Ngoài việc dạy hát, dạy nhạc lí và âm nhạc thường thức trong chương trình học chính khóa thì việc tổ chức, hướng dẫn, bồi dưỡng cho các em trở thành ca sỹ sau này và hướng các em vào các
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài:
1.1 Âm nhạc trong đời sống và giáo dục:
- Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh Từ những âm thanh của cuộc sống, loài người đã sáng tạo ra nghệ thuật này và phát triển lên mức cao, có thể nói được những tư tưởng tình cảm hết sức phong phú của con người hãy chú ý lắng nghe âm thanh từ cuộc sống quanh chúng ta và chúng ta thấy rằng ai cũng có thể nghe và thưởng thức được âm nhạc là nghệ thuật của
âm thanh là tiếng nói tình cảm là bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhi Từ bao đời nay, trong dân gian đã lưu truyền biết bao câu ca dao, những câu nói vần, nói
vè đày tính âm nhạc cho trẻ em chơi và hát.ca hát là một bộ phận quan trọng trong chương trình âm nhạc phổ thông Ngoài việc dạy hát, dạy nhạc lí và âm nhạc thường thức trong chương trình học chính khóa thì việc tổ chức, hướng dẫn, bồi dưỡng cho các em trở thành ca sỹ sau này và hướng các em vào các hoạt động văn nghệ do trường, Quận, Thành phố tổ chức là điều rất cần thiết và bổ ích
- Âm nhạc có chức năng giáo dục thẫm mỹ, đạo đức, tình cảm, tạo dựng tình yêu với nề văn hóa dân tộc, phát triển tư duy sáng tạo và góp phần quan trọng trong qua trình hình thành nhân cách con người
1.2Vị trí và tác dụng của ca hát và việc bồi dưỡng:
- Bên cạnh những cuộc thi âm nhạc giành cho người lớn diễn ra trên truyền hình thì những cuộc thi âm nhạc giành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng cũng được quan tâm tổ chức ở nhiều nơi
Trang 2- Đối với các em ca hát là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày, là hoạt động giáo dục có nội dung hấp dẫn Âm nhạc giúp các
em phát triển toàn diện: Sự phát triển về mặt thể chất, phát triển về mặt nhận thức, phát triển kỹ năng nghe, ngôn ngữ, bộc lộ cảm xúc và sự chia sẻ về mặt văn hóa Về mặt sinh lí: khi ca hát các em được hít thở sâu hơn, dây thanh được rung động , giúp cho tiến nói các em thêm truyền cảm thính giác nhờ
đó mà phát triển, thần kinh được hưng phấn Ca hát còn làm cho đời sống thêm vui tươi, môi trường sống thêm lành mạnh, sức khỏe nhờ đó mà tăng lên.Việc tham gia vào các hoạt động văn nghệ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng ở nơi đông người, làm quen với môi trường sân khấu….Thông qua hội thi giúp các em có mối liên hệ với cộng đồng tiếng hát của các em là phương tiện để các em tự giáo dục và khẳng định mình, với nhiều hình thức biểu diễn sẽ làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú và nhiều màu sắc Trên thực tế hiện nay có rất nhiều ca sỹ được phát triển từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng Vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia hoạt động văn nghệ là điều không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ nhất là lứa tuổi học sinh
- Ngoài việc áp dụng những phương pháp mới khi lên lớp.Tôi còn áp dụng một số biện pháp đã đúc kết được qua các lần bồi dưỡng văn nghệ tại trường , các hội thi văn nghệ do Quận, Thành phố tổ chức Tôi nhận thấy
chất lượng việc bồi dưỡng đã có hiệu quả tốt hơn Sau đây là đề tài: “Một
số phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia hội thi văn nghệ đạt kết quả cao”
2 Nội dung:
Giáoviên cần nắm rõ công văn về việc tổ chức hội thi văn nghệ thiếu nhi của Quận hoặc Thành phố
Trang 32.1 Chủ đề cuộc thi: Thông thường là chủ đề “Mừng Đảng, đón xuân” 2.2 Thời gian và địa điểm tổ chức các hoạt động của hội thi;
- Thời gian đăng ký dự thi đến ngày nào?, tại đâu?
- Ngày, giờ bốc thăm lịch thi và thống nhất chương trình hội thi
- Thời gian, địa điểm chạy chương trình
- Hội thi chính thức bắt đầu từ thời gian, địa điểm nào?
