Microsoft Word 3 BIA TUYET doc i TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC & MẦM MON BÀI TẬP LỚN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 Tên học phần Phương pháp NCK[.]
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu của thế giới
Trong lịch sử giáo dục, vấn đề tự học được quan tâm từ rất sớm Ý tưởng dạy học coi trọng người học, chú ý đến tự học đã có từ thời cổ đại, tùy theo từng giai đoạn lịch sử và mức độ phát triển của xã hội mà ý tưởng này đã phát triển và trở thành quan điểm dạy học tiến bộ ngày nay Phương Tây cổ đại có phương pháp giảng dạy của Heraclitus (530 - 475 TCN), Socrate (Hy Lạp, 469-390 TCN), Aristote (384-322 TCN) nhằm mục đích phát hiện “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi để người học tự tìm ra kết luận Socrate gọi là “phép đỡ đẻ”, khẩu hiệu dạy học của ông là “Mục đích của giáo dục là làm cho con người nhận ra chính mình giữa đám đông” [37, tr.54] Khổng
Tử (479 - 355 TCN) ở Phương Đông dạy theo đối tượng và kích thích suy nghĩ của
HS Khổng Tử không đặt câu hỏi cho học trò trước mà ngược lại, ông đòi hỏi học trò phải chủ động đặt câu hỏi trước “Nếu ai không tự đặt câu hỏi trước, Khổng Tử sẽ không dạy cho người ấy!” [37, tr.58] Ông còn nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” [37, tr.59] Điều này rất phù hợp với nguyên tắc tạo động cơ, hứng thú học tập trong dạy học hiện đại Đến thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, dạy học lấy người học làm trung tâm đã trở thành một tư tưởng, có nhiều nhà giáo dục vĩ đại đã coi trọng tự học Điển hình có các tác giả như Michel de Montaigne (1533 - 1592) Nhà sư phạm J.A.Commesky (1592 -
1670) từng khẳng định: “không có khát vọng học tập thì không thể trở thành nhân tài”
[9, tr.94] Trong cuốn sách “Phép giảng dạy vĩ đại”, ông cương quyết phản đối lối dạy học áp đặt, giáo điều làm cho học sinh thụ động, đồng thời đề ra phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, HS không chỉ học ở thầy mà còn học ở bạn Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), đã phát triển tư tưởng ấy thêm một bước thành tư tưởng “Giáo dục tự do”, đề xướng “học thuyết lấy đứa trẻ làm trung tâm” Ông nói: “Đừng cho trẻ em khoa học, mà phải để trẻ tự phát minh” Nhà giáo dục Mỹ John Dewey (1859 - 1952), chủ trương “Học bằng cách làm” (Learning by doing) Học trò nhất thiết phải chủ động và tích cực hoạt động “học bằng cách làm” với tinh thần tự học A.s
Makarenko (1888 - 1939), cho rằng việc làm đầu tiên của nhà giáo dục là: “Đem lại niềm vui cho con người bằng cách thức tỉnh ý thức của người đó, làm cho nó có thái độ đúng đắn hơn trong việc tổ chức đời sống của mình” [28, tr.15] Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, phải để trẻ độc lập tìm tòi, thầy giáo là người tổ chức, người thiết kể, người cố vấn A Disteswerg (1790 - 1886) cho rằng: “Nhà giáo dục chân chính phải phát triển sức mạnh nội tại của HS bằng cách thức tỉnh, chứ không phải tích luỹ, nhồi nhét tài liệu, giáo khoa” [30, tr.8] Ở Liên Xô (cũ) vấn đề tự học được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và xuất bản sách Chẳng hạn tác giả Alêchxanđơrôvích Rubakin (1862 - 1946) với cuốn “Tự học như thế nào” rất coi trọng vấn đề tự học, theo ông: để phân biệt được những vấn đề xảy ra xung quanh ta, thì lại cần đến kiến thức chung bằng con đường tự học [36, tr.6] A.Đixtécvéc (1970 - 1866), cũng cho rằng cần phải “biến quá trình dạy học thành quá trình tự học” [28, tr.4] Trong tác phẩm “Nghiên cứu học tập như thế nào” của He - bơc, hoặc “Học tập hợp lý” của tác giả R Retzke, các tác giả đều đề cập tới vấn đề tự học như thế nào cho hiệu quả, cách làm việc với sách, cách học tập hợp lý theo kế hoạch và chương trình riêng Các nhà nghiên cứu về giáo dục đào tạo A.M.Machiuski, A.VPêtovxki, X.P.Baranôv, Mongtaigne, Carolyn Hopper cũng đã đề ra việc thiết kế các bài tập nhận thức là các bài tập nêu vấn đề để người học thực hiện trong thời gian tự học
Những năm cuối thế kỷ XX giáo dục toàn cầu càng nhấn mạnh đến giáo dục lấy
HS làm trung tâm, coi trọng tự học, tự đào tạo Quan niệm mới về “học tập suốt đời - một động lực xã hội” sẽ giúp con người đáp ứng những yêu cầu thế giới thay đổi nhanh chóng
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nền giáo dục Việt Nam đều có sự quan tâm đến việc tự học, với nhiều quan điểm đáng lưu ý Việc dạy - học được thực hiện theo cách giáo điều máy móc Kĩ năng được hình thành chủ yếu là để học thuộc lòng, ghi nhớ lệ thuộc, thầy dạy gì, trò học đó Thầy là thành trì luôn đúng, trò luôn là nô lệ của khối kiến thức một chiều
Thời thuộc Pháp, với chính sách ngu dân, việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ với phương pháp phát huy trí tuệ cho người bản xứ là việc không tưởng Do vậy,trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam có tới 90% dân số mù chữ
Từ những năm 1945 trở đi, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng phát triển giáo dục thường xuyên, các lớp bổ túc văn hoá, đại học tại chức, vừa làm vừa học, mở ra chủ yếu dựa vào hình thức tự học là chính Từ sau những năm 1970, với tinh thần
“Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, ở các trường Cao đẳng, Đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tăng cường các hoạt động tự học của HS Đặc biệt vào năm 1998, Trung tâm Tự học của GS Nguyễn Cảnh Toàn đã tổ chức thành công hội nghị toàn quốc với chủ đề “Tự học, tư đào tạo - tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam” mang lại nhiều ảnh hướng lớn cho nền giáo dục Việt Nam. Các tác giả đã nghiên cứu và xuất bản sách, tiêu biểu các cuốn: “Tự học, tư đào tạo - tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam” (1998); “Tôi tự học” (1975) của Nguyễn Duy Cần; “Muốn học giỏi” (1976) của Thiên Giang, Trần Kim Bảng; “Tự học để thành công” (1992) của Nguyễn Hiến Lê; “Rèn luyện công tác độc lập cho học sinh qua môn toán” (1967) của Phạm Gia Đức, Phạm Văn Hoàn; “Tập cho học sinh giỏi làm quen dần với nghiên cứu toán học” (1992), “Phương pháp giáo dục tích cực: bàn về học và nghiên cứu khoa học” (1996); “Quá trình dạy - tự học” (1998); “Học và dạy cách học”; “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học” của Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn
Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường; "Giúp trẻ tự học nên người” của Nguyễn Kỳ và Nguyễn Nghĩa Dân; “Tự học một chìa khóa vàng của giáo dục” (1998) của Phan Trọng Luận;
“Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm” (1996), “Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực trong giáo dục” (1999) của Nguyễn Kỳ; “về định hướng đổi mới phương pháp dạy học” (1999) của Nguyễn Bá Kim; “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh” (2003) của Thái Duy Tuyên; Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và phổ thông” (2008) của Đào Tam,
Ngày nay, điều kiện tự học của người học ngàv một nâng cao Nhiều trang web được thiết kế giúp người học tự học Toán trực tuyến, có thể dẫn chứng một số trang web như http://www.violympic.vn/; http://tailieu.vn/tag/tailieu; Các trang web này hỗ trợ cho người học tự học, tự nghiên cứu bằng cách đưa ra các bài giảng, các tài liệu cùng những bài tập để họ có thể tự kiểm tra, đánh giá được trình độ và kết quả tự học của bản thân Hình thành thói quen và kỹ năng sử dụng internet hỗ trợ cho việc học sẽ giúp người học rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tự học Toán Đặc biệt trong giai đoạn cải cách giáo dục hiện nay, định hướng thay đổi chương trình, sách giáo khoa hướng vào việc phát triển năng lực của người học, một trong những năng lực được chú trọng phát triển đó là năng lực tự học.
Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Có nhiều khái niệm khác nhau về tự học, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của chủ thể
- Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, coi “Tự học là việc hoàn thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy”
- Theo tác giả Lê Khánh Bằng thì tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định
- Theo GS Đặng Vũ Hoạt và PGS Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” thì “ Tự học là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học nhưng nó có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân
- Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”
- Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ,tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi v.v ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” (Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, 1997)
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi định nghĩa: "Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sốngbằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định"
Về các cấp độ của tự học, xin được nhắc lại các cấp độ đã được thống nhất trong nhiều tài liệu nghiên cứu đi trước:
Cấp độ 1: Tự học hoàn toàn
Học với sách, không có thầy bên cạnh thường được hiểu là tự học Nhưng hiểu như vậy thì hơi hẹp Bởi hoạt động dạy của người thầy thực chất chỉ là ngoại lực tác động đến người học Sự tác động này phải kết hợp được với nội lực của người học thì mới đạt được hiệu quả Thật vậy, qua theo dõi, quan sát, có thể thấy ngay trong cùng một lớp học, với các học sinh cùng độ tuổi, tất cả đều không có những bất thường về tâm sinh lí cùng hoạt động theo một tài liệu hướng dẫn học tập như nhau nhưng kết quả đạt được của mỗi em là khác nhau Sự khác nhau này phần nhiều là do nội lực của từng em Cụ thể, những em chịu khó đọc, tìm hiểu, thực hiện các bước học tập đầy đủ như hướng dẫn sẽ có kết quả tốt hơn những em không tuân thủ nghiêm túc quá trình hoạt động
Học với sách thì khó khăn hơn khi học với thầy và nếu có thắc mắc thì không có người để hỏi Nhưng có như vậy, thì người học mới cố gắng động não để tìm hiểu,giải đáp những thắc mắc của mình, thậm chí tra cứu thêm những tài liệu có liên quan khác Cách làm việc này có thể mất thời gian hơn, song phải động não nhiều và người học quen dần với tác phong “làm việc độc lập với sách” Có như vậy thì người học mới rèn luyện cho mình được năng lực tự học, tự học suốt đời vì không phải lúc nào cũng có thầy bên cạnh Vậy nên tự học có thể diễn ra khi có thầy, có sách, cả khi không có thầy, không có sách Trong trường hợp này, khả năng đạt hiệu quả cao là khó khăn, vì người học chỉ có thể học tập nhờ cọ xát và trải nghiệm trong thực tiễn.Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học, mức độ tự học hoàn toàn không thầy không sách càng khó khăn hơn Do đó, trước hết phải học một cách có hệ thống với thầy, sau đó với sách, nắm chắc kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, từ đó tự mình sưu tầm tài liệu và mở rộng kiến thức bản thân một cách có chiều sâu hơn.“Tự học hoàn toàn” là mức độ mỗi người học cần đạt đến để có thể “Tự học suốt đời” nhưng trước hết phải biết “Tự học có hướng dẫn”
Cấp độ 2: Tự học có hướng dẫn
Tự học có hướng dẫn là hình thức hoạt động tự lực của người học để chiếm lĩnh tri thức và hình ảnh kỹ năng tương ứng dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên thông qua tài liệu hướng dẫn tự học Có hai mức độ tự học có hướng dẫn:
Mức độ 1: Người học có sự hỗ trợ trực tiếp của thầy và sách giáo khoa, có thể thông qua các phương tiện, công cụ hỗ trợ việc dạy học như máy tính, máy chiếu…
Mức độ 2: Người học có sách giáo khoa và có giáo viên ở xa hướng dẫn tự học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin viễn thông khác Hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tính cách trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
1.2.2 Quan điểm về năng lực tự học
Năng lực chung là hệ thống các năng lực thiết yếu nhất cần có ở mỗi người học đế đảm bảo thành công trong học tập và trong cuộc sống
Dự thảo giáo dục phổ thông tháng 8 năm 2015 đưa ra 8 năng lực cần đạt được đối với học sinh phổ thông.Vì vậy, tôi xác định lại 2 loại năng lực: cốt lõi (ai cũng cần để có thể sống và làm việc) và chuyên biệt (chỉ có và cần ở một số người nhất định) Trong những năng lực cốt lõi thì có hai nhánh: năng lực chung (môn nào cũng cần phải và cũng có thể hình thành và phát triển cho học sinh), gồm tự chủ, hợp tác và sáng tạo
Nhánh thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành; trong đó có năng lực giao tiếp (gắn với các môn ngôn ngữ, văn học, ngoại ngữ),năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn nghệ thuật); năng lực toán học (gắn với toán và các môn khoa học tự nhiên khác); năng lực tin học; năng lực thể chất
Nhóm 1: Năng lực làm chủ và phát triển bản thân - Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự quản lývà phát triển bản thân
Nhóm 2: Năng lực về quan hệ xã hội -
Nhóm 3: Năng lực công cụ
- Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực của nhiều tác giả khác nhau cả ở trong và ngoài nước Các định nghĩa có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhau, nhưng nội hàm tương đối thống nhất và khẳng định kiến thức, kỹ năng, thái độ là ba chất liệu quan trọng nhất để hình thành năng lực tương ứng trên cơ sở rèn luyện, trải nghiệm hoạt động nhất định Dưới đây là hai cách phát biểu khác nhau về năng lực:
Là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống
1.2.2.2 Năng lực tự học Toán
Cơ sở thực tế của nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục hiện nay
Theo điều 28 Luật Giáo dục (2009) : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2014 về mục đích đánh giá học sinh Tiểu học: “giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ”
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT mới nhất có hiệu lực ngày 06/11/2016 sẽ thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan." Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất."
Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng của giáo dục là hình thành những con người vừa hồng vừa chuyên, hội tụ những phẩm chất tốt của con người lao động mới, thích nghi với hoàn cảnh đất nước đang phát triển không ngừng phát triển Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những chủ nhân tương lai của đất nước phải được định hướng học tập và rèn luyện dựa trên tính tự giác và mong muốn tự hoàn thiện Bởi vậy tự học là phương thức chủ yếu và xuyên suốt giúp đạt kết quả cao trong học tập Nội lực của người học là yếu tố cần, những yếu tố như người hướng dẫn, tài liệu là yếu tố đủ hình thành con người đủ đức, đủ tài phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3
Dựa trên cơ sở của Tâm lí học lứa tuổi Tiểu học [31, tr.46] và thực tiễn giảng dạy, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 cụ thể như sau:
1.3.2.1 Nhận thức cảm tính Ở giai đoạn này, các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi Tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm Do vậy, ở lứa tuổi lớp 3 tri giác của trẻ đang dần chuyển từ tri giác trực quan sang tri giác cảm xúc Trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng Ngoài ra trẻ đã phát triển tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc của bản thân, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, hoạt động phân tích, tổng họp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh Tiểu học Tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Ở lớp 3 tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Ở độ tuổi này, sự tập trung chú ý của trẻ đang chuyển dần từ chú ý ngẵn hạn sang chú ý dài hạn có chủ định Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức
1.3.3 Tổng qua chương trình toán lớp 3
1.3.3.1 Phân phối nội dung chương trình Toán lớp 3 theo chương trình hiện hành
- Học kỳ 1 sồm 80 tiết với các nôi dung: Đọc, viết, so sánh, các số có 3 chữ số Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) Cộng các số có 3 chữ số (nhớ 1 lần) Trừ các số có 3 chữ số (nhớ 1 lần) Ôn tập: các bảng nhân Ôn tập: các bảng chia Ôn tập về hình học Ôn tập về giải toán.Xem đồng hồ Bảng nhân 6
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ).Nhân số có 2 chứ số với số có 1 chữ số (có nhớ) Bảng chia 6
Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số Phép chia hết, phép chia cỏ dư Bảng nhân 7 Gấp 1 số lên nhiều lần Bảng chia 7.Giảm đi 1 số lần Tỉm số chia Góc vuông, góc không vuông Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông Đề-ca- mét, Hec-tô-mét Bảng đơn vị đo độ dài Thực hành đo độ dài. Bài toán giải bằng hai phép tính Bảng nhân 8 Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé Bảng chia 8 So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn Bảng nhân 9 Gam Bảng chia 9 Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số Giới thiệu bảng nhân Giới thiệu bảng chia Làm quen với biểu thức Tính giá trị biểu thức Hình chữ nhật Hình vuông Chu vi hình chữ nhật Chu vi hình vuông
- Hoc kỳ 2 gồm 85 tiết với các nôi dung: Các số có 4 chữ số số 10 000 Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng So sánh các số trong phạm vi 10 000. Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 Phép trừ các số trong phạm vi 10
000 Tháng - Năm Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính Vẽ trang trí hình tròn Nhân số có 4 chữ số với số có l chữ số Chia số có 4 chữ số với số có lchữ số Làm quen với chữ số La Mã Thực hành xem đồng hồ Bài toán liên quan đến Rút về đơn vị Tiền Việt Nam Làm quen với thống kê số liệu Các số có 5 chữ sổ số 100 000 So sánh các số trong phạm vi 100 000 Diện tích của 1 hình Đơn vị đo diện tích Xăng- ti- mét vuông Diện tích hình chữ nhật Diện tích hình vuông Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 Tiền Việt Nam Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số Chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ sổ Ôn tập các sổ đến 100
000 Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 Ôn tập về đại lượng Ôn tập về hình học Ôn tập về giải toán
1.3.3.2 Phân phối nội dung chương trình Toán lớp 3 theo chương trình VNEN
- Hoc kỳ 1 gồm 90 tiết với các nôi dung : Ôn tập về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ); Cộng các số có ba chữ số (có nhớ ); Trừ các số có ba chữ số (có nhớ); Em ôn tập về các bảng nhân và bảng chia; Em ôn tập về các bảng nhân và bảng chia; Ôn tập về hình học và giải toán; Xem đồng hồ; Em ôn lại những gì đã học; Các em đã học được những gì ? Bảng nhân 6; Nhân số có hai chữ số với sổ có một chữ số (không nhớ); Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ); Bảng chia 6; Tìm một trong các phần bằng nhau của một số; Chia số có hai chữ số với số có một chữ số; Phép chia hết và phép chia có dư ; Bảng nhân 7; Gấp một số lên nhiều lần; Bảng chia 7; Giảm đi một số lần; Tìm số chia; Góc vuông, góc không vuông; Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke; Đề-ca-mét Héc-tô-mét; Bảng đơn vị đo độ dài; Thực hành đo độ dài; Bài toán giải bằng hai phép tính; Bảng nhân 8; Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số; So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; Bảng chia 8; So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; Bảng nhân 9; Gam; Bảng chia 9; Giới thiệu bảng nhân , bảng chia; Luyện tập; Luyện tập chung; Làm quen với biểu thức; Tính giá trị của biểu thức; Luyện tập chung; Hình chữ nhật, Hình vuông; Chu vi hình chữ nhật Chu vi hình vuông; Em ôn lại những gì đã học
- Hoc kỳ 2 gồm 84 tiết với các nôi dung :Các số có bổn chữ số; số 10000; Điểm ở giữa - Trung điểm của một đoạn thẳng; so sánh các số trong phạm vi 10000; Phép cộng các số trong phạm vi 10000; Phép trừ các số trong phạm vi 10000; Tháng - Năm; Em ôn lại những gì đã học; Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số; Chia sổ có bốn chữ số cho số có một chữ số; Làm quen vói chữ số La Mã; Thực hành xem đồng hồ; Luyện tập chung; Bài toán liên quan đến rút về đơn vị; Luyện tập chung; Tiền Việt Nam; Làm quen với thống kê số liệu; Luyện tập; Các số có năm chữ số; số 100000; So sánh các số trong phạm vi 100000; Luyện tập; Diện tích của một hình ; Diện tích hình chữ nhật; Diện tích hình vuông; Phép cộng các số trong phạm vi 100000; Phép trừ các số trong phạm vi 100000; Tiền Việt Nam; Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số; Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số; Luyện tập chung; Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo); Luyện tập chung; Em ôn tập các số trong phạm vi 100000;
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3
Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển năng lực tự học Toán
2.1.1 Tập trung rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học Toán
Các biện pháp đề xuất phải tạo cho sinh Tiểu học rèn luyện và phát triển các
KN tự học như: KN đọc yêu cầu đề bài; KN phát hiện, giải quyết vấn đề; KN học tập theo nhóm; KN tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn cùng học KN trình bày bài làm đúng với ngôn ngữ toán Tiểu học
2.1.2 Bám sát mục tiêu, nội dung chương trình học hiện hành của học sinh
Các biện pháp sư phạm đề ra phải bám sát mục tiêu nội dung chương trình học hiện hành của học sinh đang học tập Ngoài việc giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức môn học thì các biện pháp cần giúp HS phát huy kĩ năng làm các dạng bài tập ở các lớp kế tiếp và vận dụng sau khi tốt nghiệp Bậc học Tiểu học sau này
2.1.3 Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Các biện pháp đề xuất phát triển phát triển năng lực tự học cho học sinh phải xuất phát từ thực tế của lớp học, từ đặc điểm về mức độ nhận thức học sinh trong lớp học, từ thuận lợi, khó khăn trong trong điều kiện học tập hoàn cảnh gia đình cầu học sinh trong lớp, từ sở trường và cả những hạn chế học sinh trong quá trình tiếp thu Từ tượng nhận thức và nội dung bài học Cần chú ý rằng các biện pháp được xây dựng phải phát huy được những năng lực có sẵn và phải mang lại một sự biến đổi tích cực về nhận thức, về thái độ, phát triển KN TH ở trẻ Biện pháp phải đảm bảo không làm thay đổi cấu trúc chương trình và thời lượng của môn học; đồng thời phải phù hợp với điều kiện giảng dạy, học tập hiện nay ở mỗi trường Tiểu học
2.1.4 Khơi gợi hứng thú tự học tập, nghiên cứu
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Những biện pháp tạo hứng thú trong bài viết này xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng, hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm sao cho học sinh thích học, ba là: Dạy học ở Tiểu học phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống
Quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của HS Còn nếu quan niệm GV dạy truyền thụ, HS tiếp nhận thì GV dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho HS thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả HS chỉ tự giác, tích cực học tập khi HS thấy hứng thú Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV GV là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS Chính vì vậy, đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt các biện pháp, biện pháp PT KN THT Để khơi gợi, xây dựng hứng thú, say mê cho HS tự học, GV cần giúp họ xác định rõ mục tiêu và quyết tâm phấn đấu đạt bằng được mục tiêu của môn học Đồng thời, với tinh thần động viên khích lệ,
GV ghi nhận những gì HS đã làm được ở giai đoạn ban đầu; có biện pháp theo dõi,định hướng và nâng đỡ “từng bước đi” tiếp theo của họ GV phải trở thành người bạn lớn trong việc tự học của HS Tuyệt đối tránh gây hoang mang, tự ti, tâm lý thất bại hoặc ảo tưởng cho HS
2.1.5 Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng người học
