1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PNL một số phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán 5

4 662 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Với lý do trên, trong các năm vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, tất cả giáo viên chúng tôi rất quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu nói chung v

Trang 1

BÁO CÁO THAM LUẬN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN TOÁN 5

I ĐẶT VẤN ĐỀ :

Ở Tiểu học, việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu nói chung và bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Toán nói riêng là rất quan trọng Đây là việc làm cần thiết và có

ý nghĩa to lớn Có phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu ngay từ bậc học nền tảng này thì lên lớp 6, các em tiếp tục học Toán nâng cao sẽ dễ dàng và có điều kiện để trở thành học sinh giỏi Toán ở bậc trung học

Với lý do trên, trong các năm vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, tất cả giáo viên chúng tôi rất quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu nói chung và học sinh năng khiếu môn Toán nói riêng Hầu như ai trong mỗi chúng tôi cũng đã cố gắng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở những đồng nghiệp đi trước Chúng tôi còn tìm tòi nghiên cứu tài liệu trong sách vở và tìm mọi cách giảng dạy châm bồi, để học sinh giỏi học tập đạt kết quả Bằng tất cả sự nhiệt tình năng nổ của tập thể giáo viên chúng tôi trong các năm qua mà việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu đã đạt đựơc một số thành tích tuy không lớn nhưng chúng tôi xem đây là những thành công đáng khích lệ để làm bước tiến trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu của nhà trường

II THỰC TRẠNG :

Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Toán ở Trường TH Phùng Ngọc Liêm trong những năm học qua như sau:

1- Thuận lợi :

a) Về giáo viên:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp lãnh đạo quản lí của Ngành, ở địa phương

- Đa số giáo viên trong tổ 5 rất yêu nghề, mến trẻ, luôn quan tâm đến HS, tâm huyết với nghề, luôn đầu tư nghiên cứu cho từng bài dạy, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy Đặc biệt là lòng nhiệt tình chăm sóc bồi dưỡng các em Riêng giáo viên bồi dưỡng Toán cũng đã cố gắng hết sức trong việc tìm tòi học hỏi, vận dụng phương pháp dạy học tích cực để dẫn dắt các em phân tích tìm hiểu cách giải, cách trình bày từng dạng toán điển hình

- Trên cơ sở đội tuyển HSG Toán lớp 4 ở năm học trước và việc sắp xếp các lớp điểm sáng đã tạo được thuận lợi bước đầu cho việc bồi dưỡng HS năng khiếu lớp 5

- Đa số PHHS luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để con em mình được tham gia vào lớp bồi dưỡng Toán

- Nội dung kiến thức bồi dưỡng có trong rất nhiều các loại sách với nhiều dạng Toán giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh tìm hiểu để nâng cao kiến thức toán học, nắm được các dạng toán cơ bản, điển hình và cách giải các dạng toán này Đặc biệt là

GV bồi dưỡng Toán có điều kiện chọn nội dung bài tập cho các em ôn luyện phù hợp

b) Về học sinh:

các loại

- Đa số HS giỏi Toán chăm ngoan, tích cực học tập có ý thức vươn lên

- Nhiều em có năng khiếu về toán, giải toán nhanh và có nhiều cách giải hay

2- Khó khăn :

a) Về giáo viên:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN TOÁN

Trang 2

- Do phải dạy nhiều môn nên thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học các môn phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp còn hạn chế

- Số HS trong một lớp quá đông (trung bình 45em / 1 lớp) nên việc rèn kĩ năng cho HS trong lớp còn gặp khó khăn do không đủ thời gian theo dõi, quan sát, chấm chữa bài

- HS trong từng lớp có nhiều đối tượng, không đồng đều về khả năng tiếp thu bài

- Trong các buổi dạy, GV phải quan tâm đến mặt bằng chung về kiến thức của lớp, phải giúp đỡ HS yếu, kém đạt Chuẩn về kiến thức – kỹ năng Chính vì thế, GV chưa có điều kiện để bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu được nhiều, nhất là về mặt thời gian

b) Về học sinh:

- Các em đôi khi cũng chùn bước vì một số bài toán mang tính sáng tạo bắt buộc các em phải động não và phải suy luận cực kì khó khăn

- Các em được tham gia lớp bồi dưỡng với thời gian quá ngắn Một số học sinh trong lớp bồi dưỡng Toán chưa được làm quen với các dạng toán nâng cao hơn so với kiến thức trong SGK nên khi học các dạng toán khó các em chưa tự tin, sinh ra chán nản Điều đó cũng gây không ít khó khăn cho việc bồi dưỡng

- Còn một số ít HS chưa chịu khó, chưa tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy cô thành của mình

- Một số PHHS chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục, dạy bảo con em mình cũng như việc học tập của các em, bỏ mặc cho GVCN, GV dạy bồi dưỡng

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU

MÔN TOÁN LỚP 5:

A - Về phía giáo viên chủ nhiệm :

