Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-*** -NGUYỄN VĂN THẮNG
NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MẢNG Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI, 2014
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-*** -NGUYỄN VĂN THẮNG
NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MẢNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Nhân học văn hóa
Mã số: 62.31.65.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS BÙI VĂN ĐẠO
2 PGS TS NGUYỄN VĂN MINH
HÀ NỘI, 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ: Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận án là trung
thực Các trích dẫn trong công trình đầy đủ và chính xác Nếu có gì sai phạm tôi hoàntoàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Thắng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài " Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam" , ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Văn Đạo và PGS.TS Nguyễn Văn Minh Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình tới hai Thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ là giảng viên Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội nói riêng và các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhân viên của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung đã giúp đỡ tôi về chuyên môn cả trong học tập và nghiên cứu thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Dân tộc học, anh, chị, em, bạn bè và gia đình đã động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời tri ân, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cán bộ và đồng bào người Mảng ở Lai Châu cũng như các địa phương khác đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu.
Hà Nội, tháng năm 2014 Tác giả luận án
Nguyễn Văn Thắng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5Stt Viết tắt Viết đầy đủ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 1
1 Tính cấp thiết……… 1
2 Mục đích nghiên cứu………2
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu……….2
4 Nguồn tư liệu của luận án……….3
Trang 65 Đóng góp của luận án………3
6 Bố cục của luận án……… 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU……….5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu……… 5
1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .………11
1.3 Khái quát về địa bàn và đối tượng nghiên cứu……….20
Tiểu kết chương 1……….33
Chương 2: NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG………35
2.1 Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con nhỏ ………35
2.2 Nghi lễ hôn nhân 43
2.3 Nghi lễ khám chữa bệnh………59
2.4 Nghi lễ tang ma ………63
Tiểu kết chương 2……….74
Chương 3: NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP, CẦU AN, THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ TẾT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG ……… 76
3.1 Nghi lễ nghề nghiệp……… 76
3.2 Nghi lễ cầu an………84
3.3 Nghi lễ thờ cùng tổ tiên, thần linh và lễ tết……… 93
Tiểu kết chương 3……….99
Chương 4: BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ GIA ĐÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY ……….100
4.1 Nội dung biến đổi ………100
4.2 Xu hướng biến đổi ……… 117
4.3 Nguyên nhân của sự biến đổi ……….119
Tiểu kết chương 4 126
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……… 128
5.1 Kết quả ……… 128
5.2 Bàn luận……….136
Trang 75.3 Một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ gia
đình 144
Tiểu kết chương 5 ………145
KẾT LUẬN ……… 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 167
PHỤ LỤC ……….168
CHÚ THÍCH ………238
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Mảng ở Việt Nam là dân tộc có dân số ít Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 là 3.700 người, có mặt tại 14 tỉnh, thành trên cả nước, như: Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Lai trong đó tập trung đông nhất tại tỉnh Lai Châu
Trang 8với 3.631 người, chiếm 98,13% Người Mảng thường sinh sống tại những vùng khó khăn,vùng sâu, vùng xa, có nhiều bản cư trú dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc Trongnhững năm qua, đã có một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về tộc người Mảng ởViệt Nam được thực hiện và công bố, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện
và có hệ thống về nghi lễ gia đình
Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các lễ thức về sinh đẻ và nuôi dạy con cái,cưới xin, tang ma, khám và chữa bệnh, nghề nghiệp, cầu an, Đây là những giá trị vănhóa tộc người được hình thành từ lâu đời, là nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóatinh thần và phản ánh giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộcngười Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là yếu tố luôn luôn biến đổi đểthích nghi với điều kiện mới, môi trường mới trong đời sống xã hội tộc người Chính vìvậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình sẽ chỉ ra được những sắc thái cơ bản của văn hóa ngườiMảng ở Việt Nam
Đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là
từ Đổi mới năm 1986, kéo theo nhiều biến đổi trong các nghi lễ truyền thống và có ảnhhưởng tích cực cũng như gây ra những hạn chế đến đời sống tộc người Do vậy, nghiên cứunghi lễ gia đình của người Mảng trong bối cảnh hiện nay sẽ chỉ ra được những giá trị vănhóa truyền thống và biến đổi của nó trong tình hình mới, từ đó xác định xu hướng biến đổi
và có những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp
Dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quantâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người nhằm phục vụ quá trìnhcông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhưng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cho các tộc người cơ hội tiếp cận sâurộng và đa dạng hơn vào nền kinh tế, văn hóa chung của nhân loại nhưng cũng đặt ranhiều thách thức trong phát triển, nhất là vấn đề giải quyết hài hòa giữa phát triển và bảotồn các giá trị văn hóa tộc người thiểu số, tộc người có dân số ít
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó cho thấy, nghiên cứu Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mảng phù hợp với bối cảnh pháttriển kinh tế - xã hội theo đường lối Đổi mới và hội nhập hiện nay, mà còn cung cấp
Trang 9luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định,triển khai các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các
giá trị sản văn hóa tộc người, theo tinh thần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Hội nghị TW 5 Khóa VIII của Đảng đã đề ra.
Cung cấp những tư liệu mới về người Mảng ở Việt Nam, là cơ sở khoa học choviệc nghiên cứu đối sánh với các tộc người có dân số ít ở Việt Nam có cùng nhóm ngônngữ
Làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựngchính sách phát triển phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộcngười Mảng
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở ViệtNam và biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở ViệtNam Tuy nhiên, do đây là phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khácnhau của đời sống tộc người, do đó trong luận án này chúng tôi chỉ chọn một số nghi lễtiêu biểu để trình bày là: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ nghề nghiệp; nghi lễcầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh, khám bệnh, chữa bệnh; Bên cạnh đó, cũng chú ýđến sự biến đổi và vai trò của các nghi lễ trong bối cảnh mới Nghi lễ gia đình truyềnthống của người Mảng được hiểu là từ 1986 trở về trước, bởi kể từ sau đổi mới, cơ chếkinh tế thị trường mới bắt đầu tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mảng ở Việt Nam,trong đó có nghi lễ gia đình
Trang 103.3 Địa bàn nghiên cứu tập trung ở tỉnh Lai Châu, trong đó chọn 5 xã thuộc 2huyện là: xã Pa Vệ Sử, Bum Nưa, Vàng San của huyện Mường Tè; Chăn Nưa và NậmBan của huyện Sìn Hồ Đây là những nơi tập trung các bản của người Mảng ở Việt Nam
và còn lưu giữ đậm nét văn hóa tộc người, đồng thời đảm bảo tính đại diện giữa nhữngđịa bàn chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường ở các mức độ khác nhau Bên cạnh đó,chúng tôi cũng nghiên cứu so sánh với người Mảng ở một số địa phương khác trongnước để kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện hơn
4 Nguồn tư liệu của luận án
Ngoài việc kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và những tưliệu thứ cấp liên quan, luận án được hoàn thành chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu thực tếcủa tác giả thu thập qua các cuộc điền dã từ năm 2005 tới nay
5 Đóng góp của luận án
Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu và cung cấp nguồn tư liệu tương
đối toàn diện, có hệ thống về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam;
Hai là, chỉ ra các giá trị của nghi lễ gia đình đối với tộc người Mảng, đồng thời
nêu rõ những biến đổi của nghi lễ của họ trong xã hội hiện nay;
Ba là, qua phân tích tổng hợp luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của
giá trị văn hóa người Mảng so với một số tộc người cận cư, xen cư;
Bốn là, luận án cung cấp luận cứ khoa học, đồng thời đề xuất một số kiến nghị,
giải pháp làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội,nhất là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Mảng ở Việt Nam trong bốicảnh hiện nay
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính củaluận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nghi lễ chu kỳ đời người trong xã hội truyền thống
Trang 11Chương 3: Nghi lễ nghề nghiệp, cầu an, thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh và
lễ tết trong xã hội truyền thống
Chương 4: Biến đổi trong nghi lễ gia đình từ 1986 đến nay
Chương 5: Kết quả và bàn luận
Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Người Mảng là tộc người còn ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nướcquan tâm, vì vậy số lượng các công trình đã công bố cũng hạn chế và không hệ thống, tưliệu chủ yếu nằm rải rác trong các nghiên cứu vùng, các dự án đánh giá chung hoặc cácchuyên khảo ngắn Vì vậy, trong phần tổng quan của luận án chúng tôi cố gắng tập hợp
Trang 12những công trình đã viết về người Mảng, nhất là những công trình liên quan trực tiếp tớinghi lễ của họ ở Việt Nam nhằm làm sáng rõ vấn đề quan tâm.
Công trình đầu tiên đề cập tới người Mảng ở Việt Nam là Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàn Tuyên (1963) Đây là công trình nghiên
cứu phản ánh nguồn gốc lịch sử, quá trình di cư, tụ cư và đời sống kinh tế - xã hội củacác tộc người nơi đây Tuy còn hạn chế và sơ lược, song đây là tài liệu quý về lịch sửhình thành và phát triển của các tộc người ở phía Bắc, trong đó có người Mảng Năm
1972, tác giả Đặng Nghiêm Vạn công bố tác phẩm Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam Đây là một công trình hẹp hơn về diện so với nghiên cứu của Vương
Hoàng Tuyên, nhưng lại đi sâu phân tích và đánh giá đặc điểm lịch sử các tộc người ởTây Bắc thông qua những câu chuyện kể về quá trình thiên di và tụ cư của họ Bởi vậy,phần nào làm thỏa mãn được những băn khoăn về nguồn gốc lịch sử các tộc người ởTây Bắc Việt Nam hiện nay
Năm 1972, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy và Thanh
Thiên có công trình Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam Đây
là công trình chủ yếu nêu những đặc điểm cơ bản của các tộc người thuộc ngữ hệ Nam
Á ở Tây Bắc, trong đó có tộc người Mảng, như: kinh tế, lịch sử, tên gọi, nhưng chưa đềcập sâu tới những vấn đề khác, đặc biệt là nghi lễ của tộc người này Tuy nhiên, cáccông trình này đã bước đầu nhận diện về người Mảng ở Việt Nam, nhất là về nguồn gốc
lịch sử Tác giả Thanh Thiên trong bài Giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu
(1972) đã khái quát hầu hết các mặt đời sống tộc người Mảng, như: kinh tế, xã hội, vănhóa, tri thức địa phương, tín ngưỡng, tôn giáo, Tuy nhiên, tác giả chỉ giới thiệu rất sơlược các vấn đề trên trong một báo cáo tư liệu 12 trang nên chưa phản ánh sâu sắc, đầy
đủ các mặt đời sống của người Mảng
Ngô Đức Thịnh khi bàn Về quan hệ công xã trong tổ chức "Muy" của người Mảng thời kỳ trước giải phóng (1972) đã dành phần lớn dung lượng nghiên cứu đề cập tới kết
cấu dân cư trong bản, tổ chức tự quản của bản và quan hệ cộng đồng bản Nghiên cứuchỉ ra những lớp kết cấu cư dân trong tổ chức làng bản người Mảng, xem xét cơ chế vậnhành tự quản của bản với vai trò trưởng bản, thầy cúng và các dòng họ, đặc biệt là mốiquan hệ cộng đồng Theo tác giả, các mối quan hệ của người Mảng mang nhiều tínhcông xã thị tộc thể hiện qua việc trao đổi, tính bình quân, phân công lao động, Mốiliên hệ ấy không chỉ bó hẹp trong quan hệ nội tại của bản mà còn giữa các bản với nhau,
Trang 13phán ánh những nét đặc thù sơ khai của tổ chức xã hội công xã thị tộc Trên Tạp chí Dân
tộc học số 2 năm 1974, tác giả này tiếp tục công bố nghiên cứu Quá trình tan rã trong gia đình lớn của người Mảng hiện nay Bài viết đã xem xét và đánh giá về cách thức tổ
chức đời sống, phân công lao động của các cặp vợ chồng trong ngôi nhà lớn, từ đókhái quát về tổ chức xã hội của họ Qua nghiên cứu cho thấy, những nguyên nhân và cácyếu tố tác động tới sự tan rã gia đình lớn người Mảng và xu thế biến động xã hội Mảngqua hiện tượng này Bài viết đã cung cấp những tư liệu quý cho các nghiên cứu sau, đặcbiệt về tổ chức xã hội
Viện Dân tộc học năm 1979 công bố tác phẩm Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) đã khái quát khá đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của các tộc người
trong vùng, trong đó người Mảng được quan tâm tới trên một số lĩnh vực, như: kinh tế,văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử tộc người, Tuy chỉ ở mức khái quát, nhưng công trình đãnêu được những nét cơ bản nhất của các tộc người ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là tàiliệu tham khảo quý cho nhưng nghiên cứu tiếp sau về người Mảng cũng như các tộcngười thiểu số ở miền Bắc Việt Nam
Năm 1985, nhóm tác giả Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán giới thiệu
những câu chuyện kể của người Mảng qua cuốn Truyện cổ Mảng Đây là tập hợp hệ
thống chuyện kể của người Mảng về quá trình hình thành trời đất và các tộc người;nguồn gốc lịch sử, truyền thuyết về các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựnglàng bản của người Mảng Các câu chuyện phản ánh ước mơ của họ về cuộc sống tốtđẹp và sự no đủ; gia đình, dòng họ, làng bản không phải chia ly; xã hội không có ápbức, bóc lột; Do chỉ gói gọn trong các câu chuyện kể, nên công trình chưa làm rõ đượccác hiện tượng văn hóa khác của người Mảng, nhất là về nghi lễ
Tác giả Vi Văn An giới thiệu tục xăm miệng của người Mảng qua bài viết Những người còn giữ tục cổ xăm cằm (1999) Trong bài viết, tác giả quan tâm tới tập tục cổ
truyền này trên một số mặt, như: hình họa, nguyên liệu, diễn trình và những biểu đạt vănhóa người Mảng thông qua hình xăm; giá trị của hình xăm đối với cá nhân và cộngđồng;
Năm 2000, nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo
đã cho xuất bản cuốn sách Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt Nam Công trình này tập trung giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển các tộc
người ở biên giới phía Bắc Việt Nam, như: nguồn gốc và sự phát triển, quá trình di cư
Trang 14và tụ cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, Nhóm tác giả cũng đưa ra những bằngchứng lịch sử minh chứng cho việc tụ cư của các tộc người nơi đây, trong đó ngườiMảng được quan tâm như là một trong những cư dân xuất hiện sớm nhất và được coi làtộc người tại chỗ nơi đây Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ở những đặc điểm nhậndiện các tộc người mà chưa nghiên cứu sâu về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của họ.
