1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ngành sản xuất bia Việt Nam

19 697 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 763,94 KB

Nội dung

Phân tích ngành sản xuất bia Việt Nam Phân tích ngành sản xuất bia Việt Nam 1 Giới thiệu về ngành sản xuất bia Việt Nam 1.1 Định nghĩa ngành  Là 1 ngành chuyên sản xuất các chất nước cồn và ít cồn ở Việt nam. Ở Việt Nam, ngành sản xuất bia có các nhóm sản phẩm chủ đạo gồm: bia chai, bia lon, bia hơi và các sản phẩm bia được nhượng quyền từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.  Bia được định nghĩa là đồ uống lên men có độ cồn thấp, được làm từ nguyên liệu chính là malt đại mạch, houblon, nấm men và nước. 1.2 Tổng quan và lịch sử phát triển ngành Ngàng sản xuất bia là 1 ngành lâu đời. Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm và được sản xuất lần đầu tại nhà máy bia Sài Gòn và nhà máy bia Hà Nội. Hiện nay do nhu cầu thị trường nên chỉ trong 1 thời gian ngắn, ngành sản xuất bia đã có những bước phát triển rất đáng kể và mạnh mẽ thông qua việc xây dựng các nhà máy bia lớn thuộc Trung Ương, địa phương và liên doanh có số vốn lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay có khoảng 320 nhà máy bia và các cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ trên cả nước với sản lượng đạt khoảng trên 800 triệu lít/năm. Trong số đó, bia địa phương chiếm 311 cơ sở (97.18% tổng số cơ sở) và sản xuất 231 triệu tấn (37.41% tổng sản lượng). Lịch sử số lượng bia tiêu thụ tăng 9 - 11% năm và dự đoán đạt 12 – 15% cho đến năm 2015. Số người uống bia chủ yếu là từ 20 – 40 tuổi dự báo sẽ tăng 5%, tương đương với 1.7 triệu người tiêu dùng mới trong năm 2015 cho ngành sản xuất bia. Mức tiêu thụ dùng bia theo đầu người năm 2005 là 17 lít/người/năm. Số lượng bia tăng bình quân là 20%/năm. Tổng thị trường được định giá cỡ 2.3 tỉ đô la vào năm 2006. Do việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và tác động của cơ chế thị trường nên số lượng các cơ sở sản xuất bia đã giảm xuống so với những năm cuối thập kỷ 90 (năm 1998 có 469 cơ sở đến năm 2005 chỉ còn 329 cơ sở), trong cả nước chỉ có 24 tỉnh, thành phố có sản xuất bia với sản lượng lớn hơn 20 triệu lít/năm. Về quy mô của các doanh nghiệp qua thống kê cho thấy trong ngành sản xuất bia có 3 doanh nghiệp có sản lượng trên 100 triệu lít/năm là Sabeco có năng lực sản xuất trên 300 triệu

Trang 1

Phạm Thành Luân Phân tích chiến lược Bài tập cá nhân

Phân tích ngành sản xuất bia Việt Nam

1 Giới thiệu về ngành sản xuất bia Việt Nam

1.1 Định nghĩa ngành

 Là 1 ngành chuyên sản xuất các chất nước cồn và ít cồn ở Việt nam Ở Việt Nam, ngành sản xuất bia có các nhóm sản phẩm chủ đạo gồm: bia chai, bia lon, bia hơi và các sản phẩm bia được nhượng quyền từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

 Bia được định nghĩa là đồ uống lên men có độ cồn thấp, được làm từ nguyên liệu chính

là malt đại mạch, houblon, nấm men và nước

1.2 Tổng quan và lịch sử phát triển ngành

Ngàng sản xuất bia là 1 ngành lâu đời Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm và được sản xuất lần đầu tại nhà máy bia Sài Gòn và nhà máy bia Hà Nội Hiện nay do nhu cầu thị trường nên chỉ trong 1 thời gian ngắn, ngành sản xuất bia đã có những bước phát triển rất đáng

kể và mạnh mẽ thông qua việc xây dựng các nhà máy bia lớn thuộc Trung Ương, địa phương và liên doanh có số vốn lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng

Hiện nay có khoảng 320 nhà máy bia và các cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ trên cả nước với sản lượng đạt khoảng trên 800 triệu lít/năm Trong số đó, bia địa phương chiếm 311 cơ sở (97.18% tổng

số cơ sở) và sản xuất 231 triệu tấn (37.41% tổng sản lượng) Lịch sử số lượng bia tiêu thụ tăng 9

- 11% năm và dự đoán đạt 12 – 15% cho đến năm 2015 Số người uống bia chủ yếu là từ 20 – 40 tuổi dự báo sẽ tăng 5%, tương đương với 1.7 triệu người tiêu dùng mới trong năm 2015 cho ngành sản xuất bia Mức tiêu thụ dùng bia theo đầu người năm 2005 là 17 lít/người/năm Số lượng bia tăng bình quân là 20%/năm Tổng thị trường được định giá cỡ 2.3 tỉ đô la vào năm

2006

Do việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và tác động của cơ chế thị trường nên số lượng các cơ sở sản xuất bia đã giảm xuống so với những năm cuối thập kỷ 90 (năm 1998 có 469 cơ sở đến năm 2005 chỉ còn 329 cơ sở), trong cả nước chỉ có 24 tỉnh, thành phố có sản xuất bia với sản lượng lớn hơn 20 triệu lít/năm

Về quy mô của các doanh nghiệp qua thống kê cho thấy trong ngành sản xuất bia có 3 doanh nghiệp có sản lượng trên 100 triệu lít/năm là Sabeco có năng lực sản xuất trên 300 triệu

Trang 2

lít/năm, Habeco có năng lực sản xuất trên 200 triệu lít/năm và Công ty liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam có năng lực sản xuất trên 100 triệu lít/năm Có 15 doanh nghiệp bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít và 19 doanh nghiệp có sản lượng sản xuất thực tế trên 20 triệu lít Khoảng 268

cơ sở còn lại có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm chủ yếu là bia hơi sản xuất từ thiết bị trong nước kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém

Các nhà máy bia được phân bổ tại 49 tỉnh thành trên 64 tỉnh thành của cả nước, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Trung Bộ và Nam Trung Bộ Trong khi đó, các khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc năng lực sản xuất bia ở mức thấp Năng lực sản xuất bia tập trung chủ yếu tại những tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương như: Thành phố Hồ Chí Minh chiếm: 25,9%, Thành phố Hà Nội chiếm: 12,7% Tỉnh Bình Dương chiếm 7,9%, Thành phố Hải Phòng chiếm : 7%; Tỉnh Hà Tây chiếm: 5,8%, Tỉnh Bắc Ninh chiếm 4,3%, Tiền Giang chiếm: 3,7%; Thành phố Huế chiếm: 2,9%; Thành phố Đà Nẵng chiếm: 2,6%

1.3 Các đặc điểm của ngành sản xuất bia Việt Nam:

Đặc điểm chính của ngành sản xuất bia Việt Nam là một ngành sản xuất đồ uống Sản phẩm của ngành là những thực phẩm do đó chất lượng của sản phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng Vì vậy việc đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu hàng đầu đối với các sản phẩm bia

Do bia, rượu, nước giải khát là những thực phẩm chế biến nên có thời hạn sử dụng không dài Các sản phẩm bia tươi, bia hơi chỉ sử dụng được trong vòng một đến hai tuần; bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng thường có thời hạn sử dụng 6 tháng; nước khoáng, nước tinh lọc thường được sử dụng trong vòng 1 năm Từ đặc tính này của sản phẩm mà việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát phải đặc biệt chú trọng gắn kết với hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm

Đối với Ngành sản xuất Bia ở Việt Nam các nguyên liệu chính và trang thiết bị như: malt đại mạch, hoa Houblon, hệ thống dây truyền sản xuất công nghệ cao…là đặc biệt quan trọng nhưng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do các nguyên liệu này đều có nguồn gốc Châu Âu

Hiện nay có 3 nhóm sản phẩm chính trên thị trường bia Việt Nam là bia hơi, dòng sản phẩm bia hạng trung (là các loại bia chai có mức giá trung bình) và sản phẩm bia cao cấp (là bia có chất lượng cao có thương hiệu quốc tếvà sản phẩm trong nước nổi tiếng) Sản phẩm bia hạng trung đang giữ thị phần và doanh thu lớn nhất chiếm 45% thị trường về sản lượng và 50% về doanh

thu năm 2006 bởi mức giá cả phù hợp

Trang 3

Nguồn: Euromonitor

Việt Nam hiện có trên 329 doanh nghiệp sản xuất bia với hơn 400 nhà máy đặt tại 57 tỷ và thành phố Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn phân tán, các nhà máy chỉ tập trung vào một số khu vực chính như TP Hồ Chí Minh 23%, Hà Nội 13% Trong 400 nhà máy sản xuất bia ở Việt Nam, chỉ có

