“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kế
Trang 1ĐỀ TÀI
Cơ sở hình thành TTHCM Trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất
cách mạng và khoa học của TTHCM? Tại sao?
HỒ CHÍ MINH (1890-1969)
“…Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Trích “Tuyên ngô độ lập”- Hồ Chính Minh,1945
Trang 2Phần mở đầu
Trải qua bao nhiêu năm dân tộc ta kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm cho đến thời bình, chúng ta lại phải đối mặt với giặc đói, giặc dốt và các thế lực phản động luôn âm mưu tìm cách đánh đổ Đảng ta Bên cạnh đó đất nước cũng ngày một “thay
da đổi thịt”, đã hòa mình vào dòng chảy của Thế giới Và trong một thời đại mới chúng ta vẫn thấy được vai trò của Đảng lãnh đạo dưới sự soi sáng của Tư tưởng HCM Có thể nói TTHCM chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của đất nước ta
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả củ sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người” (1)
Từ khái niện về TTHCM ta có thể hiểu rõ ràng rằng
Thứ nhất: TTHCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc Tư tưởng của Người là một hệ thống thống nhất như một cơ cấu hoàn thiện, trong đó bao gồm các luận cứ, luận điểm về các giai đoạn cách mạng Việt Nam Các quan điểm đó bao gồm:
- Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
- Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
- Tư tưởng về dân chủ và xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Tư tưởng về văn hóa , đạo đức và xây dựng con người mới
Ở mỗi quan điểm Người lại đi từ việc giải thích vấn đề trước rồi mới đi sâu, chi tiết vào từng nội dung
Thứ hai: TTHCM là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta Khi tìm được đến với chỉ nghĩa Mac-Lenin, Người đã mừng khôn xiết, từ đây Người đã tìm được con đường cứu nước Tuy mừng khôn xiết như vậy nhưng khi áp dụng vào cách mạng Việt Nam người cũng sáng suốt ở chỗ chỉ học hỏi tinh thần và phương pháp giải quyết vấn đề trong chủ nghĩa Mac-Lenin để giải quyết các vấn đề của Việt Nam chứ không máy móc dập khuân Hơn nữa, trong quá trình làm cách mạng có những vấn đề mới phát sinh, Người đã đúc kết và bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin Chính điều đó đã tạo nên nét mới và nét riêng trong TTHCM
Thứ ba: TTHCM là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại Thật như vậy, trong các quan điểm của Người, Người luôn muốn phát huy các giá trị tinh hoa của dân tộc điển hình là lòng yêu nước của nhân dân Người biết những giá trị tinh hoa dân tộc đó chỉ cần được kết hợp và dẫn dất của những tri thức tiên tiến trên thế giới thì sẽ trở
Trang 3thành sức mạnh vô cùng to lớn Và qua thực tiễn đã bao lần chứng minh điều đó, tác động vào lòng yêu nước và những bản chất tốt đẹp của mỗi người dân để kêu gọi toàn dân góp sức đánh giặc cứu nước, tạo thành một khối liên minh chặt chẽ cho cách mạng đi đến thắng lợi thành công
Với những gì đã làm được, TTHCM đã trở thành tài sản quý báu của dân tộc ta
và trở thành niềm tự hào cho mỗi người dân đất Việt
Phần nội dung
I Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Yếu tố khách quan
1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cuối thể kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách đối nội, đối ngoại phản động: tăng cường đàn áp bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài (2) Chính điều này đã khiến nước ta lúc bấy giờ bị cô lập với nền văn minh tiên tiến của phương Tây mà đặc biệt là thị trường tư bản Tây Âu Vì thế mặc dù có được một vị trí thuận lợi nhất là đường biển nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, không đủ tiềm năng về vật chất cũng như tinh thần để đấu chọi với sự “nhòm ngó” của Phương Tây Về sau, để bảo vệ lợi ích của hoàng tộc, triều Nguyễn đã từng bước khuất phục thực dân Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam
Trong hoàn cảnh triều đình hèn nhược như vậy thì trong nhân dân đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa vũ trang anh dũng Điển hình là phong trào vũ trang Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1885-1895), Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895), cũng trong thời gian này
nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám kéo dài đến năm 1913…Tuy các cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện được tinh thần yêu nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta nhưng đều thất bại do sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu không đấu chọi được với những thế lực hiện đại, tiên tiến
Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Việt Nam có nhiều biến chuyển to lớn từ một nước phong kiến sang nước thuộc địa nửa phong kiến Trong xã hội, xuất hiện thêm giai cấp mới là công nhân, tiểu tư sản và tư sản bên cạnh hai giai cấp phong kiến cũ là nông dân và địa chủ Trong thời gian này, các phong trào giải phóng dân tộc cũng có chuyền dần sang xu hướng dân chủ tư sản Điển hình các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu
đã có những nỗ lực tìm ra các phương pháp mới xong đều đi vào các ngõ cụt Như Hồ Chí Minh từng nhận xét cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào sức Nhật để đánh Pháp như vậy chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Cụ Phan Chu Trinh với chủ
Trang 4trương yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương(3)
Chứng kiến hoàn cảnh đất nước lầm than, nhân dân cơ cực, phong trào yêu nước còn đang loay hoay, khủng hoảng Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng cần tìm một con đường mới Người đã từng nói với một người bạn học thủa thiếu thời như thế này “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(4)
- Bối cảnh lịch sử thế giới- Thế giới có những chuyển biến tó lớn.
Lúc này Chủ nghĩa tư bản đang chuyển dần từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang gia đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Điền hình là đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm một khu vực thuộc địa rộng lớn Riêng thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu Km2 với số dân là 55,5 triệu trong khi diện tích nước Pháp mới là 0,5 triệu Km2 và dân số 39,6 triệu người Các nước đế quốc đều duy trì các chế độ bóc lột dã man đối với các thuộc địa do vậy đã gây ra sự căm phẫn sâu sắc trong lòng người dân thuộc địa, chính vì thế mà chủ nghĩa đế quốc
đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa
Song song với việc khai thác thuộc địa, các nước đế quốc đã tạo cho các dân tộc thuộc địa những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới, đỉnh cao của phong trào này chính là sự thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa Các nước thuộc địa đã nhận thức đươc rằng, đế quốc là có thể đánh thắng được và phải làm cách mạng để chống đế quốc, giải phóng dân tộc mình
Trong khi phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra mạng mẽ tại các thuộc địa thì phong trào công nhân cũng diễn ra tại các nước đế quốc Hai phong trào này có mối quan hệ mật thiết với nhau vì có cùng chung một kẻ thù đó là chủ nghĩa đế quốc
1.2 Những tiền đề về tư tưởng – lý luận
- Gía trị truyền thống dân tộc
Nước ta có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước nên những giá trị truyền thống rất đặc sắc và cao quý Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, thông minh, sáng tạo…
Yêu nước chính là giá trị chủ đạo, cao quý thiêng liêng, là cội nguồn của các giá trị khác đồng thời cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc
Khi Người lớn lên trong một gia đình nho giáo, có truyền thống yêu nước, gần gũi với nhân dân Thân sinh của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là nhà nho cấp tiến có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội, chính tư tưởng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của Người Quê hương Nghệ Tĩnh của Người cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, có nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch
Trang 5sử như là Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…cả chị và anh trai của Người cũng tham gia hoạt động yêu nước nhưng đều đã bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, của gia đình đã ngấm vào con người Hồ Chí Minh và đó là động lực thúc đẩy Người ra đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn cho dân tộc
- Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kết hợp các giá trị văn hóa phương Đông
và phương Tây, đó chính là điểm đặc sắc
Tư tưởng văn hóa phương Đông ảnh hưởng đến Người phải kể đến đầu tiên là Nho giáo Lớn lên trong một gia đình Nho giáo, Người đã được truyền thụ bao nhiều tư tưởng Người sớm nhận ra trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm lạc hậu, phản động như là phân biệt đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường doanh lơi…mà sau này Người từng phê phán bác bỏ Nhưng không phủ định tất cả, Người vẫn thấy những yếu tố tích cực trong Nho giáo, đó chính là tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó lý tưởng về một xã hội bình trị; là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo tạo ra truyền thống hiếu học(5) Như sau này Người đã đề cao việc kiểm điểm và tự kiểm điểm trong công tác giữ gì sự trong sạch của Đảng hay sau khi đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước thì Người cũng chú trọng đến công tác chống giặc dốt, Người kêu gọi toàn dân xóa mù chữ để nâng cao dân trí Ngoài Nho giáo thì tư tưởng Phật giáo cũng ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ khá sớm và đã trở thành quốc giáo, ảnh hưởng mạnh trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán, lối sống…Là một tôn giáo thì Phật giáo cũng có những mặt tiêu cực không tránh khỏi Nhưng có những mặt tích cực đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam Có thể kể đến thứ nhất là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; thứ hai là nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện; thứ ba là tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại phân biêt đẳng cấp; thứ tư là Phật giáo đề cao lao động, chống lười biếng Trong hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ thì phật giáo cũng có nét riêng biệt
đó là không còn đứng hoàn toàn ngoài cuộc sống, không rời xa đời sống nhân dân, với đất nước nữa mà đã tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc Chính từ tư tưởng mới này đã hình thành nên phái Trúc lâm Việt Nam
