1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Nguồn gốc nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

13 878 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 62,68 KB

Nội dung

Đề tài : Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Nguồn gốc nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao? A.LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta, con người Việt Nam ta đang được sống dưới mái nhà bình yên, được độc lập tự do, từ lâu mà chúng ta có được điều đó ở đây? Đó chính là nhờ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minhvị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn. Người không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng nước ta. Chính đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta. Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ. Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thể và lực được nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì thế toàn Đảng, toàn dân cần tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo. Tư tưởng Hồ Chí Ming, luôn kiên địng mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững quy luật độc lập dân tộc, gắn liền dựng nước và giữ nước, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tự chủ, hợp tác và phát triển, góp phần hình thành một trật tự thế giới mới công bằng và bình đẳng. Để có thể vận dụng đúng đắn Tư tưởng Hồ Chí Ming vào công cuộc đổi mới và phát triển này thì chúng ta cần phải hiểu rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và nguồn gốc cơ sở hình thành Hồ Chí Minh như thế nào? Nhóm 6 xin trình bày đề tài: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Nguồn gốc nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao? A. NỘI DUNG I. Cơ sở hình thành TTHCM 1. Khái niệm TTHCM “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc, trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tôc, giải phóng giai cấp ” Để đi đến được khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Ming đó thì chúng ta phải trải qua một quá trình nhận thức lâu dài và đã có hơn 60 định nghĩa về Tư tưởng Hồ Chí Ming bởi Hồ Chí Ming là một con người đa nhân cách và có những phẩm chất đáng quý không phải ai cũng có và hiểu được. Và không những thế để có được khái niệm trên thì chúng ta không thể bỏ qua cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Cơ sở khách quan. a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX + Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động,.. không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. + Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và Hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. + Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần vương” do các văn thân, sỹ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử. + Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấpxã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. + Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (Chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội Châu; Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng cao dân trí,.. trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng của Phân Chu Trinh; Khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; Khởi nghĩa theo khuynh hướng tư sản của Nguyễn Thái Học). Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam. Bối cảnh thời đại (quốc tế) + CNTB từ cạnh tranh đã chuyển sang độc quyền, xác lập sự thống trị trên phạm vi thế giới. CNĐQ là kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa. + Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). “Thức tỉnh của các dân tộc châu Á”, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại. + Quốc tế III được thành lập (1919). Phong trào công nhân trong các nước TBCN và phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Tất cả các nội dung trên cho thấy, việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam, mà còn là tất yếu của cách mạng thế giới. b) Nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh b.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ các giá trị truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà Bác đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” 1. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống ấy có các giá trị tiêu biểu: + Yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước đó. Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn nhất của mọi người Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hoá, tinh thần Việt Nam. Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh trở thành nhà ái quốc vĩ đại. Người luôn khẳng định truyền thống yêu nước là một thứ vốn quý giá. + Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn. + Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. + Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Trước 1911, gia đình, quê hương, đất nước đã chuẩn bị đầy đủ hành trang yêu nước để Người ra đi tìm đường cứu nước. b.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hoá phương Đông với các thành tựu của văn minh phương Tây đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hoá Hồ Chí Minh. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông. Nho giáo là học thuyết về đạo đức và phép ứng xử, triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có những tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp (quân tử và tiểu nhân), trọng nam khinh nữ.

Trang 1

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



ĐỀ TÀI

Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Nguồn gốc nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Vân

Trang 2

Đề tài : Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Nguồn gốc nào quyết

định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

A.LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta, con người Việt Nam ta đang được sống dưới mái nhà bình yên, được độc lập tự do, từ lâu mà chúng ta có được điều đó ở đây? Đó chính là nhờ công lao

to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn Người không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng nước ta Chính đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta

Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thể và lực được nâng cao Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Chính vì thế toàn Đảng, toàn dân cần tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo

Tư tưởng Hồ Chí Ming, luôn kiên địng mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững quy luật độc lập dân tộc, gắn liền dựng nước và giữ nước, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tự chủ, hợp tác và phát triển, góp phần hình thành một trật

tự thế giới mới công bằng và bình đẳng

Để có thể vận dụng đúng đắn Tư tưởng Hồ Chí Ming vào công cuộc đổi mới và phát triển này thì chúng ta cần phải hiểu rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và nguồn gốc cơ sở hình thành Hồ Chí Minh như thế nào? Nhóm 6 xin trình bày đề tài:

Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Nguồn gốc nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

A NỘI DUNG

Trang 3

1 Khái niệm TTHCM

“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc, trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tôc, giải phóng giai cấp ”

Để đi đến được khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Ming đó thì chúng ta phải trải qua một quá trình nhận thức lâu dài và đã có hơn 60 định nghĩa về Tư tưởng Hồ Chí Ming bởi Hồ Chí Ming là một con người đa nhân cách và có những phẩm chất đáng quý không phải ai cũng có và hiểu được Và không những thế để có được khái niệm trên thì chúng ta không thể bỏ qua cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Cơ sở khách quan

a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

- Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động, không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với

sự phát triển của thế giới Không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và Hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam

+ Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần vương”

do các văn thân, sỹ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại Hệ tư tưởng phong kiến

đã lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử

+ Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX

+ Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (Chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội Châu; Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng cao dân trí, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng của Phân Chu Trinh; Khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; Khởi nghĩa theo khuynh hướng tư sản của Nguyễn Thái

Trang 4

Học) Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới

Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam

- Bối cảnh thời đại (quốc tế)

+ CNTB từ cạnh tranh đã chuyển sang độc quyền, xác lập sự thống trị trên phạm vi thế giới CNĐQ là kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa

+ Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917) “Thức tỉnh của các dân tộc châu Á”, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại

+ Quốc tế III được thành lập (1919) Phong trào công nhân trong các nước TBCN và phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ

Tất cả các nội dung trên cho thấy, việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam, mà còn là tất yếu của cách mạng thế giới

b) Nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh

b.1 Giá trị truyền thống của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ các giá trị truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà Bác đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả

lũ bán nước và cướp nước” [1] Chủ nghĩa yêu nước truyền thống ấy có các giá trị tiêu biểu:

+ Yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước đó

Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn nhất của mọi người Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hoá, tinh thần Việt Nam Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh trở thành nhà ái quốc vĩ đại Người luôn khẳng định truyền thống yêu nước là một thứ vốn quý giá

+ Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn

+ Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ + Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam

Trang 5

Trước 1911, gia đình, quê hương, đất nước đã chuẩn bị đầy đủ hành trang yêu nước để Người ra đi tìm đường cứu nước

b.2 Tinh hoa văn hoá nhân loại

Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hoá phương Đông với các thành tựu của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hoá Hồ Chí Minh

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam

- Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo,

và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông

Nho giáo là học thuyết về đạo đức và phép ứng xử, triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có những tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp (quân tử và tiểu nhân), trọng nam khinh nữ

Hồ Chí Minh là một hiện thân của bậc quân tử, đấng trượng phu trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Phật giáo có hạn chế về thế giới quan duy tâm chủ quan, hướng con người tới xuất gia tu hành làm hạn chế tính tích cực xã hội của con người Nhưng ưu điểm của Phật giáo là tư tưởng vị tha, bình đẳng, từ bi, bác ái Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân

Nói như Phật giáo Ấn Độ thì Hồ Chí Minh là hiện thân của vị “Phật sống” Người cũng đã tìm thấy ở “chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta là Tư tưởng dân chủ tiến bộ

Người cũng đã chắt lọc những tinh túy của các triết thuyết Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử

Hồ Chí Minh là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam

- Văn hoá phương Tây:

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Đại cách mạng Pháp 1791; tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự

do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ 1776 Trước

Trang 6

khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái Sau này Người nhớ lại “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe 3 chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” Lần đầu sang, Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách, phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái Người cũng tiếp thu tư tưởng tiến bộ của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquieu

Đạo Công giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá Điểm tích cực nhất của Công giáo là lòng nhân ái, là tấm gương nhân từ của Chúa hi sinh vì sự nghiệp cứu rỗi con người

Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”[2]

b.3) chủ nghĩa mác lê-nin

- Là cơ sở thế giối quan và phương pháp luận của tư tưởng hồ chi minh

- Giúp hồ chí minh nâng cao nhận thức, tổng cao kiến thức vaf kinh nghiệm thực tiễn để tìm cơn đường cứu nước

- Nhờ phương pháp luận của mác lê nin, nghuyễn ái quốc đã chuyển hóa những yếu tố tích cực.và tiến bộ của truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại để tạo nên hệ thống tư tưởng riêng mình

Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý:

Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ

đó Bác đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên “tất yếu khách quan

và hợp với quy luật”

Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là tìm con đường giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Việt Nam chứ không phải

từ nhu cầu tư duy

Ba là, Người vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận

có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam

Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:

- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7

- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời hiện đại

3 Nhân tố chủ quan

- Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng trong nước

và trên thế giới Người đã lựa chọn con đường cứu nước theo hướng vô sản, vận dụng hợp lí vào nước ta, điển hình trong việc thành lập Đảng cộng sản

- Hồ Chí Minh có sự khổ công học tập, rèn luyện chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là học thuyết về cách mạng của giai cấp vô sản

- Hồ Chí Minh có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho

cả dân tộc đi theo Trong các nguồn gốc lý luận thì nguồn gốc chủ nghĩa Mác-Lênin là quan trọng nhất, quyết định bước ngoặt cách mạng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh Giữa nguồn gốc lý luận với nhân tố chủ quan thì không thể xác định yếu tố nào quan trọng hơn, bởi thiếu một trong hai nội dung đó sẽ không có tư tưởng Hồ Chí Minh

II) NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN CHẤT CÁCH MẠNG VÀ KHOA HỌC CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là cơ sở

hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ

đó mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Chính trên cơ sở của lý luận Mác Lê Nin đã giúp Người tiếp thu

và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác Lê Nin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CHỦ NGHĨA

MÁC LÊ NIN

1 - Chủ nghĩa Mác Lê Nin là là thế giới quan, phương pháp luận của Hồ Chí Minh

Trang 8

- Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê Nin Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước

và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và

"chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".

- Đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin , tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lê Nin

- Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác Lê Nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất,

"muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin" Đối với Người, chủ nghĩa Mác Lê Nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác Lê Nin , đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.

2 – Quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lê Nin từ những nhận thức ban đầu đi lên nhận thức lý tính

Ở luận điểm này, có hai vấn đề cần làm rõ:

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác Lê Nin , lấy chủ nghĩa Mác

Lê Nin làm nền tảng, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây.

Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch sử Người nói: "Học thuyết

Trang 9

Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giê-su, C Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao?

Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội ".

Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy".

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác Lê Nin , bắt nguồn chủ yếu

từ chủ nghĩa Mác Lê Nin , nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác Lê Nin ,

mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác Lê Nin , trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê Nin

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ

nghĩa Mác Lê Nin Vậy sự vận dụng và phát triển sáng tạo đó như thế nào?

Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác Lê Nin của Hồ Chí Minh là cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin , trước hết phải nắm vững "cái cốt lõi", "linh hồn sống" của nó

là phương pháp biện chứng; học tập "tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác Lê Nin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta" Người còn chỉ rõ: "Hiểu chủ nghĩa Mác Lê Nin là phải sống với nhau

có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lê Nin ".

3 Từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo,

Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời của mình đã tiếp thu chọn lọc chủ nghĩa Mác Lê Nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trang 10

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ tiên phong trong phê phán chủ nghĩa thực dân, đồng thời cũng là người lãnh đạo dân tộc mình thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

- Đề cương Về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lê-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin , vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa Nhưng vượt trên những hạn chế lúc bấy giờ trong nhận thức và đánh giá về phong trào cách mạng thuộc địa: Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là "hậu bị quân" của cách mạng vô sản chính quốc; cách mạng chính quốc thắng lợi thì các thuộc địa mới được giải phóng, Hồ Chí Minh vốn

là người dân thuộc địa, hiểu sâu sắc khát vọng và tiềm năng, sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, nên đã nêu lên luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể "chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta", giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc

và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.

- Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lê Nin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân, dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo Theo Người, ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông, do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế, và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước" Người còn cho rằng, chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản là

"một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời".

- Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp Người khẳng định, phải đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp; dân tộc không thoát khỏi kiếp ngựa trâu thì ngàn năm giai cấp cũng không được giải phóng Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng

Ngày đăng: 03/04/2019, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w