5 nhà máy có công suất trên 100 triệu lít/năm, 11 nhà máy có công suất trên 20 triệu lít/năm còn lại là các nhà máy có quy mô sản xuất nhỏ Sabeco đang là nhà máy có công suất lớn nhất

600 triệu lít/năm, Habeco có công suất khoảng 300 triệu lít/năm

Ngoài đặc điểm chung giống như các ngành chế biến lương thực thực phẩm khác là dùng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất bia còn có thêm đặc điểm nữa là sử dụng và tiêu thụ một nguồn năng lượng khá lớn Trong các quốc gia đang phát triển

Trang 4

như Việt Nam thì nguồn năng lượng ñó chủ yếu là các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo được (dầu mỏ, than đá, củi ) nên ngành sản xuất bia là một trong những ngành tạo ra nhiều chất thải nhất

1.4 Chu kỳ ngành

Sau khi phân tích chúng tôi thấy rằng, ngành sản xuất bia vẫn đang ở giai đoạn phát triển mạnh

mẽ Tuy ở thị trường các nước phát triển đã ở giai đọan bảo hòa, nhưng tỷ lệ tăng trưởng trong nước vẫn khá cao so với thị trường thế giới Điều này là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư trong

và ngoài nước Ngành sản xuất bia theo như những nhận xét của chúng tôi thì đang ở trong giai đoạn phát triển

2 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1 Môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7%/năm trong 5 năm qua GDP năm 2006 tăng trưởng cao với mức tăng trưởng là 8.2%, GDP bình quân đầu người đạt 720 USD Trong giai đoạn 2002-2006, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 7% Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng liên tục và với mức độ cao nhất Châu Á (chỉ đứng sau Trung Quốc) GDP năm 2007 đạt xấp xỉ 8.5% Thu nhập của người dân tăng theo từng năm Đây là hai yếu tố góp phần gia tăng tiêu dùng trong đó có nhu cầu về các sản phẩm bia

Từ năm 2000 đến nay, do nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng GDP cao, đời sống của các tầng lớp dân cư được nâng lên, dân số tăng, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, du lịch ngày càng phát triển đã thu hút một lượng khách đáng kể vào nước ta Sản phẩm bia, rượu, nước

Trang 5

giải khát có mối liên hệ khá chặt chẽ đến các hoạt động vui chơi, giải trí…nên sự phát triển trong ngành dịch vụ, du lịch sẽ làm tăng nhu cầu về sản phẩm của ngành sản xuất bia Những yếu tố trên đã có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp bia Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh vào cuối thập kỷ vừa qua Năm 2006, sản xuất bia chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97% về sản lượng Sản lượng bia tăng từ 866 triệu lít năm 2002 lên 1,7 tỷ lít năm 2006 (tốc độ tăng bình quân 18%/năm) Bình quân lượng bia tiêu thụ bình quân 1 người 1 năm đạt 15 lít năm 2006 (năm 2005 là 13 lít) và dự kiến con số này vào năm 2010 là 28 lít/người/năm.

GDP hằng năm của Việt Nam 2000 – 2011 (Nguồn: World Bank)

Hiện nay nền kinh đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2011, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm, họ sẽ chi tiêu ít hơn cho tất cả các mặt hàng trong

đó về có các mặt hàng về bia, điều này là 1 lợi thế cho ngành công nghiệp bia vì đây là một mặt hàng giá trung bình nên khách hàng sẽ giảm chi tiêu nhưng sẽ không giảm hoàn toàn

Đe dọa:

 Khủng hoảng kinh tế thế giới đang tác động đến hầu hết các nền kinh tế và dự báo sẽ c n

để lại hậu quả ít nhất đến năm 2010, nhu cầu về sản phẩm cũng như đầu tư đối với ngành sản xuất bia sẽ giảm xuống trong thời gian trước mắt

 Lạm phát tăng cao trong các năm 2008 – 2011 làm cho chi phí sản xuất tăng trong khi chưa thể điều chỉnh giá ngay lập tức đă gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn ngành

Trang 6

Cơ hội:

 Số người uống bia của Việt Nam là rất lớn do dân số trẻ và số lượng bia tiêu thụ đầu người cũng có xu hướng tăng Đây là cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất bia nội địa

2.2 Môi trường chính trị

Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định so với các nước Tuy nhiên bia là đồ uống có cồn,

có tác dụng kích thích, gây nghiện và có thể dẫn đến các tác dụng tiêu cực Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn xă hội Chi phí do lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do rượu, bia gây ra thường chiếm từ 2% đến 8% GDP của quốc gia Vì vậy bia được nhà nước liệt vào danh sách các sản phẩm hạn chế sử dụng

và phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Việc thay đổi chính sách của Nhà nước trong điều kiện cải cách kinh tế và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh đến thị trường bia:

