Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
577,21 KB
Nội dung
Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiêncứuthửnghiệmlâmsàngvềtínhantoànvàđápứngkhángthểcủa vắc-xin bạiliệtbấthoạttừchủngSabin Chủ nhiệm đề tài: Lê Văn Phủng 7959 Hà nội - 2007 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh bạiliệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do Polyovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể gây liệt cơ vận động, để lại di chứngliệt suốt đời; đặc biệt nghiêm trọng nếu như liệt các cơ hô hấp thì có thể đe dọa tới tính mạng. Để ngăn chặn bệnh bại liệt, biện pháp dự phòng đặ c hiệu là hiệu quả nhất. Để dự phòng đặc hiệu, người ta sử dụng vắcxinbại liệt. Có 2 loại vắcxin phòng bệnh bạiliệt là vắcxinbấthoạt (IPV) vàvắcxin sống giảm độc lực (OPV). Vắcxin sống giảm độc lực kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch tại chỗ và miễn dịch dịch thể. Tuy nhiên, dùng vắcxin này có nhược điểm là chủ ng Sabin được tạo ra từchủng hoang dại làm giảm độc lực, nên trong quá trình phát triển tự nhiên, virut Sabin có thể gây đột biến và có nguy cơ quay trở lại có độc lực, đặc biệt là typ 3. Vắcxin IPV chủ yếu gây miễn dịch dịch thể, ngăn ngừa virut xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Trong vắcxin này, virut bạiliệt đã bị bấthoạt nên không có khả năng hồi độc. Trong quá trình thanh toán bệnh bại liệt, việ c sử dụng vắcxin sống giảm độc lực là thích hợp và hiệu quả nhất. Cho đến nay, mặc dù bệnh bạiliệt ở Việt Nam đã được thanh toántừ năm 2000, song vẫn cần thiết cho trẻ mới sinh uống phòng bệnh bạiliệt bằng vắcxin OPV vì dự kiến của Tổ chức Y tế Thế giới là, đến năm 2005 sẽ thanh toán bệnh bạiliệt trên phạm vi toàn cầu, nhưng trên thực tế đã chưa thực hiện được. Năm 2001, 3 khu vực đã được công nhận thanh toánbạiliệt bao gồm: Trung Mỹ, Tây Thái Bình Dương và châu Âu, còn các vùng khác vẫn chưa thanh toán được bệnh bại liệt: Tây Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Phi. Do đó, dịch bạiliệt có thể lan tràn sang các nước đã thanh toán bệnh bại liệt. Indonesia là nước đã thanh toán được bệnh bạiliệt năm 2000, nhưng do virut bạiliệt hoang dại t ừ Trung Phi xâm nhập vào đã gây ra những ca bạiliệt mới, lan tràn thành vụ dịch nhỏ, có tới hơn 300 ca mắc bạiliệt do virut hoang dại và hơn 40 trường 2 hợp có liên quan đến virut vắc xin. Như vậy để bảo vệ được thành quả thanh toán bệnh bạiliệt là vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng, từ nay đến 2010, tất cả các nước vẫn sử dụng OPV hoặc IPV, nhưng từ sau 2010 chỉ sử dụng vắcxin IPV để phòng bệnh bại liệt. Ở nước ta, nếu sử dụng IPV nh ập ngoại cho trẻ em dưới 1 tuổi thì rất khó khăn về kinh phí (350 tỷ đồng /năm). Về sản xuất, với điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo đủ độ antoàn như hiện nay, Việt Nam chưa thể dùng chủng virut bạiliệt hoang dại, vì trong quá trình này, virut hoang dại có thể bị thải ra ngoài, là nguy