Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành ngân hàng ở việt nam (Trang 57 - 62)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Các hoạt động khác

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế qua hệ thống ngân hàng. Trong những năm 2005-2006, hoạt động thanh toán quốc tế đạt được mức tăng cao và đều đặn, trên 22% với thanh toán xuất khẩu và trên 15% với thanh toán nhập khẩu.

Theo NHNN, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đạt tốc độ tăng trưởng 150-300%/năm. Tính đến hết năm 2007, các ngân hàng phát hành gần 8,3 triệu thẻ, tính bình quân trong gần 10 người dân có 1 người dùng thẻ18. Thống kê cho thấy thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng 2,5 lần so với năm 2006, từ 3,5 triệu thẻ năm 2006 lên 8,3 triệu thẻ năm 2007. Trong đó số lượng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm chủ yếu với 93,87%, tiếp theo là thẻ ghi nợ (Debit card) quốc tế với 3,6%, thẻ tín dụng (Credit card) quốc tế chiếm 2,22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0,31%.

Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở vật chất trong lĩnh vực ngân hàng phát triển, tiện ích đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của dân cư. Tính đến hết năm 2007, cả nước đã có 4.300 máy ATM, hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh thoán thẻ bằng POS, so với năm 2006, con số trên là 2.500 ATM và 14.000 POS.

Chương III: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành NH ở Việt Nam

Vì giới hạn của ngồn thông tin cũng như sự hạn chế của các tài liệu tham khảo, trong khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập đến những chỉ tiêu tài chính mang tính “sống còn” trong ngân hàng đó là : Dư nợ / Tổng tài sản, Hệ số an toàn vốn, NPLs / Tổng dư nợ, ROA, ROE. Đề tài sẽ cung cấp các chỉ tiêu trên theo tiêu chí 5 ngân hàng thương mại quốc doanh và 14 ngân hàng thương mại cổ phần. Căn cứ vào bộ số liệu này và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ tính toán ra chỉ tiêu của toàn ngành ngân hàng.

3.1. Dư nợ / Tổng tài sản

(Nguồn : Báo cáo của IFC)

Khối ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng NPLs / Tổng dư nợ (%) 2005 2006 ACB 38,65 38,11 Sacombank 58,28 58,1 Exim bank 56,58 55,68 Techcombank 50,44 50,85 VIB 58,6 55,13 NHTMCP Quân đội 52,34 43,65 NH Đông Á 69,99 66,13 Habubank 60,27 51,2 NH Sài Gòn 83,45 77,1 Sea Bank 22,04 32,87 VP Bank 54,11 49,29 NH Phương Nam 74,47 51,17 NH Phương Đông 71,92 72,36 ABBank 59,71 36,32

Chỉ tiêu Dư nợ / Tổng tài sản của toàn ngành năm 2005 là 42,91 và năm 2006 là 39,4058

Chỉ tiêu này của toàn ngành đã giảm xuống trong năm 2005 so với năm 2006 bởi vì trong thời gian này, các ngân hàng thương mại đã tập trung vào một kênh huy động vốn khác đó là từ thị trường chứng khoán thay vì dựa vào kênh dẫn vốn truyền thống từ đi vay.

Trong năm 2005, hoạt động của ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, phù hợp với biến động của thị trường góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, toàn ngành cũng đồng thời đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam; tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, đồng

thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, ngành Ngân hàng phấn đấu đưa tổng phương tiện thanh toán tăng 22% và dư nợ tín dụng tăng dưới 25% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành ngân hàng ở việt nam (Trang 57 - 62)