- Ngay từ đầu năm, được sự quan tâm chỉ đạo của BGH, tất cả giáo viên chúng tôi đã tập trung chú ý theo dõi phát hiện học sinh có năng khiếu về môn Toán ở trong các tiết Toán Chúng tôi ra các bài tập với kiến thức nâng cao hơn so với SGK cho các

em làm trong các buổi học trên 5buổi/tuần và hướng dẫn cho các em cách giải Chúng tôi còn cho các em làm thêm các bài toán khó ở nhà, và đầu mỗi buổi học cho vài em đến sớm chữa bài

- Khi HS làm bài, chúng tôi phát hiện và chọn các em có khả năng về môn Toán Chúng tôi lập danh sách để khi nhà trường tổ chức thi chọn đội tuyển là các lớp

đã có nguồn để dự thi

- Tập thể giáo viên tổ 5 chúng tôi đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình toán bậc tiểu học, các tài liệu bồi dưỡng HSG để nâng cao trình độ và kiến thức Nghiên cứu các kiến thức nâng cao ở các dạng toán, đối chiếu với thực tế giảng dạy, cố gắng tìm các biện pháp tối ưu để việc bồi dưỡng đạt kết quả

- Trong quá trình bồi dưỡng chúng tôi chắt lọc những nội dung kiến thức phù hợp với thực tế chương trình mà các em đang học

- Chúng tôi rất quan tâm đến việc phát triển năng lực cho HSG như ra bài tập, chấm chữa và nhận xét để các em rút kinh nghiệm rồi sau đó các em làm bài tập sau tốt hơn trước GVCN phối hợp chặt chẽ với giáo viên bồi dưỡng để tìm hiểu nắm bắt tình hình học tập của học sinh mình GVCN cũng như GV bồi dưỡng luôn tạo sự thoải mái trong học tập, không gò ép, gắt gao đối với các em khi các em chưa hiểu và chưa làm được những dạng toán mới Động viên các em trong học tập để các em cố gắng tập trung cho môn học tốt hơn

- Chúng tôi cũng khuyến khích HS và PH tìm các loại sách tham khảo để xem, tìm hiểu cách giải để hỗ trợ Điều đó cũng giúp GV bồi dưỡng nhẹ nhàng hơn trong quá trình giảng dạy

B - Về phía học sinh :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN TOÁN

Trang 3

Sau khi các em được chọn vào đội tuyển học sinh năng khiếu môn Toán của trường thì các em được tập trung để ôn luyện cho đến ngày thi mỗi tuần hai buổi vào thứ bảy và chủ nhật

IV- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TOÁN :

1- Soạn nội dung bồi dưỡng :

- GVCN cũng như GV bồi dưỡng đã nghiên cứu nội dung ôn luyện bồi dưỡng Việc làm này giúp chúng tôi ôn luyện có hệ thống và đi sâu vào các mảng kiến thức chính Đối với học sinh năng khiếu môn Toán, không những các em phải nắm vững những kiến thức cơ bản về toán học trong chương trình SGK mà đòi hỏi các em tính toán nhanh, nhạy bén cẩn và cẩn thận khi làm bài Nhiệm vụ của GV là gợi ý giúp các

em nhận biết các dạng Toán và cách giải, tìm ra các cách giải khác nhau và cách giải nào là ngắn gọn nhất Vì các bài toán nâng cao không đơn thuần như những bài toán trong SGK mà các em thường gặp Đối với toán học thì mảng kiến thức nào cũng là trọng tâm và nó liên quan chặt chẽ với nhau vì dựa vào đặc điểm trong cách giải các dạng toán khó để tìm cách giải chung

Sự phân loại các dạng toán chỉ có tính tương đối vì một bài toán có thể thuộc nhiều loại khác nhau nhưng vẫn cứ bị ép vào 1 loại toán nào đó là chuyện có thể xảy

ra Đặc biệt lưu ý khi dùng các thuật ngữ toán học phải chính xác như: lớn hơn, gấp lên số lần, giảm số lần, số, chữ số,……

2- Bồi dưỡng kỹ năng giải toán :

- Việc bồi dưỡng kĩ năng giải toán được tiến hành trực tiếp qua các bài luyện tập thực hành GV bồi dưỡng đã chú trọng đến những mảng kiến thức mà học sinh gặp khó khăn, giúp học sinh có khả năng tiếp cận với những kiến thức đó

Cụ thể :

* Các bài toán về số và chữ số :

- Giáo viên cần lưu ý học sinh khi viết một số tự nhiên chỉ sử dụng một trong

10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của một số tự nhiên phải khác không

- Biết phân tích cấu tạo của một số tự nhiên một cách tổng quát và biết áp dụng cách phân tích cấu tạo số phù hợp với từng bài cụ thể :

VD : Tìm một số tự nhiên có hai chữ số biết rằng số đó gấp 6 lần tổng các chữ

số của nó ( Đề thi HSG vòng Trường NH 2006-2007)

Đối với dạng toán trên sau khi lập luận đưa ra được phép tính :

ab = ( a+b) x 6

Từ phép tính cụ thể trên ta hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo số để có :

a x 10 + b = a x 6 + b x 6

Từ đó ta sẽ tìm được a ; b  ab

GV còn đưa ra nhiều dạng toán có liên quan như: Tìm một số có hai (ba) chữ số biết rằng khi thêm 1 chữ số vào bên phải hay bên trái hoặc thêm 0 vào giữa số đó thì

số đó tăng (giảm) thế nào ? ……

Điều cơ bản GV phải hướng dẫn cho HS phân tích lập luận như thế nào đó rồi thử chọn để tìm các số theo yêu cầu của bài tập

* Đối với dạng toán về quan hệ giữa các phép tính và dãy tính: Cần gợi ý để

học sinh hiểu rõ ý nghĩa của từng phép tính

VD : Trong phép trừ thì số bị trừ bằng Hiệu cộng với số trừ, từ đó khi bài toán

yêu cầu tìm số bị trừ - số trừ và hiệu khi đã biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu rồi biết thêm vài dữ kiện nữa Lúc này HS hiểu được ý nghĩa của phép trừ, các em sẽ lập luận và giải được bài toán ngay

Chẳng hạn bài toán: Trong phép trừ có số bị trừ gấp 3 lần số trừ Nếu lấy số bị trừ cộng với số trừ rồi, cộng với hiệu thì được kết quả là 1134 Tìm số bị trừ và số trừ (bài toán này là đề thi HSG vòng trường NH 2007-2008)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN TOÁN

Trang 4

(Trường hợp trên HS sẽ làm được một cách dễ dàng khi hiểu ý nghĩa của từng thành phần trong phép trừ )

- Còn trong phép chia có dư thì số bị chia phải bằng thương nhân với số chia

cộng với số dư VD : Tìm x : ( X + 5,2 ) : 3,2 = 4,7 ( dư 0,5)

- Còn rất nhiều các dạng toán phức tạp khác nữa; có liên quan đến mối quan hệ giữa các phép tính………

* Với dạng Toán về hình học: Cần hướng dẫn cho HS xác định các yếu tố của

từng hình Đối với chu vi các hình Học sinh rất hay nhầm lẫn khi xác định chu vi của từng hình trên hình vẽ Nhiệm vụ của GV cần phải vẽ hình và chỉ rõ chu vi của hình nào là đường bao quanh hình đó để giải các dạng Toán có liên quan

- GV phải vẽ hình cụ thể nhất là các bài toán với các hình được mở rộng về phía chiều dài, giảm đi ở phía chiều rộng…….(hay ngược lại), hoặc cùng giảm, cùng tăng

cả hai chiều

- Từ hình vẽ cụ thể, GV hướng dẫn chỉ rõ cách ghép hình để các em nhận ra được phần diện tích giảm đi hoặc tăng thêm thực tế trên hình vẽ Từ đó sẽ giải được bài toán dựa vào các yếu tố đã cho

VD bài toán: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng Nếu

diện tích khu đất đó ( Đề thi HSG cấp Thị )

Còn rất nhiều các dạng Toán khác mà GV bồi dưỡng phải tìm tòi nghiên cứu, tìm ra cách giải sáng tạo để hướng dẫn các em và rèn kĩ năng giải toán ở từng dạng điển hình thì việc bồi dưỡng HS năng khiếu toán mới có kết quả

3 - Việc chấm và chữa bài :

Khi chấm chữa bài cho HS, GV cũng đã chỉ ra được lỗi sai của HS (sai ở phần lập luận hay ở quá trình tóm tắt vẽ sơ đồ, hoặc lời giải hay sai ở phép tính…) phân tích cho HS thấy được nguyên nhân và định hướng cách sửa sao cho HS tiếp thu một cách

có hiệu quả nhất để HS có thể tự sửa lại bài và làm được các bài toán dạng tương tự

V- KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG HS NĂNG KHIẾU TOÁN LỚP 5 TRONG BA NĂM QUA :

VI- KẾT LUẬN CHUNG :

Quả đúng “Năng khiếu” là cái vốn có của mỗi con người, có thể là do trời ban phát Nhưng trong thực tế nếu năng khiếu ấy không được châm bồi, phát huy thì nó sẽ dần dần bị mai một Còn nếu như năng khiếu được châm bồi đúng cách, đúng lúc chắc chắn nó sẽ phát huy và từ năng khiếu sẽ dẫn đến thành công Bởi thế mỗi chúng ta là những người thầy phải thấy được vai trò của chính bản thân chúng ta đối với việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu là rất cần thiết.Việc làm này không ai có thể thay thế được cho mỗi chúng ta Nếu chúng ta có phương pháp bồi dưỡng thích hợp để cung cấp những kho tàng kiến thức cho các em để các em càng ngày càng phát huy được tính tò

mò, sáng tạo trong toán học (không phải chỉ lớp 5 và ở cả các lớp dưới ) thì chắc chắn việc bồi dưỡng HS năng khiếu sẽ đạt kết quả tốt

VII ĐỀ XUẤT:

- Đối với nhà trường nên tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu ngay từ lớp Hai, Ba để tạo nguồn cho lớp Bốn, lớp Năm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN TOÁN

Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011

Ngày đăng: 01/04/2016, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w