1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN VIỆT NAM

25 547 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 540,5 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN VIỆT NAM

Trang 1

Shu-te University SD-MBA1

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN

Trang 2

Shu-te University SD-MBA1

PHẦN 1 GIỚI THIỆU NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN

2 Giới thiệu về ngành sản xuất điện Việt Nam:

Đến thời điểm hiện nay, ngành sản xuất điện vẫn là ngành có tính độcquyền cao khi hiện nay Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chiếm hơn 60%sản lượng điện sản xuất ra trong toàn ngành và là người mua và người phânphối điện duy nhất trên thị trường điện Việt Nam Là một trong 6 tập đoànmạnh của đất nước, EVN giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điệncho nền kinh tế

EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng chiến lược pháttriển ngành s ả n x u ấ t điện, phát triển các dự án điện, cân đối nguồn cung

và nhu cầu tiêu thụ trong nước EVN có quyền quyết định gần như tất cảcác vấn đề trong ngành như việc mua điện từ đâu, giá mua điện …

Ngành s ả n x u ấ t điện hiện nay vẫn đang là ngành có nhu cầu lớn hơnkhả năng sản xuất trong nước Tình trạng thiếu điện Việt Nam vẫn còn tiếptục xảy ra, đặc biệt là vào mùa khô khi các dự án thủy điện thiếu nước.Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do giá điện thương phẩm hiệnnay còn thấp, không khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh vào các dựán nhiệt điện mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận

Trang 3

Shu-te University SD-MBA1

vào thủy điện

Việc đầu tư trong ngành được sự khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từphía Chính phủ, gần đây nhất trong Công văn số 1465 và số 1472/TTg-QHQT, Chính Phủ có đưa ra những phương án hỗ trợ phát triển ngànhđiện, thiết thực nhất, có thể nói đến là việc hỗ trợ vay vốn với lãi suấtthấp từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) của WB đểđầu tư các dự án điện

Các nguồn sản xuất điện nước ta hiện nay chủ yếu là từ nhiệt điện vàthủy điện Các nguồn năng lượng tái tạo hiện đang được ứng dụng thửnghiệm tại 1 số dự án Trong quy hoạch nguồn cung ứng điện trong tươnglai, các nguồn năng lượng tái tạo này được cân nhắc phát triển, tạo ranguồn cung ứng mới, tiên tiến

Theo quyết định của Thủ Tướng số 26/2006/QĐ-TTg về lộ trình xóa bỏđộc quyền trong ngành điện (sản xuất và phân phối) sẽ gồm 3 giai đoạn:

• Giai đoạn từ 2005 – 2014: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực sảnxuất điện, xu hướng này sẽ thay thế độc quyền

• Giai đoạn từ 2015 – 2022: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bánbuôn điện

• Sau 2022: cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ, ngành điện vậnđộng theo cơ chế thị trường

PHẦN 2 PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN

Trang 4

Shu-te University SD-MBA1

1 Tình hình cung cấp điện tại Việt Nam hiện nay:

Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổngđiện thương phẩm cả nước năm 2010 đạt 85,59 tỷ kWh, tăng 12,6% so vớinăm 2009, trong đó điện cho công nghiệp và xây dựng tăng 17,31%,nông nghiệp và thuỷ sản tăng 32,87%, thương mại và dịch vụ tăng 11,36%,quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 7,07%

Năm 2010 điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống điện quốc giađạt 100,1 tỷ kWh, tăng 15,1% so với năm 2009 Công suất cực đại (Pmax)toàn hệ thống năm 2010 là 15.500MW

Bảng 1: Điện thương phẩm kế hoạch và thực tế

Phương án

Kế hoạch (triệu KWh)

Thực tế (triệu KWh)

Trang 5

Shu-te University SD-MBA1

khô tình hình hạn hán nghiêm trọng kéo dài làm suy giảm công suất và sảnlượng các nhà máy thủy điện, một số nhà máy nhiệt điện mới (Hải Phòng,Quảng Ninh, Uông Bí 2, Phả Lại 2, Cẩm Phả và Sơn Động) lại vận hành không

ổn định thường xảy ra sự cố, trong khi đó nhu cầu về điện lại tăng cao do nắngnóng dẫn đến việc mất cân đối cung-cầu về điện

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu điện là do nhiều dự án nguồn

bị chậm tiến độ nhiều năm qua Theo Quy hoạch điện VI, yêu cầu đến hết năm

2009 hệ thống điện phải đạt công suất lắp đặt là 21.000 MW, tuy nhiên đếnnay công suất này chỉ đạt 18.400MW trong đó công suất khả dụng chỉ đạt14.500-15.500 MW Nhiều dự án nhiệt điện lớn như nhiệt điện Hải Phòng,Quảng Ninh, Mạo Khê, thủy điện Đồng Nai 3 bị chậm tiến độ so với quyhoạch đến gần hai năm Nguyên nhân của việc này là do thiếu vốn, thiếunhân lực và cả thiếu năng lực thực hiện của chủ đầu tư, nhà thầu và kể cảnhững bất cập về cơ chế chính sách

2 Phân tích nguồn cung điện:

Hiện nay ở nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện

và nhiệt điện Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điệnkhí và nhiệt điện dầu Thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn nănglượng tái tạo như gió và mặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêmnguồn cung cấp điện năng Tổng công suất lắp đặt nguồn điện tính đếnngày 31/12/2010 là 21.250MW, trong đó thuỷ điện chiếm tỷ trọng là 38%,nhiệt điện là 56%, diesel và nguồn điện nhỏ khác là 2% và điện nhập khẩu là4%

2 1 Nguồn thuỷ điện:

Trong các nguồn cung cấp điện chính thì thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóng

Trang 6

Shu-te University SD-MBA1

vai trò quan trọng trong cơ cấu Năm 2010 tỷ trọng các nguồn điện từ thủy điệnvẫn chiếm mức cao nhất trong các nguồn sản xuất

Các nhà máy thủy điện không có chi phí cho nhiêu liệu, có mức phát thảithấp và có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải Tuy nhiên, ngànhcó chi phí đầu tư ban đầu cao, thời gian xây dựng lâu và là nguồn bị độngnhất do phụ thuộc vào thời tiết

Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển nguồn điện theo Quy hoạch điện VI củachính phủ thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn điện sảnxuất Điều đó được thể hiện khi từ 2006 đến 2010 tỷ trọng các nguồn thủy điệngiảm từ 46.63% xuống còn 38%, thay vào đó là sự gia tăng của các nguồn nhiệtđiện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện khí

Bảng 3: Nhu cầu và phát triển thủy điện

Trang 7

Shu-te University SD-MBA1

Theo kế hoạch phát triển nguồn cung điện của EVN thì đến 2025, sẽ chútrọng nâng dần tỷ trọng của nhiệt điện than trong cơ cấu, giảm mạnh tỷ trọngcủa thủy điện và nhiệt điện khí, đáng chú ý hơn là sự xuất hiện và đóng gópđáng kể của các nguồn năng lượng mới đó là năng lượng nguyên tử và nănglượng tái tạo

+ Tiềm năng thủy điện:

Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở Việt Nam cho thấytổng trữ năng lý thuyết các con sông khoảng 300 tỷ kWh, công suất lắp máyđược đánh giá khoảng 34.647 kWh/năm

Trữ năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh tương đương với công suấtlắp máy khoảng 31.000 MW Hiện nay, các công trình thủy điện đã khai thácđược khoảng 8.075 MW và mới khai thác được trên 26% tiềm năng kỹ thuật

Bảng 4: Tiềm năng thủy điện Việt Nam

Trang 8

Shu-te University SD-MBA1

Lưu vực sông

Diện tích, km2

Số công trình

Tổng công suất, MW

+ Đặc điểm thủy điện:

Các nhà máy thủy điện không có chi phí cho nhiêu liệu, có mức phát thảithấp và có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải Tuy nhiên,ngành có chi phí đầu tư ban đầu cao, thời gian xây dựng lâu và là nguồn

bị động nhất, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết Trong trường hợp hạnhán kéo dài, lượng mưa giảm, làm lượng tích nước tích trong hồ thấp hơn

so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhàmáy Ngoài ra, các thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại vềđường xá và các công trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phátđiện và tăng chi phí sửa chữa Các nhà máy thuỷ điện lớn ở Việt Nam hiệnnay có Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW), Thủy điện Yali (720 MW),Thủy điện Trị An (400 MW) v.v…

Sản lượng do các nhà máy thủy điện đang chiếm 35-40% trong tổng công

Trang 9

Shu-te University SD-MBA1

suất phát của hệ thống điện Việt Nam Tuy nhiên trong năm 2010, mứcđóng góp vào sản lượng điện chỉ đạt mức khiêm tốn là 19% do tình trạnghạn hán kéo dài khiến các mực nước tại các hồ thủy điện xuống thấp kỷlục, sát với mực nước chết (Thác Bà còn 0,5 m, Thác Mơ còn 0,75 m, Trị Ancòn 1,48 m, hồ Hòa Bình còn 1,48 m )

+ Nguồn cung thủy điện trong giai đoạn 2010-2015:

Theo kế hoạch của EVN thì năm 2010 số nhà máy thủy điện có công suất >30MW đưa vào vận hành có tổng công suất lắp đặt khoảng 6.500MW

Hiện tại có 19 dự án do EVN làm chủ đầu tư và đang triển khai xây dựng.Trong số đó có dự án Sơn La với công suất 2.400 MW là dự án lớn nhấtĐông Nam Á Dưới đây là danh sách các dự án thủy điện đang thi côngtheo thứ tự từ Bắc vào Nam:

Bảng 6: các dự án thủy điện có công suất > 30 MW

Số TT Tên công

trình Tỉnh

Công suất (MW) Loại đập

2 Sơn La Sơn La 2.400 RCC 138

3 Huội Quảng Sơn La 520 CVC 130

4 Bản Chat Lai Châu 20 RCC 104

Trang 10

Shu-te University SD-MBA1

13 Đại Ninh Lâm Đồng 300 Đập đá

Bảng 7: Các dự án chuẩn bị đầu tư để đưa vào vận hành năm 2015

(MW)

1 Lai Châu Lai Châu 1.200

2 Trung Sơn Thanh Hóa 250

3 Sông Bung 2 Quảng Nam 100

4 Sông Bung 4 Quảng Nam 145

5 Sông Bung 5 Quảng Nam 60

6 Khe Bố Nghệ An 90

7 Sê San 4a Gia Lai 60

2.2 Nguồn cung nhiệt điện:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hiện nay là nhiệt điện khí với hơn60% tồng nguồn nhiệt điện Xem xét về chi phí vận hành thì nhiệt điện than cóchi phí nguyên liệu rẻ nhất, rẻ hơn nhiều so với nhiệt điện dầu

2.2

1 N hiệt điện khí: Có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu nguồn sản

xuất nhiệt điện với tỷ trọng hơn 60% tổng công suất của nhiệt điện Nguồnnguyên liệu để sản xuất ra điện là khí tự nhiên được mua lại từ Tập đoàndầu khí và nhập khẩu, giá bán khí sẽ biến động theo giá dầu Mặc dù nguồnkhí tự nhiên nước ta khá dồi dào, tuy nhiên do giá thành sản xuất điện khí ởmức cao do đó mặc dù công suất của các nhà máy điện khí rất lớn nhưng tỷ lệkhai thác lại không cao

Trang 11

Shu-te University SD-MBA1

Các dự án nhiệt điện khí chủ yếu được quy hoạch tập trung ở khu vực miềnNam, nơi có nguồn cung cấp khí dồi dào từ Tập đoàn dầu khí Tính đến thờiđiểm cuối 2009 cả nước có 4 nhà máy nhiệt điện khí bao gồm:

Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa: 388,9 MWNhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ: 3.990 MWNhà máy Nhiệt điện Thủ Đức: 247 MWNhà máy Nhiệt điện Cà Mau: 1500MW

2.2.2 Nhiệt điện than : Đứng thứ 2 trong cơ cấu các nguồn nhiệt điện nước

ta, nguồn nguyên liệu hiện nay toàn bộ được mua từ nguồn than đá trongnước của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam với giá ưu đãi, trong tươnglai cùng với sự phát triển của các dự án này thì nhiều khả năng nước ta sẽphải nhập khẩu thêm nguồn than bên ngoài

Chi phí nhiên liệu để vận hành các nhà máy nhiệt điện than thấp hơnnhiều so với nhiệt điện khí khoảng 60% để đạt được cùng mức công suất vànhiệt lượng Do đó nhiệt điện than là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụngthậm chí hơn cả thủy điện do tính ổn định

Miền Bắc có vị trí thuận lợi với trữ lượng than lớn tại Quảng Ninh nên

đã xây dựng các nhà máy nhiệt diện chạy than lớn như: Phả Lại (1.040 MW),Uông Bí (300 MW) và Ninh Bình (300 MW) Trong tương lai EVN sẽ tiếptục phát triển thêm nhiều dự án nhiệt điện than lớn như: Dự án Duyên Hải 1(Trà Vinh) công suất 2 x 600 MW, Dự án Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) công suất

2 x 600 MW, Dự án Hải Phòng 3, công suất 4 x 600 MW…

2.2.3: Nhiệt điện dầu: Các nhà máy nhiệt điện dầu thường được xây dựng

chung trong tổ hợp các khu nhiệt điện khí, dầu như khu tổ hợp điện dầu khíPhú Mỹ, do chi phí sản xuất điện cao nên nhiệt điện dầu chỉ được khai thác

Trang 12

Shu-te University SD-MBA1

nhằm bù đắp lượng điện thiếu tức thời, do đó đóng góp trong cơ cấu nhiệtđiện của nhóm này là thấp

Bảng 9: Đánh giá ưu nhược điểm của các nguồn điện

Thủy điện ➢ Không tốn chi phí

nguyên liệu, lợi nhuận biên cao

➢ Mức phát thải thấp

➢ Chi phí ban đầu cao

➢ Ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái

➢ Là nguồn bị động nhất,

Nhiệt điện ➢ Chi phí đầu tư ban đầu

thâp hơn thủy điện

➢ Nguồn tương đối ổn định, không phụ thuộc thời tiết

➢ Thời gian xây dựng nhanh

➢ Chi phí vận hành cao hơn thủy điện.

➢ Tác động đến môi trường

➢ Than, dầu, khí không là tài nguyên vô hạn, trong tương lai có khả năng phải nhập khẩu

➢ Thay đổi công suất

Năng lượng tái tạo (gió, mặt

trời)

➢ Thân thiện với môi trường

➢ Việt Nam có tiềm năng

➢ Chi phí đầu tư ban đầu cao

➢ Cần kỹ thuật công nghệ

Điện nhập khẩu ➢ Chi phí đầu tư thấp ➢ Chi phí mua điện cao,

phụ thuộc đối tác.Nhập khẩu sẽ mất ngoại tệ

Dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ đạt mức 11 – 12%/nămtrong 5 năm tiếp theo và mức 14% về dài hạn

2.3 Các nguồn năng lượng tái tạo:

Hiện nay các nguồn năng lượng này đang được chú trọng phát triển

Trang 13

Shu-te University SD-MBA1

án quy hoạch điện VII mà EVN đã trình Bộ Công Thương thì trong tương laingoài phát triển các nguồn điện truyền thống như thủy điện, nhiệt điện, cácnhà chuyên môn đã và đang tính đến phát triển điện nguyên tử, năng lượngmới, năng lượng tái tạo với tỷ trọng nhất định trong hệ thống điện

3 Đánh giá sức hấp dẫn ngành sản xuất điện:

Bảng 10: Tốc độ sản xuất điện giai đoạn 1991-2007

1991-2000 2001-2007 Trung Quốc 8.1% 13.5%

Hàn Quốc Thái Lan Đài Loan Philipin Malaisia Indonesia

Trang 14

Shu-te University SD-MBA1

PHẦN 3

PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH

1 Chi phí đầu tư

1.1 Thủy điện:

+ Chi phí tài chính: Việt Nam đã tiếp cận được với những nguồn vốn lớn với

chi phí thấp Điều này thường ưu ái với những dự án có chi phí đầu tư ban đầulớn nhưng chi phí hoạt động thấp như thủy điện

+ Chi phí nhiên liệu: Đây không phải là vấn đề đáng quan tâm của thủy điện vì

đặc thù của thủy điện vốn không sử dụng nhiên liệu

+ Chi phí đầu tư: C hi phí đầu tư thủy điện phụ thuộc vào vị trí dự án, thông

thường thì vào 1.400 USD/kW nếu lãi vay được tính trong thời gian xâydựng, cần phải tính chi phí phát điện cố định trên mỗi kWh Để tính được, taphải biết chi phí đầu tư ban đầu, lãi suất và chi phí vốn chủ sở hữu, số giờ sửdụng hàng năm và vòng đời của nhà máy phát điện Đa số các tổ máy thủyđiện chỉ có thể chạy khoảng 4.000 giờ một năm

Bảng 12: Tổng chi phí đầu tư thủy điện

Chi phí cố định (cent/kWh)

Vận hành – quản lý (cent/kWh)

Tổng

1.2 Nhiệt điện:

+ Chi phí đầu tư: Trong các loại hình nhiệt điện thì chi phí đầu tư cho các dự án

nhiệt điện than là cao nhất, với mức 1.200 USD/KW đối với các nhà máy có côngsuất lớn, hiện đại, mức độ ô nhiễm thấp Các nhà máy nhiệt điện khí có mức đầu

tư tầm 600 USD/KW và rẻ nhất là các nhà máy nhiệt điện dầu với phí đầu tư chỉ

Ngày đăng: 19/04/2014, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w