Trách nhiệm của tôi là nhìn xem những gì làm cho tôi cảm động. Và truyền đạt lại điều đó, tốt như có thể. Việc chúng ta là nhà báo có thể làm thay đổi được thế giới là điều vô lý. Chúng ta có thể bắn gục chính trị gia, nhưng điều đó không thay đổi được thế giới, vì lại đến lượt người kế tiếp ngay lập tức. Tôi thấy phần lớn hoạt động báo chí đơn giản chỉ là đạo đức giả."

Timmerberg trải qua vụ nổ nguyên thủy trong nghề báo của mình vào thời Stern. Lúc nào đó, anh đọc được trong Rolling Stone một bài phóng sự của Hunter S. Thompson ("Fear and Loathing in Las Vegas"), người là King of Gonzon, cha đẻ của New American Journalism. "Tôi nghĩ, những người ở đây đều điên hết cả rồi. Thế là tôi viết lại theo lối Thompson cho cả

Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/

43

43 Helge Timmerberg

câu chuyện tôi đang viết cho Stern. Nó không được xuất bản, và nó cũng là cái cuối cùng mà tôi được phép làm cho Stern."

Khái niệm phong cách báo chí Gonzo mô tả một cách viết phóng túng, cá nhân. Trong một bài đánh giá Thompson, tờ Zeit đã viết sau cái chết của ông ấy trong năm 2005: "Ông là sự tự trả thù của nước Mỹ. Ông là cái tư tưởng xấu xa, là lương tâm cắn rứt, ông là tính vui vẻ. Ông là cái mặt đen tối và ngọn lửa đốt cháy nó. Ông yêu tự do, sự bao la, tính phóng túng. Ông nói chung là một người vừa yêu thương vừa căm ghét, trong cuộc sống cũng như trong viếc lách, cái mà ở ông lúc nào cũng là một." Helge Timmerberg hết sức có ấn tượng với phong cách viết này. Bắt đầu từ lúc đó, anh chỉ còn viết những câu chuyện của anh dưới dạng tôi, và không lâu sau đó, anh đã tìm được một phong cách không thể nào nhầm lẫn được. "Từ khi tôi biết Hubter S. Thompson, tôi không còn giống như một người chưa từng bao giờ gần một cô gái điếm khi anh ta viết về mãi dân. Hay là người chưa từng bao giờ dùng thuốc phiện khi viết về thuốc phiện." Bạn đọc của anh yêu thích anh vì lẽ đó. Phần lớn họ còn đi theo anh khi anh giới hạn tối đa việc xuất bản trong truyền thông in đề có thể viết sách được nhiều hơn. Người đọc Timmerberg cũng trở thành người đọc sách, và họ đã thích thú trong lúc đó.

Trong năm vừa rồi, anh đã chu du châu Phi bảy tháng. Các ấn tượng được phản ánh lại trong tác phẩm mới nhất của anh African Queen. "Khi tôi trở về từ châu Phi, những nỗi lo sợ trong cuộc sống của tôi cứ như bị thổi bay đi mất", anh nói. "Cái tồi tệ nhất có thể xảy ra cho tôi trong nước Đức là nhà nước trả tiền cho căn hộ của tôi, là họ sẽ trả tiền sưởi ấm, tiền điện, Internet, quần áo của tôi và ngoài ra còn cho tôi đủ tiền túi để tôi không phải đói. Đối với một người Phi thì đó là một sự tưởng tượng giống như trên Thiên Đàng. Nếu anh ở trong một nền văn hóa như vậy một thời gian và rồi trở về Đức, thì rồi anh sẽ tự hỏi vấn đề ở đây là gì? Người Phi bơi qua Địa Trung Hải, nếu bắt buộc, để có thể đến được với tình cảnh an sinh xã hội đó. Đói kém, hạn hán, thiếu nước - ở châu Âu thì người ta không trải qua tất cả những thứ đó."

Helge Timmerberg bi quan cho châu Phi. "Nếu như không ở đúng nơi hoang dại, mà là ở nơi con người sinh sống, trong các thị trấn và thành phố, bất cứ ở đâu trên châu Phi, thì rồi anh sẽ có cảm giác như trong vũ trụ nhất định là đã từng phải có một hành tinh bằng nhựa dẻo, nó đã nổ tung ra, rồi trở thành một siêu tân tinh bằng túi nhựa dẻo rơi xuống Trái Đất. Nhận thức sinh thái? Rõ rồi, người châu Phi nói, nếu các anh đưa tiền viện trợ thì chúng tôi cũng sẽ sinh thái nhiều hơn, nếu các anh muốn thế. Người ta không thể ép buộc có được nhận thức sinh thái, tất cả đều là vì tiền." Anh kể về một dự án hết sức thành công của một khu nhà nghỉ cạnh hồ Malawi ở Mozambique, một vùng cực kỳ chậm phát triển, hoàn toàn không có hạ tầng cơ sở. Khu nhà nghỉ được xây bởi những người trước đó đã làm việc ở Phi châu cho UNO và UNESCO nhiều năm liền. Nó là một khu nhà sinh thái kiểu mẫu, được xây dựng theo các định luật của sinh học xây dựng và tự cung cấp năng lượng. Có 80 nhân viên làm việc ở đó, tất cả đều là người ở trong vùng. Họ được đào tạo thành đầu bếp, làm vườn hay

Một phần của tài liệu Quyền lực thứ tư (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)