cơ gây nên dịch bại liệt. Xuất phát từtình hình đó, Trung tâm Nghiêncứu S ản xuất vắcxinvà sinh phẩm y tế đã nghiêncứu sản xuất vắcxinbạiliệtbấthoạt dùng chủng giảm độc lực củaSabin theo công nghệ của Nhật Bản để phục vụ cho trẻ em của Việt Nam. Để được cấp phép sử dụng, sản phẩm phải được nghiên cứuthửnghiệmlâm sàng. Mục tiêu của đề tài này là: 1. Thực địa giai đo ạn 1: Đánh giá tínhantoàncủavắcxin IPVs trên người lớn tình nguyện; 2. Thực địa giai đoạn 2: Đánh giá tínhantoànvàđápứng miễn dịch trên trẻ em. 3 Chương I TỔNG QUAN 1.1. Virut bạiliệt Virut Bạiliệt (VRBL) được Landsteiner và Popper phát hiện năm 1909 sau khi tiêm dịch tuỷ sống của một trẻ bị chết vì bạiliệt vào não khỉ [3]. 1.1.1. Phân loại virut Virut Bạiliệt có tên là Poliovirus, là thành viên của nhóm virut đường ruột, họ Picornaviridae [51, 67]. Họ Picornaviridae bao gồm 3 typ kháng nguyên [76]. Typ 1: tên gọi là Brunhilde với các chủng đại diện là Mahoney (Mỹ) và 1942 (Viện Pasteur Paris). Typ 2: chủng gốc là Lansing với các chủng đạ i diện là MEF và 1523 (Viện Pasteur Paris). Typ 3: chủng gốc là Leon với các chủng đại diện là Saukett và 1226 (Viện Pasteur Paris) [3, 50]. Typ 1 là nguyên nhân chính của các vụ dịch lớn, chiếm 80-90%. Trong khi đó typ 2 và 3 gặp ít hơn tuỳ theo từng nước và từng vùng địa lý khác nhau. 1.1.2. Hình thái học VRBL có cấu trúc hình khối 20 mặt [55], đường kính khoảng 30 nm, không có vỏ, khối lượng 6,8 x 10 6 dalton. Tỷ trọng của virut là 1,34 g/cm 3 trong ceaseum chloride. Bao bọc xung quanh lõi ARN là một vỏ capsit. Capsit bao gồm 60 tiểu đơn vị (Capsomer) giống hệt nhau xếp đối xứng, mỗi tiểu đơn vị được cấu tạo bởi một trong 4 chuỗi polypeptit là VP1, VP2, VP3 và VP4 [65, 77]. Bằng phương pháp hiển vi điện tửvà siêu cấu trúc, người ta biết chi tiết về cấu trúc của hạt virut hoàn chỉnh. 4 1.1.3. Tính chất miễn dịch học Miễn dịch thụ động được truyền từ mẹ sang con. Khángthể này chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh sau đó giảm dần và biến mất khi trẻ được 6 tháng tuổi [72]. Miễn dịch chủ động là sự đápứng miễn dịch (ĐƯMD) khi cơ thể bị nhiễm virut tự nhiên hay do dùng vắc xin. Đây là loại miễn dịch quan tr ọng mà loài người đã biết ứng dụng để phòng bệnh bằng cách dùng vắc xin. Khi cơ thể bị nhiễm VRBL hoặc dùng vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch đặc hiệu chống lại VRBL với miễn dịch dịch thể là chủ yếu (IgM, IgG và IgA). Những người bị thiếu hụt miễn dịch, khi bị nhiễm VRBL, kể cả virut vắcxinSabin đều có nguy cơ mắc b ệnh Bạiliệt [8]. Chính vì vậy mà vắcxinSabin bị chống chỉ định đối với những người này. Còn đối với vắcxin IPV có thể dùng được cả khi người đó có nguy cơ mắc bệnh cao. Một số yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch tại chỗ như những người cắt bỏ tuyến giáp và tuyến hạnh nhân [8]. Trong một số vụ dịch, người ta th ấy, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn [15, 77]. 