Klaus Liedtke
Đâu là tinh thần cho một bước ngoặc triệt để?
Vâng, là như thế đó. Kinh doanh truyền thông trước hết là một cuộc kinh doanh. Tại sao một nhà xuất bản lại phải được lãnh đạo khác với một nhà máy sản xuất đinh vít, ngay cả khi người ta xoay những con ốc vít điều chỉnh xã hội của chúng ta ở trong đó? Ban giám đốc không quan tâm tới điều đó.
Klaus Liedtke mô tả tình trạng hiện giờ trên thị trường báo chí Đức đại khái là như vậy. Nhưng sự xuôi tay phó mặc cho định mệnh toát ra từ lần phân tích giới truyền thông đó đánh lừa. Người đàn ông này đang sôi sục. "Và nếu như biết rằng ngày mai là tận thế thì hôm nay tôi vẫn còn trồng một cây táo nhỏ." Hầu như không ai tâm niệm câu nói này một cách nghiêm trang như anh. Nhưng việc này hãy nói sau.
"Một trong những vấn đề cơ bản của giới báo chí là ngày càng có ít người sẵn sàng chấp nhận rằng kinh doanh truyền thông không phải chỉ là tính toán lời lỗ", Liedtke nói. "Đã từ lâu rồi, giới báo chí không còn được hưởng sự trân trọng của xã hội, cái mà nó xứng đáng được hưởng, nó không còn được hiểu là một thành tích văn hóa nữa, cái mà tất cả chúng ta đều có quyền có. Sự kinh tế hóa nghề nghiệp của chúng ta bởi nhiều giám đốc nhà xuất bản, những người chỉ còn phải tự đo mình bằng lợi nhuận trên doanh thu, là nguồn gốc của một sự phát triển sai lầm, cái đã giáng cấp báo chí xuống trở thành một món hàng tiêu thụ. Nhưng người dân có quyền được thông tin, cái đã được ghi nhận trong Luật Cơ bản [Hiến pháp Đức], họ cần thông tin hợp lý, vững chắc, để họ, là công dân trong nền dân chủ của chúng ta, có thể đưa ra những quyết định hợp lý. Và các truyền thông có nhiệm vụ cung cấp những thông tin này. Ngoài ra thì còn ai làm? Đúng ra thì phải tự hiểu, rằng trong loại kinh doanh này phải có các tiêu chuẩn khác. Nhưng khi ngày một nhiều doanh nghiệp truyền thông hoạt động thuần túy chỉ là cơ sở sản sinh lợi nhuận thì chính việc đó dẫn tới một định hướng nhất định trong báo chí. Đó là một sự phát triển mang tính cơ bản mà người ta phải chống lại nó."
Liedtke nói rằng trong cuộc đời làm việc của anh, hầu như không có thời nào có nhiều kích động và hứng thú như thời hiện giờ. "Tôi còn nhớ những năm tám mươi, thời đó tôi là tổng biên tập của Stern. Vào một ngày đẹp trời nào đó, người xuất bản Schulte-Hillen của chúng tôi tới gặp tôi và nói rằng: 'Trời ạ, chẳng còn có điều gì xảy ra trên thế giới này cả, thật là phát chán lên được!' Ông ấy nói đúng đó, thời đó có một vài năm tương đối ít có việc gì xảy ra, trong nước cũng như ngoài nước. Còn ngày nay? Anh nhìn lại năm 2011 đi. Thật khó thể tin được là đã có từng ấy thảm họa, cách mạng, khủng hoảng tài chính, biến động toàn cầu đã xảy ra. Nó phải làm cho nhà báo chúng ta ngứa ngáy tay chân chứ."
Nhưng rõ ràng không phải là như vậy. Một người xuất bản nổi tiếng như Henri Nannen dưới những điều kiện của ngày nay có còn một cơ hội hay không, để thực hiện ý tưởng của ông ấy về một cách làm báo đầy nhiệt tình, dựa trên điều tra tốt?
Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/
34
"Tôi nghĩ là có đó. Báo chí không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện khung cùa nó, mà còn vào những người có can đảm vượt qua các hạn định và dự tính nào đó và làm điều mà họ cho là đúng. Nhưng Nannen đã có thể phát triển cách làm báo của ông ấy trong một thời mà còn chưa bị truyền hình tư nhân cạnh tranh. Các tạp chí thật sự đã trải qua một thời kỳ nở rộ trong những năm sáu mươi, bảy mươi và đầu những năm tám mươi, rồi từ đó liên tục đi xuống."
Điều này có liên quan gì đến việc một giới độc giả trẻ đã tạo ra những nền thông tin riêng của họ hay không, rằng họ đã cắt đứt liên kết với các giới truyền thông cổ điển và khai thác những lĩnh vực đề tài hoàn toàn mới trong Internet?
"Đó chắc chắn cũng là một nguyên nhân cho việc tại sao kinh doanh truyền thông đang gặp khó khăn", Liedtke thừa nhận. "Cạnh tranh giữa truyền thông cổ điển và truyền thông mới dẫn tới giảm số phát hành, điều đó là không tranh cãi. Xuất phát từ đó, cộng với mong mỏi muốn lôi ra tối đa những gì còn lại trong kinh doanh cổ điển, là một mối nguy hiểm cho báo chí. Mặc dù vậy, tôi khẳng định là vấn đề này có thể giải quyết được. Nếu như ban giám đốc nhà xuát bản có thể hài lòng với một lợi nhuận trên doanh thu nhất định, và nói rằng không nhất định phải là hai mươi lăm phần trăm, mười phần trăm cũng đủ rồi, và chúng ta đầu tư phần còn lại vào báo chí, nếu thế thì okay, nhưng điều này là trường hợp hiếm trong thời gian này của cực đại hóa lợi nhuận ở khắp nơi. Sự thật, rằng các ban biên tập ngày càng có ít tiền hơn – và hầu như ở khắp mọi nơi đều như thế –, dẫn tới việc ngày cũng còn ít thời gian hơn cho những câu chuyện được điều tra tốt. Ngày nay, một phóng viên phải trình dự tính phí tổn trước khi người ta gửi anh ấy đi. Điều đó cuối cùng thì cũng có ảnh hưởng tới chất lượng của công việc anh ấy. Phải công nhận: không phải lúc nào chất lượng của một bài báo cũng phụ thuộc vào lượng tiền được chi ra. Nhưng thường thì số tiền có giới hạn sẽ dẫn tới kết quả có giới hạn. Điều này đặt ra câu hỏi về những mô hình đài thọ mang tính lựa chọn. Làm sao mà ngày nay tôi còn có thể đài thọ cho một cách làm báo hợp lý, làm báo kiểu cổ điển, điều tra nhiều?"
Klaus Liedtke đã tự trả lời câu hỏi đó. Cùng với các đồng nghiệp từ đài truyền hình Mỹ CNN, anh đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Investigate! mà mục đích của nó là trợ giúp cho báo chí có chất lượng và trao "học bổng" cho các nhà báo, để họ nhờ đó mà có khả năng điều tra không giới hạn về thời gian và tiền bạc. Liedtke đồng thời cũng là chủ tịch của ban giám khảo mà thuộc vào trong đó, ngoài những người khác, là Hans Werner Kilz (cựu tổng biên tập của Süddeutsche Zeitung [Nhật báo Nam Đức]), Andreas Wolfers (lãnh đạo trường Báo chí Henri Nannen) và Peter Klöppel (sếp mảng tin tức của đài truyền hình RTL). Thuộc trong số những nhà tài trợ là nhà sản xuất ô tô Audi và công ty tư vấn doanh nghiệp Roland Berger. "Qua đó, tôi cố gắng giúp thúc đẩy sự việc đi theo đường hướng đúng đắn", Liedtke giải thích động cơ của anh. "Câu hỏi kia là: Ngày nay, con người quan tâm đến những gì? Việc những mối quan tâm chính của con người thay đổi, việc người ta tiếp cận con người khác với trước đây hai mươi, ba mươi năm, vì vấn đề đã là những vấn đề khác đi, điều đó thì rõ ràng rồi. Và việc các nhà xuất bản phải đối phó với điều đó, và vẫn còn cố cực đại hóa con số phát hành dưới những điều kiện đã mô tả cũng là điều dễ hiểu. Người này thì cố gắng giữ các tiêu chuẩn chất lượng cũ với những phương tiện ít ỏi hơn hay đến càng gần chúng càng tốt, những người khác từ bỏ làm báo có chất lượng và chỉ còn làm những gì mà họ tin rằng đang có nhu cầu, ví
Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/
35
35 Klaus Liedtke
dụ như làm báo về người nổi tiếng hay báo lá cải. Tầm thường hóa truyền thông là một hỗn hợp từ nhiều vấn đề khác nhau. Không có một câu trả lời chung để giải quyết các vấn đề đó."
Nhà khoa học truyền thông người Mỹ Neil Postman (1931 tới 2003) đã cảnh báo từ sớm một sự "tầm thường hóa", "lá cải hóa" và "ấu trĩ hóa" xã hội bởi các truyền thông, đặc biệt là bởi truyền hình. Tiêu khiển liên tục phá hủy cơ hội tiếp cận một cách hợp lý đến khán giả. Dìm cho con người chết ngạt trong những thông tin và hình ảnh tầm thường không phải là cách thích hợp để mài bén khả năng phán xét của họ. Trong khi xã hội trước đây, chủ yếu do truyền thông in quyết định, đối phó với các nội dung đó bằng cách phê bình, cân nhắc và thảo luận thì, theo Postman, các nội dung nhìn của nền văn hóa bị hình ảnh quyết định của chúng ta hoàn toàn không còn thích hợp để đặt ra câu hỏi hay thảo luận nữa. Nhưng đó lại là tiền đề để cho một nền dân chủ có thể hoạt động được.
Các truyền thông đã đẩy mình ra đứng trước thế giới bên ngoài như một cái lọc. Những đứa con của kỷ nguyên số không còn học hỏi từ trải nghiệm cá nhân nữa, mà là ở những hình ảnh được chụp lại từ hiện thực. Trong không gian ảo của các thập niên tới đây, cuối cùng rồi họ cũng sẽ quên mất, rằng cuộc chiến nào phục vụ cho sự tiêu khiển và cuộc chiến nào thì không. Sai lầm cơ bản ở đây là chúng ta đã nhầm lẫn giữa tích tụ dữ liệu với kiến thức. Các ngân hàng dữ liệu của chúng ta phồng to lên như những con quái vật khổng lồ. Cứ năm năm một lần thì kiến thức thế giới lại tăng gấp đôi. Các cỗ máy truyền thông từ truyền hình, radio, ấn phẩm, mạng máy tính và quảng cáo hàng năm bắn 800 triệu tỉ từ ngữ vào một người tiêu dùng trung bình. Làn đạn liên tục này làm cho đầu óc và trái tim của chúng ta tê liệt đi. Tức là dòng lũ thông tin này không còn dẫn tới sự khai sáng nữa, mà chỉ khiến cho sự cay độc và thờ ơ càng nhiều hơn. Truyền thông in có thể làm những gì, phải làm những gì để chống lại sự phát triển này? Cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này đang sắp sửa biến đổi một cách sâu rộng. Những bậc cha mẹ sẽ làm gì khi đứa con của họ đang chạy trên đường cao tốc? Có lẽ họ sẽ to tiếng yêu cầu, nếu không phải là hét lên, đứa con hãy quay trở lại. Nhưng chúng ta là xã hội thì phải đối xử như thế nào? Chúng ta còn không nhận ra được toàn bộ quy mô, vùng đất nguy hiểm mà những đứa con của chúng ta đang đi ở trên đó nữa. Ai có thể vẫn 'khách quan', người biết được rằng thế giới đi đi đến đâu? Làm sao mà người đó có thể đứng yên trong vị trí 'khách quan' đó mà không buộc sẽ phải có cảm giác ít nhất là phải suy nghĩ lại về cái quan điểm 'khách quan' đó?
"Có nhiều đồng nghiệp tin tưởng hết sức chắc chắn vào báo chí cổ điển, đến mức họ không muốn để cho lôi kéo trở thành một nhà hoạt động", Liedtke trả lời. "Người ta muốn vẫn là người quan sát. Tôi có thể hiểu được điều đó. Ở một mặt thì có những nhà báo không muốn mình là gì khác ngoài là một "người ghi nhận", tức là người ghi lại những gì đang xảy ra, càng khách quan càng tốt và là một người không muốn bị thúc đẩy bởi một triết lý sống riêng của mình hay bởi một tư tưởng hệ, người đơn giản cứ muốn là một nhà báo cổ điển. Ở mặt kia thì có tuýp "người thực hiện", người có một niềm tin, một lối sống, một sự tưởng tượng con người phải tổ chức mình như thế nào, và là người đã trở thành nhà báo để tuyên truyền cho chính điều đó. Báo chí đối với người này có một chức năng bắt cầu và bản thân nó không phải là mục đích. Cả hai hướng theo quan điểm của tôi đều có tính chính đáng của nó và đứng bên cạnh nhau với cùng trọng lượng. Đường hướng làm báo này không nên tự cao hơn đường hướng kia. Đi theo đường hướng nào là việc riêng của mỗi một người, chỉ muốn là nhà báo và
Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/
36
không hòa nhập vào các sự việc khác, như Hajo Friedrichs có lần đã từng diễn đạt, hay muốn tích cực góp phần làm thay đổi xã hội và trong lúc đó đóng góp qua khả năng làm báo của mình. Mô tả thế giới trong tình trạng khó khăn hiện nay của nó không thuộc vào tường thuật khách quan hay sao? Người ta không nhất định cứ phải trở thành nhà báo vận động để góp phần vào một sự khai sáng rộng khắp. Các nhà báo chính trị hay nhà báo khoa học, những người trân trọng nghề nghiệp của mình, không thể làm gì khác hơn được là chỉ ra những sai lầm đang diễn ra trên hành tinh này."
Việc có nhiều ban biên tập làm việc rất tốt, việc họ làm tròn nhiệm vụ khai sáng và thông tin của họ, điều đó thì hoàn toàn không còn nghi ngờ gì cả. Nhưng có phải đó cũng là cơ sở lý tưởng cho cách làm báo vận động hay không, cái qua xúc cảm để chỉ ra cho con người thấy được những mối nguy hiểm đang đe dọa chúng ta một cách rõ ràng?
"Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về tính chính danh của báo chí vận động", Klaus Liedtke trả lời. "Trong những năm trước đây ở tờ Stern thì hầu như tất cả chúng tôi đều là nhà báo vận động cả, như thế này hay như thế khác, bằng cách là chúng tôi nói chúng tôi muốn có bình quyền cho phụ nữ, chúng tôi muốn bình thường hóa quan hệ với khối phía Đông, chúng tôi muốn chủ động nhắc nhở đến những nỗi đau khổ mà nước Đức đã gây ra cho cho các dân tộc khác."
Thời đó, tôi đáp trả, còn có đủ thời gian để khởi động những quá trình đó. Ngày nay, chúng ta không còn có thời gian đó nữa, hẳn là rất ít người biết điều đó. Chúng ta cìn chẳng có khả năng tạo ra một đồng thuận về tình hình sự việc nữa. Người ta không thể áp đặt một nhận thức mới cho con người, cánh đồng còn cần phải được cày cấy, nhưng điều đó xảy ra ở đâu?
"Thế này, nó có xảy ra đó, nhưng có lẽ là trong một quy mô không đủ. Tại sao lại như vậy? Từ hai lý do: thứ nhất, vì các tổng biên tập có trách nhiệm hay các sếp xuất bản có trách nhiệm không nhận ra toàn bộ quy mô của vấn đề về sự bóc lột, sự hành hạ hành tinh của chúng ta với những hậu quả thảm khốc của nó cho tất cả chúng ta, hay đơn giản là làm ngơ trước vấn đề đó. Và thứ nhì, vì họ không tin là có thể tạo số phát hành và kiếm tiền với việc đó được. Ở đây thì vòng tròn khép kín, quay trở lại với những gì mà tôi đã nói vào lúc ban đầu. Ở Stern, tôi luôn cố chơi lá bài "xanh", và cả tôi cũng phải trải nghiệm qua, rằng các số báo sinh thái bán không được tốt. Điều này, với một vài giới hạn, ngày nay vẫn còn như thế. Và vì truyền thông của chúng ta bị thúc đẩy bởi doanh thu nên nhiều người nghĩ rằng không được phép đi trước sự phát triển vì điều này 'không có lợi' – trong nghĩa cổ điển của từ ngữ này. Người ta chỉ nhảy lên một làn sóng khi nó đang ở trên đỉnh điểm."
Trong lưu trữ của tôi vẫn còn một vài số Stern từ những năm tám mươi mà trong các số báo đó các vấn đề về rác thải, ô nhiễm không khí, đốn cây của những khu rừng mưa được ghi nhận lại trên những loạt ảnh hai mươi trang. Klaus Liedtke hít thở thật sâu. "Đó chính là nhãn hiệu của chúng tôi thời đó.", anh nói. "Lúc đó, chúng tôi đã kịp thời đặt ngón tay vào đúng vết thương và đã góp phần giúp tạo ra một nhận thức đã làm thay đổi chính trị. Nhìn như thế thì người ta được phép yêu cầu thỉnh thoảng phải đi trước sự việc, ngay cả khi điều đó không lập