5. Cấu trúc đề tài
1.2.3.2. Phân tích về vốn
Vốn chủ sở hữu là thước đo khả năng hấp thụ những tổn thất cuối cùng tại thời điểm thanh lý ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp cho ngân hàng áp dụng chiến lược kinh doanh mạo hiểm, tức chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng khả năng sinh lời cũng cao hơn; trong khi đó nếu vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm giảm tính năng động của ngân hàng.
Khi xem xét về vốn, các nhà phân tích thường nghiên cứu tới qui mô vốn chủ sở hữu, khả năng tạo vốn từ lợi nhuận để lại của ngân hàng và quan trọng nhất là xem xét sự hợp lý về ngồn vốn của một ngân hàng trong việc bù đắp các tài sản có rủi ro qua việc xem xét mối tương quan của vốn tới tổng tài sản qui đổi theo mức độ rủi ro. Các chỉ tiêu được xem xét là:
Hệ số an toàn vốn (CAR-Capital Aquadecy Ratio)
CAR(%) = (Vốn tự có – Các khoản giảm trừ) / (Tổng tài sản có rủi ro nội và ngoại bảng) * 100.
Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và cấp 2:
Vốn cấp 1 hay còn gọi là vốn sơ cấp gồm vốn điều lệ, các khoản dự trữ công bố chủ yếu là lợi nhuận để lại. Ngoài ra phải khấu trừ khỏi vốn cấp 1 giá trị tài chính mang lại do thương hiệu và danh tiếng của ngân hàng. Vốn cấp 1 được xem là sức mạnh thực sự của ngân hàng.
Vốn cấp 2 là phần vốn phụ gồm dự trữ không công bố (chệnh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, chứng khoán đầu tư), dự phòng bù đắp rủi ro, những công cụ vốn lưỡng tính, những công cụ nợ có kỳ hạn ưu tiên thấp.
Vốn cấp 1 cộng với vốn cấp 2 tạo thành vốn tự có của ngân hàng nhưng phải tuân thủ một số qui định sau:
• Tổng giá trị vốn cấp 2 không được vượt quá 100% vốn cấp 1
• Những công cụ nợ có kỳ hạn ưu tiên thấp tối đa bằng 50% tổng giá trị của vốn cấp 1.
• Dự phòng bù đắp rủi ro giới hạn ở mức tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro.
• Dự trữ tăng lên do đánh giá lại tài sản phải bị khấu trừ đi 50%
• Dự trữ tăng lên từ các loại đầu tư chứng khoán phải bị khấu trừ 60% • Các khoản giảm trừ khỏi vốn tự có bao gồm phần giá trị giảm đi do
đánh giá lại tài sản cố định, các loại chứng khoán đầu tư, các khoản vốn góp tại các công ty con hạch toán độc lập, các khoản lỗ lũy kế.
Tổng tài sản co rủi ro là giá trị tài sản của ngân hàng được qui định theo mức độ rủi ro tương ứng với từng loại tài sản. Theo Hiệp định về vốn Basel I do Ngân hàng Trung Ương thuộc nhóm G10 ký kết năm 1988 thì tài sản của ngân hàng được chia theo 4 mức độ rủi ro là 0%, 20%, 50%, 100%. Tuy nhiên để phù hợp với quá trình thực tiễn hoạt động, đến tháng 6 năm 1999, một số qui định trong Hiệp định Basel I được sửa đổi và đến cuối năm 2001 thì Basel II ra đời và có hiệu lực áp dụng vào năm 2004. Theo Basel II, tài sản được chia thành 5 loại khác nhau: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%.
Ý nghĩa: Hệ số an toàn vốn thể hiện mức độ đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng, cung cấp thông tin để xác định khả năng tăng trưởng và mở rộng qui mô hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Để đảm bảo sự ổn định và khả năng thanh toán, các ngân hàng cần phải giữ được mức an toàn vốn tối thiểu nhằm trang trải được các khoản lỗ bất thường như khách hàng không trả được nợ đúng hạn, suy thoái kinh tế…Ngược lại, mỗi khi ngân hàng muốn gia tăng tài sản có rủi ro thì cũng cần có một số vốn tương ứng để đảm bảo cho sự mở rộng qui mô này.Theo qui định trong hiệp ước, các ngân hàng phải duy trì vốn tự có cấp 1 ít nhất bằng 4% tổng tài sản có rủi ro và duy trì vốn tự có cấp 2 it nhất bằng 8% tổng giá trị tài sản có rủi ro. Sau này, Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã áp dụng theo và yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu 8% đã trở thành yêu cầu bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, NHNN cũng yêu cầu một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Việc tính toán tỷ lệ này cũng tương tự như qui định trong Basel I và được cụ thể hóa bằng quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005.
Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage)
L(lần) = Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu .
Hệ số đòn bẩy là một thước đo thông dụng mức độ nợ trên vốn chủ sở hữu được nhiều ngân hàng áp dụng. Hệ số này cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng lớn gấp bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu từ đó đo lường mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Mức trung bình ở các ngân hàng trên thế giới là 12,5 lần.
Hệ số tạo vốn nội bộ (Internal Capital Generation) ICG(%) = Lợi nhuận không chia / Vốn cấp 1 *100.
Hệ số tạo vốn nội bộ cho biết khả năng tăng vốn tự có của ngân hàng từ lợi nhuận để lại. Hệ số này càng lớn càng tốt. Ở các ngân hàng trên thế giới, hệ số này trên 12% được coi là tốt.