1.1.4. Sự nhân lên của VRBL trong tế bào cảm thụ VRBL cũng giống như các virut khác, bắt buộc phải nhân lên trong tế bào cảm thụ. Dựa vào tính chất này mà người ta đã phân lập vànghiêncứu sâu được về virut và sản xuất vắc xin. Sự nhân lên của VRBL đã được biết từ năm 1913. Dựa vào tính ưa tế bào thần kinh của VRBL, người ta đã dùng mô não và tuỷ sống để nuôi cấy virut. Năm 1949, lần đầu tiên Enders đã thành công trong việc nuôi cấy VRBL trên tế bào mô của động vật có vú trong phòng thí nghiệm [15, 71]. Tiếp sau đó ông đã khẳng định, VRBL có khả năng nhạy cảm với nuôi cấy tế bào thận khỉ tiên phát. Đây là một phát hiện quan trọng, tạo tiền đề cho việc sản xuất vắcxin phòng Bại liệt, kể c ả OPV và IPV. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất vắcxinBạiliệt trên thế giới vẫn còn sử dụng tế bào này. Ngoài tế bào thận khỉ tiên phát, VRBL còn nhạy cảm với một số dòng tế bào thường trực 5 khác như HEp-2 có nguồn gốc từ tế bào ungthư biểu mô người, RD có nguồn gốc từ tế bào ungthư phổi của người, tế bào Vero có nguồn gốc từ thận khỉ xanh Phi châu. Những dòng tế bào này được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệmvềBạiliệt [78]. 1.2 Tình hình bệnh bạiliệt ở Việt Nam Ở Việt Nam bệnh Bạiliệt đã xuất hiện từ lâu và đ ã hoành hành nhiều năm trên toàn quốc. Năm 1952, vụ dịch Bạiliệt lớn đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội có khoảng 1500 người mắc. Trong 3 năm liên tục 1957, 1958, 1959 đã xảy ra 3 vụ dịch lớn ở Hà Nội và miền Bắc Việt Nam với hàng ngàn người mắc, trong đó 80-90% là trẻ dưới 3 tuổi. Vụ dịch năm 1959 có tỷ lệ mắc trên toàn miền Bắc là 44,99/100.000 dân. Riêng tại Hà Nội, tỷ lệ m ắc là 226/100.000 dân [6, 9]. VắcxinBạiliệt (Sabin) được sử dụng đầu tiên ở miền Bắc từ tháng 12 năm 1959 do Liên Xô cung cấp với số lượng ít. Từ cuối năm 1961, đầu năm 1962 bắt đầu dùng vắcxinSabin do Việt Nam sản xuất và dùng liên tục cho đến ngày nay. Kết quả là các vụ dịch lớn không xảy ra nữa mà chỉ còn những trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ. Năm 1961, với 529 ca bạ i liệt chiếm tỷ lệ 3,9/100.000 dân; đến năm 1965, tỷ lệ này chỉ còn 0,66/100.000 dân, giảm gần 6 lần [11]. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975 bệnh Bạiliệt xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam [8]. Năm 1981 Việt Nam tiến hành chương trình tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi. Đến năm 1986 chương trình được mở rộng trên phạm vi cả nướ c và chương trình uống vắcxin phòng Bạiliệt đã đạt được kết quả cao. Trong những năm 80 đạt 87% và trong những năm 90 đạt trên 90%. Kể từ năm 1993, hàng năm còn tổ chức 2 đợt vào những ngày tiêm chủngtoàn quốc cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều vắcxinBạiliệt đạt trên 99%. Do đó tình hình mắc bệnh Bạiliệt giảm đi rõ rệt: Năm 1993, năm bắt đầu chiế n dịch những ngày tiêm chủngtoàn quốc, có 152 ca Bạiliệt trong toàn quốc. Năm 1994 còn 31 6 ca, năm 1995 còn 12 ca, đến 1996 chỉ còn 2 ca và năm 1997 chỉ còn 1 ca. Từ đó đến nay không còn ca Bạiliệt do virut hoang dại nào được phát hiện. 1.3. Vắcxin phòng bệnh bạiliệt 1.3.1. Lịch sử vắcxinBạiliệt Hiện nay trên thị trường có 2 loại vắcxinBại liệt: - Vắcxin chết (còn được gọi là vắcxinBạiliệtbất hoạt): được làmtừ những hạt virut đã bị bấthoạt không có kh ả năng gây nhiễm trùng. - Vắcxin sống giảm độc lực: được làmtừ những hạt virut còn khả năng gây nhiễm nhưng đã được làm giảm độc lực đến mức không còn khả năng gây bệnh nữa. * Trước năm 1955 Những thông báo sớm nhất về sự gây được miễn dịch cho người đối với bệnh Bạiliệt là của Brodie và Park năm 1936 và Kolmer -1936. Những tác gi ả này đã dùng phương pháp hoá học để bấthoạt hỗn dịch virut thu được sau khi gây nhiễm virut vào hệ thống thần kinh trung ương của khỉ [18, 46]. Vào thời gian đó, khả năng kiểm tra vềtínhantoàncủavắcxin chưa được tốt, do đó vắcxin còn gây ra nhiều tai biến. Hơn một thập kỷ sau, vào năm 1948, Morgan đã chứng minh rằng hỗn dịch virut Bạiliệt typ 2 được bấthoạt bằ ng Formaldehyde có khả năng gây đápứng miễn dịch trên khỉ. Cũng theo phương pháp đó, người ta đã thực hiện đối với virut typ 1. Nghiêncứu trên chuột đã khẳng định rằng virut bấthoạt typ 2 gây được đápứng miễn dịch trên loài gặm nhấm [24]. Năm 1952, khi tiến hành thửnghiệm trên đười ươi và 6 người tình nguyện cho thấy khángthể tồn tại trên 6 tháng [33]. Những kết quả nghiêncứu này cho thấy virut bấthoạt bằng Formalin có khả năng gây đápứng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh Bại liệt. Một phát hiện quan trọng nữa là, virut Bạiliệt có khả năng nhân lên trên các nuôi cấy tế bào mô thần kinh của người và khỉ [30]. Sau đó, người ta biết được rằng virut Bạiliệt có khả năng nhân lên trên nuôi cấy tế bào thận 7 khỉ. Hỗn dịch virut này được bấthoạt bằng Formalin và có khả năng gây đápứng miễn dịch. Hiệu lực bảo vệcủa cả 3 typ vắcxinbấthoạt bằng formalin đã được chứng minh qua một thửnghiệm lớn trên thực địa của Thomas Francis năm 1954 [15, 71]. Kết quả củathửnghiệm này cho thấy, vắcxin có hiệu lực bảo vệ đạt 80-90%, trong đó typ 1 là 60-70%, typ 2 là 90% và typ 3 trên 90%. Sự khác biệt giữa các typ và hiệu lực thấp hơn so với dự kiến là do sự có mặt của Merthiolate (Thimerosal), một chất dùng làm chất bảo quản. Hàm lượng của chất này trong typ 1 lớn hơn typ 2 và 3. Vấn đề này được chứng minh một cách rõ ràng khi người ta thay thế Merthiolate bằng chất khác. * Sau năm 1955 Tiếp theo cuộc thửnghiệm trên thực địa tháng 4/1955, vào trước mùa dịch Bại liệt, vắcxinBạiliệtbất ho ạt IPV đã được dùng ở Mỹ. Đến năm 1961, số trẻ mắc bệnh giảm 90% so với giai đoạn trước khi dùng vắc xin. Kết quả này đạt được khi 54% dân số đã nhận đủ 3 hoặc hơn 3 liều vắcxinbất hoạt, chủ yếu là trẻ em. Tiếp sau đó, IPV đã được sản xuất và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nó v ẫn là một trong hai vắcxin chủ yếu phòng Bại liệt. Do những ưu điểm của nó mà có một số ý kiến cho rằng, sau khi thanh toánBạiliệt trên toànthế giới sẽ chỉ dùng IPV trong 2 đến 3 năm liên tiếp. 1.3.2. Sản xuất vắcxinBạiliệtbấthoạt Phương pháp sản xuất, tinh chế, kiểm định vắcxinBạiliệtbấthoạt đã có nhiều tiến bộ và thay đổi so v ới phương pháp được sử dụng trong thời gian đầu. Ban đầu vắcxin được sản xuất trên nuôi cấy tế bào thận khỉ tiên phát trong những chai nhỏ (Chai dẹt, dung tích 1,2-1,5 lít). Nhưng ngày nay nó đã được nuôi cấy trên những bình lớn (Tank) với những vật mang vi thể (Microcarier) [45] . Đó là những hạt thủy tinh hình cầu có kích thước khoảng 1 micro mét. Có 3 loại tế bào được sử dụng, đó là tế bào thận khỉ thứ phát 8 (đã được cấy truyền), tế bào Vero có nguồn gốc từ tế bào thận khỉ xanh châu Phi, và tế bào lưỡng bội có nguồi gốc từ người (MRC-5). Chất lượng củakháng nguyên được tạo ra từ những dòng tế bào này đều như nhau. Bước tiếp theo của qui trình sản xuất là cô đặc nước nổi, tinh chế vàbấthoạt bằng formaldehyde để loại bỏ tính gây bệnh của virut mà vẫn giữ được tínhkháng nguyên [70]. Đòi hỏi đầu tiên củavắcxinBạiliệtbấthoạt là việc bấthoạt hoàn toàntính gây bệnh của virut mà không ảnh hưởng đến khả năng gây đápứng miễn dịch của chúng. Đó là kết quả của việc nghiêncứu quá trình virut bị bấthoạt ở những nhiệt độ khác nhau, cũng như là ở các nồng độ formalin khác nhau. Với những điều kiện thích hợ p, kháng nguyên vẫn còn tính miễn dịch tốt như thời điểm mà virut chưa bị bấthoạt [70]. Chủng virut gốc được sử dụng là Mahoney (đối với typ 1), MEF (typ 2) và Saukett (typ 3). Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất trên thế giới đều dùng những chủng này trừ Thuỵ Điển họ dùng chủng Brunenders cho typ 1. Hiệu giá củavắcxin đã được tiêu chuẩn hoá trên in vitro (như đơn vị kháng nguyên D) cũng như trên in vivo (như ĐƯMD trên động vật) dựa trên tiêu chuẩn của TCYTTG. Tổ chức này chấp nhận một vắcxin chuẩn về khả năng ĐƯMD đã được thửnghiệm trên trẻ em [70]. Vắcxin IPV hiện nay được kiểm định tínhantoànvà hiệu lực mà không cần dùng khỉ [45]. Hiệu giá củavắcxin này không bị thay đổi trong vòng ít nhất là 2 năm khi bảo quản ở 2-8 0 C. Để tránh nhiễm trùng trong quá trình sản xuất, một số kháng sinh đã được sử dụng như Streptomycin, Neomycin, Polymycin B. Trong quá trình tinh chế, các kháng sinh này sẽ được làm giảm đến mức không chuẩn độ được ở vắcxin thành phẩm. Lượng nhỏ formalin và 2-phenoxyethanol còn lại trong vắcxin được coi như là chất bảo quản. 1.3.3. Khả năng bảo vệcủavắcxin IPV Nghiêncứuvề mối quan hệ giữa số liều vắcxin được tiêm và t ỷ lệ % số người được bảo vệ bằng vắcxin đã được thực hiện vào năm 1959. Vào 9 năm 1955, một vụ dịch Bạiliệt đã bùng nổ ở Mỹ mà người ta nghi là do liên quan đến số liều vắcxin được tiêm. Nhưng thực tế đây là do vắcxin không đủ độ an toàn. Bảng 1.1: Tỷ lệ trẻ 0-4 tuổi mắc Bạiliệt liên quan đến số liều vắcxin tiêm Không tiêm Tiêm 1 mũi Tiêm 2 mũi Tiêm 3 mũi Tiêm 4 mũi Số người (triệu) 4,7 1,3 3,6 7,4 3,6 Số ca mắc 1508 234 209 267 51 Tỷ lệ/ 100.000 dân 32,1 18,0 5,8 3,6 1,4 Bảng 1.1 chỉ ra con số ước tínhcủa các cá thểtừ 0-4 tuổi không được tiêm vắcxin hoặc nhận 1 hay nhiều liều vắcxinvà số ca mắc Bạiliệt trong mỗi nhóm. Với những số liệu này có thể suy ra, vắcxin được sử dụng từ năm 1955-1959 có thể bảo vệ gần 55% sau liều thứ nhất, 80% sau 2 liều, 91% sau 3 liều và 96% sau 4 liều, còn lại 4% không được bảo vệ. Từ mối quan hệ này có gợi ý rằng vắcxin có hiệu giá cao hơn có thể sẽ bảo vệ với tỷ lệ lớn hơn với số liều ít hơn, và theo lý thuyết thì sẽ có một vắcxin mà có khả năng bảo vệ 100% chỉ với 1 liều tiêm duy nhất. Những số liệu ban đầu ở vùng nhiệt đới cho thấy, ở những vùng đó, IPV tạo ra hiệu quả giống như là vùng ôn đới. Một nghiên c ứu ở Senegal nhận thấy kết quả hiệu lực bảo vệ là 89% sau khi tiêm 2 liều IPV. Tại Israel cho con số tương tự sau 3 liều vắc xin, còn ở Ấn Độ thì chỉ sau 1 liều. 1.3.3.1. So sánh giữa hai loại vắcxin OPV và IPV Hai loại này đều có tác dụng bảo vệ tốt đối với bệnh Bại liệt. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. V ắc xinbấthoạt (IPV) - Ưu điểm: + Bảo quản dễ dàng, thuận lợi hơn OPV + Không bị ức chế bởi một số vi khuẩn đường ruột khác khi sử dụng [...]... hình nghiêncứu sản xuất vắcxinbạiliệtbấthoạtcủa Nhật Bản Xuất phát từ việc vi rút bạiliệt hoang dại đã được loại trừ, cần sử dụng vắcxinantoàn hơn để không còn virut Sabin lưu hành ngoài môi trường, người ta đã sử dụng vắcxinBạiliệtbấthoạt Những nghiêncứu đầu tiên người ta nhận thấy, sử dụng chủng virut Bạiliệt hoang dại (chủng độc lực) để sản xuất vắcxinbấthoạt thì hiệu ứng bảo vệ... Pháp, an Mạch, Nhật Bản * Giá vắcxin IPV - Do xu hướng trên thế giới sử dụng vắcxin hỗn hợp vắcxinbạiliệtbấthoạt với các vắcxin khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván, nên không có đơn giá củavắcxinbạiliệtbấthoạt - Vắcxinbạiliệtbấthoạt được Sanofi Pasteur chào với giá một liều vắcxin bán thành phẩm là khoảng 3 USD Tại Việt Nam, 1 liều vắcxinbạiliệtbấthoạt giá (đại lý): 54.500đ/liều;... rằng vắcxinbạiliệtbấthoạt (IPV) đắt gấp 5 lần vắcxinbạiliệt sống (OPV) Ở Việt Nam, giá nhập cho người sử dụng củavắcxin IPV gấp 90 lần giá vắcxin OPV (2005) 19 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiêncứu 2.1.1 Địa điểm - Viện Kiểm định Quốc gia Vắcxinvà Sinh phẩm Y tế - Xã Vân Du và Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên 2.1.2 Thời gian nghiêncứu Từ. .. Pakistan, vùng Caribe và châu Phi Gần đây nhất đã có tới hơn 300 ca mắc bạiliệt ở Indonesia, do vậy việc dùng vắcxin uống vẫn cần thiết Tuy nhiên, ở một số nước, nếu đã thanh toánbạiliệt qua nhiều năm thì nên dùng vắcxinbạiliệtbấthoạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới 1.7 Sản xuất vắcxinbạiliệtbấthoạt tại Việt Nam 1.7.1 Chủng sản xuất Chủng virut Sabin gồm 3 týp do Viện Bại liệt. .. nghiêncứu ngẫu nhiên, có đối chứng, 1 lần mù: vắcxin dùng để thử