Nguyên tắc mang tính vừa sức học sinh Dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất Dạy học vừa sức không có nghĩa là sức học sinh đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn mà dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, học sinh bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được Điều kiện dạy học hiện nay ở nước ta là dạy từng lớp với khoảng 40- 50 học sinh Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành dạy học và giáo dục cả lớp như một tập thể học tập, tạo điều kiện và tổ chức công tác học tập của tất cả học sinh, đồng thời phải tính tới những đặc điểm cá biệt của từng học sinh nhằm đạt được hiệu quả dạy học và góp phần phát triển những tư chất tốt đẹp của các em. Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của học sinh GV cần đánh giá đúng tiềm năng và khả năng của từng HS trong lớp để tổ chức dạy học tự học, sao cho phù hợp với đối tượng nhằm phát huy được những khả năng sẵn có của từng HS Tránh tình trạng GV dạy những kiến thức quá dễ, dẫn đến giờ học nhàm chán, ngược lại, GV dạy những kiến thức quá khó, sự quá tải đó sẽ làm yếu đi sự nỗ lực ý chí, khả năng làm việc bị hạ thấp một cách rõ rệt và làm cho học sinh sớm mệt mỏi
Trên cơ sở các đặc điểm trên GV cần phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thức học tập nhóm tại lớp Với hình thức này GV cần chú trọng đến việc tạo điều kiện cá nhân phát triển hiệu quả cao hơn Mỗi HS tìm cách giải quyết không chỉ cho bản thân mình mà cho cả tập thể Cách tiến hành dạy học, không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh, mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức với mỗi em GV chú ý dành thời gian tổ chức cho HS được trình bày lại những vấn đề tự học Khi được trình bày lại bằng chính ngôn ngữ của mình, lúc đó HS sẽ hiểu bài hơn
2.1.6 Thường xuyên thực hiện hoạt động đánh giá và tự đánh giá kết quả tự học tập, nghiên cứu
Trong giáo dục và đào tạo rất chú trọng khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên. chính thức thực hiện thí điểm đánh giá bằng nhận xét đối với cả cấp tiểu học Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá, để sử dụng nguyên tắc này, GV cần cung cấp HS cách đánh giá câu hổi đánh giá phù hợp chương trình học, nội dung học, tài liệu học và hướng dẫn tự học Sau đó GV tiến hành thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS và cho HS và phụ huynh biết về kết quả đó HS được trực tiếp tham gia quá trình đánh giá kết quả tự học của các bạn và tự rút ra được kinh nghiệm cho chính mình Từ đó, HS có KN tự đánh giá bản thân để chủ động, tích cực hơn trong học tập.
Một số biện pháp phát triển năng lực tự học Toán
2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học Toán cho học sinh lớp 3
2.2.1.1 Cơ sở lí luận của biện pháp
Theo kết quả của Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia Maine- Mỹ cho thấy: “Kết quả ghi nhận của người học đạt được sau hai tuần như sau: 10% những gì chúng ta đọc ; 20% những gì chúng ta nghe ; 30% những gì chúng ta nhìn; 50% những gì chúng ta nghe và nhìn ; 70% những gì chúng ta nói trong thảo luận; 90% những gì chúng ta nói và làm (dạy lại)” [43] Chính vì vậy tài liệu tự học có hướng dẫn được viết ra để giúp cho người học được hành động, được tư duy qua các vấn đề và giải quyết các vấn đề đó Bên cạnh đó, Gv giảng dạy theo cách sử dụng tài liệu hướng dẫn không phải giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà tổ chức cho HS được hành động, giải thích và hướng dẫn lại cho người khác hiểu
Khi nghiên cứu về quá trình – tự học, GS Nguyễn Cảnh Toàn luôn lưu ý một điều dối với các thầy (cô) giáo trong quá trình dạy – tự học cho HS : Thầy cô không bao giờ được làm sẵn rồi truyền thụ, mà chỉ có quyền gợi mở để HS tự học lấy, tự làm lấy, đến mức cao nhất, huy động cho hết mọi khả năng mà họ có trong tay hay cầm trong tay Khi cần lắm, thầy (cô) có thể gợi ý để HS tự mình biế phân chia một khó khăn lớn ra nhiều khó khăn nhỏ Đặc biệt trong trường Tiểu học, vai trò của việc dạy – tự học càng được đánh giá đúng mức Người thầy giáo cần phải thiết kế, tổ chức,hướng dẫn cho người học tự làm lấy từng nhiệm vụ nhỏ bằng cách huy động vốn kiến thức, NL và kinh nghiệm sẵn có của bản than để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành NL,phương pháp mới chứ giáo viên không phải là người làm sẵn và truyền thụ kiến thức đơn thuần Đặc biệt trong quá trình dạy học toán, người giáo viên cần tạo môi trường học tập mới để người học chủ động tư duy tự hình thành kiến thức mới thay vì giữ môi trường truyền thống, người học thụ động tiếp thu kiến thức mới Để người học tư duy trong quá trình học tập, người dạy cần tạo ra các tình huống có vấn đề Bởi theo các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng: “Tình huống có vấn đề kích thích con người tư duy” [44] Như vậy, trong quá trình giảng dạy, thay vì việc soạn bài và lên lớp giảng dạy theo phương pháp truyền thống, người dạy cần soạn bài, chuẩn bị chu đáo những bài tập, nhiệm vụ, tình huống có vấn đề để trên lớp tổ chức, hướng dẫn người học sử dụng vốn kiến thức, NL và kinh nghiệm sẵn có để tư duy, giải quyết các vấn đề nhằm hình thành những kiến thức, NL mới Vì những lý do như trên, chúng tôi đi xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn HS tự học nhằm PT NL THT của HS
GS.TSKH Hans – Joachim Laabs đã đưa ra những yêu cầu về nội dung, kỹ thuật thiết kế, chỉ dẫn cho các tác giả viết tài liệu dung cho HS Theo tác giả, tài liệu chính dung cho HS là giáo trình, ngoài ra còn có các tài liệu khác trợ giúp cho việc học như: sách bài tập, tập lưu trữ tư liệu, sách luyện tập, sách tóm tắt tài liệu tham khảo, … Đồng thời tác giả chỉ rõ chức năng của các tài liệu dành cho HS là: Chức năng biểu đạt; chức năng điều khiển; chức năng khuyến khích động cơ; chức năng phân hoá, chức năng luyện tập và kiểm tra [33] GS Nguyễn Cảnh Toàn đã chỉ ra rằng” “để hướng dẫn tự học phải viết tài liệu, in ra và hướng dẫn người học tự học Tài liệu hướng dẫn phải vạch được kế hoạch học tập, phương pháp học tập, nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn phải chỉ ra mối quan hệ logic giữa các chương, vẽ ra một sơ đồ về mối liên hệ đó Việc hướng dẫn nên thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ” [38, tr.79] Theo từ điển: “Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó” [40, tr.998] Dựa trên quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng tài liệu tự học có hướng dẫn Toán học được hiểu là văn bản được giáo viên xây dựng thiết kế trong đó nội dung phải vạch được kế hoạch học tập, phương pháp học, nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn phải chỉ ra mối quan hệ logic giữa các chương trình, vẽ ra một sơ đồ về mối liên hệ đó Việc hướng dẫn tìm hiểu kiến thức bài nên thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ
Tài liệu tự học có hướng dẫn được hiểu là một hệ thống các gợi ý, hướng dẫn, câu hỏi, tình huống giúp HS tự đọc, tự giải quyết, tự hình thành kiến thức, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân Đặc điểm: Trong tài liệu hướng dẫn tự học, GV xây dựng các tình huống để HS giải quyết bằng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có nhằm tự chiếm lĩnh kiến thức bài học kết hợp với các chỉ dẫn giúp HS tự đánh giá kết quả tự học của mình
2.2.1.2 Nội dung của tài liệu tự học Toán có hướng dẫn
- Phiếu hướng dẫn tự học: Bao gồm các tình huống được GV xây dựng đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, hiệu quả và phát triển
- Xây dựng các phiếu tự học Toán có hướng dẫn cần :
1 Đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, chương trình bài học theo quy định
2 Xác định kiến thức chuẩn bị; xác định kiến thức trọng tâm
3 Xây dựng các câu hỏi, tình huống gọi chung là TH để học sinh được nhắc lại những kiến thức chuẩn bị, vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có để giải quyết các câu hỏi, tình huống được xây dựng, từ đó người học tự hình thành nên kiên thức trọng tâm của bài học
4 Trong các TH cần cài đặt dụng ý sư phạm để HS chính xác hoá được kiến thức trọng tâm của bài học
5 Cần có các bài tập vận dụng ở mức độ đơn giản, phức tạp, đặc biệt có các bài tập để vận dụng kiến thức vào thực tiễn
6 Các câu hỏi, tình huống đưa ra phải đảm bảo tính logic, vừa sức người học, sinh động, phát triển kiến thức mới
7 Xây dựng phiếu hướng dẫn đánh giá giúp HS tự đánh giá lẫn nhau
8 Hệ thống công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh phải đánh giá 3 mặt là thái độ, kỹ năng, kiến thức
2.2.1.3 Cách thức xây dựng và thực hiện phiếu hướng dẫn tự học
- Xác định nội dung bài cần xây dựng phiếu TH có HD (có thể lựa chọn 1 hoặc 2 nội dung bài trong chương trình)
- Xác định các kiến thức chuẩn bị (KTCB) và kiến thức trọng tâm (KTTT) của bài học
- Chia nhỏ kiến thức trọng tâm thành các “liều” kiến thức mới cần hình thành
- Xác định những tình huống sư phạm hay gặp phải trong bài học của HS. Bước 2: Xây dựng phiếu TH có HD
2.1 Vận dụng KTCB để giải quyết TH nhằm tiếp cận nội dung bài học tạo bước KTCB tiếp theo (KTCBTT)
2.2 Xây dựng các TH để sử dụng các KTCB và KTCBTT giải quyết TH để hình thành “liều” kiến thức mới
2.3 Xây dựng các TH để HS tự chuẩn hoá “liều” kiến thức mới
2.4 Xây dựng các TH để HS vận dụng “liều” kiến thức đã chuẩn bị tiếp tục quá trình đến khi hình thành các “liều” kiến thức bài học để đi đến chuẩn hoá kiến thức trọng tâm bài học
2.5 Xây dựng các TH và TH mang yếu tố thực tiễn để HS vận dụng kiến thức bài học giải quyết
2.6 Xây dựng các TH để HS phát huy tính sang tạo, linh hoạt trong việc sử dụng kiến thức bài học
Bước 3: Tổ chức thực hiện tự học có hướng dẫn
3.1: Trải nghiệm Toán học (3 – 5 phút)
- Tác động dự đoán mang tính vừa sức (Trò chơi, kể chuyện, thi đố)
3.2: GV chia nhóm HS thi đua cùng nhau làm phiếu tự học có hướng dẫn, quy định như sau:
- Ban đầu, mỗi HS được tặng 5 điểm (có thể sụng mô hình lá cờ, ngôi sao, )
- Trong quá trình làm phiếu:
+ HS sẽ được tặng 1 điểm nếu hoàn thành xong 1 phiếu
+ HS sẽ bị trừ 1 điểm nếu hỏi bài GV hoặc bị GV nhắc nhở về thái độ học tập 3.3 GV trực tiếp đi kiểm tra hoạt động thực hiện các phiếu hướng dẫn tự học, sử dụng mực đỏ để đánh giá ban đầu các HS và có sự nhắc nhở HS điều chỉnh cho phù hợp (Hoạt động diễn ra trong quá trình HS thực hiện phiếu)
Bước 4: Tổ chức thực hiện tự đánh giá có hướng dẫn
4.1: GV phát phiếu cho HS tự đánh giá về thái độ, kỹ năng theo các biểu hiện đã được xây dựng trong phiếu
4.2: GV tổ chức cho HS đổi chéo bài 2 HS cho nhau và chấm các phiếu HDTH và phiếu đánh giá thái độ, kỹ năng của HS
4.3: GV hướng dẫn các tiêu chí để HS đánh giá và ghi nhận xét bài chấm, quy đổi và tổng kết điểm thưởng của học sinh (có thể 10 sao, lá cờ thì được điểm 10)
2.2.1.4 Ví dụ xây dựng chủ đề tự học Toán có hướng dẫn
Trong phần ví dụ này, tác giả đưa ra một ví dụ xây dựng chủ đề tự học Toán có hướng dẫn bài “Bảng nhân 9” [23, tr.63] với hai cách xây dựng, cách thức nhất do tác giả xây dựng và hướng dẫn cho học viên, cách thức hai do học viên sau khi được hướng dẫn tự mình xây dựng Bên cạnh đó là bảng hướng dẫn tự đánh giá kiến thức bài học của từng phiếu cũng được đề xuất để hướng dẫn cho học sinh tự đánh giá về bài của mình hoặc bạn mình a) Cách xây dựng phiếu 1 bài bảng nhân 9
1: Hãy viết lại bảng nhân 8:
2: Bằng kiến thức đã học, em hãy điền số vào chỗ trống:
1 x 9 = 6 x 9 2 x 9 = 7 x 9 3 x 9 = 8 x 9 4 x 9 = 9 x 9 5 x 9 9 được lấy 2 lần, ta viết :
9 được lấy 3 lần, ta viết :
5 : Hãy điền số thích hợp vào bảng nhân 9 dưới đây :
9 được lấy 1 lần, ta viết: 9 x 1 = 9
4: Viết và vẽ theo mẫu:
6 : Hãy so sánh và nhận xét kết quả của các phép tính liền nhau trong bảng nhân 9 ở 5 ?
+ Kết quả của phép tính liền trước nhỏ hơn kết quả của phép tính liền sau đơn vị
+ Kết quả của phép tính liền sau lớn hơn kết quả của phép tính liền trước đơn vị
7 : Điền chữ số còn thiếu vào chỗ trống
+ Hãy liệt kê các số đã điền theo thứ tự các phép tính :
+ Hãy nhận xét quy luật của các số đã viết ?
8 : Điền chữ số còn thiếu vào chỗ trống
+ Hãy liệt kê các số đã điền theo thứ tự các phép tính : + Hãy nhận xét quy luật của các số đã viết ?
9 : Theo quy luật đã rút ra ở trên, hãy điền vào chỗ trống (hàng chục dùng bút mực, hàng đơn vị dùng bút chì)
9 x 6 + 17 9 x 3 x 2 9 x 7 – 25 9 x 9 : 9 11 : Lớp 3A có 9 bàn, mỗi bàn có 4 bạn Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn ?
12 : Em hãy thiết kế một đề toán giải giống đề 11 để về nhà đối người thân trong gia đình ?
13 : Điền số thích hợp vào ô trống
15: Em đã tự học nội dung gì ?
16: Hãy ghi lại những nội dung bài mà em nhớ được :
14 : Điền số thích hợp vào ô trống :
* Cách xây dựng phiếu 2 bài bảng nhân 9
?1 Hà có 9 cái kẹo, Hà lấy 1 lần Hỏi Hà có số kẹo là : a 9 cái kéo b 10 cái kẹo c 8 cái kẹo
?2 Hà có 9 cái kẹo, hà lấy 2 lần Phép tính Hà lấy là a 9 + 2 b.9 x 2 c 9 + 9
Bảng trên được gọi là bảng nhân 9
? 3 Đố bạn : Lớp 3B có 3 tổ, mỗi tổ có 9 bạn Hỏi lớp 3B có bao nhiêu bạn ?
Hãy vận dụng kiến thức em vừa học vào làm bài toán thực tế như sau ;
?1 Lan có 9 bông hoa, số hoa của Hà gấp 4 lần số hoa của lan Hỏi Hoa có bao nhiêu bông hoa ?
?2 Em hãy ra một đề toán thực tế để về đố người thân trong gia đình
? 1 : Em hãy ra một đề toán thực tế để về đố người thân trong gia đình 5 : Cùng củng cố
?1 Em đã tự học nội dung gì ?
?2 Hãy ghi lại những nội dung bài mà em nhớ được : b) Phiếu hướng dẫn tự đánh giá
Phiếu hướng dẫn tự đánh giá đối với phiếu hướng dẫn tự học 1 1 : Hãy viết lại bảng nhân 8 :
HD : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 10 điểm
2 : Bằng kiến thức đã học, em hãy điền số vào chỗ trống : HD : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 9 điểm
3 : Hãy nói theo mẫu : HD : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 8 điểm
HD : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 2 điểm 9 được lấy 1 lần, ta viết : 9 x 1 = 9
9 được lấy 2 lần, ta viết :
9 được lấy 3 lần, ta viết :
4 : Viết và vẽ theo mẫu :
5 : Hãy điền số thích hợp vào bảng nhân 9 dưới đây :
HD : Mỗi phép tính đúng 1 điểm, tổng 10 điểm
6 : Hãy so sánh và nhận xét kết quả của các phép tính liền nhau trong bảng nhân 9 ở 5 ?
HD : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng 2 điểm
+ Kết quả của phép tính liền trước nhỏ hơn kết quả của phép tính liền sau 9 đơn vị
+ Kết quả của phép tính liền sau lớn hơn kết quả của phép tính liền trước 9 đơn vị
7 : Điền chữ số còn thiếu vào chỗ trống
HD : Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, tổng 3 điểm
9 x 10 = 9 0 + Hãy liệt kê các số đã điền theo thứ tự các phép tính : 0, 1, 2,
+ Hãy nhận xét quy luật của các số đã viết ?
Các số đã viết là các số thứ tự tăng dần từ 0 đến 9, số liền sau hơn số liền trước
8 : Điền chữ số còn thiếu vào chỗ trống
HD : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng 3 điểm
+ Hãy liệt kê các số đã điền theo thứ tự các phép tính : 9, 8, 7,
+ Hãy nhận xét quy luật của các số đã viết ?
Các số đã viết là các số thứ tự giảm dần từ 9 đến 0, số liên sau kém số liền trước 1 đơn vị
9 : Theo quy luật đã rút ra ở trên, hãy điền vào chỗ trống (hàng chục dùng bút mực, hàng đơn vị dùng bút chì)
HD : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 10 điểm
HD : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng 4 điểm
11 : Lớp 3A có 9 bàn, mỗi bàn có 4 bạn Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn ?
HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 3 điểm
Lớp 3A có số học sinh là :
9 x 4 = 36 (học sinh) Đáp số : 36 HS
12 : Em hãy thiết kế một đề toán giải giống đề 11 để về nhà đố người thân trong gia đình ?
HD : Ra đề toán đảm bảo sử dụng phép tính trong bảng nhân 9 để giải, đề đúng được 1 điểm, tổng 1 điểm
Có 9 gia đình, mỗi gia đình có 5 người, hỏi tất cả có bao nhiêu người ?
13 : Điền số thích hợp vào ô trống :
HD : Mỗi câu đáp án đúng được 1 điểm, tổng 5 điểm
14 : Điền số thích hợp vào ô trống :
HD : Mỗi câu đáp án đúng được 1 điểm, tổng 5 điểm
15 : Em đã tự học nội dung gì ?
HD : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng 1 điểm Bảng nhân
16 : Hãy ghi lại những nội dung bài mà em nhớ được : HD : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 10 điểm
HD : Tính tổng điểm của bài để đánh giá điểm học sinh đạt được và xếp loại theo bảng dưới đây ; Điểm Xếp loại
Phiếu hướng dẫn tự đánh giá đối với phiếu hướng dẫn tự học 2
?1 Khoanh tròn vào đáp án đúng
Hà có 9 cái kẹo, Hà lấy 1 lần Hỏi Hà có số kẹo là : HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 1 điểm a 9 cái kẹo b.10 cái kẹo c 8 cái kẹo Đáp án a
?2 Hà có 9 cái kẹo, Hà lấy 2 lần Phép tính Hà lấy là ; HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 1 điểm a.9 + 2 b.9 x 2 c 9 - 9 Đáp án b
HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 10 điểm
Bảng trên được gọi là bảng nhân 9
HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 10 điểm
HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 4 điểm
?3 Đố bạn : Lớp 3B có 3 tổ, mỗi tổ có 9 bạn Hỏi lớp 3B có bao nhiêu bạn ?
HD : Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 3 điểm
Lớp 3B có số bạn là:
HD: Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 5 điểm
Hãy vận dụng kiến thức em vừa học vào làm bài toán thực tế như sau:
?1 Lan có 9 bông hoa, số hoa của Hà gấp 4 lần số hoa của lan Hỏi Hoa có bao nhiêu bông hoa?
HD: Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng 3 điểm
Hoa có số hoa là:
?2 Em hãy ra một đề toán thực tế để về đố người thân trong gia đình
HD: Ra đề toán đảm bảo sử dụng phép tính trong bảng nhân 9 để giải, đề đúng được 1 điểm, tổng 1 điểm
Có 9 gia đình, mỗi gia đình có 5 người, hỏi tất cả có bao nhiêu người?
?1 Em đã tự học nội dung gì?
HD: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng 1 điểm
?2 Hãy ghi lại những nội dung bài mà em nhớ được:
HD: Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, tổng 10 điểm
HD: Tính tổng điểm của bài để đánh giá điểm học sinh đạt được và xếp loại theo bảng dưới đây: Điểm Xếp loại
2.2.1.5 Yêu cầu thực hiện biện pháp:
- GV sử dụng linh hoạt theo quy trình
- GV sử dụng phải đảm bảo theo định hướng cá nhân người học, cần phù hợp với đối tượng người học
- GV sử dụng cần phối kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức tích cực trong dạy học
- Trong quá trình sử dụng cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý
2.2.2 Biện pháp 2: Thiết kế chuyên đề trò chơi phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 3
2.2.2.1 Cơ sở lí luận của biện pháp
Chuyển từ cấp Mầm non sang cấp Tiểu học, học sinh các lớp đầu cấp Tiểu học vẫn có nhu cầu vui chơi rất lớn (mặc dù học tập đã trở thành hoạt động chủ đạo) Việc tổ chức học tập có yếu tố vui chơi hợp lí là rất cần thiết để giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đầy hứng thú Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, về hoạt động học của các em là cơ sở khoa học để giáo viên thực hiện tốt việc này
Chú ý của học sinh tiểu học còn nặng tính không chủ định, nhưng kích thích mạnh và mới lạ dễ thu hút sự chú ý của học sinh Việc cho trẻ học dưới hình thức chơi với những trò chơi học tập sôi nổi cũng là một cách để tăng Đến lớp 3, hoạt động học về cơ bản đã được hình thành ở học sinh, tạo điều kiện cho các em chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn, điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để phát triển năng lục tự học, say mê học tập để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"
Nhiều công trình khoa học trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu và cho thấy hoạt động trò chơi ở trẻ em thường mang một số đặc điểm chung sau:
- Động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả mà nằm ở ngay trong bản thân hành động chơi
- Trò chơi là một hoạt động tự nguyện, một hoạt động mang tính tự do
- Trong trò chơi luôn mang lại cảm xúc chân thực, mạnh mẽ, đa dạng
- Trẻ hoạt động độc lập và tự điều khiển trò chơi trong quá trình chơi
- Trong trò chơi, trẻ luôn có những sáng kiến, đó chính là những yếu tố sáng tạo khởi đầu
Trò chơi mang lại hiệu quả kép: chơi làm thỏa mãn tâm lí được chơi của trẻ đồng thời giúp phát triển các chức năng tâm lý và hình thành nên nhân cách Trò chơi có một ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục, cho nên nhiều nhà giáo dục đã gọi “trò chơi là trường học của cuộc sống” Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không có gì thay thế được
2.2.2.2 Nội dung thiết kế trò chơi cho học sinh lớp 3
Trò chơi học tập là loại trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học Trò chơi học tập giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức