Jochen Schildt

Một phần của tài liệu Quyền lực thứ tư (Trang 27 - 33)

Jochen Schildt Lớp mỡ của những kẻ tầm thường

Tại sao tôi lại phải khác với phần lớn khách đến thăm Tạp chí Greenpeace chứ? Tôi tìm đến Greenpeace ở đầu của đường Elbe Lớn [Große Elbstraße], bên cạnh ngôi nhà bán đấu giá cá Altona. Nhưng ban biên tập của tạp chí Greenpeace nằm cách đó thêm một kilômét rưỡi về phía Tây ở cuối đường Elbe Lớn [Große Elbstraße]. Jochen Schildt cũng không có vẻ ngạc nhiên cho lắm khi tôi đến muộn mất hai mươi phút.

"Chúng tôi là một cửa hiệu riêng", anh nói, "chúng tôi lập kế hoạch, làm việc và viết lách hoàn toàn độc lập, chứ nếu không thì tôi đã không ở đây." Điều mà hầu như không ai biết: Tạp chí Greenpeace được thành lập như là một công ty có trách nhiệm hữu hạn và không xuất hiện trong hội. Việc một tổ chức phi chính phủ như Greenpeace, với 550.000 thành viên ủng hộ còn lớn hơn cả hai đảng CDU và SPD, có một tờ tạp chí như thế, điều đó trong mắt anh là một thử nghiệm có một không hai, đáng khâm phục. Một thử nghiệm mang lại lợi ích: "Chúng tôi là tờ tạp chí duy nhất ở Đức không cần đến quảng cáo và tuy vậy vẫn có lời hết năm này sang năm khác", Schildt hãnh diện nhận xét. Ở đây không có greenwashing. Tất nhiên là đường lối của tạp chí phần lớn đều phù hợp với các mục đích của Greenpeace, nhưng về mặt đề tài thì nó đi xa hơn nữa. "Chúng tôi cũng quan tâm đến những đề tài không nằm trong tiêu điểm của hội. Ví dụ như đề tài chiến tranh và hòa bình, sự bất ổn trong những vùng đất nào đó trên thế giới. Chúng tôi cũng chẳng e ngại gì khi phê phán các hội bảo vệ môi trường hay đảng Xanh. Nói ngắn gọn: chúng tôi nhìn xa ra khỏi phạm vi của Greenpeace."

Anh nhìn giới truyền thông Đức nói chung như thế nào? Chúng ta đang sống trong thời gian đầy khủng hoảng, xã hội tăng trưởng toàn cầu đang tiến tới siêu thảm họa về xã hội và sinh thái, nhưng hầu như không cảm nhận được một sự phẫn nộ hay giải thích tương ứng. Jochen Schildt đồng ý với tôi và trích dẫn câu nói của Rudolf Augstein, người có lần đã gọi tờ Spiegel là "khẩu đại pháo của nền dân chủ". "Ai cũng nói về sự chán nản ngao ngán chính trị", anh nói, "nhưng tôi tin rằng sự tin tưởng của người dân vào truyền thông cũng bị lung lay như sự tin tưởng vào giới chính trị. Điều đó thật là tệ hại, người dân không còn có một chính thể kêu gọi nữa. Ngày xưa là như thế này: nếu như có thể cảm nhận được một sự không hài lòng nào đó trong xã hội đối với giới chính trị thì một tờ báo dũng cảm sẽ nhảy vào và yêu cầu các chính trị gia thay đổi điều này hay điều nọ. Hay ít nhất là khẳng định rằng có điều gì đó không đúng đang xảy ra. Ngày nay thì không phải lúc nào cũng như thế. Tôi có ấn tượng rằng cả giới chính khách lẫn nhiều truyền thông đều cầm quyền và viết không vì người dân. Những gì mà phần lớn các truyền thông ngày nay đưa ra thì chẳng có gì khác ngoài nói lại như con vẹt những gì được phát biểu ở Bruxelles hay Berlin. Người ta không còn xem xét phê phán nữa, người ta không hỏi thêm nữa." Nhiều chính khách, theo Schildt, hiện nay đã tuân thủ theo báo Bild. "Khi mà một tờ báo như báo Bild được phép vươn lên thành truyền thông dẫn đầu thì sẽ nguy hiểm. Rồi thì chính trị sẽ đi theo Chủ nghĩa Dân túy, cái không phải lúc nào cũng sai cả, tôi không muốn nói về việc này. Nhưng người ta cắt ngắn thành nông cạn và nhắm tới những thành công ngắn hạn. Chính trị không nên làm điều đó, đó chính xác là cái

Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/

28

đối nghịch với những gì mà thật ra chúng ta đang cần tới. Cuộc khủng hoảng trong chính trị, cái mà chúng ta ghi nhận và cái mà các truyền thông cũng ta thán, cũng là một cuộc khủng hoảng của giới truyền thông."

Anh giải thích sự phát triển này như thế nào? Jochen Schildt cố trích dẫn thêm một lần nữa, lần này là của nhà xuất bản nổi tiếng Karl Kraus (1874 – 1936). "Kraus đã nói, báo chí cơ bản là một việc của cá tính. Giả như đảng phái gần với tôi, có thể tôi còn là thành viên của nó nữa, tiến hành những điều có thể thấy rõ là chống lại sự thịnh vượng của dân tộc. Thế thì tôi phải có đủ dũng cảm để phê phán mạnh mẽ. Điều này hầu như không còn xảy ra nữa. Cách tường thuật mềm yếu này, cách làm báo mềm yếu này, và tôi liệt cả tờ Spiegel vào trong đó, cái đã tự dưng bỏ đi cái sắc nhọn, đi theo một sự phát triển xã hội mà trong đó tất cả đều chen vào giữa. Ở nơi mà quan điểm chính trị bị mài dũa và được gọi là không có sự lựa chọn khác. Nhưng một nền dân chủ sống là nhờ vào việc nó thảo luận các ý kiến và quan điểm trái ngược với nhau. Những gì mà chúng ta đang trải qua hiện nay là một sự xuống cấp đáng sợ trong tranh luận chính trị xã hội. Đặc biệt là ở truyền hình, đã trở thành hời hợt ngoài một vài chương trình chuyên. Các đài truyền hình nhà nước không còn làm tròn nhiệm vụ khai sáng của họ nữa. Thay vì vậy, họ sản xuất từ sớm cho tới tối toàn những thứ tiêu khiển rẻ tiền. Tin tức trong những thứ rẻ tiền đó thật ra chỉ còn là món phụ và cũng không còn được làm với lòng nhiệt tình như ngày xưa nữa."

Airbus vừa mới công bố một nghiên cứu mà theo đó giao thông hàng không sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng mười năm tới đây. Người ta cũng dự tính những tỷ lệ tăng cao tương tự như vậy cho giao thông đường thủy và giao thông ô tô. Phán xét cho loài người chúng ta dường như đã được xác định rồi: chung thân trong nhà kính. Tại sao giới truyền thông chấp nhận điều đó? Tại sao nhiều khả năng giải quyết mang tính lựa chọn khác lại không được nắm lấy và đưa ra thảo luận?

"Trả lời cho điều đó thì tương đối dễ dàng", Jochen Schildt nói và đưa ra thời gian sau Chernobyl như là một thí dụ kinh điển cho một sự thất bại của truyền thông. "Thời đó lẽ ra là đã đúng thời điểm để giới xuất bản làm cho xã hội thích thú với một bước ngoặc năng lượng. Cơ hội đó đã bị giới truyền thông bỏ qua. Hai mươi bốn năm sau đó, khi bà Merkel gia hạn thời gian hoạt động cho các nhà máy điện nguyên tử thì việc đó hầu như không bị chỉ trích. Chúng ta hãy nhớ lại: đó là ngay trước Fukushima!" Vấn đề là trong phần lớn các ban biên tập, có tiếng nói là những người có tiêu điểm nằm trong chính trị đối nội. "Tại những câu hỏi sinh thái, tại những câu hỏi khoa học nói chung thì họ có ít người. "Anh kể ra hai tạp chí mà anh biết rõ từ trải nghiệm cá nhân: SpiegelStern. "Ở đó, thống trị là chính trị đối nội và đối ngoại, có thể còn kinh tế nữa. Các nhà báo khoa học nói chung là không có tiếng nói. Ở các tờ nhật báo lớn như Süddeutsche [Nhật báo Nam Đức] hay FAZ [Nhật báo Phổ thông Frankfurt] cũng vậy. Mãi từ một vài năm nay, những người này mới có thêm được tiếng nói. Nhưng có lúc nào mà nhà báo khoa học ở Spiegel hay Stern được phép làm tít? Tít ở các tờ tạp chí lớn thường hướng đến những câu hỏi về sức khỏe hay ăn uống, những thứ đó bán chạy nhất."

Một lý do nữa cho những thiếu sót trong tường thuật khoa học và sinh thái theo Schildt là việc các ban biên tập không có đủ kiến thức chuyên môn cho các mối liên quan hết sức phức

Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/

29

29 Jochen Schildt

tạp trong khoa học tự nhiên. "Cả các nhà khoa học tự nhiên, ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, cũng hầu như không có khả năng tóm gọn sự việc lại. Hầu như không có ai có khả năng đưa ra một câu trả lời dễ hiểu, dễ nhớ cho một câu hỏi nữa. Và nhà báo trong các ban biên tập, những người cần phải biên dịch lại điều đó, thì cũng thường không có khả năng. Điều thú vị là các đề tài về sinh thái trong thời gian vừa rồi lại xuất hiện nhiều hơn trong các tiểu phẩm, ở đó, thỉnh thoảng người ta còn tìm thấy được những bài đáng đọc, trong phần chính trị thì hầu như không, ở đó chỉ nói lại như vẹt những gì mà các chính phủ tiểu bang, chính phủ liên bang và các chuyên gia của họ nói thôi. Và không bao giờ người ta theo dõi với tinh thần phê phán."

Nhà văn người Mỹ Ernest Callenbach, người bắt đầu từ quyển tiểu thuyết viễn tưởng Ecotopia (1975) của mình đã nổi tiếng nhưng là một nhà tư tưởng sinh thái, đã nói ngay từ rất sớm, rằng các xã hội của cái được gọi là thế giới thứ ba sẽ phải đối mặt với những liên minh hoàn toàn mới, rằng bảo vệ môi trường sẽ tìm thấy những đồng minh của nó trước hết là ở những người thổ dân nguyên thủy, những cộng đồng tín ngưỡng, các dân tộc thiểu số và công đoàn. Cả ở những người siêu giàu nữa, những người quan tâm đến việc bảo vệ đất đai của họ không bị tàn phá. Ông cũng nhìn thấy trước rằng bạo lực sẽ leo thang, cái ngay ngày nay đã bắt đầu hiện hình ra ở Hoa Kỳ, ở Anh, Pháp, Hy Lạp và những nơi khác – như là hậu quả lôgíc của một phong cách sống không còn có thể giữ vững được nữa. Tại sao các truyền thông không hướng tới thế hệ trẻ mà sự giận dữ đang tăng lên liên tục ở trong họ?

Dường như Jochen Schildt đã thường hay đặt ra câu hỏi này cho chính mình rồi. "Phần lớn các truyền thông vẫn còn chơi lá bài tiêu khiển", anh nói. "Nhưng những nhà xuất bản và giám đốc truyền hình có tư tưởng lớn ở đâu rồi? Đứng đầu [đài truyền hình nhà nước] ARD thông thường là các giám đốc không hiểu biết nhiều về cách làm báo. Đó là những người quản lý tốt, biết tính toán, họ cũng buộc phải thế, nhưng không phải là những người có tầm nhìn xa. Một giám đốc cũng phải biết thúc đẩy và khuyến khích. Trong những năm bảy mươi và tám mươi, tôi biết điều này từ trải nghiệm của bản thân, cuộc hội ý qua điện thoại hàng ngày của ARD là một sự kiện hết sức sống động, một cuộc tranh luận chính trị tốt. Cái đó ngày nay không còn diễn ra nữa, tôi biết điều đó, tôi vẫn còn bạn bè ở đó. Ngày nay người ta nhân nhượng nhau và làm cho xong quá nhiều. Trong truyền thông in thì tôi cũng không còn nhìn thấy những tổng biên tập có tầm cỡ thật sự nữa. Có lẽ chỉ còn những người phát hành tờ

FAZ [Nhật báo Phổ thông Frankfurt]. Tôi cảm thấy thật là tuyệt vời, khi anh Schirrmacher từ góc bảo thủ bước vào cuộc tranh luận sinh thái. Tờ Frankfurter Rundschau thì tiêu rồi, tờ taz

thì vẫn là tờ taz, thôi được. Còn gì đáng ngạc nhiên nữa? Tờ Spiegel thiếu can đảm, thiếu tầm vóc, cả ở chính trị đối ngoại. Để trở về với Karl Kraus thêm một lần nữa: người ta phải hỏi thêm nếu như người ta không hiểu một cái gì đó. Nhưng người ta hầu như không còn nhìn thấy điều đó nữa. Nhưng khi thiếu lòng dũng cảm và tính cách, có lẽ là kiến thức nữa, thì người ta không thể đối chọi lại khi một chính khách phát biểu theo cách ba phải. Ở phần lớn các chính trị gia thì chẳng có gì ở sau bề mặt cả, ở đó không có cái gì cả. Khi anh là nhà báo không vạch ra điều đó, không cảm nhận được, khi anh làm hỏng nó như làm hỏng một cú đá phạt đền trong bóng đá, thì rồi chúng ta có những truyền thông như thế, thì rồi chúng ta có những chính khách như thế, rồi chúng ta có một xã hội như thế. Lần chọn Jünther Jauch làm người kế tiếp Anne Will là một ví dụ điển hình cho sự phát triển của báo chí chính trị trong

Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/

30

nước Đức. Tất cả đều trở thành vô hại hơn là những gì mà chúng ta đã có rồi. Các chương trình đàm thoại đó đã suy tàn thành một sự ồn ào thuần túy. Được làm tốt về mặt hình thức, nhưng không có mức độ cao về chính trị."

Bây giờ thì trong cạnh tranh của truyền thông cũng có cùng những quy luật đó như trong nền kinh tế tự do. Mỗi người đều tìm một đặc điểm riêng, tìm một 'lợi thế từ chỗ đứng'. Số người, đối diện với tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã đi tìm những khả năng giải quyết mang tính lựa chọn khác, đang tăng lên hết sức nhanh chóng. Tại sao các truyền thông lại không nắm lấy cơ hội này? Tại sao lại không có ai có can đảm để nắm lấy 'lợi thế chỗ đứng này'? Nhà tâm lý xã hội học Harald Welzer nói rằng chúng ta phải chuyển từ quan điểm chịu đựng đau khổ sang câu khẩu hiệu: "Chúng ta có thể làm được những việc tuyệt vời nhất!" Toàn bộ thông tin về bền vững trong những ngày này chỉ là một phần của một vở kịch ảo tưởng lớn. Nó lúc nào cũng xuất hiện ở thể giả định: chúng ta có thể, chúng ta cần nên, chúng ta bây giờ lẽ ra là phải. Nhưng không ai thật sự tin rằng chúng ta sẽ rời bỏ thể giả định. Vì thế mà Welzer kêu gọi hãy tiến hành một loạt các thử nghiệm mô hình thực tiễn, và là ở những vùng khác nhau. Chỉ như thế mới có thể mang lại bằng chứng, rằng hẳn là có thể bứt phá ra khỏi cái hệ thống đang tồn tại.

Jochen Schildt cười cực nhọc. "Người ta chỉ tạo xì căng đan với nhiều mô hình mang tính lựa chọn khác thôi", anh nói, "qua đó không làm gì được đâu. Sự tầm thường đang cai trị chúng ta, và lớp mỡ của những kẻ tầm thường thì đơn giản là quá dầy. Những người có tư tưởng khác lạ lập tức bị đẩy ngay ra rìa. Để chia sẻ viễn tưởng của họ, hay còn thúc đẩy nó nữa, thì những người mang tư tưởng đó phải tự giải phóng họ ra khỏi cái lưới của xu thế chủ đạo. Họ giẫy giụa vô hiệu quả trong cái lưới đó, vì đơn giản là họ thiếu sức mạnh tinh thần. Để làm chuyển động được một cái gì đó, những người này cần một phần lớn người dân ủng hộ họ, cần tới Allied Forces, để diễn tả theo lối quân sự. Ngoài ra thì nhà báo và chính khách cũng không cách xa nhau lắm trong sự tầm thường của họ, thỉnh thoảng tôi còn thấy họ có thể thay thế lẫn nhau được. Khi sự tầm thường cầm quyền và cai quản, khi chín mươi lăm phần trăm năng lượng chảy vào cai quản thì hầu như chẳng còn lại gì, nhất là cho các thử nghiệm mô hình mang tính lựa chọn khác."

Tôi nhắc lại, rằng Hamburg trong năm 2011 đã được phép tự gọi mình là thủ đô môi trường của châu Âu. Tại sao báo chí lại không nắm lấy cơ hội đó để thảo luận về các lợi thế của một quy hoạch đô thị mang định hướng sinh thái?

"Rất đơn giản", Schildt trả lời, "vì sức ì trong xã hội của chúng ta hết sức to lớn. Ở Đức, chúng ta vẫn còn sống trên một hòn đảo thịnh vượng còn đang hoạt động, áp lực của sự khổ cực vẫn còn xa mới cao như ở những nơi khác trên thế giới. Một lý do khác là làm chính trị thì hiện nay không còn đặc biệt hấp dẫn nữa. Cả từ những lý do về tài chính. Ở bình diện địa phương cũng như trên bình diện liên bang hầu như chỉ có sự trung bình chen chúc với nhau thôi. Một đất nước mà không có khả năng đưa những người tài năng và nhiệt tình vào trong Quốc Hội thì sống nguy hiểm. Điều đó cũng đúng cho giới truyền thông. Nếu như làm việc

Một phần của tài liệu Quyền lực thứ tư (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)