1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

26 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAMGVHD: NGUYỄN THANH LIÊMSVTH: TRIỆU NGỌC QUYID: 11752312I. TỔNG QUAN NGÀNH HỒ TIÊUI.1. GIỚI THIỆU CHUNGCho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thếgiới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như làmột nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Namnhư là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn làmột thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm củanông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồkhông những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới.Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá hồtiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tụctăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bìnhquân 27,29 %/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức52.000 ha vào năm 2004. Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích,sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh không kém với tốc độ 30%/năm kể từ năm 1998 đến nay. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩulớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 56,506 tấn chiếm 28% tổng xuấtkhẩu của thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và

Trang 1

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

GVHD: NGUYỄN THANH LIÊM

SVTH: TRIỆU NGỌC QUY

ID: 11752312

I TỔNG QUAN NGÀNH HỒ TIÊU

I.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng

Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới

Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970 Với tốc độ tăng bình quân 27,29 %/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 52.000 ha vào năm 2004 Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích, sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh không kém với tốc độ 30

%/năm kể từ năm 1998 đến nay Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 56,506 tấn chiếm 28% tổng xuất khẩu của thế giới Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và

Trang 2

xuất khẩu với sản lượng và xuất khẩu bình quân ước đạt 95.000 tấn mỗi năm Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Đặc biệt

là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng tăng

Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến

Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm Ngoài ra còn có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam

Gia nhập WTO, Hồ tiêu Việt Nam đồng thời sẽ tham gia sâu hơn vào quy luật thị trường Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam đã sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để phát triển rực rỡ hơn nữa, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế

Trang 3

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG

I.2 THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU THẾ GIỚI

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC): Sản lượng tiêu thế giới năm 2008 đạt 307.000 tấn, năm 2009 là 318.000 tấn và 2010 là 316.000 tấn Tồn kho cuối năm

2008 sang năm 2009 là 135.000 tấn, năm 2009 sang 2010 là 100.000 tấn, năm 2010

Trang 4

sang năm 2011 là 95.000 tấn Như vậy nguồn cung xu hướng giảm, trong khi đó

nhu cầu sử dụng hàng năm vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu thị trường

Mỹ và Tây Âu Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu, nhất là Việt Nam, quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế canh tranh và là nước sản xuất, xuất khẩu tiêu số một thế giới

Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam)

Về diện tích trồng, Ấn Độ có đến 231 ngàn ha hồ tiêu Indonesia là nước

có truyển thống trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là

171 ngàn ha Trong khi đó, các nước còn lại đều có diện tích tích trồng hồ tiêu không quá 50 ngàn ha

Tuy nhiên, Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản lượng tiêu sản xuất được, trong khi Việt Nam lại xuất khẩu hầu hết lượng tiêu sản xuất ra và năng suất lại rất cao Vì thế, tuy diện tích hồ tiêu chỉ vào khoảng 50 ngàn ha, sản lượng tiêu Việt Nam lại đạt đến 100 ngàn tấn và xuất khẩu gần tương đương mức sản lượng trên (bảng 5)

Trong Hội nghị thường niên IPC được tổ chức tại Colombo (Sri Lanka) từ 30/10 đến 2/11/2012, mức sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2012 được ước tính vào khoảng 324.000 tấn và 249.000 tấn, tăng lên so với mức năm 2011 là 317.700 tấn và 246.200 tấn

Lượng hồ tiêu tồn từ năm 2011, lượng nhập khẩu cũng như tiêu thụ nội địa trong năm 2012, tổng cộng khoảng 85.750 tấn sẽ được dự trữ cho năm 2013 Lượng

dự trữ này tương đối nhỏ khi so sánh với lượng dự trữ của đầu năm 2012 là 90.585 tấn Lượng dự trữ cho đầu năm 2013 được kỳ vọng sẽ đủ cho hoạt động xuất khẩu cho đến khi vụ mùa 2013 được thu hoạch Do tình trạng khan hiếm này, nên giá hồ tiêu trong các tháng sắp tới được dự báo sẽ vẫn ở mức cao

Trang 5

Trong tháng 10/2012, giá hồ tiêu tại các nước sản xuất biến động theo các hướng khác nhau Giá hồ tiêu nội địa của Ấn Độ và Malaysia tăng trong khi giá của Brazil, Indonesia và Việt Nam lại giảm xuống Ở SriLanka, giá hồ tiêu nội địa tương đối ổn định Về giá xuất khẩu (FOB), ngoại trừ ở Ấn Độ, tại mọi nguồn hàng khác đều giảm khoảng 3% về loại giá này Giá xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên 5% trong tháng Bảng chỉ số giá hồ tiêu của IPC không có nhiều biến động Chỉ số giá

hồ tiêu đen tăng 0,34 điểm và hồ tiêu trắng là 1,04 điểm trong tháng 10/2012 (Bảng 1) Giá thực tế của hồ tiêu đen và trắng lần lượt tăng khoảng nhỏ từ 0,1% và 0,5% tới mức giá từ 6.581 USD/tấn và 9.235 USD/tấn (Bảng 2)

Bảng 1: Bảng chỉ số giá IPC (Giá cơ sở: trung bình 2006 – 2010)

Bảng 2: Giá thực tế của hồ tiêu đen và trắng (USD/tấn)

Trang 6

Ghi chú: Giá thực tế được tính toán từ giá xuất khẩu hàng tháng của Top 5 các quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới là Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Indonesia

và Malaysia

Tình hình xuất khẩu

Trong suốt tháng 10/2012, tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu từ các quốc gia sản xuất chính đã tăng lên, chủ yếu là do Indonesia tăng lượng xuất khẩu Lượng xuất khẩu từ Sri Lanka cũng tăng lên, trong khi đó, lượng xuất khẩu từ Brazil, Ấn Độ và Malaysia đều giảm Tổng lượng xuất khẩu của 6 nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới trong tháng 10/2012 vào khoảng 21.600 tấn (trong đó, 90% là hồ tiêu đen, 10% là hồ tiêu trắng), đã tăng 20% so với mức 18.000 tấn của tháng 10/2011 Tuy nhiên, khi so sánh với lượng xuất khẩu vào 25.540 tấn trong tháng 9/2012 trước đó, lượng xuất khẩu trong tháng 10/2012 đã giảm 16% Tính từ tháng 1-10/2012, tổng xuất khẩu từ các quốc gia trên đã giảm 3% từ mức 207.900 tấn của tháng 1-10/2011, xuống mức 201.700 tấn (khoảng 86% hồ tiêu đen và 14% hồ tiêu trắng)

Trang 7

Biểu đồ tiếp theo đây sẽ đưa ra sự so sánh rõ ràng hơn giữa hai kỳ 10/2011 và 10/2012

Indonesia đã xuất khẩu được khoảng 8.800 tấn trong tháng 10/2012 (gồm 8.000 tấn hồ tiêu đen và 800 tấn hồ tiêu trắng) So với tháng 10/2011, Indonesia đã xuất khẩu được nhiều hơn đáng kể, vào khoảng 187% so với mức 3.070 tấn năm ngoái Tổng lượng xuất khẩu trong kỳ tháng 1-10/2012 vào khoảng 46.600 tấn (38.100 tấn hồ tiêu đen và 8.500 tấn hồ tiêu trắng) So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu đã tăng lên 45% Nguyên nhân lượng xuất khẩu của Indonesia tăng

là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2012 của nước này cao từ mức 45.000 tấn của năm 2011 lên mức 63.000 tấn trong năm 2012 Tính đến tháng 12/2012, lượng hồ tiêu xuất khẩu từ Indonesia được dự báo sẽ vào khoảng 53.000 tấn, và lượng trữ dành cho năm sau sẽ vào khoảng 9.600 tấn Trong tháng 10/2012, Brazil đã xuất khẩu được khoảng 4.000 tấn hồ tiêu, giảm so với mức 4.700 tấn của tháng 10/2011

So sánh với tháng 9/2012, lượng xuất khẩu tháng này đã tăng 43% từ mức 2.790 tấn Tổng xuất khẩu hồ tiêu từ tháng 1-10/2012 là 22.500 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 25.300 tấn Trong năm nay, tổng lượng hồ tiêu được xuất khẩu dự báo sẽ vào khoảng 27.500 tấn

Trang 8

Ấn Độ đã xuất khẩu được khoảng 1.100 tấn trong tháng 10/2012 Lượng xuất khẩu này tương đối thấp khi so với lượng xuất khẩu 2.500 tấn trong tháng 10/2011 Trong kỳ tháng 1-10/2012 lượng xuất khẩu từ Ấn độ vào khoảng 15.700 tấn, giảm 13% so với 18.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái Dự báo đến tháng 12/2012, Ấn Độ

sẽ xuất khẩu được khoảng 17.500 tấn

Trong tháng 10/2012, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 6.000 tấn, gần tương tự so với mức xuất khẩu trong tháng 10/2011 Trong kỳ tháng 1-10/2012, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 99.500 tấn, giảm 14% so với mức 115.700 tấn trong cùng kỳ năm ngoái Trong năm 2012, Việt Nam được sự báo sẽ xuất khẩu được khoảng 108.000 tấn, giảm so với mức 118.400 tấn trong năm 2011

Lượng xuất khẩu của Malaysia trong tháng 10/2012 vào khoảng 1.077 tấn (890 tấn hồ tiêu đen và 187 tấn hồ tiêu trắng) Lượng xuất khẩu này đã giảm 43%

so với mức 1.870 tấn trong tháng 10/2011 Trong kỳ 1-10/2012, Malaysia đã xuất khẩu được khoảng 8.304 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái hơn 3.546 tấn từ mức 11.850 tấn

Trong tháng 10/2012, Sri Lanka đã xuất khẩu được 692 tấn, cao hơn so với mức 34 tấn trong tháng 10/2011 Trong kỳ tháng 1-10/2012, lượng xuất khẩu từ Sri Lanka là 9.120 tấn, tăng 90% so với mức 4.800 tấn của cùng kỳ năm ngoái

Nhìn chung, tổng lượng xuất khẩu từ 6 nước sản xuất chính đã giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái Trong những tháng cuối năm, thị trường được kỳ vọng sẽ đạt mức xuất khẩu cao hơn, chủ yếu từ các nước Indonesia, Việt Nam và Brazil Tổng lượng xuất khẩu trong năm 2012 được kỳ vọng sẽ gần đạt mức xuất khẩu của năm

2011

Bảng số liệu chỉ rõ xu hướng xuất khẩu trong kỳ tháng 10/2012 và 10/2011 cụ thể như sau:

Trang 9

1-I.3 THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

Tác động của điều kiện tự nhiên và sâu bệnh ảnh hưởng đến sản xuất vụ

Hồ tiêu năm 2011 (chăm sóc 2010, thu hoạch 2011) ở từng vùng có khác nhau (Tây Nguyên tác động xấu từ hạn hán, sâu bệnh, miền Đông tương đối thuận

lợi); Nên nhin chung cả nước, vụ tiêu năm 2011 được đánh giá là được mùa,

sản lượng ước trên 110.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so với vụ năm 2010 Giá tiêu trong nước và xuất khẩu bình quân trong năm 2011 đạt mức kỷ lục và rất cao so các năm trước đây Tuy lợi nhuận của các nhà kinh doanh có khiêm tốn, nhưng thu nhập và lợi nhuận của người trồng tiêu được nâng lên mức rất cao, bà con nông dân rất phấn khởi

Trong sản xuất và kinh doanh, nhà nông cũng như nhà doanh nghiệp tiếp tục phát huy tính chủ động, làm chủ hàng hóa, giá cả thị trường, lưu thông xuất nhập khẩu; Đặc biệt đông đảo bà con trồng tiêu Việt Nam đã cầm chịch dẫn dắt thị trường giả cả trong nước và xuất khẩu, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững và đầy hiệu quả của ngành Hồ tiêu Việt Nam Đó là điều rất đáng khen ngợi, rất đáng trân trọng

Kết quả xuất khẩu:

Trang 10

Số lượng đạt: 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%.) Tổng kim ngạch đạt 693 triệu USD (so với năm 2010 tăng 65%) Giá bình quân: Tiêu đen 5.637 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.136 USD/tấn) Tiêu trắng 8.114 USD/tấn (so với 2010 tăng 3.139 USD/tấn)

Tác động từ suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, tác động đến lạm phát kinh tế, tài chính, tín dụng trong nước, làm ảnh hưởng mức lợi nhuận một số các doanh nghiệp, đôi khi làm nản lòng nhà kinh doanh, xuất khẩu hồ tiêu; Tuy vậy hầu hết các doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp

đi sâu vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và nâng cao công tác quản lý hệ thống lưu thông phân phối đã tạo được lợi nhuận tốt

Theo báo cáo từ các Sở Nông nghiệp & PTNT: Diện tích trồng trọt cả nước khoảng 52.171 ha, trong đó diện tích kinh doanh khoảng 46.153 ha, năng suất thu hoạch khoảng gần 2,4 tấn/ha và sản lượng ước đạt 110.000 tấn Tăng khoảng 2.000 ha (trồng mới) và 10.000 tấn sản lượng so với năm 2010

Trang 11

Đồng Nai 7,021 6,273 20,9 13,111

Bà Rịa Vũng Tàu 6,939 6,304 18,6 11,725

Kết quả xuất khẩu:

1 Số lượng: 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%)

 Tiêu đen : 99.918 tấn = 84% thị phần

(Trong đó tiêu đen nghiền : 10.103 tấn = 8,5%)

 Tiêu trắng : 18.498 tấn = 16% thị phần

(Trong đó tiêu trắng nghiền: 3.317 tấn = 2,8 %)

2 Tổng kim ngạch đạt: = 693 triệu USD

(so với năm 2010 tăng 65%)

 Tiêu đen : 545,8 triệu USD = 79% tổng trị giá

(Tiêu đen nghiền : 49,5 triệu USD = 9,5% tổng trị giá)

 Tiêu trắng : 147,2 triệu USD = 21% tổng trị giá

(Tiêu trắng nghiền : 27.2 triệu USD = 3,9% tổng trị

giá)

3 Giá bình quân:

 Tiêu đen : 5.637 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.136

USD/tấn)

(Tiêu đen nghiền : 6.553 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 1.819 USD/tấn)

 Tiêu trắng : 8.114 USD/tấn (so với 2010 tăng 3.139 USD/tấn)

Trang 12

(Tiêu trắng nghiền : 8.283 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.303

USD/tấn)

Cơ cấu nhập khẩu của các thị trường

năm 2011

Châu Mỹ 20%

Châu Âu 37%

Châu Á 35%

Châu Phi 8%

Trang 13

Cơ cấu nhập khẩu của các thị trường

Trang 14

Giá trung bình tiêu đen của Việt Nam

Trang 15

Thị phần nhập khẩu Hồ tiêu từ Việt Nam

Khác 31%

American 19%

United Arab 9%

Germany 8%

Nerthlands 7%

Spain

3%

Singapore 3%

Egypt 5%

India 5%

Pakistan 4%

Russia 3%

England

3%

II PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU

II.1 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt

và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh

SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ

Thông thường, đối với một doanh nghiệp mới hoạt động, qui mô hoạt động còn nhỏ không nhiều các doanh nghiệp Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh bài bản Do qui mô nhỏ, mọi hoạt động dường như đều nằm trong sự kiểm soát của chủ doanh

Trang 16

nghiệp hay nhà quản lý Họ duy trì cách làm việc theo cách giải quyết sự kiện và

sự ăn ý gắn kết giữa các thành viên trong nhóm như trong gia đình

Tuy nhiên, theo thời gian, tình hình dần thay đổi thậm chí trong một số doanh nghiệp tình hình thay đổi một cách nhanh chóng Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh phình ra nhanh chóng cùng sự phát triển nóng của xã hội Việt Nam Tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên thị trường hàng hoá dịch vụ cũng như ngay trong thị trường về nguồn nhân lực

Phát triển là tín hiệu tốt với doanh nghiệp song cũng đẩy họ vào tình thế mất cân bằng Nhà quản lý mất dần sự kiểm soát với tình hình Nỗ lực cá nhân không đủ

bù đắp sự thiếu hụt tạo ra do áp lực công việc Giải quyết các sự kiện không có khả năng gắn kết tổng thể theo định hướng xuyên suốt toàn công ty

Thực tế này đẩy nhà quản lý - những người xa lạ với việc lập kế hoạch, những người cho việc lập kế hoạch chỉ là công việc mang nặng lý thuyết - đến với thực tế buộc họ phải biết dừng lại để hoạch định cho những đường đi nước bước của mình một cách khôn ngoan hơn

Việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể thiếu của nhà quản lý và giống như mọi công cụ khác nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng

sử dụng một cách chuyên nghiệp

Không ít nhà quản lý sử dụng không thành thạo công cụ này Họ than phiền

kế hoạch chỉ là thứ vẽ trên giấy tờ Kế hoạch là thứ không bao giờ thực hiện được Thậm chí, tệ hơn, nhân viên chẳng bao giờ thực hiện thậm chí không biết những thứ trong kế hoạch họ đề ra Lỗi lớn nhất mà các nhà quản lý này mắc phải là họ đã không trả lời được hai câu hỏi lớn nhất của một kế hoạch kinh doanh Câu hỏi về mặt công việc và câu hỏi về mặt con người

Ngày đăng: 19/04/2014, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng chỉ số giá IPC (Giá cơ sở: trung bình 2006 – 2010) - PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM
Bảng 1 Bảng chỉ số giá IPC (Giá cơ sở: trung bình 2006 – 2010) (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w