 Chính sách thuế: Việc Nhà nước điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng bia (điều chỉnh mức nộp thuế và cách tính thuế), giảm thuế nhập khẩu Trong những năm vừa qua , thuế tiêu thụ đặc biệt của sản phẩm bia ở Việt Nam vào khoảng 20% đến 75% giá trị sản phẩm Đồng thời có thông tư số 12/1999/TT-BTM quy định về quảng cáo, khuyến mại, địa điểm kinh doanh bia và quy định về chi phí quảng cáo khuyến mại là 10% giá thành sản phẩm

 Chính sách mở cửa thị trường: Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, đến năm 2009 chúng ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong đó có việc mở cửa thị trường các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát cho các tập đoàn sản xuất bia trên thếgiới Cùng theo đó

là sự điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với các mặt hàng bia, rượu sản xuất trong nước (điều chỉnh mức nộp thuế và cách tính thuế), giảm thuế nhập khẩu

 Chính sách đầu tư: Việc xóa bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu

tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI đầu tư tăng công suất cũng như việc xuất hiện các nhà đầu tư mới đã làm tăng nguồn cung cấp sản phẩm, việc cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2010

 Ở Việt Nam, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát đă được quy định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (số 12/2003/PL-UBTVQH11, ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2003) và một số tiêu chuẩn cụ thể đối với từng sản phẩm Chẳng hạn như tiêu chuẩn cho sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước tinh lọc và đối với các loại bia

Trang 7

Cơ hội:

 Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, ít thay đổi

 Hiện nay vẫn có các chính sách từ chính phủ hỗ trợ về nghiên cứu để thay thế các

nguyên liệu làm bia phải nhập từ nước ngoài, tuy không nhiều

Đe dọa:

 Các chính sách về thuế và đầu tư thay đổi quá nhanh chóng khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại và sẽ không đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam vì tính rủi ro cao

 Khi Việt Nam tham dự WTO, các hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước sẽ dần vị dỡ bỏ Khi đó các doanh nghiệp sẽ phải có được thương hiệu và các sản phẩm được ưu chuộng để có thể cạnh tranh ở thị trường Việt Nam

 Các chính sách về đầu tư ngày càng nghiêm ngặt sẽ gây khó khăn không nhỏ cho một bộ phận các công ty

 Bia vẫn sẽ là một mặt hàng nằm trong sản phẩm phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên sẽ làm tăng giá thành sản xuất cuối cùng Ví dụ như tăng thuế từ 30% lên 40% năm 2008

2.3 Môi trường dân số học

Dân số và các đặc điểm về thị hiếu, phong tục tập quán cũng là những nhân tố tác động mạnh đến nhu cầu về bia Đặc biệt người dân Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo nên lượng tiêu thụ bia khá cao so với châu Á Người dân không chỉ uống nhiều vào các dịp lễ tết, hội

h mà c n có thói quen dùng rượu cả trong ngày thường

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với 85% dân số trong độ tuổi dưới 40 Tỷ lệ tăng dân số là 1.21% Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng cho việc tiêu thụcác sản phẩm bia Theo các

số liệu thống kê, dân số Việt Nam từ 20 đến 49 tuổi tiêu thụ khoảng 64% các sản phẩm bia rượu nước giải khát Mức tiêu thụ bình quan đầu người của Việt Nam theo thống kê 2007 là

21.7lít/năm, nhưng mức tiêu thụ bia bình quân trên đầu người còn thấp so với Nhật, Trung Quốc và các quốc gia Châu Âu Đồng thời mức sống của người dân ngày càng tăng nên ngân sách dùng cho các mục đích giải trí cũng tăng theo, khi đó người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho bia

Trang 8

Đe dọa:

 Có 1 xu hướng “Tây Âu hóa” trong lớp trẻ và một bộ phận dân cư có thu nhập cao với nhu cầu sử dụng bia có nguồn gốc nước ngoài tăng lên nên các nhà sản xuất bia nội địa

sẽ có khó khăn để tiếp cận nhóm tiêu dùng này

Cơ hội:

 Dân số Việt Nam trẻ và uống rất nhiều bia, đặc biệt từ 24 – 45 tuổi Đây là 1 thị trường rất lớn và cơ hội rất nhiều cho cac doanh nghiệp sản xuất bia

2.4 Môi trường công nghệ

Trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay, chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có nếu muốn tồn tại Do vậy, để có thể thành công, phải tao nên sự khác biệt vượt trội Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên Việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới sẽ ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển Thực tế các doanh nghiệp trong Ngành Bia Việt Nam

Trang 9

đang “chạy đua” đầu tư các trang thiết bị, công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh Đồng thời, công nghệ là yếu tố tác động mạnh đến chất lượng và sự phong phú về chủng loại sản phẩm Từ nhà nấu, lò hơi, hệ thống xử l{ nước, nuôi cấy men, lên men bằng tank tự động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử l{ nước thải…đều được thay mới và cải tiến Công nghê tiên tiến cùng với chất lượng đầu vào tốt là 1 bước quan trọng để cho phép sản xuất ra những sản phẩm an toàn hơn do loại bỏ được nhiều chất độc hại trong các khâu chế biến Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể là bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm độc đáo khác biệt với các nhà cạnh tranh Điều này đúng cho cả các loại bia rượu truyền thống cũng như hiện đại Ví dụ như các hãng sản xuất bia, rượu châu Âu với truyền thống lâu đời luôn nắm trong tay những quy trình và công thức chế biến bia bí mật để tạo ra các sản phẩm đặc biệt, có hương vị độc đáo mà không nơi nào khác có được

Do môi trường ngày càng bị ô nhiễm đòi hỏi các công ty tham gia thị trường bia phải đầu tư các qui trình công nghệ hiện đại để xử lí chất thải cho đúng với tiêu chuẩn cho phép, việc đó sẽ làm chi phí sản xuất của công ty gia tăng Và mức độ sử dụng vốn đầu tư, công nghệ và trang thiết bị kỹthuật của các doanh nghiệp trong Ngành vẫn có sự cách biệt rõ nét Có công ty đầu tư tập trung nhưng phần lớn các công ty nhỏ lẻ đầu tư phân tán nên hiệu quả chưa cao

Cơ hội:

 Nếu áp dụng được những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành sản xuất bia sẽ có được nhiều sản phẩm tốt với chủng loại và mẫu mà phong phú hơn, tăng năng suất lao động, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động

Đe dọa:

 Chi phí đầu tư lớn cho các trang thiết bị hiện đại nên chỉ có các cơ sở được sự bảo đảm

về tài chính như các công ty nhà nước hay liên doanh có thể tự trang bị Đồng thời do dân trí nước ta còn kém nên mặc dù đã trang bị các trang thiết bị hiện đại vẫn có khả năng sản xuất không hiệu quả, dẫn đến giá thành cao và tính cạnh tranh thấp

 Các điều luật về bảo vệ môi trường càng ngày càng khắt khe, đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia WTO, sẽ làm các công ty phải thay đổi cách thức sản xuất để tuân theo các đạo luật này

2.5 Môi trường toàn cầu

Khi Việt Nam tham gia WTO, những chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch, thuế nhập khẩu sẽ bị giảm mạnh cho các doanh nghiệp trong nước Sự mở rộng cửa cho các hãng nước ngoài sẽ tạo

ra môi trường cạnh tranh khốc liệt

Trang 10

Cơ hội:

 Hội nhập sẽ mang lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành nói riêng đó là sự mở cửa thị trường các nước, tự do hóa thương mại, không bị phân biệt đối xử, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên của WTO sẽ được giảm đáng kể, tăng khả năng xuất nhập khẩu cho sản phẩm, nguyên liệu của ngành

Đe dọa:

 Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sản phẩm bia, rượu, nước giải khát các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển

 Tự do hóa thương mại đi k m với sự tăng cường chính sách bảo hộ và các rào cản thương mại hiện đại Các rào cản kỹ thuật về chất lượng, nhăn mác, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ… là các ví dụ tiêu biểu

3 Năm đặc điểm cạnh tranh:

3.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:

Cạnh tranh trong ngành: Cao

Trên thị trường bia Việt Nam, 3 công ty Sabeco, Bia liên doanh Việt Nam (Vietnam Brewery Limited-VBL), Habeco chiếm hơn 60% thị phần Trong đó Sabeco hiện đang dẫn đầu thị trường với 31% thị phần với các dòng sản phẩm bia hạng trung và sản phẩm cao cấp Bia liên doanh VBL chiếm 20% với các dòng sản phẩm bia cao cấp Bia Hà Nôi chiếm 10% thị phần với sản phẩm bia hơi đang giữ vị trí chủ đạo Các công ty còn lại chiếm 24% thị phần trong đó có 2 công

ty bia nước ngoài vừa sát nhập vào Liên doanh bia Việt Nam là San Miguel chiếm 7% và Foster chiếm 9%

Ngày đăng: 19/04/2014, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w