Là người sáng suốt, Người đã biết khai thác các yếu tố tích cực đó của Nho giáo và Phật giáo để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của nước ta
Tư tưởng văn hóa Phương Tây đã được Người tiếp nhận trong suốt thời gian ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước
Người đã từng đến Mỹ, được biết đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ Đầu năm 1913, Người sang Anh, ở đó Người đã đi những bước đi đầu tiên trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, Người gia nhập công đoàn thủy thủ và tham gia các cuộc biểu tình, đình công Cuối năm 1973, Hồ Chí Minh quyết định chuyển từ Anh sang Pháp, Người sống tại Pari – thủ đô nước Pháp đồng thời cũng là trung tâm văn hóa – nghệ thuật của Châu Âu Ở đây Người tiếp xúc với các dòng văn hóa thế giới và
Trang 6đã nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp Tại đây Người cũng có rất nhiều hoạt động như viết báo, tham gia Đảng cộng sản Pháp, tham dự các cuộc mít tinh Một ngày của Người thường là, đi làm nửa ngày, đi làm buổi sáng để kiếm tiền, buổi chiều thì đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị Tối đến, ông đi dự mit – tinh(6).
Người cũng rất thích đi du lịch, Người tham ra vào cả hội “Du lịch”, đó làm một hội được người ta đưa đi thăm nước Pháp và các nước lân cận với giá tiền rất rẻ Người lúc ấy hãy còn trẻ thường nửa đùa nửa thận khuyên các bạn mình như sau “Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở bãi bể để nhìn những người đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi được nhiều”(7) Sống và học tập ở Pháp Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của bản thân từ cuộc sống thực tiễn Người nhận thấy sống ở Pháp, Người có thể hoạt động công khai, được tự do nêu ý kiến, quan điểm phê phán bọn quan lại, vua chúa của nước mình Trải qua bao nhiêu năm hoạt động tích cực dưới sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của những nhà cách mạng và trí thức tiến bộ như M Casanh, P.V Cutuyarie,
G Moongmutxo…Người đã từng bước trưởng thành, từ làm giầu vốn kiến thức Đông, Tây, biết chọn lọc tiếp thu những cái tinh hoa của nhân loại
- Chủ nghĩa Mac – Lenin: Cơ sở thế giới khách quan và phương pháp luận của
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc phạm trù Mac – Lenin, Người đã hấp thụ và chuyển hóa những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như những tiến
bộ của thời đại qua thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lenin
Trước khi đến với chủ nghĩa Mac – Lenin, Người đã có một nền tảng kiến thức vững chắc Khi mới ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù với bàn tay trắng nhưng trong đầu Người lại là vốn học vấn uyên thâm và chắc chắn Với học vấn đó đã giúp người nhận ra rằng muốn cứu nước thì cần có sự thay đổi lớn lao trong suy nghĩ và cách làm cho dù Người chưa biết cách làm đó là như thế nào Trong những năm đầu bôn ba khắp bể tìm đường cứu nước Người lại dần hoàn thiện thêm vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú trở thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam nào có thể so sánh được(8)
Khi đến với chủ nghĩa Mac – Lenin, Người có mục đích là tìm ra phương pháp làm cách mạng thực tế tức là có hành động để giải phóng cho đất nước chứ không phải chỉ
để giải quyết nhu cầu về tư duy Theo Người từng chia sẻ rằng, ban đầu Người kính yêu Lenin vì Lenin là một người yêu nước, Người ủng hộ và tham gia vào Đảng xã hội Pháp vì đó là tổ chức đã tỏ ra đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Có một câu chuyện về Người như thế này, tham gia các cuộc họp của Đảng cộng sản Pháp ông thấy mọi người đang bàn nhiều về vấn đề nên ở lại trong Đệ nhị Quốc tế hay Đệ tam Quốc tê, hay là tổ một Quốc tế đệ nhị rưỡi, họ thảo luận rất sôi nổi và nói những vấn đề mà Người đau đầu không hiểu gì Trong một lần Người đứng lên phát biểu rằng “ Các bạn thân mến! Các bạn đều là những người xã hội rất tốt! Tất
cả các bạn đều muốn giải phóng giai cấp công nhân? Vâng Như thế dù là Đệ nhị, Đệ nhị rưỡi, hay Đệ tam Quốc tế phải chăng cũng thế cả Những Quốc tế ấy đều không đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội cả sao? Dù các bạn gia nhập Quốc tế này hoặc Quốc tế
nọ, các bạn phải đoàn kết nhât trí Tại sao tranh luận nhiều thế? Trong khi các bạn
