Chính các dạng bài tập này đã khiến cho giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự lo lắng, trăn trở và không biết phải bồi dưỡng bài tập di truyền như thế nào để
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM KHÊ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG LUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI PHẦN BÀI TẬP
DI TRUYỀN SINH HỌC 9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Hòa
Đơn vị công tác: Trường THCS Hương Lung
Hương Lung, tháng 04 năm 2014
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 3SGK: Sách giáo khoa
HS: Học sinh
TS: Tổng số
KT: Kiểm tra
A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành Việt Nam đang trong giai đoạn
Trang 4công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Để có thể hòa nhập cùng thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ tài và chất
Nhằm tìm ra những con người có đủ yêu cầu trên thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết Hằng năm, thông qua các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp của ngành giáo dục, chúng ta chọn lựa ra các học sinh ưu tú để bồi dưỡng, phát triển khả năng
tư duy của các em
Nói đến việc chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh giỏi môn Sinh học 9 ở các trường THCS thuộc huyện Cẩm Khê, đặc biệt trường vùng sâu, vùng xa như trường THCS Hương Lung là nói đến một công việc cực kì khó khăn Trường chúng tôi mặc dù đã có sự quan tâm và đầu tư cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh nhưng số lượng học sinh giỏi môn sinh 9 cũng chưa thật nhiều
Vậy làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Sinh học 9? Đây là một công việc thực sự khó khăn đối với giáo viên dạy bộ môn Sinh học 9 ở trường THCS Thực tế cho thấy các đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 9 nhiều năm liền không chỉ ra những câu hỏi lý thuyết mà còn có nhiều bài tập di truyền cơ bản hoặc nâng cao Chính các dạng bài tập này đã khiến cho giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự lo lắng, trăn trở và không biết phải bồi dưỡng bài tập di truyền như thế nào để các em hiểu được, làm được bài tập di truyền từ đó đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp Tất cả các lý do trên cho thấy đây thực sự là vấn đề hết sức cấp bách cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết, do đó tôi quyết định chọn
đề tài: " Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền
-Sinh học 9’’
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lí luận của vấn đề.
Trang 5Bài tập di truyền là dạng bài tập bắt buộc không thể thiếu trong các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi tuyển vào trường chuyên Vì bài tập di truyền
là phần để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức nâng cao của học sinh và để đánh giá học sinh giỏi chính xác hơn
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 đó là phần bài tập di truyền Để giải quyết tốt các dạng bài tập di truyền Sinh học 9, ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã học trong chương trình sách giáo khoa, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định được các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập
Thông qua quá trình bồi dưỡng bài tập di truyền nhằm giúp cho học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền trong Sinh học lớp 9
2 Thực trạng của vấn đề.
2.1 Đặc điểm tình hình của trường lớp, của đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn
Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt
Nhiều năm liền bồi dưỡng tôi đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Sinh học lớp 9 nên đã đúc kết kinh nghiệm thành tài liệu quý giá cho bản thân
Bản thân luôn tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tận dụng công nghệ thông tin để tích lũy kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9
Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập
Trang 62.1.2 Khó khăn
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học
môn Sinh học 9
Thư viện trường chưa có tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên nên việc tìm kiếm tài liệu còn khó khăn
Học lực của học sinh không đều, một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em
Trong chương trình Sinh học lớp 9 cả năm chỉ có 1 tiết bài tập đây là khó khăn lớn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền
2.1.3 Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền Sinh
học 9
Môn Sinh học 9 theo chương trình đổi mới mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70 tiết, trong đó chỉ có 1 tiết bài tập chương I: Các quy luật di truyền của Menđen Trong khi đó đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh ở tỉnh Phú Thọ mỗi năm đều cho từ hai bài tập
di truyền trở lên, mà với số tiết bài tập quá ít như vậy thì việc dạy cho học sinh có
kĩ năng giải được các bài tập di truyền là một vấn đề rất khó khăn trong công tác giảng dạy cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Tiết bài tập trong chương trình Sinh học 9 quá ít trong khi đó lượng kiến thức lí thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hết giáo viên dạy môn Sinh học lớp 9 không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập ở cuối bài Học sinh không có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đây sẽ là trở ngại lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền
Trong nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền thì ở mỗi chương đều phải bồi dưỡng phần kiến thức cần thiết để vận dụng giải bài tập và phần bài tập áp dụng ở mức cơ bản và mức nâng cao, nhưng các kiến thức này trong nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 9 không có đề cập đến
Trang 7hoặc chỉ đề cập ở mức sơ lược, không chuyên sâu Đây là một khó khăn lớn đối với giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9, dẫn đến một số giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ hướng dẫn học sinh giải phần bài tập di truyền với các dạng bài tập ở mức cơ bản không dạy bài tập nâng cao
Ngoài ra trong sách giáo khoa, ở cuối bài đều có câu hỏi và bài tập, trong đó
có những câu hỏi tự luận dạng củng cố kiến thức hoặc dạng nâng cao, học sinh có thể vận dụng kiến thức bài học trả lời, nhưng có những câu hỏi bài tập thuộc dạng trắc nghiệm khách quan mà thực chất đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức toán học mới trả lời được Vì vậy khi giảng dạy nếu giáo viên không tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo mà chỉ nghiên cứu sách giáo viên sẽ khó giải thích cho học sinh hiểu bài tập một cách khoa học được
Riêng về học sinh do kiến thức ở lớp 9 quá mới so với kiến thức ở các lớp trước như những diễn biến của các quá trình Sinh học xảy ra trong tế bào: nguyên phân, giảm phân, cơ chế tự nhân đôi của ADN, cơ chế tổng hợp ARN, tổng hợp protein nên khi bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền dạng này thường các em tỏ ra lúng túng, ngỡ ngàng
Qua quá trình tìm hiểu, trao đổi cùng với các đồng nghiệp ở các trường trong huyện về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng: sở dĩ các trường không có học sinh đạt giải là do trong quá trình bồi dưỡng họ bỏ qua phần giải bài tập di truyền, hoặc chỉ giải ở mức sơ lược không chuyên sâu, không hình thành được phương pháp giải cho học sinh Chính vì vậy việc tôi đưa ra một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền- Sinh học lớp 9 ở trường THCS là rất cần thiết để giúp cho các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 9 đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ở trường THCS
3 Các biện pháp tiến hành giải quyết.
Trang 83.1 Những nguyên tắc của phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập
di truyền Sinh học lớp 9
Dạy cho học sinh hiểu kiến thức cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt rồi mới nâng cao kiến thức
Mỗi loại bài tập cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng thông qua những bài này phải rút ra phương pháp giải, rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần phải củng cố đến khi được mới thôi
Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi bài tập có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được
Dạy kiểu dạng có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt nên dạy sau
Mỗi loại kiến thức đều có nội hàm riêng và cách vận dụng đặc trưng của nó Khi dạy cần phải thông qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy
đủ, cặn kẽ nội hàm và phương pháp vận dụng kiến thức đó Được như vậy, khi gặp những bài tập khác, mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng học sinh vẫn làm được vì chúng giống nhau ở điểm cốt lõi
Có những loại bài liên quan đến rất nhiều loại kiến thức kĩ năng khác nhau, học sinh muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều câu nhỏ, trong mỗi câu nhỏ dùng kiến thức kĩ năng nào Nói cách khác, phải dạy một cách cơ bản, vững chắc và hệ thống Nếu dạy được học sinh đến trình độ đó thì từ yêu cầu và điều kiện của bài ra, học sinh phải biết chia việc giải một bài tập khó ra nhiều công đoạn dùng kiến thức, phương pháp nào Dù cho bài tập có nhiều kiểu, nhưng cũng không ra ngoài những kiến thức và phương pháp trong chương trình đã học
Trang 9Đảm bảo tính hệ thống của bộ môn, tránh sự nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản Tránh cho ngay bài tập khó, học sinh sẽ không không nhận ra và ghi nhớ được kiến thức kỹ năng Kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang dẫn đến chán nản
Không nên coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng mà dạy trước những bài có nguyên tắc chung, kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là: mỗi sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết được hầu hết các sự việc
Nên dựa trên tinh thần hợp tác của học sinh
Dạy bài tập di truyền có tính chọn lọc, có tính tập trung vào từng chương nhất định, không dạy tràn lan, tuỳ tiện
3.2.Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền Sinh học 9
3.2.1 Phương pháp thực hành giải bài toán Sinh học
Quá trình giải bài toán gồm 4 bước:
Bước 1: Lĩnh hội nội dung bài toán: Học sinh tiến hành phân tích các điều
kiện, các yêu cầu, thiết lập mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, phát hiện ra các mâu thuẫn giữa chúng để phát biểu ra mâu thuẫn đó
Bước 2: Lập chương trình giải: Học sinh biến đổi các điều kiện, tìm ra các
dữ kiện bổ sung, phát biểu lại bài toán để đưa ra những giả định cho chương trình giải Trong quá trình này học sinh có thể phải liên tiếp đưa ra các bài toán trung gian
Bước 3: Thực hiện chương trình giải: Nghĩa là lần lượt thực hiện các phép
tính
Trang 10Bước 4: Kiểm tra lời giải: Với các bước giải như trên, quá trình giải bài toán
đưa đến cho người giải không chỉ kiến thức mới, mà cả kĩ năng giải
3.3.2 Phương pháp giảng dạy kiến thức quy luật
Ta có thể giảng dạy quy luật Sinh học theo một quy trình như sau:
Bước 1: Đặt nhiệm vụ nhận thức: Giáo viên ra bài tập, gọi học sinh đọc kết
quả thí nghiệm trong sách giáo khoa rồi giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh trả lời
Bước 2: Giới thiệu nội dung quy luật: Giáo viên hướng dẫn học sinh phát
hiện tính quy luật của hiện tượng đang xét
Bước 3: Phân tích bản chất của quy luật: Bước này cần làm sáng tỏ những
mối quan hệ nhân quả, cơ chế quy định tính quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng đang khảo sát
Bước 4: Phân tích ý nghĩa của quy luật: Cần nêu được vai trò của quy luật
trong Sinh học trong việc giải quyết bài tập
Bước 5: Vận dụng quy luật: Sử dụng kiến thức quy luật vừa học vào việc giải
bài tập
3.3.3 Phương pháp học sinh tự nghiên cứu
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Học sinh tự tóm tắt các yêu cầu của đề bài
Bước 2: Sử dụng những kiến thức đã biết để giải quyết các yêu cầu của đề bài
Bước 3: Trình bày kết quả
3.3.4 Phương pháp làm việc theo nhóm
Quy trình thực hiện:
Trang 11Bước 1: Giới thiệu dạng bài tập.
Bước 2: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng
Bước 3: Giao nhiệm vụ trong nhóm, quy định thời gian
Bước 4: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao
Bước 5: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn bổ sung ý kiến
Bước 6: Giáo viên tổng kết và nhận xét
3.3.5 Phương pháp tranh luận
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Giới thiệu yêu cầu của bài tập
Bước 2: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng
Bước 3: Giao nhiệm vụ trong nhóm, quy định thời gian
Bước 4: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao
Bước 5: Đại diện từng nhóm trình tranh luận về những vấn đề đặt ra trong bài tập Giáo viên đóng vai trò trọng tài, cố vấn
Bước 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoặc tự học sinh rút ra kết luận đúng hay sai về những bài tập đó
4 Hiệu quả của SKKN.
4.1 Phân tích định lượng kết quả điều tra.
Sau khi thực dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền Sinh học 9 ở trường tôi trong năm học 2013-2014 Tôi tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh và thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm lần 1
Trang 12Nhóm học sinh giỏi lớp 9
TS bài KT
Số HS đạt điểm
THCS
Hương Lung
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy mức độ chênh lệch về điểm kiểm tra khảo sát giữa các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần thứ nhất, điểm 9 và điểm 10 ở nhóm đối chứng là 2 trong khi đó nhóm thực nghiệm là 3, nhóm đối chứng tập trung nhiều ở mức điểm 8, ta có thể bước đầu đánh giá hiệu quả của việc thực hiện
một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - Sinh học 9 ở lần
khảo sát đầu tiên
Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm lần 2
Nhóm học sinh giỏi lớp 9
TS bài KT
Số HS đạt điểm
THCS
Hương Lung
Kết quả ở lần thực nghiệm thứ hai cũng giống như lần thực nghiệm thứ nhất, nhưng sau khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền thêm một thời gian nữa thì điểm 9 và điểm 10 ở nhóm đối chứng là 1 trong khi đó nhóm thực nghiệm là 3, nhóm đối chứng tập trung nhiều ở mức điểm 8 Như vậy, kết quả này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của việc thực hiện một số biện pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - Sinh học 9.
Bảng 3.3 Kết quả thực nghiệm tổng thể.
Trang 13Nhóm học sinh giỏi lớp 9 TS bài
KT
Số HS đạt điểm
Tổng hợp
thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm
12 0 0 0 2 4 4 2
Nhóm đối chứng 12 0 0 1 1 7 2 1
Biểu đồ 3.3 Thể hiện mức độ chênh lệch về điểm giữa các nhóm
đối chứng và thực nghiệm.
Kết quả học sinh đạt điểm giỏi của các nhóm thực nghiệm hơn hẳn các nhóm đối chứng Qua số liệu này đã khẳng định sự chênh lệch khá lớn về kết quả đạt được của cả đợt thực nghiệm
Như vậy, học sinh ở các nhóm thực nghiệm đã tiếp thu kiến thức về phương pháp giải bài tập di truyền hơn hẳn học sinh ở các nhóm đối chứng Nói cách khác tính hiệu quả của việc bồi dưỡng bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn Sinh học 9 theo thiết kế, xây dựng và giảng dạy một cách hợp lí có thể giúp cho học sinh giỏi
có cách suy luận, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo và nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi tốt hơn việc bồi dưỡng học sinh giỏi một cách bình thường
4.2 Đánh giá hiệu quả của SKKN.
Sau khi tiến hành thực giảng các nhóm thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng
việc ứng dụng một số biện pháp giải các bài tập di truyền mang lại hiệu quả khá cao
+ Học sinh tiếp thu phương pháp giải bài tập nhanh hơn
cách dễ dàng