Hai tác giả Trần Minh Thư và Lò Ngọc Biên quan tâm về Người Mảng ở Nậm Ban (2001) một cách khá toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân tộc, dân số, kinh tế, tổ
chức xã hội làng bản, văn hóa, Phương pháp mô tả dân tộc học được tác giả sử dụng
để khảo tả hầu hết các hiện tượng văn hóa của người Mảng ở Nậm Ban, huyện Sìn Hồ,tỉnh Lai Châu và đây là công trình đầu tiên chúng tôi ghi nhận nghi lễ được coi là đốitượng nghiên cứu Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu giải thích bản chất và giá trị củanghi lễ Kết quả của nghiên cứu này là cứ liệu rất tốt để bắt đầu nghiên cứu về nghi lễcủa người Mảng ở Việt Nam
Mùa Thị Mỷ với bài viết Người con gái dân tộc Mảng ở Mường Lay (2001) đã
nêu ra những nhận định của tác giả về một số đặc điểm của người phụ nữ Mảng ở huyệnMường Lay của tỉnh Lai Châu trong sinh hoạt hàng ngày, như: làm nương, công việcnhà, chăm sóc con cái mà tác giả đã quan sát được Tuy nhiên, trong khuôn khổ 01 trangtạp chí, bài viết chỉ dừng lại ở những cảm nhận của tác giả và chưa nêu được những giátrị văn hóa ẩn sau những sinh hoạt của con gái tộc người Mảng
Viết về người Mảng ở Lai Châu nói riêng và ở Việt Nam nói chung, có lẽ tác giảNgọc Hải là một trong những người đã dành nhiều quan tâm hơn cả, với các công trình:
Bản sắc văn hoá dân tộc Mảng (2003), Truyện cổ tích dân gian Mảng (2004) và Một số phong tục tập quán của dân tộc Mảng (2006) được thực hiện nghiêm cẩn và trình bày
khá chi tiết nhiều mặt đời sống xã hội của tộc người Mảng, như: địa bàn cư trú, nguồngốc, lịch sử, kinh tế truyền thống, gia đình, dòng họ, tín ngưỡng, phong tục, văn họcnghệ thuật dân gian, Với phương pháp nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, các côngtrình đã khái quát khá rõ những khía cạnh văn hóa của tộc người Mảng ở Lai Châu Tuyvậy, các vấn đề được trình bày trong nội dung còn chưa giải mã được những hiện tượngvăn hóa trong nghi lễ, các nghi lễ chưa mang tính hệ thống và đầy đủ Nhưng có thể coiđây là đóng góp lớn của tác giả đối với nghiên cứu dân tộc học về người Mảng ở ViệtNam
Tác giả Phạm Mạnh Dương (2006) đã công bố bài viết Tri thức bản địa của dân
Trang 15tộc Mảng ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu trong việc chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh Nội
dung bài viết quan tâm tới tri thức địa phương của người Mảng ở Lai Châu trong ăn uống,chăm sóc, kiêng kỵ đối với sản phụ và con nhỏ, Đây là một nghiên cứu cụ thể, khảo tảkhá chi tiết những yếu tố liên quan tới việc áp dụng tri thức địa phương vào cuộc sốngtrong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa tiếp cận được nhiều đến người dân Tuyvậy, tác giả lại chưa có phân tích sâu và so sánh với một số tộc người cận cư, xen cư đểlàm nổi bật những giá trị độc đáo trong tri thức địa phương của tộc người Mảng
Bài viết Hôn nhân của người Mảng ở Lai Châu (2006) của Nguyễn Văn Nam đã
phác họa những điểm cơ bản nhất về tộc người Mảng và lễ cưới người Mảng ở LaiChâu, như: giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu; các bước tổ chức lễ cưới, cuốibài viết, tác giả đưa ra phần kết luận như là nhận định về những lễ thức trong hôn nhâncủa người Mảng ở Lai Châu Tuy nhiên, bài viết này chưa quan tâm đến các đặc điểm,kiêng kỵ, quan niệm, nghi lễ trong hôn nhân, mà chủ yếu là những trình tự thực hànhqua quan sát của tác giả
Cuốn sách Lai Châu và các dân tộc ở Lai Châu do Hạnh Liên chủ biên (2007) đã
khái quát những nét cơ bản nhất về 20 tộc người đang cư trú tại Lai Châu Nhóm các tácgiả đã phân tộc người theo nhóm ngôn ngữ, trong đó phần viết về người Mảng đượctrình bày từ trang 121 đến 129 trên các khía cạnh nguồn gốc lịch sử, dân số, nơi cư trú,kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội Tuy vậy, công trình này chỉ dừng lại ở việc củng cốthêm những đặc điểm về người Mảng mà các công trình đi trước đã đề cập, chứ chưa cónhững phát hiện mới và chuyên sâu
Năm 2007, Hoàng Sơn giới thiệu cuốn Người Mảng ở Chăn Nưa huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Đây là kết quả của dự án "Điều tra thực trạng di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Mảng ở Lai Châu" trong Chương trình "Sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam" của Viện Văn hóa Thông tin Công trình khảo cứu
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tổ chức xã hội, các loại hình kinh tế, văn hóavật chất và văn hóa tinh thần của người Mảng ở xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh LaiChâu Do công trình tập trung nghiên cứu ở một xã nên bị hạn chế khá nhiều về diện,công trình đã không làm sáng tỏ được sự khác biệt trong phong tục tập quán của ngườiMảng ở các địa bàn khác nhau và ít có sự so sánh, giải mã những biểu tượng văn hóathông qua các nghi lễ của họ Nội dung của công trình trải đều trên tất cả các mặt đờisống của người Mảng, nên những nhận định và đánh giá của công trình này chưa thật
Trang 16sâu sắc, đặc biệt là về phần nghi lễ.
Nguyễn Văn Thắng đã dành nhiều quan tâm tới người Mảng ở Việt Nam, thông
qua các nghiên cứu: luận văn thạc sỹ văn hóa học về Phong tục và tín ngưỡng của người Mảng ở xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (2007); sách viết chung Văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La (2012), và một số bài viết đăng trên các tạp chí, như: Tục đặt tên của người Mảng ở Nậm Ban (2007), Sinh kế của người Mảng ở Việt Nam với phát triển bền vững tộc người (2012), Lễ cưới của người Mảng ở Việt Nam (2012), Tang ma của người Mảng ở Lai Châu (2012), Tri thức địa phương của người Mảng ở Việt Nam trong khám bệnh và chữa bệnh (2012), Nghi lễ sinh đẻ và nuôi day con nhỏ của người Mảng ở Việt Nam (2013), Tri thức địa phương của người Mảng ở Việt Nam (2013), Nghi lễ nông nghiệp của người Mảng ở Việt Nam
(2013), Tuy nhiên, các công trình này hầu hết chỉ dừng lại ở việc miêu thuật nhữngnghi lễ truyền thống và nêu ra các nhận định của tác giả về những đặc điểm văn hóathông qua các nghi lễ; bước đầu có giải mã một số biểu tượng văn hóa trong cưới xin,tang ma, phân tích, so sánh nét tương đồng và khác biệt các thành tố văn hóa mảng vớitộc người khác cùng địa bàn cư trú, đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa của người Mảng,
Cũng quan tâm tới phong tục của người Mảng, Đoàn Thị Kiều Vân đã công bố
bài viết Tục "gọi hồn lúa" của người Mảng ở Lai Châu (2007) Nội dung đã khảo tả những
bước tiến hành nghi lễ, chỉ ra một số kiêng kỵ, nhưng chỉ dừng ở sự cảm nhận trực quan
về tục gọi hồn lúa mà chưa đi vào phân tích, tìm hiểu các vấn đề bản chất của nghi lễnày Với phạm vi là một bài viết ngắn nên nội dung nghi lễ chưa được đề cập đầy đủ,đặc biệt là việc giải mã các hiện tượng xuất hiện trong nghi lễ, cũng như các bước thựchiện, lễ vật, lời cúng của tập tục này
Nghiên cứu về ngôn ngữ của người Mảng ở Việt Nam có một số tác giả quan
tâm, như: Nguyễn Thị Loan với Vài nét về tiếng Mảng ở Tây Bắc Việt Nam (1976), Tạ Văn Thông với Loại trừ trong tiếng Mảng (1997), Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông với Vị trí của tiếng Mảng trong các ngôn ngữ Môn – Khmer (1998), Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu Hoành và Tạ Văn Thông với cuốn Tiếng Mảng
(2008), Đây là những nghiên cứu sâu về ngôn ngữ của người Mảng trên các khía cạnhnhư: cách phát âm, thanh điệu, bổ âm, phân nhóm động từ, tính từ, danh từ, mà ít quantâm tới các vấn đề văn hóa, xã hội, đặc biệt là nghi lễ
Trang 17Tác giả Nguyễn Lâm Thành trong bài viết Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát triển các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao (2010) đã xem xét các vấn đề của bốn tộc
người này trên hai bình diện là: 1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với xâydựng và tổ chức thực hiện đề án; 2) Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bảo tồn đối vớibốn tộc người này Tuy nhiên, bài viết chủ yếu dựa trên quan điểm chính sách của Đảng
và Nhà nước ta còn thực tiễn trong bối cảnh về người Mảng chưa được tác giả chú ýnhiều, nên đây được xem là một tư liệu tham khảo về chính sách là chính
Mới đây, nhóm tác giả Nguyễn Hùng Mạnh, Trần Hữu Sơn, Nguyễn Thị Minh
Tú, Đặng Thị Oanh với sự hỗ trợ của Dự án "Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" đã giới thiệu cuốn Thơ ca dân gian dân tộc Mảng (2011) Công trình gồm hai phần: Phần một, giới thiệu đôi nét về thơ ca dân gian tộc người Mảng; Phần hai, giới thiệu các bài thơ, ca dân gian của người Mảng, bao gồm
phần tiếng Việt và phần tiếng Mảng Trong công trình này, nhóm tác giả phân thơ cathành: thơ ca trong lao động sản xuất, thơ ca trong nghi lễ và thơ ca trong sinh hoạt.Công trình là những sưu tầm về thơ ca của nhóm tác giả mà chưa có phân tích, so sánh,đặc biệt là chưa nêu ra những nguyên tắc phân loại, tiêu chí đánh giá để xếp các bài thơ,
ca vào các nhóm mà tác giả đã phân loại
Chu Thái Sơn với bài viết Dân tộc Mảng, trong sách: Kể chuyện các dân tộc Việt Nam (2012) cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề của người Mảng như đời sống kinh tế, tổ
chức xã hội, nguồn gốc lịch sử, dòng họ, Nhưng đây chỉ là những phân tích giúpngười đọc nhận diện cơ bản về tộc người này dựa trên các tài liệu đã công bố của các tácgiả đi trước Bài viết chưa quan tâm, đánh giá sâu các vấn đề khác, như: văn hóa, xã hội
và nghi lễ của người Mảng
Có thể nhận định rằng, tất cả những công trình đã công bố từ trước đến nay đều ítnhiều đề cập tới người Mảng ở Lai Châu, mà chưa chú ý tới người Mảng ở các tỉnhthành khác trên cả nước Bên cạnh đó, nghi lễ của tộc người Mảng chưa được xem là đốitượng chính của các nghiên cứu, nên còn thiếu vắng những công trình mang tính hệthống và toàn diện về lĩnh vực này Vì vậy, cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu
và toàn diện về nghi lễ dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học để góp phần xây dựng bứctranh tổng thể về văn hóa người Mảng ở Việt Nam, nhằm góp phần bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa tộc người này trong bối cảnh hiện nay
Trang 181.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Nghi lễ, theo Thomas Barfield trong Từ điển Nhân học: "nghi lễ là các hành
động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo - ví dụ một đại lễ Thiên chúagiáo hay một buổi lễ hiến tế tổ tiên Thông thường các nhà nhân học sử dụng nghi lễ đểnói về bất kỳ một hành động nào có nhiều lễ thức và với mục đích phi bình quân chủnghĩa Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ thể đặcbiệt nào cả với khía cạnh thể hiện toàn bộ hoạt động của con người Trong chừng mực
nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa và xã hội của cá nhân, bất kỳ một hành độngcon người nào có khía cạnh nghi lễ" [100, tr 682] Còn theo Từ điển Tiếng Việt: "nghi
lễ là nghi thức và trình tự tiến hành của một cuộc lễ" [101, tr 866]
Levi - Strauss cho rằng: "nghi lễ không phải là phản ứng lại cuộc đời, đó là phảnứng với cái mà tư duy làm nên cuộc đời Đó không phải là sự đáp ứng trực tiếp đối vớithế giới hoặc thậm chí là với kinh nghiệm của thế giới, mà đó là phản ứng đối với conngười nghĩ về thế giới" [61, tr 363-364] Emily A Schultz và Robert H Lavenda nhậnđịnh, nghi lễ bao gồm bốn yếu tố: 1) Là một hoạt động xã hội lặp đi lặp lại gồm một loạtcác động tác có tính chất biểu tượng dưới dạng múa, ca hát, lời nói, điệu bộ, thao táctrên một số các đồ vật gì đó, 2) Nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong
xã hội, 3) Nghi lễ theo đúng một mô hình nhất định do văn hóa đặt ra, 4) Hoạt độngnghi lễ thường liên quan chặt chẽ tới một số tư tưởng thường xuất hiện trong huyềnthoại [29, tr 13] Đồng thời, nghi lễ tạo hành động, tức là buộc phải áp dụng một loạtcác động tác, lời nói, thủ tục nối tiếp nhau, hay nói cách khác là phải thực hiện theo mộtkịch bản có trước được truyền lại từ người này qua người khác, thế hệ trước tới thế hệsau Cũng như thế, nghi lễ có thể chuyển đổi với nội hàm cơ bản ba giai đoạn mà Van
Gennep vạch ra là: 1) Cách ly (segregate), 2) Chuyển tiếp (transition), 3) Tái hợp (reunite) Nghi lễ và vui chơi luôn bổ sung cho nhau tạo nên những thay đổi, đôi khi là
đảo ngược hay lật úp trật tự phàm tục Qua việc cử hành nghi lễ, quan niệm của nền vănhóa được cụ thể hóa, thể hiện rõ nét [24, tr 222-232]
Victor Turner lại cho rằng, nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghithức dành cho những dịp không liên quan đến các công việc có tính kỹ thuật hàng ngày
mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí Và, theonghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra
Trang 19trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo Các nhà nhân học sử dụng thuật ngữ "nghi lễ" để bao
hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính thức cao và có mục tiêu không vụ lợi [61, tr.364]
Nghi lễ trong một phạm vi nào đó cũng như phong tục tập quán, là quy ước lập đilập lại thành thói quen, ăn sâu thành nếp vào tâm thức tôn giáo, vào đời sống xã hội -văn hóa, trong sản xuất và sinh hoạt của cá nhân hoặc cả cộng đồng, được mọi thànhviên trong cộng đồng thừa nhận và cùng làm theo Các tập tục này tạo nên sự bền vữngcủa cộng đồng [19, tr 173] Bên cạnh đó, ở mỗi tộc người, mỗi dân tộc các nghi lễkhông giống nhau kể cả với một nghi lễ điều đó phản ánh sự đa dạng trong tâm thức củamỗi tộc người với thế giới bên ngoài
Theo Đặng Nghiêm Vạn, nghi lễ tôn giáo được thực hành thường gắn với một thếlực siêu linh hay một thế giới vô hình nào đó liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc dotôn giáo quy định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống của tín đồ [113,
tr 130] Nguyễn Văn Minh cho rằng, nghi lễ dù dưới dạng thô mộc thời nguyên thủyhay phức tạp trong các nền văn hóa hiện đại, đều là một tập hợp các yếu tố cơ bản gồmhành động, lễ nhạc, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tẩy uế mang tính lặp đilặp lại từ đời này qua đời khác, con người thực hành chúng và mang truyền thống vềhiện tại Nghi lễ là quá trình xuyên thời gian và không gian theo đúng chu trình của nó.Nghi lễ không chỉ là quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai [61, tr 363] Bên cạnh đó,nghi lễ còn được xem là một tập hợp các hành vi của con người đã được mã hóa, luôn
có sự hỗ trợ của thể chất, một giá trị biểu tượng lớn với những người thực hiện và nhữngngười chứng kiến và nó được tạo dựng dựa trên sự nhất quán tư tưởng [20, tr 20]
Từ những tập hợp quan niệm về nghi lễ nêu trên, chúng tôi cho rằng, nghi lễ làcác lễ thức được tập hợp và trình diễn một cách có hệ thống trong không gian thiêng docon người tạo nên, phù hợp với truyền thống văn hóa tộc người được mọi người mặcnhiên chấp thuận, tuân thủ và làm theo Như vậy, dù nhìn từ góc độ nào, một cuộc lễcũng phải hội đủ các yếu tố như: tính thiêng, đối tượng khẩn cầu, lời cúng, hành động
ma thuật, không gian diễn xướng, lễ vật, Đảm bảo sau cuộc lễ, người cần xin nhậnthấy sự phù trợ thiêng liêng từ một đấng vô hình nào đó giúp họ vượt qua khó khăn, tựtin, nhân lên niềm vui và xua đi mọi sầu muộn Nghi lễ thể hiện mọi mặt đời sống vănhóa của con người, nó biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, với thế giớithiêng và với tự nhiên
Trang 20- Gia đình, theo Ph.Ăngghen là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng
yên tại chỗ mà chuyển từ một hình thức thấp lên một hình thức cao khi xã hội phát triển
từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao [25, tr 59] Khi bàn về gia đình,M.O.Kôxven cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội được đặc trưng bởi nhà ở chung,hợp tác kinh tế và tái sản sinh hoặc gia đình bao gồm một nhóm người gắn bó với nhaubằng mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi, có sự tác động qualại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em với họhàng [103, tr 131-132] Peter Murdock lại cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội thểhiện đặc trưng bởi cư trú chung, hợp tác về kinh tế và tái sản xuất giống nòi [100, tr.309] Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda chia gia đình thành các kiểu khác nhaunhư: gia đình nhỏ và gia đình lớn; M.S.Kaxuba chia gia đình hạt nhân và gia đình cáthể; còn Grant Evansgia là gia đình mở rộng, gia đình phức hợp;
- Nghi lễ gia đình, là những nghi lễ được thực hành trong phạm vi không gian
gia đình, do gia đình tổ chức, chủ lễ có thể là người đại diện gia đình hoặc mời thầycúng bói Mục đích của các nghi lễ chủ yếu nhằm cầu xin sự phát triển, bình an, no đủhoặc hạn chế, ngăn cản những điều xấu xảy ra với gia đình Nghi lễ gia đình bao gồm hệthống các nghi lễ liên quan đến một cá nhân hoặc một tập thể cùng sinh sống dưới mộtmái nhà, gồm: nghi lễ nghề nghiệp, nghi lễ cầu an, thờ cúng thần linh, tổ tiên, lễ tết, Chúng tôi cho rằng, việc phân thành những lĩnh vực như trong luận án sẽ cho thấy tổngthể về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam Trong đó, nghi lễ chu kỳ đời ngườiliên quan tới sinh đẻ, nuôi dạy con nhỏ, trưởng thành, hôn nhân, bói và khám chữa bệnh,tang ma; nghi lễ nghề nghiệp liên quan tới quá trình lao động, gồm: sản xuất nôngnghiêp, săn bắn, đánh bắt, hái lượm, nghề thủ công; nghi lễ liên quan tới cầu an, thờcúng tổ tiên, thần linh và lễ tết, như: làm nhà mới, lên nhà mới, rời bản, nhập bản, cúng
ma nhà, ma rừng, ma hòn đá, tết nguyên đán, rằm tháng giêng; Như vậy, hệ thốngnghi lễ gia đình là phạm vi rất rộng và bao hàm nhiều lĩnh vực trong đời sống của conngười
- Phong tục tập quán, là thói quen từ lâu đời đã thành nếp ăn sâu vào đời sống
xã hội, được mọi người công nhận và tuân theo [119, tr 1004], hoặc đó là các sinh hoạtcho thấy rõ rệt tâm thức folklore và ứng xử folklore của quần chúng qua sự bền vững vàbiến đổi của nó [20, tr 25]
- Kiêng kỵ, là hành động nể sợ hoặc giữ gìn không vi phạm phải những điều
Trang 21không hay có thể mang lại cho mình hoặc những người xung quanh điều không tốt.Kiêng kỵ không tới mức cấm đoán không được làm hoặc ăn uống một thứ gì đó mà chỉ
ở mức tránh, không nên làm theo Ở một số trường hợp cụ thể vẫn có thể tiến hành dùbiết đó là phạm vào những điều kiêng với điều kiện sẽ cúng hoặc bùa chú để yểm trừ.Theo đó, cấm kỵ là hành động cấm mọi người không được làm một điều gì đó, bắt phảikiêng tránh [119, tr 168]
- Chức năng của nghi lễ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã đề cập tới
các chức năng như: chức năng văn hóa, chức năng xã hội, chức năng tâm lý, chức năngsinh học, chức năng tái sản sinh trật tự xã hội, chức năng thẩm mỹ, chức năng giáodục, Ở mỗi khía cạnh nghiên cứu, các chức năng thích hợp, hài hòa được lựa chọn vàphân tích để làm nổi bật nên giá trị nghi lễ Trong luận án này, chúng tôi chú ý đến haichức năng cơ bản sau:
+ Chức năng tâm lý: Malinowski từng nhận định, cuộc sống vốn dĩ tạo ra một
khung lý thuyết về các khía cạnh bất định hướng trong cuộc sống loài người, như: ốmđau, nguy hiểm và các biến đổi với cuộc sống Nó tạo cho con người một ý nghĩa kiểmsoát đối với việc phân chia và đe dọa các sự kiện; một câu thần chú có thể xua đuổi bất kỳmột vị thần nào, song nó có thể bất lực với bệnh tật Thêm vào đó, các nghi lễ tạo ra cáchthể hiện tình cảm Chẳng hạn, các nghi lễ đám ma thường tạo ra các cơ hội để bày tỏ nỗiđau khổ đối với người thân [Goldschmidt, 1973] Trong một số trường hợp, các nghi lễcho phép con người thể hiện tình cảm của mình mà trong các dịp bình thường thể hiệnnhư thế lại bị coi là trái ngược với chuẩn mực xã hội [61, tr 366-367]
Như vậy, khi nào con người không cảm nhận được sự an toàn thì họ sẽ thực hiệnnghi lễ để trấn an hoặc cầu mong để có thêm lòng tin Malinowski đưa ra giả thuyết, khimôi trường càng bất trắc, kết quả càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghiphù phép Ông chứng minh quan điểm này bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể khi nghiên cứutrường hợp người Trobriand đánh cá ở Thái Bình Dương, khi họ đánh cá trong đầm,không có gì nguy hiểm thì họ không làm nghi lễ phù phép, họ chỉ dựa vào kiến thức vàtay nghề của chính họ Tuy nhiên, khi ra biển đánh cá, mức nguy hiểm tăng nhiều và kếtquả cũng bấp bênh hơn thì các ngư phủ làm lễ và phù phép để trấn an chính họ về mặttâm lý, mong được an toàn và được mẻ cá to [19, tr 174] Trong đời sống các tộc ngườithiểu số ở nước ta, việc thực hiện các nghi lễ hầu hết đều nhằm giải tỏa tâm lý sợ hãi,cầu mong sự phù trợ và tăng cường niềm tin điều này tương đồng với các quan điểm
Trang 22mà Malinowski đã nêu.