Trang 7tranh luận ở đây, thì đồng bào chúng tôi đang rên xiết ở Việt Nam…” Mọi người sau khi nghe Người phát biểu vậy thì đều cười nhưng không mỉa mai, đã có người giải thích cho Người hiểu việc quyết định lựa chọn các Quốc tế có anh hưởng đến tiền đồ của giai cấp công nhân Về sau Người ủng hộ việc thành lập Đệ tam Quốc tế, moi người lại hỏi ông tại sao lại bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc tế thì Người trả lời rất đơn giản rằng “ Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ Còn Đệ nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa”(9) Về sau khi đọc các tác phẩm của Lenin Người đã thấy mối quan hệ gắn bó thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa Người đã nhận thấy đây chính là con đường giải phóng dân tộc và trở lại nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa Mac – Lenin
Không chỉ đơn giản tiếp thu lý luận Mac – Lenin, mà người đã biết vận dung lập trường, quan điềm và phương pháp của chủ nghĩa Mac – Lenin để tự tìm ra những cách thức làm đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta
2 Yếu tố chủ quan
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
Nhờ khả năng này mà trong thời gian Người bôn ba khắp nơi cứu nước đã không ngừng quan sát, học hỏi, nhận xét thực tiễn làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình và hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau
Các nhà yêu nước cùng thời với Hồ Chí Minh như Phan Bội Châu, Phan Tru Chinh… cũng được sống trong không khí đó nhưng họ chưa nhận thức đúng về sự thay đổi của dân tộc và thời đại do vậy mà họ cứ loay hoay tính các con đường khác nhau nhưng rút cuộc lại thất bại do các phong trào mà họ khởi sướng đó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đang đặt ra và cần giải quyết Trong quá trình tìm tòi con đường cứu nước Người đã phát hiện ra những quy luật vận động, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo các hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Sống và cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước là mục đích chính của cuộc đời Người, động lực đó khi kết hợp với sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Người hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và cho nhân loại
Người từng nhắc nhở chúng ta rằng “học đi đôi với hành”, Không chỉ hoạt động lý luận mà Người còn biết cách đem lý luận áp dụng vào thực tế, quan sát và nhận xét rồi rút ra những bài học từ thực tiễn Chính vì vậy Người đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam
Tổng kết lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là tổng hòa của văn hóa phương Đông và phương Tây, là sự kết hợp của những giá trị truyền thống dân tộc và những tri thức thời đại, là sự đúc kết từ thực tiễn dân tộc và thời đại Những nhân tố đó đã làm cho
Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại(10)
Trang 8II Cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học của TTHCM
Cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học của TTHCM đó chính
là chủ nghĩa Mac – Lenin.
Thật vậy để chứng minh cho điều đó chúng ta hãy cùng phân tích bản chất cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mac – Lenin và bản chất cách mang và khoa học trong TTHCM
1 Bản chất cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mac – Lenin
Bản chất cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mac – Lenin được thể hiện qua những đặc điểm sau
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình
Học thuyết đó cũng đã chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội
Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt Từ đó, Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua cuộc cách mạng xã hội
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ:
Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại(11)
2 Bản chất cách mạng và khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bản chất cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng HCM nằm trong hệ tư tưởng Mác- Lênin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác- Lênin, bản chất cách mạng trong tư tưởng của Người là cách mạng xã hội Điều này thể hiện ở chỗ nó đã làm thay đổi căn bản chế độ xã hôi từ phong kiến nửa thuộc địa sang xã hội chủ nghĩa; giải phóng nhân dân ta tự do, đem lạ nền dân chủ thực sự cho đất nước
Đánh dấu từ mốc 1885 khi Pháp bắt đầu tiến công quân sự và chiếm đóng Việt Nam chúng đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thì trường tiêu thụ hàng hóa Năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương Chúng với chủ trương bần cùng hóa người dân để dễ cai trị đã biến Việt Nam thành địa ngục Thực dân Pháp một mặt du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng một mặt lại duy trì
Trang 9quan hệ kinh tế phong kiến nên về cơ bản nước ta trở thành một nước nửa thuộc địa phong kiến Đời sống nhân dân khổ cực, nhân dân không có chút quyền tự do nào cả ngoài “quyền” nộp thuế, đau khổ và chết chóc(12).
Xuyên suốt các quan điểm trong tư tưởn của Người là tư tưởng độc lập dân tộc
và tự do dân chủ Về vấn đề dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh có nhấn mạnh rằng thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc và lựa chọn con đường phát triển của dân tộc là đi tới xã hội cộng sản, ấy là cái đích lâu dài Người từng nói trong cuộc họp thống nhất ba Đảng lúc bấy giờ là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sảng Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn tại Hương Cảng Trung Quốc rằng cương lĩnh của Đảng sau khi thống nhất phải là: Dân tộc độc lập, nhân dân tự do, nhân dân hanh phúc, tiến tới chủ nghĩa xã hội Và thực tế lịch sử đã cho thấy những tư tưởng, mục tiêu mà Người đề ra đã được thực hiện Dưới sự lãnh đạo của Người và Đảng, nhân dân ta đã trải qua 45 năm (1930 – 1975) đấu tranh đánh đuổi thực dân xâm lươc Pháp, Nhật, Mỹ dành độc lập tự do, có quyền làm chủ thực sự trên chính tổ quốc của mình
- Bản chất khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tính khoa học trong tư tưởng của Người thể hiện ở những đặc điểm sau
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh các quan điềm được trình bầy theo các luận điểm, luận cứ rõ ràng, đó là tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; tư tưởng về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
Tư tưởng của Hồ Chí Minh được hình hành trên cơ sở Người khám phá ra các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa, nghiên cứu các cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành các lý luận Sau đólý luận lạ được đem vào kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh chứ không chỉ là các lý thuyết sách vở
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mac – Lenin trong hoàn cảnh lịch sử mới của thời đại và của dân tộc Việt Nam Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc Những tác phẩm của Người là "Bản án chế độ thực dân Pháp" (xuất
bản năm 1925) và "Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương" đã vạch trần bản chất và những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ nỗi đau khổ, của kiếp nô lệ, nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa
Đề cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lê-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa Nhưng vượt trên những hạn chế lúc bấy giờ trong nhận thức và đánh giá về phong trào cách mạng thuộc địa: Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là "hậu bị quân" của cách mạng vô sản chính quốc; cách mạng chính quốc thắng lợi thì các thuộc địa mới được giải phóng, Hồ Chí Minh vốn là người dân thuộc địa, hiểu sâu sắc khát vọng và tiềm năng,
sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, nên đã nêu lên luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc Nhân dân các dân tộc
Trang 10thuộc địa và phụ thuộc có thể "chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta", giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế
độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn
kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân
chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác
- Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Đảng vừa đại diện cho lợi
ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc
Trên cơ sở kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, học tập kinh nghiệm hoạt động quân sự của thế giới và của các Đảng anh em, tổng kết thực tiễn đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra học thuyết quân sự hiện đại của Việt Nam Trong đó, nổi
bật là quan điểm về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ;
về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân với ba thứ quân chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ; về nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên, Hồ Chí Minh cho rằng, "mục đích của Quốc tế Cộng sản là làm thế giới vô sản cách mạng, thiết lập vô sản chuyên chính", nhưng chúng ta phải căn cứ vào trình độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước mà đề ra đường lối, chiến lược cách mạng phù hợp, "chứ không phải nước nào cũng phải làm cách mạng vô sản, lập chuyên chính như nhau" Vì vậy, ngay từ Chánh cương vắn tắt (1930), Người đã nêu: Thiết lập Chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), Người đề ra chủ trương thành lập "một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần Tân dân chủ Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc"
Về vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước hết, Người khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chỉ có xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người Vì vậy, chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ) là một sáng tạo lớn, có tính cách mạng cao và phù hợp với thực tiễn đất nước
Người chỉ rõ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
"đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, cho con cháu ta"(13) Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa