Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
XâydựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Mở đầu
Trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và
Nhà nước, nền kinh tế ta đang chuyển mạnh mẽ từ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp sang cơ chế thị trường theo địch hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những
thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công ngiệp
hóa và hiện đại hóa với những yêu cầu mới, vấn đề tài chính tiền tệ không chỉ là
mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn là mối quan tâm của các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng…
Một thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay có rất nhiều nhà quản lý kinh tế,
chủ doanh nghiệp giỏi đạt được nhiều thành công qua sự hiểu biết, phântích hoạt
động kinh tế ngành. Bên cạnh đó không ít các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bị
phá sản, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bị thua lỗ bởi không hiểu sâu sắc tình
hình tài chính của ngành nghề, của lĩnh vực mà mình đang hoạt động, nói khác đi là
không nhận thức đầy đủ công tác phântích tình hình tài chính của ngành cũng như
của doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó ta có thể thấy rằng hoàn thiện phân tích
tài chính doanh nghiệp nói chung và hoàn thiện phương pháp xâydựng bộ chỉ số
ngành nói riêng để làm một thước đo cho các doanh nghiệp có thể tự đánh giá trong
điều kiện hiện nay là một yêu cầu, một đòi hỏi của các nhà quản lý kinh tế, các nhà
đầu tư, chủ doanh nghiệp và những người quan tâm. Với ý nghĩa đó em đã chọn đề
tài “Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânhàngởViệt Nam”
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Ở những thị trường mà thị trường chứng khoán đã phát triển như:Mỹ, Nhật,
Úc, hay Singapore, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thông tin liên quan đến chứng
khoán, đến công ty mà mình quan tâm. Tiêu chuẩn ngành được xem như là các tiêu
chuẩn mà các công ty phải duy trì hoạt động theo, hay ít nhất là phải đảm bảo đủ
khả năng đạt được. Với các nhà đầu tư, họ có thể nhìn vào các chỉ số tài chính của
công ty đang xem xét, so sánh nó với số bình quân ngành, nếu hệ số tài chính của
công ty đang xem xét bằng hoặc cao hơn chỉ số ngành thì các công ty đó đang hoạt
động tốt và điều đó có thể là một sự lựa chọn để đưa vào giỏ đầu tư của mình. Tuy
nhiên, nếu họ cảm thấy chỉ số này đang nằm dưới chỉ số ngành thì điều đó có nghĩa
là công ty đang hoạt động không tốt hoặc gặp vấn đề khó khăn.
Phải thừa nhận rằng, các chỉ số ngành đóng một vai trò quan trọng trong việc
ra các quyết định đầu tư. Nhưng ởViệt Nam, ý tưởng về một bộ chỉ số ngành nhất
định còn là một điều mới mẻ, số đông các nhà đầu tư còn không nhận thức được
vấn đề đó.
Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, sự nhận thức về chứng khoán và tài chính
doanh nghiệp đã được các nhà đầu tư nâng cao lên một cách rõ nét. Các nhà đầu tư
hiện nay đã quan tâm tới phântích công ty, cũng như phântích đặc điểm của từng
ngành nghề kinh doanh trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Đề tài nghiên cứu khoa học này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung
cấp phương pháp, cách tư duy một cách logic về các cách phân loại ngành nói
chung và ngànhngânhàng như là một ví dụ điển hình nói riêng. Đồng thời cung
cấp cách thức đưa ra chỉ số ngành căn bản khi các số liệu luôn được cập nhật một
cách liên tục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Một vấn đề phải thừa nhận hiện nay đó là những nhà đầu tư ViệtNam không
để tâm nhiều đến hoạt động của công ty mà thường ra quyết định chủ yếu dựa vào
cảm tính, tin đồn, vào xu hướng của các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài, và theo
“tâm lý đám đông”.
Một lời khuyên cho các nhà đầu tư đó là phải xét đến giá trị thật của công ty.
Nhưng một vấn đề rất lớn nảy sinh đó là hiện nay các công ty cổ phầnViệt Nam
nói chung và các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nói riêng
đều hoạt động đa phương diện, đa lĩnh vực. Vậy làm sao để phân loại ngành nghề
kinh doanh chính của công ty và đầu là thước đo để đánh giá một công ty trong
ngành nghề đó.
Trên thực tế, trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu để viết nên đề tài này,
chỉ có một số ít các công ty chứng khoán như: công ty chứng khoán Biển Việt,
công ty chứng khoán VNDirect, công ty chứng khoán ngânhàng thương mại cổ
phần Á Châu, công ty chứng khoán Biển Việt là liệt kê danh sách các công ty theo
ngành nghề kinh doanh để cung cấp cho các nhà đầu tư những quyết định mang
tính chuyên nghiệp. Còn lại hầu hết thì chưa cập nhật thông tin này. Nhưng các chỉ
số ngành trên các trang web của các công ty này đều đều là số liệu trong quá khứ
và cách tính, cũng như cách phân loại còn chưa được đề cập đến một cách rõ ràng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này trọng tâm là cung cấp cơ sở các
cách phân loại ngành đang được áp dụng tại ViệtNam và trên thị trường thế giới,
cũng như là cách tiếp cận để tính các chỉ số này. Áp dụng vào thực tế phân tích
ngành ngânhàng tại ViệtNam hiện nay, từ đó xâydựng một cơ sở để áp dụng vào
các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Với định hướng của đề tài như đã nêu ở mục 1.1, hệthốngchỉ số ngành có
nghĩa với từng bộ phận trong nền kinh tế :
Đối tượng của đề tài sẽ là các chỉ số tài chính căn bản, từ các chỉ số của riêng
lẻ từng công ty, bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, sẽ tìm ra được công ty áp
dụng tính toán ra bộ chỉ số ngành căn bản của ngành đó.
Với toàn bộ dữ liệu thu thập được, phạm vi đề tài sẽ áp dụng vào tính toán ra
bộ số liệu ngànhNgânHàngViệt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành phântích hoạt động kinh doanh cũng như phântích hoạt động tài
chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phântích nào mà sử dụng kết
hợp các phương pháp phântích vói nhau để đánh giá tình hình doanh nghiệp một
cách xác thực nhất, nhanh nhất.
Phương pháp phântích hoạt động tài chính doanh nghiệp là hệthống các
phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các
luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp, xong
phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh và phântích tỷ lệ.
4.1. Phương pháp so sánh
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so
sánh được của các chỉtiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và
đơn vị tính toán của các chỉtiêu so sánh) và theo mục đích phântích mà xác địch
gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ
(điểm) được chọn để phântích gọi là kỳ phântích (hoặc điểm phân tích). Các trị số
của chỉtiêu tính ra ở từng thời kỳ tương ứng gọi là trị số chỉtiêu kỳ gốc, kỳ phân
tích. Và để phục vụ mục đích phântích người ta có thể so sánh bằng các cách : so
sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân.
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Phương pháp so sánh sử dụng trong phântích tài chính doanh nghiệp là:
• So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được sự
cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
• So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
• So sánh giữa số thự hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy
được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu,
được hay chưa được so với các doanh nghiệp cùng ngành.
• So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng
hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến
đổi về cả số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua
niên độ kế toán liên tiếp.
4.2. Phương pháp phântích tỷ lệ
Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phântích tài
hính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày
càng được bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:
Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán tài chính được cải tiến và được cung cấp
đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉtiêu tham chiếu tin cập cho việc đánh
giá mọi tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy
nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
Thứ ba, phương pháp này giúp cho nhà phântích khai thác có hiệu quả các số
liệu và phântích một cách có hệthốnghàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác
định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham
chiếu.
Trong phântích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành
các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu
vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả
năng sinh lời.
4.3. Phương pháp tính toán chỉ số ngành
Do hạn chế của việc thu thập số liệu, nên việc tính toán chỉ số ngành dựa vào
tất cả các số liệu ngành là một công việc khó khăn. Chính vì vậy, đề tài xin đưa ra 3
cách chọn mẫu phi xắc suất, từ đó tính ra chỉ số ngành theo nhóm các ngân hàng
được chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Với phạm vi của đề tài, xin được áp dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Khi tính toán ra chỉ số ngành cuối cùng, để tránh sự sai khác nhau về tính qui
mô của ngân hàng, các chỉ số của ngânhàng sẽ được nhân với một trọng số đó là
tổng tài sản của ngânhàng được chọn mà trong đề tài được đề cập đến là ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu và ngânhàng ngoại thương Vietcombank.
4.3.1. Chọn mẫu chủ quan
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
Quy trình chọn mẫu chủ quan hay còn gọi là chọn mẫu có chủ đích dựa trên
giả thiết cho rằng cán bộ nghiên cứu có thể chọn các yếu tố đại diện cho một “mẫu
điển hình” từ đối tượng nghiên cứu mục tiêu phù hợp. Chất lượng mẫu được chọn
sử dụng phương pháp này phụ thuộc vào tính chính xác của những lý giải mang
tính chủ quan của mẫu điển hình.
Rất khó thu được kết quả có ý nghĩa từ mẫu chủ quan bởi vì không bao giờ
có hai chuyên gia hoàn toàn nhất trí với nhau về nội dung chính xác của mẫu điển
hình. Vì vậy, khi không có tiêuchí từ bên ngoài, không có cách nào để có thể đánh
giá kết quả nghiên cứu thu được từ mẫu chủ quan này chính xác hơn kết quả nghiên
cứu thu được từ mẫu kia.
4.3.2. Chọn mẫu tạo sự thuận tiện
Mẫu tạo sự thuận tiện là thuật ngữ được sử dụng để mô tả mẫu mà ở đó các
yếu tố được chọn từ đối tượng nghiên cứu mục tiêu trên cơ sở sự thuận tiện mà
chúng mang lại cho cán bộ nghiên cứu.
Mẫu tạo sự thuận tiện đôi khi được gọi là “mẫu ngẫu nhiên” bởi vì các yếu tố
được chọn mẫu chỉ đơn giản là vì chúng ở gần nơi cán bộ nghiên cứu tiến hành thu
thập số liệu (về mặt không gian và hành chính).
Giả thiết chính liên quan đến chọn mẫu tạo sự thuận tiện là các thành viên
thuộc đối tượng nghiên cứu mục tiêu là đồng nhất. Điều đó có nghĩa là sẽ không có
sự khác biệt nào trong kết quả nghiên cứu thu được từ mẫu ngẫu nhiên, mẫu hợp
tác hoặc mẫu được thu thập từ một bộ phận đối tượng không tiếp cận được.
Đối với chọn mẫu chủ quan, không có cách nào để cán bộ nghiên cứu có thể
kiểm tra độ chính xác của một mẫu thuận tiện so với mẫu kia. Thực ra, những
người chỉ trích phương pháp này cho rằng trong nhiều trường hợp nghiên cứu, các
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
yếu tố sẵn có và tiếp cận được của đối tượng nghiên cứu mục tiêu sẽ khác đáng kể
so với các yếu tố ít tiếp cận hơn. Vì vậy, họ kết luận rằng việc sử dụng phương
pháp chọn mẫu tạo sự thuận tiện có thể gây ra độ nghiêng đáng kể trong ước tính
mẫu về các thông số đối tượng nghiên cứu.
4.3.3. Chọn mẫu định mức
Chọn mẫu định mức là kiểu chọn mẫu phi xác suất thường được sử dụng.
Đôi khi kiểu chọn mẫu này thường được gọi với cái tên không chính xác là “chọn
mẫu đại diện” bởi vì số lượng các yếu tố thu được từ nhiều tầng đối tượng nghiên
cứu mục tiêu tỷ lệ với quy mô của các tầng này.
Mặc dù chọn mẫu định mức có sự hạn chế tương đối chặt chẽ về số lượng
các yếu tố mẫu cho mỗi tầng, thường là có rất ít hoặc không có sự kiểm soát về quy
trình sử dụng để chọn yếu tố trong các tầng này. Ví dụ, có thể áp dụng chọn mẫu
chủ quan hoặc mẫu tạo sự thuận tiện trong bất kỳ tầng nào hoặc tất cả các tầng. Vì
vậy, hình thức bề ngoài của tính chính xác liên quan đến tính đại diện tương xứng
của các tầng phải được xem xét trong bối cảnh là không có cách nào để kiểm tra
tính chính xác của các ước tính thu được từ bất cứ tầng nào hoặc từ việc kết hợp
các ước tính riêng lẻ của mỗi tầng.
Căn cứ theo phương pháp chọn mẫu được nêu trên, 2 ngânhàng được chọn
để đại diện cho mẫu và căn cứ vào tính chỉ số ngành đó là Vietcombank và ACB.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
• Phần mở đầu của đề tài sẽ nói rõ sự cần thiết của đề tài, mục đích
nghiên cứu, đề tài có ảnh hưởng đến những đối tượng nào, giới hạn –
phương pháp nghiên cứu.
• Trong chương I sẽ giới thiệu về cơ sở nền tảng về lý luận để xây dựng
hệ thốngchỉtiêuphântích ngành. Người đọc sẽ được tiếp cận với
những kiến thức căn bản như: khái niệm ngành kinh tế được hiểu là gì,
các cách phânngành của ViệtNam và thế giới, các chỉtiêu tài chính
quan trọng…
• Chương thứ II sẽ bàn về thực trạng của hệthống NHTM ởViệt Nam
hiện nay, các đặc điểm cơ bản của các ngânhàng thương mại, các hoạt
động cơ bản của các NHTM Việt Nam.
• Chương thứ III dựa vào những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương I
& chương II sẽ áp dựng vào xâydựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành
Ngân Hàng.
Chương I: Cơ sở lý luận về xâydựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệt Nam
1.1. Khái quát về ngành kinh tế
1.1.1. Khái niệm ngành kinh tế
Ngành kinh tế “Industry” có gốc từ tiếng Latin “Industrius” có nghĩa là bộ
phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa – dịch vụ.
Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt
động kinh tế ở quy mô nhỏ. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và
thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay bắt
đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến
ngày nay với sự trợ giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát triển (như Hoa
Kỳ, Anh quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các
nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương
tác nhau trong một mạng lưới phức tạp mà không dễ hiểu biết tường tận nếu chỉ
nghiên cứu sơ sài.
(Nguồn : Wikipedia)
Ngành kinh tế cũng có thể được miêu tả như một hoạt động chính hay mang
tính chung nhất. Nếu một công ty hoạt động đa ngành đa nghề, đa lĩnh vực, ngành
nghề chính luôn được hiểu là hoạt dộng mang lại doanh thu nhiều nhất.
Một cách tiếp cận dễ dàng nhất: “Ngành được định nghĩa là một nhóm các
hoạt động chính của công ty, luôn được quyết định bằng nguồn doanh thu lớn nhất”
Nhiều năm trước đây, những xu hướng của thị trường đã khẳng định rằng các
công ty với cùng khu vực địa lý thì có sự hoạt động tương tự nhau. Vì nguyên nhân
trên, nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy rằng rất hữu ích khi so sánh sự biến động của
các cổ phiếu của công ty theo cùng và theo từng quốc gia khác nhau. Cho đến tận
bây giờ, việc phân chia các công ty cũng như các cổ phiếu theo vùng vẫn tỏ ra rất
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Nguyễn Thanh Phúc
TCDN47A, Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
[...]... quay hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng, trong khi đó đối với ngànhngânhàng thì hai chỉtiêu này lại hoàn toàn không được nhắc đến, vì mặt hàng kinh doanh của ngânhàng là kinh doanh tiền tệ Sau đây sẽ giới thiệu về ngànhngânhàng và xâydựngchỉtiêuphântích cho ngànhngânhàng tại ViệtNam 1.2.3.1 Nội dungphântíchPhântích tài chính NHTM là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ... chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân XâydựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệtNam - Khả năng sinh lời của ngânhàng thường được phản ánh qua khả năng sinh lời của tổng tài sản và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc phântích khả năng sinh lời, một loạt các chỉtiêu bổ trợ cũng như mô hình phân tích. .. Thanh Phúc TCDN47A, Tài chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành NgânHàngViệtNam - rất nhiều chỉtiêu trong các bảng báo cáo tài chính, do vậy sẽ có một khối lượng lớn các chỉ số tài chính khác nhau được tạo nên Trong quá trình phân tích, ta chỉ sử dụng một số các chỉtiêu được chia thành 5 nhóm cơ... *100 Hệ số tạo vốn nội bộ cho biết khả năng tăng vốn tự có của ngânhàng từ lợi nhuận để lại Hệ số này càng lớn càng tốt Ở các ngânhàng trên thế giới, hệ số này trên 12% được coi là tốt Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Nguyễn Thanh Phúc TCDN47A, Tài chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành Ngân Hàng. .. phầnChỉtiêu này phản ánh giá thị trường đắt hay rẻ 1.2.3 Nhóm chỉtiêuphântích tài chính trong ngânhàng Việc sử dụnghệthốngchỉtiêuphântích đối với mỗi ngành khác là khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành Ví dụ như đối với các công ty nằm trong ngành sản xuất kinh doanh thì vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng, trong khi đó đối với ngành ngân. .. 150% Ý nghĩa: Hệ số an toàn vốn thể hiện mức độ đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng, cung cấp thông tin để xác định khả năng tăng trưởng và mở rộng qui mô hoạt Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Nguyễn Thanh Phúc TCDN47A, Tài chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành NgânHàngViệtNam ... quốc dân Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành NgânHàngViệtNam - 1.1.2.2 Phânngành của GICS Global Industry Classification Standard ( GICS) được phát triển bởi Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor's vào năm 1999 GICS được đưa ra nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung cho việc phân loại các công ty vào các ngành và.. .Xây dựnghệthốngchỉtiêuphântích ngành NgânHàngViệtNam - hữu ích nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu phân các cổ phiếu của công ty đó theo từng ngành nghề cụ thể 1.1.2 Phân loại ngành kinh tế Hiện nay trên thế giới, các nước có nền kinh tế đã phát triển như : Mỹ, Nhật, Anh đều có cách phânngành cụ thể Nhưng nói chung... trưởng tín dụng của ngânhàng được xem xét trong mối tương quan với giai đoạn phát triển của ngânhàng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệthốngngânhàng do NHNN khống chế hàngnăm Tỷ trọng dư nợ theo ngành, địa bàn Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Nguyễn Thanh Phúc TCDN47A, Tài chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân Xâydựnghệthống chỉ. .. nhịp nhàng, hữu hiệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Nguyễn Thanh Phúc TCDN47A, Tài chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân XâydựnghệthốngchỉtiêuphântíchngànhNgânHàngViệtNam - Ngày nay các ngânhàng đang phải chịu những sức ép rất lớn: một mặt phải đáp ứng mục tiêu của . chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân Hàng Việt Nam
Với định hướng của đề tài như đã nêu ở mục 1.1, hệ. chính -Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân Hàng Việt Nam
Phương pháp so sánh sử dụng trong phân tích tài