+ Chức năng tái sản sinh trật tự xã hội: Durkheim (1915) nhìn thấy trong nghi lễ
một nguồn lực xã hội, được hình thành qua việc người nguyên thủy kinh qua vai tròthành viên của mình trong xã hội và cảm thấy "sự sôi nổi tập thể" duy trì tính cố kếtcộng đồng Ông cũng công nhận nghi lễ tạo ra một tuyên bố kịch tính về huyền thoạicủa xã hội Trong nghi lễ con người thường hành động giống như huyền thoại của họ vềnguồn gốc xã hội và tuyên thệ tính hợp pháp của trật tự được thiết lập đối với đồ vật Ởđây, dường như nghi lễ là nơi để con người bằng các hành động và đạo cụ trở lại với cáctruyền thuyết về tộc người của mình Thậm chí ở nơi các nghi lễ không gợi ra các huyềnthoại một cách rõ ràng cấu trúc của chúng có xu hướng phản ánh và tăng cường khácbiệt xã hội Hơn thế nữa, vì các nghi lễ cho thấy trật tự xã hội, chúng trở thành diễn đànquan trọng chỉ những ai muốn thay đổi trật tự xã hội đó Trong nghi lễ, các nhóm nghèokhổ và bị áp bức có thể diễn đạt một cách biểu tượng sự bất bình của mình đối với hệthống mà họ vẫn chịu đựng Họ có thể làm vậy công khai, bằng cách trình bày hiểu biếtcủa mình về bản thân và về xã hội (Jean Comaroff, 1985), hay công khai sử dụng nghi
lễ như một động lực phát động những cải tổ hoặc nổi loạn (Dirks, 1994) [61, tr 366]
1.2.2 Cơ sở lý thuyết
- Quan điểm tiếp cận của luận án dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc và vănhóa Trong đó, chúng tôi đặt nghi lễ gia đình người Mảng để xem xét trong trạng tháiluôn biến đổi và có các mối tương quan với những yếu tố khác, như: kinh tế, văn hóa, xãhội, môi trường để nghiên cứu
- Lý thuyết chức năng (functionalism) nổi lên vào những năm 1920 như là một
sự phá bỏ về mặt phương pháp luận khỏi những so sánh hời hợt bên ngoài và khôngtheo bối cảnh như đã được thể hiện trong nhân học tiến hoá thế kỷ XIX Nhà xã hội họcEmile Durkheim (1858-1917) được coi là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năngmột cách có hệ thống và áp dụng vào nghiên cứu khoa học chặt chẽ đối với đời sống xãhội, mặc dù trước ông đã có một số nhà xã hội học cổ điển khởi xướng Ông phát triểnchức năng luận như là một cách thức phân tích xã hội học Quan điểm cơ bản củaDurkheim thể hiện ở chỗ ông xem xã hội là một tổng thể “trong bản thân nó” mà khácbiệt với các bộ phận hợp thành, và không thể quy giản về các bộ phận hợp thành Việcphân tích các thành tố bộ phận có nghĩa là xem xét chúng hoàn thành các chức năng,
Trang 23nhu cầu, đòi hỏi cơ bản của cái toàn thể như thế nào
Theo Bronislaw K.Malinowski (1884-1942), nghiên cứu nhân học là tìm hiểu bất
kỳ một thiết chế hoặc niềm tin nào liên quan tới các thiết chế hay niềm tin khác mà nógóp phần vào việc duy trì các hệ thống xã hội như là một tổng thể hoặc là các bộ phậncủa nó Và như vậy, cần phải có một một phương pháp so sánh phức tạp hơn, quan tâmtới các thiết chế và các tín ngưỡng có ý nghĩa đối với những người tham gia của một xãhội cũng như những mối tương quan và mối quan hệ tương hỗ của chúng Trong khinhững mối tương quan như vậy không thể xác lập nên được bởi nghiên cứu các xã hộiđơn lẻ mà cần phải có sự nghiên cứu so sánh giữa các xã hội Tiếp đó Radcliffe - Brown(1881-1955) người phát triển lý thuyết chức năng trở nên có ảnh hưởng hơn, đã xemnhân học như là xã hội học so sánh liên văn hoá mang tính toàn cầu Ông cho rằng, cơcấu xã hội (bao gồm những vai trò, các trách nhiệm pháp lý và các chuẩn mực đạo đức)
là phạm vi cơ bản cho sự phân tích so sánh Nhà xã hội học Hoa Kỳ Talcott Parsons vớiquan điểm liên ngành kết hợp nhân học, xã hội học và tâm lý học thành một mô hìnhphân tích gần như là mang tính điều khiển học hay lý luận - hệ thống Các hệ thống tâm
lý, xã hội và văn hoá, ông đề xuất có thể phân biệt được về mặt phân tích như là nhữngcấp độ tổ chức nổi lên khác nhau, mỗi một cấp độ trong đó có lôgíc liên kết riêng của nónhưng lại có mối quan hệ với nhau Clifford Geertz đề xuất các hệ thống xã hội đượcliên hợp lại với nhau theo nguyên tắc nhân quả trong khi đó các hệ thống văn hoá đượcliên kết mang tính lôgíc về mặt ý nghĩa và các hệ thống tâm lý học được liên kết mangtính động thái tâm linh Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác về lý thuyết này Aberle
và một số người khác (1950) đã chỉ ra thuyết chức năng đã không nêu rõ làm thế nào đểxác định được các nhu cầu của con người và các thiết chế có chức năng tương đươngkhác nhau có thể đáp ứng được những yêu cầu này Còn Ernest Geller cho rằng, thuyếtchức năng đối với nhân học về cơ bản là một yêu cầu về phương pháp luận xem xét cácmối liên hệ tương hỗ giữa các thiết chế xã hội và các bộ phận cấu thành của nó chứkhông phải là một lý thuyết về xã hội [62, tr 8-9]
Áp dụng lý thuyết chức năng vào nghiên cứu luận án này, sẽ góp phần làm rõchức năng và vai trò của gia đình nói chung, trong đó có chức năng về tín ngưỡng vàvăn hóa tâm linh mà nghi lễ gia đình của tộc người Mảng trước đây và hiện nay là mộttrong những yếu tố cấu thành và biểu hiện rõ nét chức năng đó của gia đình
- Lý thuyết biến đổi văn hóa (changement cultural) được hiểu như hệ thống các
quan điểm tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong biến đổi văn hóa, như: tiếp biến văn
Trang 24hóa (acculturation), truyền bá văn hóa (spreading culture), tiến hóa luận (darwinism), chức năng luận (functionalist), văn hóa sinh thái (cultural ecology), Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận theo thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation).
Thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa (acculturation) là khái niệm do các nhà nhân
học Anglo-Saxon đưa ra vào cuối thế kỷ XIX tại Mỹ để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâudài giữa hai nền văn hóa khác nhau, và hệ quả là sự thay đổi hoặc biến đổi của một sốloại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó diễn ra Các nhà nhân học Mỹ cho rằng,giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởngbởi một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổinhững đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục Cáchình mẫu văn hóa nguyên thủy của một cộng đồng hoặc cả hai cộng đồng có thể bị biếnđổi thông qua quá trình tiếp xúc này (Redfield, Linton, Herskovits, 1936), [19, tr 107]
Theo Từ điển Nhân học, giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình thay đổi văn hóa sau khi hai nền văn hóa giao thoa và tương tác với nhau, nói cách khác, giao lưu, tiếp biến văn hóa dùng để diễn giải quá trình thay đổi văn hóa của hai nền văn hóa khác nhau,
sự tiếp xúc của hai nền văn hóa có thể làm tăng thêm hoặc giảm đi đặc tính văn hóa củamỗi nền văn hóa trước khi tiếp xúc với nhau Quá trình giao thoa, tương tác của hai nềnvăn hóa luôn phức tạp, bởi nội lực của mỗi nền văn hóa là khác nhau, sức hút và sức đẩy
ở các đặc điểm văn hóa mạnh, yếu không tương đồng và thống nhất Nên trong quá trìnhtiếp biến, sẽ có những nét văn hóa mất đi và có những điểm mới nảy sinh, ở điểm này yếu
tố môi trường, xã hội góp phần như điểm xúc tác hay kìm hãm Tiếp biến văn hóa cũngđược ghi nhận ở nhiều quá trình khác nhau, như: truyền bá, thích nghi và phản ứng Nhưvậy, quá trình truyền bá là giai đoạn nền văn hóa này "chồng lấn" nền văn hóa kia, cácđặc điểm văn hóa được phổ biến rộng rãi, các đặc tính văn hóa được nhân rộng với nhữngđối tượng mới Giai đoạn thích nghi là quá trình để các đặc điểm văn hóa dung hòa, chọnlọc và chấp nhận những đặc điểm của nền văn hóa mới Giai đoạn phản ứng là quá trình
để các nền văn hóa phản hồi lại nền văn hóa mới theo hướng nào, chấp nhận hay khôngchấp nhận, tích cực hay không tích cực, hoặc tiếp biến với nhau ở mức độ nào Kết quả
của quá trình tiếp biến luôn bao hàm hai cấp độ, cá nhân (individuals) và cộng đồng (community), cấp độ cá nhân luôn biến đổi trước và cộng đồng biến đổi sau Kết quả của
tiếp biến văn hóa cũng thể hiện rõ một số xu hướng, 1) đơn lẻ, không tiếp nhận (ít xảy ra);
Trang 252) đan xen và tiếp nhận với các mức độ khác nhau ở các đặc điểm khác nhau, và nghiên
về phía nền văn hóa mạnh (xu hướng phổ biến trong tiếp biến văn hóa); 3) chấp nhận,đồng hóa (ít xảy ra)
Tóm lại, Thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa khẳng định, việc giao lưu, ảnh hưởng
và tiếp nhận những luồng văn hóa mới là một thực tại khách quan Trong thế giới luônvận động và biến đổi, các nền văn hóa không thể tĩnh tại độc lập mà phải tiếp xúc vớicác nền văn khác theo hai con đường: 1) cưỡng bức thông qua sự thống trị và áp đặt; 2)
tự nhiên thông qua buôn bán, trao đổi, cận cư, xen cư, truyền đạo
Với luận án Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam, chúng tôi áp dụng Thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa để lý giải sự tồn tại và biến đổi của các nghi lễ gia
đình gắn với quá trình tác động của môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội đến đời sốngvăn hóa tộc người Mảng trong truyền thống và hiện nay, xem xét các xu hướng biến đổi
và ảnh hưởng của sự biến đổi đến đời sống tộc người và đề xuất các giải pháp bảo tồn,phát huy những giá trị văn hóa của nghi lễ trong bối cảnh mới hiện nay
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền dã dân tộc học được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin
từ các đối tượng nghiên cứu Trong quá trình điền dã, tác giả đã kết hợp các công cụnhư: quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát tham dự và các kỹ thuật hỗ trợnhư: chụp ảnh, quay phim, ghi âm, Tài liệu sử dụng trong luận án được chúng tôi thuthập, hệ thống và phân tích từ những cuộc điền dã từ năm 2005 tới 2013 tại các tỉnh LaiChâu, Điện Biên, Đắk Lắk, Trong đó:
+ Quan sát được sử dụng trong suốt quá trình điền dã, đặc biệt là khi mới tiếp
cận với địa bàn nghiên cứu Đây là công cụ cho phép chúng tôi có được cái nhìn tổngquan như: cảnh quan, thổ nhưỡng, môi trường cư trú, bố trí làng bản, hoạt động kinh tế,địa hình, Từ đó xác định các vấn đề cần quan tâm sâu hơn, xem xét mức độ tin cậy củanhững thông tin thu thập được
+ Quan sát tham dự là kỹ năng chủ yếu được áp dụng trong nghiên cứu các nghi
lễ Do vậy, chúng tôi đã thực hiện tiếp cận theo nguyên tắc 3 cùng (cùng ăn, cùng ở,
cùng làm) giúp chúng tôi tạo niềm tin của thông tín viên từ đó thông tin cung cấp đượcchính xác hơn Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng giúp chúng tôi xác lập được mạng lưới
Trang 26thông tín viên cho các cuộc điền dã sau và cung cấp thông tin qua các phương tiện khácnhư điện thoại, thư tín, Quan sát tham dự giúp chúng tôi có được cái nhìn sâu sắc vềvấn đề đang quan tâm từ bối cảnh, không gian, nguyên cớ, hành động lễ, lễ thức, lễ vật,đặc điểm nghi lễ tới diễn biến tâm lý, tình cảm của các thành viên tham gia nghi lễ Qua
đó thấy được những sắc thái đa chiều của một cuộc lễ để có cái nhìn và đánh giá kháchquan về đối tượng nghiên cứu
+ Để thực hiện phỏng vấn sâu nhằm khai thác thông tin cho một luận án về nghi
lễ, chúng tôi đã lựa chọn các đối tượng am hiểu về phong tục tập quán và thực hànhnghi lễ, như: thầy cúng, thầy bói, chủ gia đình, người già, người có uy tín của địaphương, Đối tượng lựa chọn đảm bảo tính đại diện về giới, tuổi và nghề nghiệp Bêncạnh đó, giới chức địa phương cũng được quan tâm, như: đại diện các cấp ủy Đảng,chính quyền, đoàn thể, các trưởng bản, phó trưởng bản Nội dung các cuộc phỏng vấn đãđược chuẩn bị trước và linh hoạt khi vận dụng thực tế, đồng thời các cuộc hẹn phỏngvấn luôn được sắp xếp theo kế hoạch động tại thực địa, đảm bảo ưu tiên thời gian củathông tín viên
+ Thảo luận nhóm tập trung được sử dụng nhằm thu thập thông tin từ nhiều phía
về một vấn đề cần quan tâm Thực tế cho thấy, đây là công cụ đã giúp nhận diện tính đadạng, nhiều chiều về một nghi lễ Ở đây mọi người được lắng nghe thông tin và trao đổinhững hiểu biết của mình về chủ điểm thảo luận, từ đó bật ra những thông tin quý giáđối với vấn đề chúng tôi quan tâm, đặc biệt là các vấn đề biến đổi của nghi lễ, như:nguyên nhân, bối cảnh, sở thích ở các lứa tuổi, giới khác nhau
- Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các cuộc tọa đàm khoa
học, xin ý kiến của đại diện các tổ chức và cá nhân có uy tín địa phương, nhằm thu thập
ý kiến của các nhà khoa học và quản lý về nghi lễ của người Mảng ở Việt Nam
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp được thực hiện trên cơ
sở thu thập và phân tích các tài liệu thứ cấp để đánh giá khách quan và chân thực về cácnghi lễ Trong đó, phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại được quan tâm, vì cho thấyđược các đặc trưng trong nghi lễ của người Mảng ở Việt Nam với tộc người khác cócùng địa vực cư trú cũng như sự vận động, biến đổi từ truyền thống đến hiện đại củanghi lễ theo trục thời gian
1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 27Lai Châu là tỉnh biên giới nước ta, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam củaTrung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnhLào Cai và tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Sơn La Đến tháng 12 năm 2012, Lai Châu có
7 huyện, thị, trong đó có hai huyện Mường Tè và Sìn Hồi là địa bàn cư trú tập trung củangười Mảng
Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới, diện tích tự nhiên 1.925 km2, dân số 77.085người, mật độ 40,05 người/km2, cách trung tâm tỉnh 60 km về phía Nam Phía Bắc giáptỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Mường Tè, phía Đông giáp huyệnTam Đường và Than Uyên, phía Nam giáp huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La và huyệnTủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên Ngày 02/01/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số01/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sìn Hồ, theo đó huyện códiện tích 203.875,60 ha, với 24 đơn vị hành chính Ngày 27/12/2006, Chính phủ ban hànhNghị định số 156/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sìn Hồ mớicòn 190.726,6 ha và 23 đơn vị hành chính trực thuộc
Mường Tè cũng là huyện vùng cao biên giới, cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 180km
về phía Tây Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Nam và phía Tâygiáp các huyện Mường Lay và Mường Nhé của tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp huyệnSìn Hồ của tỉnh Lai Châu Diện tích tự nhiên là 3.670 km2, dân số 50.490 người, mật độ13,76 người/km2 gồm 15 xã và 1 thị trấn Năm 2002, Huyện Mường Tè được điều chỉnhlại sau khi thành lập mới huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên với 14 đơn vị hànhchính Ngày 02/1/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2004/NĐ-CP tách tỉnh LaiChâu cũ, huyện Mường Tè thuộc tỉnh Lai Châu mới Ngày 8/4/2008 Chính phủ banhành Nghị định điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè và thành lập thêm xãNậm Manh thuộc huyện
Địa hình của hai huyện khá tương đồng với núi cao xen thung lũng, dốc và chiacắt mạnh nghiêng từ Đông sang Tây, độ cao trung bình từ 350-500m, có nhiều đỉnh núicao trên 2000m như: Phu Si Lùng 2.658m, Phu Si Tùng 2.421m, Nậm Nhé 2.534m củahuyện Mường Tè và Pu Tả Tông 2.109m, Pu Đen Đinh 1.886m của huyện Sìn Hồ, Ởhuyện Sìn Hồ, địa hình núi cao được chia cắt thành 3 vùng gồm: vùng cao nguyên TàPhìn, vùng thấp Pa Há, vùng biên giới và dọc sông Nậm Na
Sông suối hầu hết chảy trên các sườn dốc, dồn nước vào những thung lũng hẹp,rồi đổ ra sông Đà, chính điều này đã gây chia cắt mạnh mẽ, nhưng các sông, suối ở đây
Trang 28cũng tạo ra nguồn thủy năng lớn cho đất nước Sìn Hồ và Mường Tè có nhiều sông suối
và hồ, trong đó hai con sông lớn là sông Đà và sông Nậm Na cùng nhiều sông, suối nhỏ,như: suối Nậm Lằn, Là Si, Nậm Pục, Nậm Xả, Huổi Củng, Nậm Cấu, Nậm Sì Lường,Nậm Củm, Nậm Hản, Nậm Phìn, Nậm Kha Ứ, Nậm Nghẹ, Pa Cheo, Nậm Mô, NậmNhùn, Hồng Hồ, Hoàng Hồ và Sìn Hồ, Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt vàsản xuất chủ yếu của người dân
Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (nóng, ẩm) kéo dài từ tháng 5đến tháng 9 hàng năm, đây là thời gian thường có gió xoáy và lốc, mùa khô (lạnh, khô)bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình năm từ 2.500mm -3.000mm/năm, nhiệt độ trung bình trên 250c, độ ẩm bình quân từ 85 - 90%, trong nhữngtháng mùa khô giảm xuống dưới 80% Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậunên các hiện tượng thất thường của thời tiết xảy ra, đặc biệt là huyện Sìn Hồ, mùa mưa
có thể đến sớm hơn và kéo dài hơn, mùa khô nhiều nơi nhiệt độ xuống tới 00c kèm theolạnh là sương mù, sương muối và gió bấc
Rừng ở hai huyện vẫn còn khá nhiều do nằm trong khu rừng phòng hộ của sông
Đà và sông Nậm Na, tới nay tỷ lệ che phủ của rừng chiếm trên 40%, đặc biệt là các xãdọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc Hệ thực vật chủ yếu là rừng cây lá rộng và rừngtre nứa, vầu, gỗ tạp, như: trẩu, muồng, dổi, mỡ, long não… cùng các loại cây dược liệu,như: thảo quả, đương quy, đỗ trọng Động vật với 176 loài có vú, 974 loài chim, 250loài bò sát [107, tr 15]
Đất đai ở hai huyện Sìn Hồ và Mường Tè được chia thành hai loại chính: đấtnguyên sinh và đất phù sa chua Đất nguyên sinh thường ở vùng thấp, độ ẩm lớn, chứanhiều mùn thực vật, màu xám hoặc nâu vàng Đất phù sa thường ở lưu vực các dòngsông, suối lớn Các loại đất này đều thích hợp với canh tác cây lương thực và hoa màu.Theo đó, đất nguyên sinh thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây côngnghiệp dài ngày, đất phù sa phù hợp với canh tác lúa, màu và cây công nghiệp ngắnngày [54, tr 9-11] Khoáng sản chủ yếu là đá phiến, vàng sa khoáng, than đá, đất hiếm
đã và đang được khai thác Ngoài ra, thiên nhiên hùng vĩ cũng được coi là thế mạnh trongphát triển du lịch, đặc biệt là huyện Sìn Hồ với thời tiết mát mẻ quanh năm thuận lợi cho dulịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,
1.3.2 Người Mảng ở Việt Nam
Trang 291.3.2.1 Vài nét về lịch sử tộc người
Người Mảng có nhiều tên gọi khác nhau, như: Mảng Ư, Xá Xăm Cằm, Xá Mảng,
Xá Bá O, Rạ Mảng những tên gọi này thường hàm nghĩa ám chỉ sự thấp kém, khinhmiệt hoặc coi thường Vì vậy, họ tự nhận mình là người Mảng - nghĩa là người langthang, du canh hay người có tính nhút nhát
Người Mảng có hai nhóm là Mảng Gứng và Mảng Lệ, tuy sự khác biệt khônglớn Về cơ bản, họ vẫn có những tập tục sinh hoạt, sinh kế, ngôn ngữ, văn hóa rấttương đồng Là tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme, ngữ hệ Nam Á do sống ởnhững vùng khó khăn ít bị ảnh hưởng từ bên ngoài nên vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tốMôn-Khơme cổ Trong quá trình phát triển, người Mảng chịu ảnh hưởng văn hóa củamột số tộc người cộng cư, như: Hmông, Hà Nhì, Khơ Mú, Việt, đặc biệt là tộc ngườiThái với sắc thái và độ đậm nhạt khác nhau ở từng địa bàn cư trú Người Mảng có ngônngữ riêng và được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, nhưng lại không có chữ viết[78, tr 16-20]
Người Mảng có mặt khá sớm ở Lai Châu và được coi là một trong những tộcngười tại chỗ Đồng bào vẫn coi vùng Nậm Ban là "trái tim", là "địa bàn gốc" của ngườiMảng ở Việt Nam Nhiều nhà dân tộc học nước ta đã xác định đây là một trong nhữngtộc người định cư đầu tiên tại vùng núi phía Bắc Việt Nam trước cả người Thái và ngườiKhơ Mú [70, tr 20-21] Tới nay, ở vùng đất Nậm Ban vẫn còn nhiều địa danh tự nhiêngắn với những câu chuyện cổ, như: hòn đá tổ xôm bai, sự tích sông Gium Na và suốiGium A Ten, Núi Bù Đất, đặc biệt là khu mộ của vị Tù trưởng Lý Pơ Giaii [31, tr 8-10].Qua nhiều biến động xã hội, nhưng người Mảng ở đây chỉ di chuyển trong phạm vi hẹpdọc theo hai con sông lớn là sông Đà và sông Nậm Na mà không bỏ hẳn vùng đất này
Những di chỉ khảo cổ học tiền sử đầu tiên được khai quật ở Lai Châu là hangNậm Tum và hang Thẩm Khương Hang Nậm Tum ở cạnh suối Nậm Phé thuộc thị trấnPhong Thổ được xác định là nơi đặt mộ táng của cư dân thời đồ đá mới Hang ThẩmKhương ở cạnh suối Nậm Hua của bản Pó xã Chiềng Sinh, huyện Than Uyên Bên cạnh
đó là 16 địa điểm nữa thuộc thời đại đá cũ là: Nậm Cha, Nậm Mạ 2, Co Đớ thuộc xãNậm Mạ, Nậm Hăn 1, Nậm Hăn 2, Hát Hỉ thuộc xã Nậm Hăn của huyện Sìn Hồ Bó Lý,Pắc Ma 1, Pắc Ma 2, Huổi Só 1, Huổi Só 2 thuộc huyện Tam Đường, Nậm Dôn, Huổi
Ca, Co Phát, Hát Hí, Đồi Cao thuộc Thị xã Lai Châu [54, tr 13-16] Như vậy, trong cáccâu truyện cổ của người Mảng và nhiều chứng tích khảo cổ học đều cho rằng: người
Trang 30Mảng đã sống ở vùng đất này từ lâu đời, tuy nhiên chưa có tài liệu nào xác định chắcchắn về thời điểm xuất hiện của người Mảng mà chỉ dừng lại ở việc coi đây là tộc người
có mặt sớm nhất hoặc khai phá vùng đất này.
1.3.2.2 Dân số và phân bố dân cư
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tộc người Mảng
có 3.700 người, có mặt ở 14 tỉnh trên cả nước (xem bảng 1) Tuy nhiên, tuyệt đại đa số
cư trú tại tỉnh Lai Châu, các địa phương còn lại số lượng không quá 20 người/tỉnh Theotài liệu điều tra dân số các thời kỳ, tỉ lệ tăng dân số của người Mảng tương đối thấp.Năm 1969 có 1.398 nhân khẩu, năm 1979 có 2.434 nhân khẩu, tăng 1.036 người, tỷ lệtăng trung bình là 103,6 người/năm Năm 1989, dân số là 2.247 nhân khẩu, tăng trưởng
âm 187 nhân khẩu so với năm 1979 Năm 1999, dân số là 3.133 nhân khẩu, tăng 886người, tỷ lệ tăng trung bình là 88,6 người/năm Đến năm 2009 là 3.700, tăng 567 khẩu,
tỷ lệ tăng trong một thập kỷ qua là 56,7 nhân khẩu/năm
Bảng 1: Dân số và địa bàn phân bố của người Mảng ở Việt Nam
Đơn vị tính: Người
1 Trung du và miền núi
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009)
Ở Sìn Hồ, người Mảng có 1.738 người, chiếm 2,7% dân số toàn huyện, cư trú tại
12 bản của 3 xã là: Pa Tần (Nậm Tần Xá), Nậm Ban (Hua Pảng, Nậm Ô, Nậm Nó 1,Nậm Nó 2, Nậm Sảo 1), Chăn Nưa (Pá Đởn, Pá Bon, Nậm Pì, Nậm Sập, Pá Sập, NậmVời) Trong đó, xã Nậm Ban và Pa Tần là hai xã biên giới, cư trú xen kẽ với các tộc
Trang 31người Thái, Hmông.
Người Mảng ở Mường Tè cư trú về phía Đông và Đông Nam của huyện giáp với
xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ Họ sống dọc theo các con suối nhỏ, xen kẽ với tộc ngườiThái, Hà Nhì, Hmông tại 12 bản của 6 xã/thị trấn là: Hua Bum (Pa Cheo, Nậm Nghẹ,Chang Chảo Pá), Bum Nưa (Nậm Củm), Pa Vệ Sủ (A Mại), Mường Mô (Giắng, NậmHài), Vàng San (Huổi Cuổng, Nậm Xẻ, Nậm Xuổng) và thị trấn Mường Tè (Khu phố 2,Khu phố 5) Dân số là 1.452 người, chiếm 3,45% dân số toàn huyện, trong đó xã HuaBum, Pa Vệ Sử là xã biên giới Như vậy, người Mảng ở hai huyện Sìn Hồ và Mường Tècủa tỉnh Lai Châu có 3.190 người chiếm 86,21% dân số của tộc người Mảng ở ViệtNam, cư trú chủ yếu ở vùng biên giới Việt - Trung
1.3.2.3 Đặc điểm kinh tế
Kinh tế của người Mảng bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt - hái lượm, nghềthủ công truyền thống và trao đổi thương mại Trong đó, trồng trọt giữ vai trò chủ đạo
và lúa nương là cây trồng chính
1.3.2.3.1 Trồng trọt: Cây lúa nương là nguồn lương thực chính của người Mảng
với hai loại lúa nếp và lúa tẻ Bên cạnh đó, họ còn trồng thêm một số cây khác như: sắn,ngô, khoai, đậu, dưa, bí, đu đủ, khoai, Nương của người Mảng thường làm ở sườn đồi,
núi có độ dốc tương đối cao Lúa nước mới được gieo trồng trên những mảnh ruộng nhỏ dọc theo các con suối và năng xuất rất thấp Nông cụ canh tác của người Mảng rất đơn
giản, tới nay rìu, dao quắm, dao ngắn, cuốc, gùi, gậy chọc lỗ vẫn được người Mảng sử
dụng phổ biến Luân khoảnh khép kín là phương thức trồng trọt truyền thống, mỗi gia
đình thường có từ 5 đến 10 mảnh nương khác nhau nhằm đảm bảo đất canh tác Khimảnh nương sử dụng bạc màu, họ bỏ hoá để cây rừng tái sinh và chỉ quay trở lại khai
thác sau 5 đến 7 năm Với vòng quay “rừng–nương–rừng tái sinh–nương” đất có thời
gian phục hồi độ phì nhiêu Đây là kiểu canh tác phù hợp trong điều kiện đất rộng và
cây trồng ít được bón phân Xen canh là biện pháp gia tăng giá trị nông sản trên một
diện tích đất và chống xói mòi Họ thường trồng xen lúa với các loại cây khác, như: ngôsắn, đậu, bí đảm bảo che phủ mặt đất không cho hạt mưa tác động trực tiếp làm giảmđộng năng của hạt mưa khi rơi xuống Thảm thực vật còn có tác dụng tích tụ nước, giảmđộng năng gió, tạo kết cấu bền đất, tăng mức độ thấm nước vào đất, tăng ma sát cơ họcthông qua thảm lá rụng và bộ rễ… vì vậy hạn chế được xói mòn đất
Từ xa xưa, người Mảng dựa vào tuần trăng, mùa hoa nở và tiếng muông thú kêu
Trang 32để xác định nông lịch của mình Tuy nhiên, họ cũng dựa vào cách tính lịch của ngườiThái để tính toán mùa vụ Theo người Mảng, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30ngày được chia theo 12 con vật Mỗi tháng trong năm đều gắn với các hoạt động sảnxuất riêng nhằm đảm bảo cho mùa vụ được năng xuất cao.
1.3.2.3.2 Chăn nuôi: Ở người Mảng, chăn nuôi kém phát triển, vì họ không coi
đây là hình thức kinh tế để nâng cao đời sống gia đình mà chủ yếu lấy thực phẩm và làmvật hiến sinh trong các nghi lễ Vật nuôi thường là trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, dê được chăn thả tự nhiên Nhìn chung, chăn nuôi của người Mảng chỉ là hoạt động kinh tếphụ
1.3.2.3.3 Săn bắt, hái lượm:
- Săn bắn ngoài việc bổ sung nguồn thực phẩm trong các bữa ăn còn giúp bảo vệ
cây trồng tránh sự phá hoại của thú rừng Người Mảng thường đi săn theo nhóm từ 3đến 5 người, mùa săn bắn được tổ chức vào đầu xuân Thú săn được như: sóc, hươu, nai,lợn rừng, gà rừng, chồn, nhím có thể thuần dưỡng làm vật nuôi, trao đổi và làm thựcphẩm Người Mảng thường sử dụng các loại vũ khí tự tạo để săn bắt, như: lao, nỏ, súngbắn đá, bẫy ụp, bẫy sập, bẫy thòng lọng, bẫy lồng, bẫy treo, bẫy hố, thi thoảng dùngsúng săn và tên tẩm nhựa độc để bắn thú Sản phẩm mỗi cuộc săn được chia cho mọingười trong bản cùng ăn Họ cũng thường lấy xương đầu con thú treo lên mái nhà chỗgian khách để cầu may mắn cho những lần săn bắn sau
- Hái lượm nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm trong bữa ăn Phụ nữ Mảng thường
hái các loại cây rau quả như: nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, rau xắng hoặc các loạithảo dược như: tam thất, thảo quả, sa nhân để dùng chữa bệnh và trao đổi lấy các hànghóa thiết yếu khác
- Việc đánh bắt thủy sản phổ biến hơn ở nhóm Mảng Lệ Dụng cụ thường dùng
như: rọ, đó, lờ, xúc, chài và đôi khi họ còn bắt cá bằng tay Khi bắt được nhiều, họ phơikhô hoặc đem trao đổi Các loại cá da màu trắng số lượng thường ít hơn và khó bắt nên
họ để dành làm lễ vật trong các nghi lễ
1.3.2.3.4 Nghề thủ công truyền thống: Nghề thủ công của người Mảng kém phát
triển, trong khi nghề dệt vải hạn chế, nghề rèn đúc chưa phát triển, nghề mộc chỉ ở mức
sơ khởi, thì nghề đan lát lại phát triển khá cao Họ có thể đan những vật dụng hàng ngàynhư: giỏ đựng quần áo, giỏ bắt cá, đó, lờ, gùi, chiếu, mâm ăn cơm, ghế, mẹt, sàng, nong
Trang 33bền chắc và hoa văn sắc sảo Đây cũng là sản phẩm thủ công duy nhất của người Mảng
có thể đem bán hoặc trao đổi lấy các mặt hàng thiết yếu khác để phục vụ đời sống
1.3.2.3.5 Trao đổi thương mại: Do điều kiện cư trú ở các địa bàn vùng xa, vùng
sâu giao thông khó khăn đã ảnh hưởng lớn tới việc giao lưu thương mại của tộc ngườiMảng Hình thức vật đổi vật tới nay vẫn còn sử dụng bên cạnh hình thức trao đổi hàng –tiền – hàng Họ dùng nông lâm thổ sản để bán, mua hoặc đổi lấy các mặt hàng thiết yếu,như: gạo, mắm, bột ngọt, vải do các gia đình người Việt, Thái, Mảng bán tại bản hoặcđược tiểu thương mang vào Giao lưu thương mại tập trung ở chợ phiên ít diễn ra ở nơingười Mảng cư trú, nếu muốn họ phải lên các chợ ở trung tâm xã, thị trấn
Tóm lại, hoạt động kinh tế của người Mảng ở Việt Nam đến nay chủ yếu vẫn là
tự cấp tự túc và mang nhiều yếu tố chiếm đoạt; sản xuất đều phục vụ nhu cầu sinh hoạthàng ngày của gia đình và trao đổi trong cộng đồng Chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổithương mại đều kém phát triển, chỉ có nghề đan lát đã phát triển, bước đầu sản phẩm đãtrở thành hàng hóa để bán hoặc trao đổi
1.3.2.4 Đặc điểm xã hội
Tổ chức xã hội truyền thống của người Mảng được điều hành bởi Pú Gia theo cách gọi của tác giả Hoàng Sơn [70, tr 28], còn Ngọc Hải là Pơ Gia [31, tr 75] hoặc Puza như nghiên cứu của Thanh Thiên [93, tr 6], trong đó một số tài liệu khác cho rằng
đó là Tù trưởng Chúng tôi cho rằng, gọi Pơ Gia là thỏa đáng hơn cả bởi trong tâm thức người Mảng thì Pơ Gia luôn được nhắc tới như một người tài giỏi nhất Tuy cách nói
khác nhau, nhưng đều chỉ đây là người có quyền hành cao nhất đối với tộc người này
Pơ Gia cùng các trưởng dòng họ (mon đẳm) cai quản toàn bộ đời sống xã hội, như: lập
bản, chuyển bản, tổ chức sản xuất, đấu tranh chống lại bọn cường hào, Vào dịp cuối
năm, Pơ Gia thường tổ chức nghi lễ cầu cúng trời đất, thần linh cầu xin được che chở,
phù hộ và ban cuộc sống no đủ, hạnh phúc
Trước Cách Mạng Tháng Tám, cũng như nhiều tộc người khác ở Tây Bắc, ngườiMảng phải đi phu, cuông, nhốciii cho đế quốc Pháp và lãnh chúa người Thái Họ bịkhinh miệt và coi là tộc người thấp kém, không được tham gia các chức sắc lớn hơn TaoLông (người cai quản vài bản người Mảng nằm trong lãnh địa của người Thái) [93, tr.7]; ở các bản, thực dân Pháp cũng cho người Mảng làm Tạo bản (trưởng bản) nhưng
Trang 34trên thực tế Tạo bản chỉ là chức dịch được đặt ra để thu thuế và nông lâm thổ sản cốngnạp cho bọn cường hào áp bức Với người Mảng, bên cạnh sự phục tùng những thiết chế
bị thực dân Pháp và lãnh chúa người Thái áp đặt, họ cũng xây dựng những thiết chế tựquản tương đối riêng của mình, được người dân tin cậy, như: trưởng họ, trưởng bản,thầy cúng, thầy bói, Vì vậy, tuy bị cai quản bởi đế quốc Pháp và lãnh chúa người Thái,nhưng trong bản, người Mảng vẫn duy trì được tổ chức tự quản riêng mà không có sựphân biệt giai cấp
Người Mảng gọi bản là muy Mỗi bản thường có vài chục nóc nhà quần cư ven
núi theo lối mật tập gần sông, suối và có quan hệ thân tộc Tên bản bao giờ cũng gắn vớitên sông, suối Nhà trong bản được làm theo hướng Đông Nam, mặt nhà nhìn xuốngthấp lưng dựa vào núi Người Mảng có tính đoàn kết cộng đồng cao và sống hoà thuậnvới các tộc người khác trên địa bàn như Hmông, Hà Nhì, Thái, Trưởng bản là ngườiphụ trách mọi mặt đời sống cộng đồng và trực tiếp bị quản lý bởi Tao Lông và lãnh chúangười Thái Các thành viên trong tổ chức thiết chế xã hội truyền thống của người Mảngđược dân bầu qua họp toàn thể và thời gian giữ chức là không hạn định, khi nào ngườidân thấy không còn xứng đáng thì họp lại để bầu người khác
Người Mảng ở Việt Nam có 6 dòng họ gốc là họ Pàn, Tào, Lùng, Anh, Lý vàChìn Do ảnh hưởng về dòng họ người Thái nên có thêm họ Lò (họ quí tộc của ngườiThái) Mỗi họ đều có những con vật kiêng ăn thịt, như: họ Pàn kiêng ăn thịt chim Xóm
Tỉ Ủ, họ Lùng kiêng ăn thịt Rắn, họ Lý và họ Anh kiêng ăn thịt chim Xanh, Họ chorằng, nếu ai giết vật linh thì sẽ bị chết theo, nếu ăn thịt thì sẽ bị rụng răng, nhìn thấycũng không được đến gần và tuyệt đối không sờ vào chúng Các dòng họ đều kiêng giết
và ăn thịt Hoẵng (ma chúc), vì theo truyền thống Hoẵng là con vật đã dạy cho người
Mảng trồng lúa nương [78, tr 33-34] Theo các bậc cao niên kể lại, xưa kia mỗi dòng họsống ở một khu vực, họ Lùng ở Nậm Sảo, họ Pàn ở Pá Bon, họ Anh ở Nậm Ô, họ Chìn
ở Nậm Cời, Tuy vậy, từ xưa tới nay các họ không có xích mích với nhau Trước đây,người Mảng thường cúng dòng họ vào dịp đầu năm, nhưng nay do sự phân tán của các
dòng họ nên không còn tổ chức nghi lễ này nữa, ma dòng họ (pli đẳm) được các gia
đình chuyển về đặt ở cây cột chính trong nhà
Kiểu gia đình lớn phổ biến trong truyền thống của người Mảng, mỗi nhà chung sống
Trang 35từ 3 đến 4 thế hệ bao gồm: ông bà, con, cháu và có thể là các chắt Ngày nay họ đã chuyểnsang gia đình nhỏ độc lập về kinh tế, người chồng giữ vai trò chủ đạo và quyết định các vấn
đề lớn trong nhà, như: lễ cưới, đám ma, săn bắn, trồng trỉa [89, tr 54], Tới nay, chế độmẫu hệ vẫn còn tàn dư, người phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong một số công việc
chính, như: hái lượm, nương rẫy và chủ trì thực hiện lễ cúng hồn lúa (tưng pạc nhuỷ lẳm)
và cúng bên ngoại (tri duộng tẳm tuể), Người Mảng không có nghĩa địa tập trung, tuy
nhiên họ đều chôn cất người chết ở phía Tây của bản với quan niệm đây là hướng mặt trờilặn, hướng của cái chết Đây cũng là tập quán và quan niệm phổ biến của các tộc ngườitrong cùng nhóm ngôn ngữ ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên
1.3.2.5 Đặc điểm văn hóa
1.3.2.5.1 Văn hóa vật chất
- Ẩm thực của người Mảng đơn giản hơn so với một số tộc người khác ở TâyBắc Các món ăn chủ yếu là sản phẩm từ nương rẫy, săn bắt, hái lượm và chăn nuôiđược chế biến không cầu kỳ, chủ yếu là nấu, luộc, xào, nướng và kho Người Mảng ănhai bữa một ngày là sáng và tối, bữa trưa là bữa ăn phụ Lương thực chính là lúa nếp(trước đây) và lúa tẻ (ngày nay), đôi khi độn thêm sắn, ngô, củ mài, củ bấu
Thực phẩm được khai thác chủ yếu từ rừng, như: nấm, măng, rau dớn, rau sam,rau rệu, rau tàu bay và một số loại rau quả trồng được, như: rau cải, rau rền, rau muống,
bí, bầu, đậu, Bên cạnh đó, các loại thực phẩm tươi sống khác, như: cua, cá, ốc, thịt thúrừng, thịt lợn, gà, bò là kết quả của săn bắt hoặc nuôi trồng tại nhà Tuy nhiên, trongbữa cơm hàng ngày, người Mảng thường ăn với một món canh và một món xào hoặckho Thịt gà, lợn thường chỉ được dùng trong các dịp lễ trọng của gia đình, như: cướixin, tang ma, cúng bái,
Đồ uống của người Mảng được phân thành hai loại: rượu cất và rượu cần Rượucất được sử dụng hằng ngày còn rượu cần dùng vào những dịp quan trọng, như: lễ hội,cưới xin, lên nhà mới hoặc gặp khách quý Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ các khenúi hoặc từ các mạch nước ngầm Tuy nhiên, người Mảng không có nghi lễ cúng bếnnước, giọt nước như một số tộc người khác trong cùng nhóm ngôn ngữ, như: Ba-na, Cơ-
ho, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng,
Thuốc lào là thức hút truyền thống của người Mảng Họ hút bằng ống điếu cày
Trang 36giống của người Việt nhưng thân điếu to hơn Đồng bào tự trồng cây thuốc lào lấy lálàm thuốc, lá thuốc được thu hoạch rồi đem phơi khô, thái nhỏ để hút Nếu người Việt
lấy miếng trầu là đầu câu chuyện thì người Mảng lấy việc mời hút một điếu thuốc lào để
mở lời với mọi người Cả nam và nữ đều hút nhưng nữ ít hơn
- Ngôi nhà truyền thống của người Mảng là nhà sàn thấp và nhỏ hơn so với nhàngười Thái, người Kháng với kỹ thuật xây dựng khá đơn giản Nhà được hình thànhchủ yếu dựa vào các chạc, ngoàm của cây rồi dùng lạt, dây rừng buộc lại Nguyên liệu
chính là gỗ, tre, nứa, cỏ tranh, dây rừng Nhà có hai mái, hai đầu nóc có gắn pưởng nhựa (như con rồng) giống khău cút của người Thái Hai đầu nhà có hai cầu thang, cầu
thang phía Đông dành cho nam giới và khách, ở phía Tây là dành cho nữ Sàn nhà đượclàm bằng tre, vầu dát mỏng, quanh nhà thưng bằng gỗ, hoặc tre, nứa Bố trí mặt bằngsinh hoạt trong ngôi nhà được xác định từ cửa chính (cửa phía Đông) với bên tay phảibuồng đầu tiên dành cho khách rồi tới buồng chủ nhà, tiếp theo là buồng của con rể, tiếp
là buồng của con gái lớn chưa chồng; bên tay trái, buồng đầu tiên của ông bà, tiếp theo
là buồng của vợ chồng con trai, sau nữa là buồng của con trai lớn chưa vợ [31, tr 58] Hành lang giữa nhà được đặt các bếp gồm: bếp chính của chủ nhà và các bếp phụcủa các gia đình nhỏ Phía ngoài cầu thang phụ luôn có một sàn nhỏ để phơi quần áo vàđặt các vật dụng cần thiết, bên cạnh là một mảnh vườn nhỏ trồng nhiều loại rau phục vụđời sống gia đình Về cơ bản, nhà của người Mảng có những đặc điểm sau: 1) Hướngnhà phụ thuộc vào địa hình cư trú, mặt chính quay ra suối hoặc phía thấp hơn; 2) Kếtcấu nhà đơn giản; 3) Có hai cầu thang lên và chia các phòng ở theo thứ tự, vai trò củacác thành viên trong gia đình; 4) Nhà sàn làm bằng gỗ và lợp mái lá (cỏ tranh); 5) Chưa
55-có sự phân tách giữa không gian nhà, bếp, chỉ 55-có sự phân chia không gian sinh hoạt cá
nhân (xem hình 1); 6) Đất làm nhà phải được sự đồng ý của ma trú ngụ trên đất ấy hoặc
đất ấy không có ma, công việc này thông qua nhiều nghi lễ đoán định và cầu xin
Hình 1: Bố trí mặt bằng sinh hoạt ngôi nhà người Mảng
Cửa vào (tế pùng) Bếp chính (pì dứa) Cửa vào phụ
(ong éc)
Phòng khách
(ong éc)
Bếp, kho
Gường nữ cao tuổi nhất nhà
Gường nữ
cao tuổi nhất nhà
Trang 37- Trang phục của người Mảng khá đơn giản, đặc biệt là trang phục nam Nữ giớithường mặc váy dài nhuộm đen hoặc chàm, áo cánh xẻ ngực, hai bên vạt áo được gắnhai hàng cúc bằng bạc Quấn ngoài áo là tấm bưởng màu trắng được trang trí hoa vănriềm ngoài với các mảng màu xanh, đỏ hình quả trám, ô vuông, Tóc được quấn cao rồibuộc bằng một sợi dây thêu bằng các loại chỉ xanh, đỏ có xâu hạt cườm và để tua rua ởcuối Họ cũng đeo một số đồ trang sức, như: vòng cổ, vòng tay, hoa tai được làm bằngbạc hoặc đồng Trang phục nam giới đơn giản với quần màu chàm ống rộng và ngắntrên mắt cá chân, cạp quần được buộc bằng dây vải Áo cánh xẻ ngực màu chàn hoặcxanh đen Tóc để dài và vấn bằng khăn màu đen.
- Trong truyền thống, người Mảng đi bộ là chủ yếu, họ ít cưỡi ngựa hoặc đi cácloại xe tự chế như xe kéo, xe quệt Hiện nay, một số phương tiện mới đã được bà con sửdụng, như: xe máy, xe đạp, công nông, ô tô,
1.3.2.5.2 Văn hóa tinh thần
- Với người Mảng, tín ngưỡng vạn vật hữu linh rõ rệt hơn các tộc người cùng địavực cư trú, bởi sự xuất hiện của đấng tạo hóa trong các câu truyện cổ [31, tr 133-144].Người Mảng tin tất cả sinh vật tồn tại trên trái đất đều có linh hồn, mọi hành động củacon người đối với tự nhiên đều phải xin phép tránh làm tổn hại tới sinh linh khác Họcho rằng, con người sống được gồm hai phần, phần xác và phần hồn, phần xác có thểnhìn thấy được bằng mắt, cầm nắm được bằng tay còn phần hồn thì không nhìn thấy, khichết, hồn khôn sẽ bay lên trời tồn tại mãi mãi với thế giới tổ tiên còn hồn ngu sẽ ở quanhmộ
- Tuy có trình độ dân trí chưa cao và không có chữ viết riêng, nhưng người Mảng
có nền văn học dân gian khá phong phú và đa dạng gồm nhiều thể loại, như: truyện cổ,truyền thuyết, cổ tích, thần thoại, câu đố và đặc biệt là thơ ca được phân thành ba hệthống là: dân ca lao động sản xuất, dân ca nghi lễ phong tục và dân ca sinh hoạt [59, tr.57] Trong đó, nhiều truyền thuyết, truyện cổ giải thích sự xuất hiện của trời đất, conngười, dòng họ; phân chia ranh giới giữa các ngọn núi, con sông trùng với những địadanh đang có trên địa bàn cư trú của người Mảng ở Lai Châu
Người Mảng thường hát đối, hát đúm, hát theo vần khi lao động, trong các nghi
Trang 38lễ và sinh hoạt mà không tổ chức các hoạt động biểu diễn riêng Nhạc cụ khá đơn giản,chủ yếu được làm từ da động vật, tre, trúc, nứa như: trống, sáo, đàn, Múa dân gian là
loại hình nghệ thuật biểu diễn nghèo nàn nhất của người Mảng, họ chỉ có điệu xi xẹ (tương đối giống điệu xòe của người Thái) và nhảy sạp để biểu diễn trong những dịp vui Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận được các điệu múa khác, không loại trừ xi xẹ
cũng là kết quả của ảnh hưởng văn hóa Thái trong quá trình cận cư
Nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian của người Mảng được thể hiện thôngqua các hình trang trí trên sản phẩm đan lát và chút ít trên các sản phẩm dệt Ở nghề dệt,tạo hình khá đơn giản thể hiện ở hình quả trám, hình vuông và sọc diềm ngoài của cáctấm vải nhỏ Ngược lại, hoa văn trên các sản phẩm đan lại khá phong phú, như: hìnhvuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình quả trám được tạo nên bởi bàn tay khéo léothông qua phương pháp đan lóng mốt, lóng đôi, lóng ba điêu luyện trên các sản phẩmnhư gùi, giỏ đựng quần áo, rổ, sàng, mẹt, chiếu, cót,
- Tri thức địa phương trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất, rừng, nước
và khám chữa bệnh của người Mảng khá phong phú và đa dạng Người Mảng thườngchọn những chỗ đất có cây cỏ xanh tốt quanh năm, nhiều cây to, nhiều mùn, nhiều nấmmối, nhiều lỗ giun đào, đất màu đen để khai hoang Theo kinh nghiệm đó là những chỗđất tốt, có thể canh tác cho năng suất cao với các loại cây trồng Họ không làm nương ởkhu vực đầu nguồn để tránh làm bẩn nguồn nước, những nơi gần nghĩa địa, vì sợ ảnhhưởng tới người đã mất, những nơi có cỏ tranh, cỏ gà, cây hoa xấu hổ, cây hoa ngũ sắc,cây thực mực, nhiều đá sỏi, bề mặt đất cứng, ít cây cối vì đây là những nơi đất cằn, vànhững nơi quá gần với dòng chảy của những con sông, suối, hoặc có rãnh nước chảyqua tránh cho cây trồng bị lũ cuốn trôi
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Mảng, qua nhiều đời tồn tại, họ
đã đúc rút ra những tri thức quý giá trong cuộc sống và trong ứng xử với môi trường tựnhiên Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh họ đã thiêng hoá tự nhiên, thiêng hóa rừng, gắncho những đối tượng ấy sự huyền bí, buộc mọi người phải tôn trọng từ hòn đá, nguồnnước, cây cỏ đều có thần linh, ma trú ngụ khiến cho những ai có nhu cầu chặt cây, đốtcây, đốt nương phải thực hiện các nghi lễ cầu xin Với rừng thiêng tuyệt đối không đượcchặt phá, nơi đó thường để cúng ma rừng, hoặc có một yếu tố tâm tinh quan trọng đốivới tộc người, như: cánh rừng nơi có hòn đá tổ Xôm bai, có mộ của vị tù trưởng Lý PơGia, rừng ma, Rừng đầu nguồn cũng vậy, họ không cho phép chặt phá, bởi đây là nơi
Trang 39duy trì và cung cấp nước cho cuộc sống con người, ai vi phạm sẽ chịu xử phạt của làngbản và sự trừng trị của thần linh Với khu rừng được chặt cây, họ chỉ chặt từng mảngchứ không chặt hết rừng trên cả quả đồi Rõ ràng trong tâm thức, người Mảng tôn trọngrừng, việc chặt phá rừng không diễn ra bừa bãi mà có sự tính toán để hành động của họkhông làm phương hại tới rừng, tới hệ sinh thái chung.
Tri thức về dự báo thời tiết rất quan trọng với tộc người sống dựa vào nương rẫy.Khi trời đang có đợt mưa kéo dài mà có tiếng con nai, hoẵng kêu là báo hiệu trời sẽ cónắng, và ngược lại Nếu thấy kiến đen, kiến vàng di chuyển lên cao thì sắp có mưa to.Trời nhiều mây xám và có chuồn chuồn bay thấp là sắp có mưa dầm Trời mùa hè đangnắng nếu buổi trưa có nhiều mây trắng thì chiều sẽ có mưa to hoặc mưa đá Bướm baydọc theo suối cạn vào tháng 3 sẽ có hạn hán kéo dài Trong sản xuất nông nghiệp, nếu
có mưa đá sớm thì năm đó được mùa ngô Tiếng chim banh bong banh bọc báo hiệu đã tới mùa tra hạt và chim ilit kêu nghĩa là mùa gặt đã tới gần,
Nguồn nước ăn luôn được giữ sạch, cấm tuyệt đối việc phóng uế, bón phân chocây trồng trên nương nơi có nguồn nước, chăn thả gia súc, chặt, phát rừng đầu nguồn, Nếu ai vi phạm sẽ bị trừng phạt bởi cộng đồng và thần linh
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Luận án Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam được thực hiện trong bối
cảnh các công trình nghiên cứu chung về tộc người này chưa nhiều và không tập trung,hầu hết chỉ là những nghiên cứu nhỏ không hệ thống, đặc biệt chưa có các nghiên cứu
về nghi lễ Những nghiên cứu đã có thường khái quát về lịch sử tộc người, điều kiệnkinh tế - xã hội hoặc mô tả các hiện tượng văn hóa của người Mảng mà chưa có phântích giải mã các biểu tượng, so sánh trong mối tương quan với các tộc người khác, biếnđổi văn hóa tộc người dưới tác động của giao lưu tiếp biến văn hóa, Luận án này đãtham khảo nguồn tư liệu quý giá đó và cố gắng bổ sung những điểm còn khuyết thiếutrong nghiên cứu nhân học về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam
Để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các nội dung chính của luận án,Chương 1 đã dành dung lượng đáng kể để làm rõ một số khái niệm liên quan trực tiếpđến đề tài như: nghi lễ, gia đình, nghi lễ gia đình, chức năng nghi lễ, Các lý thuyếtđược áp dụng, như: lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết chức năng Cơ sởphương pháp luận của luận án dựa trên quan điểm Duy vật biện chứng và Duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính
Trang 40sách của Nhà nước ta về dân tộc và văn hóa; xem xét nghi lễ gia đình của người Mảngtrong trạng thái vận động, biến đổi và mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trongđời sống tộc người Mảng cũng như các tộc người khác trong vùng Phương pháp điền dãdân tộc học là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng, bên cạnh đó chúng tôicũng đặc biệt quan tâm tới phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, phân tích,thống kê tài liệu, chụp ảnh,
Luận án nghiên cứu về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam, nhưng trênthực tế tộc người này cư trú tập trung ở hai huyện là Mường Tè và Sìn Hồ của tỉnh LaiChâu Vì vậy, đây chính là địa bàn nghiên cứu chính của luận án Chúng tôi đã khái lược
cơ bản về cảnh quan, lịch sử tộc người, phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, vănhóa truyền thống và biến đổi hiện nay, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về địa bàn vàđối tượng nghiên cứu của luận án Trong đó, các đặc điểm đáng chú ý là: do cư trú ởvùng biên giới thiếu điều kiện phát triển, nên kinh tế của họ chủ yếu vẫn là trồng trọtcây lúa nương, mang nặng tính tự cung tự cấp; tính cố kết cộng đồng còn bình đẳng vàchặt chẽ giữa các gia đình thành viên cùng họ tộc trong bản; các thiết chế xã hội vànhững người có uy tín trong cộng đồng truyền thống còn ảnh hưởng tương đối lớn đếnnhiều mặt đời sống người dân; nền văn hóa khá phong phú và đa dạng thể hiện qua hệthống tín ngưỡng, nghi lễ và nghệ thuật dân gian;
có cách nhìn, cách thức thực hiện và giải thích khác nhau về bản chất sự vật, hiện tượngtrong nghi lễ chu kỳ đời người, phản ánh sự đa dạng về nhân sinh quan, thế giới quancủa các dân tộc khác nhau, do sự chi phối bởi các cơ sở về kinh tế, văn hóa, xã hội và