lâmsàng là vắcxinbạiliệtbấthoạt do Polyvac sản xuất, vắcxin 22 dùng cho nhóm chứng là vắcxinbạiliệtbấthoạtcủa Pháp - IMOVAC POLIO, do Aventis Pasteur sản xuất Giai đoạn 2 cũng tiến hành tiêm 3 mũi vắc xin, cách nhau một tháng và sau mỗi lần tiêm phải theo dõi sự kiện bất lợi sau tiêm trong thời gian 1 tháng Thu thập số liệu... vắc xin, - Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, - Sử dụng một vắcxin khác trong vòng 30 ngày trước khi bắt đầu tiêm vắcxinnghiên cứu, - Có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào củavắc xin, - Đang bị bệnh cấp tính, - Sử dụng globulin miễn dịch hoặc các chế phẩm của máu trong vòng 3 tháng trước khi tiêm vắcxin - Có xét nghiệm HIV dương tính 2.3 Vắcxinnghiêncứu 2.3.1 Vắcxin sử dụng cho nhóm nghiên. .. Mỹ vẫn tiếp tục dùng vắcxin - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mục tiêu đặt ra là hướng tới thanh toán bệnh Bạiliệt trên toànthế giới vào năm 2005 Nếu mục tiêu đó đạt được và có thểkhẳng định rằng bạiliệt đã được thanh toán, thì vắcxinbạiliệt sẽ không cần thiết phải sử dụng lâu dài nữa (giống như vắcxin phòng bệnh đậu mùa), nhưng cho đến nay bệnh bạiliệt do virut hoang dại đang còn lưu hành ở một... 2 nhóm: 100 trẻ từ 2 đến 7 tuổi bằng vắc xinthửnghiệm và 100 trẻ trong lứa tuổi đó bằng vắcxin đối chứng IMOVAC - POLIO Aventis Pasteur (Pháp) 2.4.1.1 Thử nghiệmlâmsàng giai đoạn 1 Áp dụng thiết kế nghiêncứu mở, ngẫu nhiên, không có nhóm chứng Giai đoạn 1 tiến hành tiêm 3 mũi vắc xin, cách nhau một tháng và sau mỗi lần tiêm phải theo dõi sự kiện bất lợi sau tiêm trong thời gian 1 tháng Thu thập... khiết Kiểm tra tínhtinh khiết của virut (cột DEAE Sepharose CL-6B)(Bằng điện di hoặc kính hiển vi điện tử) Bấthoạt (Formalin tỷ lệ 1:4000) 370C/12 ngày Kiểm tra độ bấthoạt Kiểm tra virut bạiliệt sống tồn dư Vắcxin đơn giá sau bấthoạt Kiểm tra vô trùng Định lượng D-antigen Thử nghiệm nhận dạng Sản phẩm vắcxin cuối cùng (pha vắcxin tam liên và đóng ống) Kiểm tra vô trùng Định lượng D-antigen Kiểm... nghị sử dụng vắcxinBạiliệt hiện nay (WHO- 2002 và CDC Atlanta - Mỹ) Có 3 cách sử dụng vắcxin (dùng 4 liều theo thời gian ghi trên) Cách 1: 2 liều tiêm IPV và 2 liều tiếp theo là OPV (Liều 1,2: IPV; liều 3,4: OPV) Cách 2: Dùng hoàn toàn IPV (4 liều đều tiêm IPV) Cách 3: Dùng hoàn toàn OPV (4 liều đều dùng OPV) * Các nước đã sử dụng vắcxinbạiliệtbấthoạt (IPV): Mỹ, Ireland, Đức, Pháp, an Mạch, Nhật . Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn và đáp ứng kháng thể của vắc-xin bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin. chế và bất hoạt bằng formaldehyde để loại bỏ tính gây bệnh của virut mà vẫn giữ được tính kháng nguyên [70]. Đòi hỏi đầu tiên của vắc xin Bại liệt bất hoạt là việc bất hoạt hoàn toàn tính. giá của vắc xin bại liệt bất hoạt. - Vắc xin bại liệt bất hoạt được Sanofi Pasteur chào với giá một liều vắc xin bán thành phẩm là khoảng 3 USD. Tại Việt Nam, 1 liều vắc xin bại liệt bất hoạt