- Họp rút kinh nghiệm và chuẩn bị các tiết mục báo cáo tổng kết hội thi
2.3 Nội dung thi: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tuổi thơ, quê hương, thầy cô giáo,
cha mẹ, bạn bè, trường lớp, mùa xuân….khuyến khích các đơn vị sử dụng tiểu phẩm viết về Đà Nẵng, các bài hát dân ca
2.4 Thể loại và số lượng tiết mục dự thi:
- Song ca trở lên khuyến khích ít nhất có 2 bè giọng
- Thể loại múa khuyến khích sử dụng phần nhạc đệm dành riêng cho nhạc múa
- Các bài hát dự thi phải thể hiện bằng tiếng phổ thông, nếu hát bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc tiểu số thì phải có ít nhất một lần hát bằng tiếng Việt phổ thồng
- Khuyến khích các đơn vị xây dựng chương trình các tiết mục mang âm hưởng dân gian, dân tộc như: Hát múa đồng dao, mô phỏng các trò chơi, trò diễn dân gian….phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sau khi nắm rõ công văn về việc tổ chức hội thi văn nghệ thiếu nhi do Quận, Thành phố tổ chức giáo viên tiến hành những công việc sau:
1 Lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể như sau:
- Thời gian và địa điểm tham gia thi
- Dự kiến tiết mục, dàn dựng xây dựng chương trình
Trang 4- Lựa chọn học sinh tham gia.
- Dự kiến số lượng học sinh tham gia
- Đại điểm luyện tập
- Phân chia thời gian luyện tập
2 Nội dung thực hiện: Sau đây là kế hoạch tham gia hội thi văn nghệ “ Mừng Đảng, mừng xuân năm mới 2010”
Thực hiện tinh thần công vă số 914/PGĐT-TH của phòng giáo dục và đào tạo Quận Liên Chiểu về việc tổ chức hội thi văn nghệ thiếu nhi “Mừng Đảng, mừng xuân mới năm học 2009-2010 và sự chỉ đạo của BGH nhà trường Nay trường THCS Nguyễn Thái Bình lập kế hoạch tham gi hội thi như sau:
2.1Thời gian và địa điểm tham gia:
- Thời gian 8h00 ngày 21 / 1/ 2010 ( Chung kết toàn ngành diễn ra vào lúc 19h00 ngày 22 / 1 / 2010
- Địa điểm: Hội trường trung tâm hành chính Quận
- Thành phần tham gia: giáo viên âm nhạc và học sinh
2.2 Dự kiến tiết mục, dàn dựng, xây dựng chương trình tham gia thi:
- Tiết mục: Tốp ca múa phụ họa
Múa dân gian
Tốp ca học sinh
- Dàn dựng: giáo viên âm nhạc phụ trách
- Chương trình: Chủ điểm “Mừng Đảng, mừng xuân” do cô Nguyên phụ trách chương trình theo thứ tự: Tốp ca múa phụ họa, múa dân gian, tốp ca học sinh
2.3 Dự trù kinh phí:
- Số lượng học sinh tham gia
- Số lượng giáo viên tham gia
Trang 5- Thuê trang phục
- Làm đĩa playpack
- Trang điểm học sinh
- Phương tiện đi lại
2.4 Tổ chức thực hiện:
Sau khi thi học kỳ I sẽ lên kế hoạch tập luyện ngay Thời gian tập các ngày thứ 2,5,7,chủ nhật, giáo viên âm nhạc tham gia tập
3 Phương pháp bồi dưỡng:
3.1.Hát: Để việc bồi dưỡng thành công giáo viên cần có công tác chuẩn bị
tốt các nội dung sau:
3.1.1 Đối với giáo viên:
3.1.1.1 Lựa chọn học sinh: Học sinh phải có giọng hát tốt, ngoại hình cân
đối, thói quen mạnh dạn, tham gia nhiệt tình Muốn như vậy, giáo viên phải lựa chọn khi các em vừa bước vào cấp trung học cơ sở ( vào lớp 6) Giáo viên yêu cầu mỗi em tự trình bày một bài hát mà em thích nhất
3.1.1.2 Xác định rõ tầm cữ giọng của học sinh:
- Thói quen ca hát của học sinh, tập cho các em có thói quen mạnh dạn ở sân khấu
- Phân loại giọng hát của học sinh: Giọng hát ở mức độ trung bình, giọng hát cao, giọng hát thấp, giọng nam, giọng nữ
- Dự kiến số học sinh hát giọng chính, số học sinh hát bè, số học sinh phụ họa cho tiết mục
3.1.1.3 Nghiên cứu bài hát:
- Tìm hiểu tên bài hát, tác gả, xuất xứ của bài hát
- Tìm hiểu nội dung lời ca
Trang 6- Tìm hiểu âm vực của bài hát để có biện pháp nâng cao hay hạ giọng cho phù hợp với giọng của học sinh
- Xác định sắc thái, tình cảm của bài hát
- Dự kiến những chổ khó hát trong bài
- Xác định câu nhạc dạo đầu cho phù hợp, thường là dạo lại câu nhạc cuối hoặc phần điệp khúc để dẫn học sinh vào bài hát
- Viết phần bè cho điệp khúc hoặc câu nhạc cần bè
- Giáo viên cần hát đúng, hát hay và thuộc lời ca của bài hát
- Dụng cụ đệm hát là đàn organ, máy nghe, bản nhạc bài hát
3.1.2 Đối với học sinh:
- Biết những ký hiệu về nhạc lí trong bài hát
- Học thuộc lời ca, đúng cao độ, tiết tấu và thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát
3.2 Các bước bồi dưỡng học sinh hát:
- Cung cấp bản nhạc bài hát cho học sinh
- Giới thiệu về bài hát, nội dung, tác giả, sắc thái tình cảm của bài hát
- Cho học sinh nghe bài hát qua băng đĩa
- Chia đoạn, chia câu, xác định phần điệp khúc của bài hát
- Luyện thanh: đây là công việc khởi động giọng trước khi tập hát Giáo viên cho học sinh luyện thanh theo đàn
- Tập hát từng câu: Giáo viên hát mẫu từng câu 1-2 lần sau đó đàn giai điệu cho học sinh tập hát theo Nên vận dụng ít nhiều vì khi hát mẫu học sinh mới
có thể bắt chước cách phát âm, nhả chữ, ngân giọng, hát những tiếng có luyến hai ba nốt nhạc
- Luyện tập, củng cố
- Hát đầy đủ cả bài
Trang 7- Trình bày ở mức độu hoàn chỉnh: Giáo viên đệm, xây dựng câu nhạc dạo đầu bằng cách nhắc lại câu cuối hoặc điệp khúc của bài hát cho học sinh dễ vào bài Mở nhạc nền đã đánh sẵn cho học sinh nghe nhiều lần, sau đó cho các em hát theo đĩa
3.3 Hát bè:
- Bè hòa âm: Giáo viên viết phần bè cho bài hát thông thường viết bè phụ cách một quãng 3 so với bè chính Bè hòa âm thường viết ở phần điệp khúc của bài hoặc cả bài hát
- Bè phức điệu: Tùy theo ý đồ người dạy, nội dung của bài hát có thể lặp lại câu hát hoặc thêm câu hát…
- Phân chia cách hát hòa giọng, lĩnh xướng cho học sinh
Sau đây là một ví dụ về cách hát bè hòa âm, bè phức điệu, lối hát hòa giọng, lĩnh xướng:
Bài hát: Mùa trăng quê em
Trăng ơi có biết những bài ca ta hát chào mừng mùa trăng đó
Trăng mang xuống cho khắp thôn làng tiếng hát vui đùa trẻ thơ
Đêm nay trăng sáng khắp làng em có chị hằng đẹp lắm
Trăng ơi hãy xuống đây chơi hoài cho lúa mượt mà ruộng quê
Cùng cất tiếng hát ôi đêm trăng rằm sao thích quá
Bạn ơi nào vui ca dưới ánh trăng vàng
Là lá lá lá hát cho mùa màng thêm xanh tươi
Đồng quê của em đây sao mến thương
+ Bài hát trên chia làm 2 đoạn: đoạn a từ “ Trăng ơi… ruộng quê”
Đoạn b từ “ Cùng cất tiếng hát… sao mến thương” ( điệp khúc)
+ Đĩa nhạc đệm gồm có 3 lần hát
Lần 1: Đoạn a hát hòa giọng, đoạn b dùng bè hòa âm.
Trang 8Lần 2: Đoạn a hát lĩnh xướng mỗi em một câu
Học sinh 1: Trăng ơi… trăng đó
Học sinh 2: Trăng mang….trẻ thơ
Học sinh 3: Đêm nay…….đẹp lắm
Học sinh 4: Trăng ơi … ruộng quê
Phần điệp khúc(đoạn b) hát hòa giọng kèm theo bè hòa âm
Lần 3: Đoạn a hát hòa giọng sử dụng bè phức điệu, đoạn b hát hò giọng sử
dụng bè hòa âm
3.3.1.Đối với việc dạy hát bè: Dù là bè hòa âm hay bè phức điệu, giáo viên
cần đánh dấu câu hát cần bè luyện tập riêng từng nhóm một trên đàn organ Sau đó cùng ghép chung với bè chính
3.3.2 Một số lưu ý trong việc bồi dưỡng hát:
- Học sinh đã có năng khiếu thì việc dạy hát dễ dàng hơn Những câu hát dễ thì giáo viên đàn giai điệu học sinh nhẩm theo tiếng đàn
- Đối với câu hát khó giáo viên phải hát mẫu tốc độ chậm, rõ lời rồi đàn giai điệu để học sinh nghe và nhẩm theo
- Việc xử lý các từ ngữ trong khi bồi dưỡng: giáo viên cần để ý nhiều vì trường THCS Nguyễn Thái Bình nằm ở phường Hòa Hiệp Bắc là một vùng ven biển nên các em sử dụng từ địa phương nhiều, phát âm không chuẩn Vì vậy khi các em hát thường phát âm sai dễ dẫn đến sai lệch về nội dung…
- Cách hát lời có luyến: học sinh tìm những lời ca có luyến trong bài hát, giáo viên ghi lên bảng kí hiệu luyến lên, luyến xuống
- Cách hát lời ca có đảo phách, nghịch phách: giáo viên ghi lên bảng, tập hát kèm theo thanh phách để gõ
Trang 9- Cách giữ nhịp cho học sinh hát: Học sinh phải nhìn vào lời ca bài hát trong bản nhạc, xác định nốt ngân 2,3,4… phách Giáo viên dùng thanh phách gõ nhịp khi học sinh đã hát nhuần nhuyễn rồi giáo viên có thể chỉ huy bằng tay
3.4 Phần phụ họa ( múa)
3.4.1 Lựa chọn diễn viên:
- Học sinh có hình thức cân đối, khuôn mặt dễ nhìn, tham gia nhiệt tình ( thường là học sinh khối 9)
- Dự kiến số lượng học sinh tham gia: Tùy theo ý đồ người biên đạo, nên chọn khoảng từ 6 học sinh trở lên vì dễ chia nhóm, hơn nữa trên sân khấu đông diễn viên sẽ thấy không đơn điệu, thể hiện được tiết mục có quy mô hơn
- Học sinh phải có năng khiếu múa, tự tin
3.4.2 Phương pháp bồi dưỡng:
- Dự kiến những động tác sẽ thực hiện trong bài: Sắp xếp đội hình hàng ngan, hàng dọc, hình tròn, chữ v…
- Cho học sinh nghe mẫu bài hát cần phụ họa
- Giáo viên nêu nội dung bài hát
- Yêu cầu học sinh xếp đội hình, luyện tập thể hiện nét mặt, động tác tay phù hợp…
- Luyện tập phần nhạc dạo, từng câu hát…
* Một số lưu ý khi bồi dưỡng múa:
- Muốn tiết mục đạt giải giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài hát, sử dụng và thay đổi nhiều đội hình cho một bài hát
- Những động tác dễ giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát kỹ và làm theo
Trang 10- Những động tác khó như dựng hình tượng, động tác cần độ uốn dẻo giáo viên cho học sinh thực hiện nhiều lần
- Giáo viên quan sát kỹ học sinh khi luyện tập để có cách uốn nắn kịp thời
- Bài hát có múa phụ họa nhằm làm cho tác phẩm thêm phong phú và nhiều màu sắc nên cần nhiều thời gian tập luyện
3.5 Lựa chọn trang phục, trang điểm cho học sinh: Đây cũng là mục góp
phần không kém cho sự thành công của tiết mục Sân khấu là nơi có kiến trúc
và quy mô rộng, thiết kế với nhiều loại đèn, màu sắc khác nhau nên chọn trang phục có màu sắc sáng nóng như đỏ, vàng, cam…, trang điểm đậm cho học sinh
PHẦN 3: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ sau cách mạng tháng tám, cùng với phong trào thiếu niên, nhi đồng phát triển mạnh, hoạt động ca hát trong các em được quan tâm và những bài hát cho lứa tuổi này được những nhạc sĩ chú ý sáng tác.Các cuộc thi âm nhạc giành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thực sự là một sân chơi lành mạnh, hấp dẫn , thu hút được nhiều học sinh năng khiếu tham gia Qua đó các em có thể giao lưu học hỏi dược nhiều điều từ phong cách biểu diễn, điệu bộ, cử chỉ cho đến cách làm chủ sân khấu… Với các phương pháp bồi dưỡng đã nêu trên, trong những năm qua trường THCS Nguyễn Thái Bình đã được một số giải văn nghệ cao như sau:
Năm học 2007 – 2008: Đạt giải B Thành phố
Năm học 2009 – 2010: Đạt giải C Quận
Đạt giải B Thành phố
hương pháp bồi dưỡng
C
Năm học 2010 – 2011: Đạt giải A Thành phố
Trang 11Sau đây là một số hình ảnh thi văn nghệ của học sinh và giáo viên
Kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
- Hàng năm tổ chức thi văn nghệ giữa các khối lớp với nhau Qua đó phát hiện tài năng âm nhạc
- Tạo điều kiện cho giáo viên âm nhạc tham gia bồi dưỡng tốt
* Đối với Thành phố, quận tổ chức cuộc thi:
- Triển khai công văn sớm một tháng trước khi thi
- Tăng kinh phí trao giải cho tiết mục đã đạt giải A, B, C