SỞ GDĐT TP. HỒ CHÍ MINH TỔ LỊCHSỬ “SỬ DỤNG TÀI LIỆUMÔNVĂN HỌC, ĐỊALÍỞTRƯỜNGTHPTTRONGVIỆCDẠYHỌCLỊCHSỬVIỆTNAMLỚP 12” NĂMHỌC 2010 – 2011 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tàiTrong những năm gần đây, dạysử và họcsử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạymônlịchsử luôn trăn trở về việcdạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạyhọclịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích mônhọc này… II. Lý do chọn đề tài Cũng như các mônhọc khác, mônhọclịchsử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ mônlịchsử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa họclịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vậndụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các mônhọc khác, việchọc tập lịchsử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng họclịchsử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịchsử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trongdạyhọclịchsử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trongviệc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh Đa số học sinh coi bộ mônlịchsử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các mônhọcVăn - Sử - Địa lại liên quan với nhau Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu. Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạyhọc, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ởhọc sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. Phương pháp dạyhọc liên môn, gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạyhọc nói chung và dạyhọclịchsử nói riêng. Dạyhọc liên mônVănhọc,ĐịalítrongdạyhọcLịchsử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịchsử một cách rời rạc. Bản thân là một giáo viên dạysử nhiều năm, cũng đi dạy nhiều nơi và được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra những khó khăn cũng như 2 những cái hay mà thầy cô áp dụngtrong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆUMÔNVĂN HỌC, ĐỊALÍỞTRƯỜNGTHPTTRONGVIỆCDẠYHỌCLỊCHSỬVIỆTNAMLỚP 12”. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu áp dụng cho học sinh lớp12trong phần LịchsửViệtNam từ năm 1919 – 2000. Quý thầy cô và học sinh lớp 9 ở cấp THCS cũng có thể đọc, tham khảo. IV. Mục đích nghiên cứu Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và họcmônlịchsửtrongtrường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập, đổi mới dạyhọclịchsử trở thành một yêu cầu cấp thiết góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ mônlịchsử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với việc lạm dụng những phương tiện dạyhọc hiện đại một cách quá mức không những không tăng thêm hiệu quả cho bài học mà còn làm giảm sút chất lượng dạyhọclịch sử. Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạyhọctrong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán. Sửdụng phấn trắng bảng đen cũng như việc trình bày miệng là phương pháp dạy truyền thống nhưng vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn và việc áp dụngdạyhọc liên mônVăn - Sử - Địaởtrường phổ thông là một minh chứng vì nó sẽ làm tăng thêm hiệu quả dạyhọclịch sử. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa ra ý tưởng dạyhọc liên môn và việcdạy này đã được áp dụngở một số nơi trên thế giới. ỞViệt Nam, dạyhọc liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên việc áp dụng cụ thể trong từng mônhọc,trong từng bài học thì vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆUMÔNVĂN HỌC, ĐỊALÍỞTRƯỜNGTHPTTRONGVIỆCDẠYHỌCLỊCHSỬVIỆTNAMLỚP 12” sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc ấy, tìm tòi nội dung giao thoa giữa các mônhọc, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được họctrong mỗi môn. Áp dụngviệcdạyhọc liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạyhọclịch sử. 3 PHẦN NỘI DUNG I. SỬDỤNGTÀILIỆUVĂNHỌCTRONGDẠYHỌCLỊCHSỬ Tài liệuvănhọc là nguồn tư liệu quan trọng đối với dạyhọclịch sử, nó có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh. Bằng những hình ảnh cụ thể, các tài liệu, hình tượng vănhọc có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người đọc. Vănhọc trình bày những nét đặc trưng, điển hình về kinh tế, chính trị, xã hội…do đó giữa vănhọc và sửhọc có mối quan hệ khăng khít với nhau. TrongLịchsử 12, trang 76, khi giảng về những chuyển biến mới về tình hình kinh tế xã hội nước ta, giáo viên có thể nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11) để thấy được hình ảnh nông thôn và thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Giảng về giai cấp nông dân ViệtNam bị bần cùng hóa không lối thoát, ta có thể nhắc đến hình ảnh chị Dậu, hay “Chí Phèo” – người nông dân hiền lành lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh. Giáo viên giảng phần II: Phong trào dân tộc dân chủ…trang 79 khi nhắc đến hoạt động của Phan Bội Châu, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ, nhớ lại bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của ông. Trong bài 12, bài 13: Giáo viên cũng nhắc lại đôi nét về tác phẩm Vi hành của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo (năm 1923). Tác phẩm vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của vua Khải Định… Trong bài 15 Phong trào Dân chủ 1936 – 1939 Sách Ngữ văn 11 còn một số tác phẩm như “Tinh thần thể dục” của tác giả Nguyễn Công Hoan, giáo viên dạylịchsử cũng biết và nhắc lại cho học sinh thấy được tính chất bịp bợm của phong trào này. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Đảng. Bài 16 Cách mạng tháng Tám… Giáo viên dạylịchsử nhắc lại trong Sách Ngữ văn 11, học sinh đã học bài “Chiều tối”, “Lai Tân” trích trong tập “Nhật kí trong tù”. Sách Ngữ văn12 đã dạy và cho học sinh tìm hiểu về Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đây là văn kiện lịchsử quan trọng đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của nước Việt Nam. Giáo viên dạysửtrong bài này tốt nhất là cho học sinh nghe lại lời đọc của Bác. Bài 17, Nước Việtnam dân chủ cộng hòa… Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám: khi nói đến nạn đói năm 1945, người giáo viên dạysử nhắc lại học sinh liên tưởng đến các nhân vật như Chị Dậu hoặc hỏi về tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim 4 Lân; tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao…và đặc biệt là phải nói đến đoạn trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài 18: Những năm đầu toàn quốc kháng chiến: Khi giáo viên giảng về sự giúp đỡ của nhân dân Việtnam với nước bạn Lào, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng sẽ làm cho học sinh rất chăm chú nghe giảng… Bài 19, 20 Giáo viên dạysử có thể liên hệ với bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Bài thơ này nhắc lại rất nhiều kỉ niệm trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi hay bài “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn cũng là một bài thơ hay nói về cuộc kháng chiến này. Về văn xuôi, giáo viên có thể nói về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Trong bài 21, 22, 23: Miền Bắc xây dựng XHCN thì bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là một ví dụ liên hệ tuyệt vời. Ở miền Nam, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược, truyện “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc; “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi… Giáo viên cho học sinh hiểu rõ về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống lại kẻ thù mạnh nhất từ xưa đến nay. Tình yêu gia đình, tình yêu đất nước đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp dân tộc ta chiến thắng bất kì một kẻ thù hung hãn nào. I. SỬDỤNGTÀILIỆUĐỊALÍTRONGDẠYHỌCLỊCHSỬMônĐịalí cũng liên quan rất nhiều đến mônlịch sử. Một cuộc họp, hội nghị, một trận đánh… đều diễn ra ở một địa điểm nhất định. Để học sinh hiểu bài học hơn thì việcdạyhọclịchsử kết hợp với việcsửdụng bản đồ là cực kì cần thiết. Bởi vì, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối liên hệ các đối tượng địalí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Bản đồ được coi là phương tiện trực quan, một cuốn sách giáo khoa thứ hai. Để sửdụng bản đồ có hiệu quả, người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về bản đồ. Lâu nay, bản đồ trong sách giáo khoa ít được chú ý. Nhiều người cho rằng bản đồ chỉ có tính chất minh họa cho bài viết. Thực tế không đơn giản như vậy. Trong mỗi cuốn sách giáo khoa đều có phần hình và phần chữ. Hình có khi chỉ là yếu tố minh họa cho chữ, song cũng có khi nó bổ sung nội dung mà phần chữ không thể trình bày được. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định bộ não chúng ta ghi nhớ hình ảnh lâu hơn là chữ, vì thế sửdụngtàiliệumônĐịa lí, nhất là sửdụng bản đồ trongdạyhọcLịchsử là rất cần thiết. Hiện nay, hầu hết thư viện trường nào cũng có bản đồ để dùngtrongviệcdạylịch sử. Việc này là rất tốt vì giúp học sinh chăm chú hơn, hình dung ra các địa điểm, trận đánh, chiến dịch trên bản đồ… từ đó, học sinh ghi nhớ lâu hơn. Việcsửdụng bản đồ càng gây ấn tượng tốt hơn khi giáo viên vẽ được lược đồ nước ta thật nhanh trên bảng, rồi cho học trò điền lại các thông tin… 5 Thầy giáo không chỉ giảng hay khi kết hợp với mônVănhọc mà còn vẽ đẹp thì càng thu hút học trò hơn, đó cũng là góp một phần nhỏ trongviệc nâng cao hiệu quả của bài họcLịch sử. III. KẾT LUẬN Việcviết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG TÀI LIỆUMÔNVĂN HỌC, ĐỊALÍỞTRƯỜNGTHPTTRONGVIỆCDẠYHỌCLỊCHSỬVIỆTNAMLỚP 12”, theo kinh nghiệm của bản thân cũng như việc tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp khác, đó là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việchọc, tự tìm hiểu lịchsử đang có nhiều hướng giảm sút, xuống cấp. Xã hội ngày càng phát triển đi lên về kinh tế, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thái độ dạyhọc đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ mônLịchsử nói riêng. Trong đề tài này, tôi bước đầu mạnh dạn tìm hiểu sự giao thoa giữa ba mônhọcVăn - Sử - Địa, đúc kết thành những phần cụ thể kèm theo từng bài của Sách giáo khoa Lịchsử 12, Chương trình cơ bản. Trong quá trình nghiên cứu và viết, chắc chắn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này còn có những hạn chế, tôi mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/11/2010 Người viết ‘ 6 . SỞ GDĐT TP. HỒ CHÍ MINH TỔ LỊCH SỬ “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối. dụng trong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 . III. Phạm vi. rạc. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc