5. Cấu trúc đề tài
3.6. Nhận xét chung
Thị trường ngân hàng Việt Nam hiện tại là thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm do phần lớn thị phần đang do các NHTMNN nắm giữ, với rất nhiều rào cản đang được đặt ra của chính phủ và cũng chính từ đặc điểm của ngành.
Tuy nhiên, trong một số năm tới, số lượng ngân hàng sẽ giảm mạnh, song qui mô và chất lượng tăng thông qua sát nhập, thâu tóm các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có xu thế phát triển hoạt động ngân hàng đa năng.
Mặc dù đã thực hiện cổ phần hóa, song tính chất ngân hàng của nhà nước sẽ vẫn không mất đi ở các NHTMNN. Tuy nhiên, sự thống trị của các NHTMNN sẽ mất đi, nhường vị trí cho các NHTMCP và các ngân hàng nước ngoài. Ngành ngân hàng vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao của ngành đang ở giai đoạn thứ hai của chu kỳ tăng trưởng.
Ngành đang ở mức tăng trưởng nhanh và tố độ tăng trưởng 20% sẽ giữ vững trong thời gian tới
Bảng tóm tắt các chỉ tiêu chính của ngân hàng
Chỉ tiêu 2005 2006 Dư nợ / Tổng tài sản 42,9125 39,4058 Tình trạng nợ xấu 2,9322 1,383 Hệ số an toàn vốn 8,2371 8,5951 ROA 1,0344 1,4620 ROE 17,2737 24,4343 Kết Luận
Các chỉ tiêu phân tích ngành ngân hàng đã được áp dụng từ rất lâu ở các nước trên thế giới và được coi như một chuẩn mực trong phân tích, đánh giá tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc vận dụng để phù hợp với điều kiện các ngân hàng ở Việt Nam về các chỉ tiêu tính toán, các mức chuẩn thì vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Phân tích tài chính NHTM luôn là mối quan tâm đối với rất nhiều người từ những người dân đến những người quản lý. Bởi lẽ sự thất bại của các NHTM không những ảnh hưởng đến cá nhân, các tổ chức mà ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan trực tiếp đến tiền tệ nên rất nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro. Cho nên phân tích tài chính NHTM là một trong những nội dung khó, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như am hiêu sâu sắc về hoạt động của các NHTM, do đó, tác giả chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để không ngừng hoàn thiện nội dung phân tích tài chính nhằm phục vụ cho sự phát triển an toàn và hiệu quả của các ngân hàng thương mại nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.
Nghiên cứu khoa học này muốn cung cấp một sơ sở ý thuyết nền tảng trong việc phân tích các công cụ phân tích ngành, và phân tích thực trạng cũng như các chỉ số ngành ngân hàng như là một bước đầu trong việc hoàn thiện việc cung cấp thông tin một cách minh bạch và đầy đủ cho những người quan tâm.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Lưu Thị Hương(1988), Nhà xuất bản giáo dục.
2. Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, T.S Trần Đăng Khâm, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân.
3. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, TS. Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Quản trị ngân hàng thương mại, Peter S.Rose, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội (2004)
6. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống Kê (2005)
7. Quản lý và kinh doanh tiền tệ, Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (1999) 8. “Vận dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Á”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Lê Thu Trang (2006)
9. Fundamentals of Corporate Finance, Ross. Thompson. Christensen. Westerfield. Jordan, McGraw-Hill Irwin.
10.Thống kê của ngân hàng nhà nước 11.Báo cáo thường niên 2004 của NHNN 12.Tạp chí kế toán
13. Báo cáo phân tích ngân hàng của VinaCapital 14. Báo cáo IFC
15. Thời báo kinh tế Sài Gòn
16.http://www.ven.org.vn/tai-chinh-ngan-hang
17.http://www.sbv.gov.vn/vn
Mục lục
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu...2
2. Mục đích nghiên cứu...3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4
4. Phương pháp nghiên cứu...4
4.1. Phương pháp so sánh...4
4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ...5
4.3. Phương pháp tính toán chỉ số ngành...6
4.4. Chọn mẫu chủ quan...7
4.5. Chọn mẫu tạo sự thuận tiện...7
4.6 Chọn mẫu định mức...8
5. Cấu trúc đề tài...9
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành 1.1. Khái quát về ngành kinh tế...10
1.1.3. Khái niệm ngành kinh tế ...10
1.1.2. Phân loại ngành kinh tế...11
1.1.2.1. Phân ngành của tổng cục thống kê...11
1.1.2.2. Phân ngành của GICS...13
1.1.2.3. Phân ngành của ICB...15
1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích...22
1.2.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu phân tích...22
1.2.2. Các tỷ số tài chính cơ bản trong phân tích tài chính...23
1.2.2.1. Các tỷ số thanh toán...23
1.2.2.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính...26
1.2.2.4. Các tỷ số sinh lợi...28
1.2.2.5. Các tỷ số giá trị thị trường...28
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính trong ngân hàng...29
1.2.3.1. Nội dung phân tích...29
1.2.3.2. Phân tích về vốn...31
1.2.3.3. Phân tích chất lượng tài sản...34
1.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lời...36
1.2.3.5. Phân tích khả năng thanh toán...38
Chương II : Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại...40
2.1.1. Khái niệm ngành ngân hàng...40
2.1.2. Khái quát quá trình phát triển hệ thống NHTM Việt Nam...43
2.1.3. Hệ thống tổ chức của khối NHTM Việt Nam...43
2.1.4. Các đặc điểm chính của hệ thống NHTM Việt Nam...44
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động các NHTM...51
2.2. Các hoạt động chính của NHTM...55
2.2.1. Hoạt động huy động vốn...55
2.2.2. Hoạt động tín dụng...57
2.2.3. Các hoạt động khác...59
Chương III: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành NH ở Việt Nam 3.1. Dư nợ / Tổng tài sản...61
3.3. Hệ số an toàn vốn...67
3.4. ROA...69
3.5.ROE...72
3.6. Nhận xét chung...74
Kết luận